Bạn Cùng Bàn Nói Tôi Giống Chó Của Cậu Ấy
Chương 136: Anh rể
Trong khi cơ thể tôi cứng đờ, trái tim nhảy phóc lên muốn đụng nóc xe thì mẹ tôi chỉ hơi ngây ra chút xíu, nét mặt rạng rỡ, bước chân vẫn thoăn thoắt đi về phía này.
"Hai đứa về rồi đấy à?"
Tuấn Anh cười tươi rói y như thiếu niên thuở nào, đáp tỉnh bơ: "Vâng mẹ, tụi con mới về."
"..."
Mắt tôi trợn trắng, con ngươi đảo loạn liếc cậu ấy chằm chằm ra tín hiệu.
Tuấn Anh lập tức nói: "Ấy chết! Con lại lỡ miệng rồi, trong lòng coi cô thân thiết y như mẹ ruột nên mới nói nhầm."
Thực ra khi Tuấn Anh xưng con thì tôi cũng thấy hơi... có tật giật mình rồi. Không biết mẹ tôi có thấy kì lạ không vì ở quê toàn xưng cháu gọi cô, hồi xưa cậu ấy cũng xưng với mẹ tôi là cháu kia mà.
Mẹ tôi cười tươi rói thành tiếng hí hí, vẩy tay một cái: "Ôi chao! Tuấn Anh gọi cô là mẹ thì cô mừng còn không hết!"
Tuấn Anh quay lại đỡ tôi xuống xe nhưng bị tôi lén lút lườm tới, hất tay ra rồi tự mình nhảy xuống.
"Đi đường có mệt không?"
Nghe mẹ hỏi, tôi đang định trả lời thì thấy mẹ nắm lấy bắp tay Tuấn Anh mà nắn nắn bóp bóp, còn ngước lên nhìn cậu ấy, ánh mắt lấp lánh mong đợi ra chiều phấn khởi.
"..."
Hình như không phải mẹ hỏi tôi đâu hả?
Có gì đó kì lạ lắm nhưng tôi hoang mang cực độ nên chưa nói rõ được là lạ chỗ nào.
Hai người này cứ như đã từng gặp gỡ nhau giao tiếp thắm thiết ân tình chứ không phải lần đầu thấy mặt sau cả chục năm xa xôi vậy???
Không phải mẹ nên ngỡ ngàng, ngơ ngác, ngờ ngợ hỏi 'ai đây' vì không nhận ra mới đúng tiêu chuẩn tình huống gặp lại bạn cũ của con trai mình chứ?
"Anh về rồi ạ?"
Thấy An Bình mừng rỡ dang cánh tay chạy tới, tôi tạm thời ném thái độ khó hiểu của mẹ sang một bên, cảm thán vui mừng trong lòng vì còn An Bình nên cũng dang rộng cánh tay chuẩn bị tiếp nhận cái ôm nồng nhiệt của em trai nhà mình, nhưng An Bình chạy sượt qua người tôi, ôm chầm lấy Tuấn Anh, cậu ấy cũng vỗ vai nó như anh em tình thâm, cười hào sảng, tự nhiên đáp: "Ừ, về rồi."
"..."
Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra vậy?
Mẹ và em trai tôi đều bị yểm bùa?????
Có phải trong mắt hai người ấy hiện giờ đang thấy Tuấn Anh mới là con trai, anh trai ruột không?
Hả? Không lẽ tôi và Tuấn Anh ôm nhau lăn lộn trên xe nhiều vòng quá nên đã hoán đổi linh hồn cho nhau giống phim truyền hình hồi nhỏ?
Chẳng lẽ giao lưu thưởng thức ẩm thực tinh hoa sẽ xảy ra chuyện li kì thần bí sao?
"..."
Mẹ ôm hai má tôi, vỗ mặt 'bốp bốp' khiến Tuấn Anh giật thót định vươn tay ra, may mà tôi nhanh trí nhíu mày liếc xéo cậu ấy.
"Tuấn Anh coi em An lúc ngạc nhiên đáng yêu nhỉ? Ha ha ha..."
"..."
Mẹ coi mặt con có giống ngạc nhiên không? Con đang kinh hãi đó!
Thế mà Tuấn Anh cũng gật đầu, đổi thành đặt tay lên vai tôi, vỗ nhẹ, xoa xoa: "Đúng vậy! Lúc nào em ấy cũng đáng yêu hết phần thiên hạ!"
Tôi xấu hổ: "Mẹ! Con có phải em đâu, là bạn học mà."
Ngón cái Tuấn Anh dùng lực ấn vai tôi một cái rồi lạnh nhạt thu về, sau khi hờ hững mặt không cảm xúc liếc xuống tôi một chút rồi cùng Hưng và An Bình xách túi lớn túi nhỏ, khiêng thùng to thùng bé đem vào trong nhà.
Giận cũng hết cách, chút nữa dỗ người sau cũng được.
Hiện tại tôi đang cực kì hoang mang rối bời, tự nhiên đùng đùng xông tới nhà còn không cho tôi chuẩn bị tinh thần gì hết, bây giờ mà xưng anh em thì mẹ mới càng thấy kì cục, có khi còn lấy chuyện lúc nhỏ ra trêu ấy chứ.
Mẹ cười vui vẻ, bẹo má tôi lắc tới lắc lui như nựng thằng con nít, "Cha bố anh! Định giấu mẹ đến bao giờ?"
Tôi giật mình đánh thót.
Nhưng còn chưa kịp đứng tim, mẹ đã tiếp tục lên tiếng: "Hai thằng từ hồi gặp lại nhau không phải toàn xưng anh em hả? Mẹ mình chứ người ngoài đâu mà phải ngại. Tuấn Anh cũng lớn tuổi hơn con, không phải sao? Lớn rồi ra dáng người lớn chút đi, không lẽ cứ An An Tuấn Anh Tuấn Anh hoài? Như vậy còn trẻ con hơn, để anh cười vào mặt cho đấy!"
"Khoan đã, sao mẹ biết toàn xưng anh em?"
"Tuấn Anh kể."
"..."
Kể hồi nào?
Mẹ vỗ bắp tay tôi, lôi kéo vào trong nhà, "Đi vào thôi, ngẩn ra cái gì, đi vào trong này rồi nói chuyện."
Sau đó tôi mới biết mẹ và em trai chẳng có vẻ gì là ngạc nhiên như hiện tại là do mấy bữa nay Tuấn Anh "công tác" ở nhà tôi chứ đâu, còn tự tay chuyển đồ của mẹ con tôi từ trên kia về lại nhà cũ, xong xuôi ổn thoả rồi mới lên đường trở ngược lên thành phố đón tôi.
Hèn chi mẹ dặn tôi để Tết hẵng về luôn một lần cho đỡ tốn tiền chứ mẹ còn đi thăm nhà bà con ở xa, ra là phối hợp với Tuấn Anh tạo bất ngờ cho tôi.
Qua lời cậu ấy thì hai chúng tôi sống trên thành phố rất thân thiết với nhau, mẹ cũng nghĩ anh em gặp lại như cá với nước, ăn chung ngủ chung ôn lại kỉ niệm lúc nhỏ là chuyện bình thường, tình xưa nghĩa cũ nối lại thân càng thêm thân nên đồng ý nghe lời khuyên của An Bình, cùng hợp tác với cậu ấy.
Tôi nghe đến đâu giật thót cả tim lại đến đấy. Không biết sau này mẹ tỏ tường tình nghĩa trong lời mình nói bây giờ đúng là tình xưa nghĩa cũ thật sự chứ không phải mối quan hệ bạn bè bình thường thì sẽ phản ứng thế nào nữa? Chắc đào cái hố sau vườn chôn tôi luôn quá! Hức...
Như vậy cũng đồng nghĩa với việc bao nhiêu chuyện tôi muốn che giấu, mẹ và An Bình đều kể bằng sạch cho cậu ấy hết cả rồi.
Những năm trước, ba tôi liên tục quậy nợ một xô đục ngầu, hết trả chỗ này lại đắp vá tới chỗ kia, anh em tôi khuyên mẹ ly hôn nhiều lần không được cũng chán chẳng muốn nói nữa. Mẹ là tuýp người cổ hủ lại nhẫn nhịn, chịu đựng vì gia đình nhà chồng ai cũng tốt nên vẫn ráng nuôi thằng chồng cô hồn coi như báo hiếu với bố mẹ chồng.
Nhưng đến một ngày, ba dắt về nhà một đứa bé trai trắng trẻo kháu khỉnh, hình như hơn tám tuổi, tôi nghe An Bình kể chứ khi đó chưa gặp qua, dặn mẹ nuôi nó và Bình là đủ, tôi không phải con ổng, lại còn biệt xứ lâu năm, chắc chắn giũ bỏ gốc gác rồi.
Người đàn ông ấy cặp bồ từ khi tôi mới sinh, chuyện có con ngoài luồng mẹ tôi đã luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng bất cứ lúc nào, gọi là sốc thì chi bằng nói thất vọng phần nhiều hơn, đau lòng vì con trai cả của mình đến lớn vẫn không được một lần công nhận.
Mẹ tôi chẳng đùng đùng nóng giận, chỉ bê nguyên thau nước rửa tô chén tạt vào người ba tôi, ông ta xông đến thì bị anh Vương và An Bình gõ cho mấy đòn chấn chỉnh.
Tất nhiên chúng tôi không làm gì đứa bé kia cả, trẻ con không có lỗi, nó cũng đáng thương giống tụi tôi thôi, thậm chí còn rụt rè nói với An Bình rằng "Anh có thể lấy người cha này về được không ạ? Em không cần ổng đâu."
Hỏi ra mới biết mẹ nó mới bỏ con đi theo người khác nên ba đem về cho mẹ tôi nuôi. Nghe đến đây, tôi chạnh lòng, cùng là máu mủ của mình mà nỡ đứa thương đứa ghét như vậy? Ông nội mà còn sống chắc buồn dữ lắm.
Lúc đó tôi gửi ít tiền về để mua tạm vài bộ quần áo cho thằng nhỏ kia rồi kêu mẹ dắt nó vào trong nhà bà nội, dù sao cũng là máu mủ, để bà tự quyết định xem nên xử lý thế nào.
Ba biết tôi không cho tiền ổng như mọi lần trả nợ thì bắt đầu la lối om sòm, mẹ tôi khoá cửa không cho vào nhà, lúc đó chỉ còn An Bình chạy tới chạy lui đi làm việc. Ba gặp An Bình xin tiền, nói rằng thương em Bình nhất trên đời, dù có chuyện gì xảy ra thì trong lòng ba vẫn coi Bình là cục vàng cục bạc. An Bình nghe nhiều đến ngán ngẩm, chẳng buồn để ý đến nữa, bỏ ngoài tai lo làm công chuyện.
Chỉ có như thế thôi mà không biết đã chạm đến dây thần kinh nào của ổng, khuya Sài Gòn mưa bão tầm tã, An Bình nghẹn ngào gọi lên cho tôi, tiếng khóc xé lòng nện vào tai tôi còn nặng nề hơn giông tố ồn ã bên khung cửa sổ ngoài kia. Bình nói: "Anh ơi, ba đốt hết sạch vườn của em rồi___"
Chỉ vỏn vẹn đúng mười từ nhưng tai tôi liên tục ù đi, trái tim chùng xuống, lồng ngực đau thắt ngột ngạt khó thở.
Bình rất ít khi khóc, có thể nói từ khi tôi lên thành phố thì em ấy chẳng có việc gì phải rơi nước mắt bao giờ, tính cách mạnh mẽ cương ngạnh, chuyện gì khó khăn còn giải quyết được thì nhất định xắn tay áo bắt tay vào thực hiện chứ đừng nói tới ấm ức tủi thân đến mức phải gọi lên cho tôi ngay trong đêm mờ sương thế này.
An Bình học không giỏi nhưng siêng năng chăm chỉ, chịu thương chịu khó thì không ai bằng, em ấy rất thích mô hình nuôi trồng nên cả ngày chỉ quanh quẩn chăm vườn và vật nuôi. Năm đó vừa học xong đã quyết tâm một thân một mình ra tận ngoài Bắc học hỏi rồi đem cây đào về miền Nam, trời thương cho trúng hoa Tết, còn được cả báo địa phương phỏng vấn, một năm sau đào phát triển thuận lợi ở mảnh đất cằn cỗi hứa hẹn một mùa nữa bội thu, còn vô tư vui vẻ nói hai, ba năm nữa sẽ mua xe hơi tặng tôi... vậy mà...
Lúc An Bình điện lên là chuyện đã chẳng cứu vãn nổi rồi, vườn phía sau rộng rãi, cháy lớn cũng chẳng ai hay, Bình đi nhậu với bạn nên ngủ say không biết, hôm đó lại là cuối tuần anh Vương về dưới nhà nên khi phát hiện tình hình thì đã cháy rụi tất cả. Tôi nghe An Bình khóc rống lên nói rằng chim cảnh của em ấy nuôi đi thi cũng chết chẳng còn con nào mà tim quặn thắt lên từng cơn. Thật sự chỉ muốn ngay trong đêm xách dao về tiễn thằng cha khốn nạn kia xuống địa ngục. Súc vật cũng không bằng!
Trời vừa tờ mờ sáng, sếp vội vàng tới nơi là tôi đã có mặt ở công ty đợi người lâu rồi. Đang định mở miệng xin phép sếp cho nghỉ mấy ngày thì sếp thông báo bài dự thi của tôi đoạt giải, sau đó lập tức chuyển cho tôi một khoản tiền lớn, cũng trùng hợp ngay lúc đó thưởng cho phòng thiết kế nghỉ phép một tuần. Tôi xin nghỉ ốm trên trường rồi mua vé máy bay về quê, xui xẻo là không có chuyến sớm, may mà chú chủ nhà nhắn đi xe của chú ấy chứ lỡ chuyến sau bị hoãn thì cũng mất thời gian, hỏi ra mới biết là lớp trưởng cho hay, chắc mẹ nó gọi lên kể.
Lúc tôi về đến nhà đã có đám đông người tụ tập trước cửa, đều là người ở lớp học võ và bạn bè thân thiết của thầy Khương, anh Tuấn Minh, Tuấn Chinh.
An Bình nhìn thấy tôi thì chạy lại ôm chầm, đôi mắt đỏ hoe sưng húp, tủi thân kể lại chi tiết thiệt hại những gì, đừng nói là gà mà ngay cả heo mọi em ấy vất vả lên rừng mua về nhân giống cũng bị cháy xém gần hết, phần lớn còn lại thoát khỏi chuồng thì cũng lao ra vườn rồi bị bỏng chẳng cứu nổi bao nhiêu. An Bình còn xin lỗi tôi, nói rằng hoa hồng Tuấn Anh tặng tôi năm đó đều cháy trụi khô hết rồi, chẳng biết còn một ít cành tươi gần gốc có cứu sống được không...
Tôi nghe đến đâu lại đau thắt ruột gan vào đến đấy vì thương cho em trai nhà mình. Hoa hồng lụi tàn cũng chẳng sao, lúc đó tôi đã coi như chuyện giữa tôi và Tuấn Anh chấm dứt từ lâu rồi, hoa chết hết vì không chăm sóc thì tôi cũng chẳng trách em ấy nữa là bị người ta cố ý phá hoại, thế mà An Bình vẫn luôn nghĩ cho tôi, sợ anh giận nên mới liên tục xin lỗi.
Tôi nén đau lòng, cố bình tĩnh ngồi an ủi em mình, kể hết với An Bình là tôi có tiền làm thêm và cả tiền thưởng vì đoạt giải cuộc thi lớn tận nước ngoài, cố ý nói giọng hưng phấn nịnh cho Bình lên tinh thần, hứa ngay lập tức sẽ đi nơi khác mua mảnh đất mới, còn cho em vốn làm ăn lại từ đầu. Bình khóc nấc lên như đứa trẻ nhỏ, liên tục quẹt mắt lung tung rồi gật đầu loạn xạ.
Nhìn những giọt nước ấm nóng trong suốt liên tục rớt xuống tay áo mình mà tim tôi nhói lên từng đợt. Dòng nước mắt uất ức này tôi không cần nếm thử cũng biết nó mặn đắng, chua chát tới nhường nào. Chúng tôi cố gắng ngóc đầu vươn lên khỏi vũng bùn nghèo khó này khổ sở biết bao nhiêu, vậy mà người làm cha ấy lại không thương, không những không động viên ủng hộ dù chỉ một lần mà còn nhẫn tâm đành lòng châm một mồi lửa huỷ hoại tất thảy.
Thật không dám nghĩ nếu lúc ấy không một ai phát hiện sớm hơn thì sao, nếu lửa lan đến tận trên nhà thì mẹ với em Bình phải làm sao đây? Tim tôi quặn thắt không dám tưởng tượng.
Hôm ấy, tôi không màng người ngoài nhìn vào mà thẳng tay đánh ba tôi thừa sống thiếu chết, chính xác đến từng mặt chữ, bò quỳ lê lết, máu miệng be bét, gượng được dậy lại nện nằm gục xuống.
Hàng xóm không ai biết còn các anh thì đứng thành vòng tròn chặn không cho ba tôi chạy nên chẳng có một ai can ngăn ngoài tiếng mẹ tôi cả.
Tội bất hiếu này không phải An Bình mà người anh trai là tôi đây sẽ đời đời gánh nghiệt trên lưng, sau này chết rồi có phải chịu đày đoạ trăm tầng địa ngục thì cũng là tôi cam tâm tình nguyện tự mình chuốc lấy. Tôi căm phẫn đánh nhau với cha mình nhưng trong lòng ngàn lần hối lỗi với ông, mong ông nội sẽ hiểu cho lòng tôi lúc này. Tôi phải bảo vệ em trai và mẹ mình trước tiên.
Sau khi chính tay mình đưa ba lên Công an xã báo án, tôi suy nghĩ đủ mọi cách để lựa lời nhờ nhóm thầy Khương không nói cho anh Hùng và anh Hai biết.
Vì tôi xấu hổ, tôi tự ti, tôi sợ Tuấn Anh nghe phong phanh được chuyện này sẽ bận lòng. Nếu là những năm trước, tôi sẽ sợ cậu ấy lo lắng không yên tâm học tập, nhưng bây giờ cậu ấy có vị hôn thê rồi, nhiều năm nay cũng chưa từng một lần liên lạc, chắc hẳn người đã quên tôi? Vậy thì cứ để cậu ấy quên đi, hoặc chí ít nếu một ngày bất chợt nhớ ra thì cũng chỉ nên có những ấn tượng đẹp nhất.
Tôi không muốn Tuấn Anh biết người mà cậu ấy từng dây dưa thuở thiếu thời lại có cuộc đời... bi đát đến như vậy. Tôi không muốn sau này nếu lỡ... chẳng may có gặp lại, xen giữa hai người chúng tôi lại là cảm giác bẽ bàng, xấu hổ. Tôi tủi nhục không dám ngẩng cao đầu còn cậu ấy phải cất công thương hại.
Tôi lo sợ trước sau không biết nên trình bày thế nào cho thầy Khương và hai anh hiểu, nhưng không ngờ tôi chỉ mới mở lời thì mọi người đều ngay lập tức gật đầu đáp ứng giữ kín chuyện ba tôi đốt vườn, sau này chỉ nói cho anh Hùng, anh Thịnh chuyện tôi mua mảnh đất gần trên trấn để thuận tiện cho mẹ buôn bán mà thôi chứ không hỏi rõ lý do là gì.
Thật là tốt! Đúng là con nít như tôi mới sợ hãi không đâu chứ thầy và các anh đều trưởng thành chín chắn cả, dù không ai nói chi tiết nhưng trong lòng mọi người đều hiểu đây là chuyện mất mặt của gia đình tôi. Nếu không phải anh Vương biết chuyện rồi cho mọi người hay tin thì tôi chắc chắn sẽ không hé răng nói với bất kì một ai.
Tôi nói chuyện riêng với mẹ vì mẹ vẫn định ở lại: "Con đánh ba là con sai, con xin lỗi, nhưng nếu được chọn lựa lại con vẫn phải hỗn láo thôi. Mẹ ạ, con sai với ba một lần nhưng hai mươi mấy năm nay ba đã từng có ngày nào cư xử đúng với chúng ta chưa? Nếu hôm nay con không thuyết phục được mẹ ly hôn, nếu mẹ không đồng ý rời khỏi đây thì con xin phép mẹ cho con mang em Bình đi khỏi cái nhà này. Cơ ngơi của em ấy một tay gầy dựng bao nhiêu năm nói lớn không lớn nhưng nói là nhỏ thì có nhỏ không? Vậy mà hiện tại thiêu rụi chẳng còn lại gì. An Bình bao nhiêu tuổi? Con với mẹ hay mắng em nghịch ngợm linh tinh không được ích lợi gì nhưng mẹ nhìn quanh làng mình một vòng xem có ai tầm tuổi em mà giỏi giang, chăm chỉ đến như thế? Vậy mà ông ta nỡ lòng nào phá hết! Nhìn em khóc như vậy mẹ có thấy thương không? Tính nó mạnh mẽ, bất cần như nào đâu phải mẹ không biết. An Bình xưa giờ có phải đứa nhỏ mau nước mắt đâu, đánh đau không khóc, đổ máu không khóc, nó chỉ khóc vì con và mẹ thôi, đây là lần duy nhất em ấy khóc cho chính mình. Mẹ có thấy xót xa không mẹ? Ông ta nói đất là của ổng, ổng thích làm gì thì làm, mẹ nghe vậy mà không cảm thấy ấm ức sao? Mấy chục năm nay nếu không có mẹ thì đất có còn giữ nổi không? Ổng đuổi chúng ta biến đi, mẹ định cứ mãi nhẫn nhịn như xưa rồi ngày mai lại coi như không có chuyện gì, tiếp tục nuôi ông ta ăn no mặc ấm, chung sống cả đời như vậy sao? Mẹ nhịn được nhưng con không nhịn được, em Bình không nhịn được. Con thấy nhục nhã lắm! Thực sự! Nếu mẹ vẫn không chịu rời đi thì con xin phép mang em Bình đi thôi, để sống ở đây thêm một ngày lại mang tiếng ăn xin, ăn bám trên đất của ổng một ngày. Rồi mỗi lần em Bình ra phía sau vườn nhìn cảnh hoang tàn lại đau lòng. Con không chịu nổi đâu!"
Cuối cùng nói qua nói lại cũng thuyết phục được mẹ. Mẹ tôi không phải thương ba mà cảm thấy rời đi là có lỗi với ông bà nội, bà vẫn còn sống đó rồi đau lòng sinh bệnh thì sao? Lại là mẫu người phụ nữ quen chịu đựng, nhẫn nhịn nên sợ bà con chòm xóm chỉ trỏ mình bỏ chồng là không nên nết. Rồi muốn chuyển đi cũng phải từ từ, mua nhà, mua đất chứ đâu phải mua miếng bánh mà một hai dọn đi ngay được.
Tôi biết chứ, nhưng lúc đó tôi vô cùng nóng giận, chỉ muốn rời ngay đi cho đỡ khuất mắt, với lại đã hứa với An Bình rồi thì không thể nuốt lời, để em ấy ở đây một ngày lại khổ sở, thương tâm thêm một ngày mà thôi.
Tôi bàn với thầy Khương và hai anh Tuấn Chinh, Tuấn Minh là sẽ ra khu gần trấn mình thuê nhà tạm, sau đó sẽ tranh thủ đi coi đất trước khi lên lại thành phố, cũng chủ động nhờ mọi để ý giùm xem có mảnh nào ưng ý không.
Ai ngờ thầy Khương có bà con xa quen người muốn bán đất, tôi đi xem thấy nhà gần trấn khang trang thuận lợi cho mẹ bán hàng và cả vườn phía sau cho Bình làm vườn nên đồng ý chốt. Mảnh đất đó rất lớn còn có cả nhà, nếu mua thì tôi cũng đủ tiền nhưng số vốn bỏ ra cho Bình làm lại từ đầu sợ là không đủ.
Thầy Khương nói vậy thì mua đứt đất trước, còn nhà thì thuê chừng nào có tiền mua sau cũng được. Tôi cũng nghĩ đến chuyện này nhưng không thấy căn này để biển cho thuê nên không dám ngỏ ý đề nghị, đang tính kiếm miếng đất nhỏ hơn thì sẽ mua luôn được cả nhà. Nhưng nghe thầy nói vậy, tôi đồng ý thuê, để tiền dư ra kha khá một chút cho em Bình lập nghiệp.
Sau đó, vỏn vẹn trong vòng một ngày, các anh phụ gia đình chúng tôi thu dọn đồ đạc gấp gáp lên đường. Ngôi nhà cũ năm đó ông nội chia cho ba tôi đứng tên, sau này theo Luật mới hiện hành thì mẹ tôi cũng được phân nửa nhưng chúng tôi không cần! Sau này ba về có muốn bán hay cho con riêng thì tuỳ, chúng tôi từ nay trở đi hoàn toàn cắt đứt, không liên quan đến ông ấy nữa!
Vì rời đi vội vã nên không kịp thông báo cho bên họ nội, mẹ chỉ gọi cho cô tôi tâm sự sơ qua mọi chuyện rồi nói chắc chắn sẽ ly hôn. Tôi nghe lén hai người nói chuyện, thấy mẹ không quá đau lòng mà chỉ liên tục dặn cô tạm thời giấu bà nội không bà lại suy nghĩ rồi thành bệnh thì thở phào yên tâm.
Lúc đến nhà mới, ai trong chúng tôi cũng mệt phờ phạc, chưa dọn ra ngô ra khoai gì mà tận gần sáng mới ngả lưng ra giữa nhà đồng loạt ngủ say như chết. Nhưng tôi trằn trọc lăn qua lăn về không chợp mắt nổi, nhờ vậy mới nghe tiếng gọi khe khẽ quen thuộc.
"An ơi... Bình ơi..."
Tôi ngồi bật dậy, kéo rèm nhìn ra xác nhận cho chính xác, sợ mình đang đau lòng mà tưởng tượng lung tung.
Qua lớp cửa kính đọng hơi sương, cách màn mưa lâm râm mờ ảo, tôi thấy bà nội mình còng lưng tay bám lên cổng sắt, mặc áo bà ba nâu sẫm do ngấm nước, quần đen ống rộng ướt rượt dính sát vào bắp chân, tay cầm cây gậy chắc là nhặt được ở ven đường, đầu đội nón lá ướt sũng toàn thân.
"BÀ ƠI! Bà ơi! Bà ơi!!!" Tôi gào toáng lên, nước mắt chảy ròng ròng như một đứa trẻ, sải chân dài lao đùng đùng xuống thềm, cấp tốc chạy ra mở cổng cho bà.
"An ơi... An đấy à?"
"Bà ơi... sao... sao bà lại đến đây? Ai chở bà lên đây vậy? Sao bà lại đến đây giờ này?"
Bà nội không biết đi xe đạp, hồi xa xưa thường là ông đèo bà đi đây đi đó, sau này ông mất thì bà ít đi ra ngoài đường lớn lắm, cần thiết thì cô chú sẽ chở ra. Dù đã đoán trước được bà lội bộ mười mấy cây số trong đêm ra đây nhưng tôi vẫn đau lòng không thể tin nổi. Bà già rồi, tay yếu chân run, bị bệnh xương khớp, đi loanh quanh trong nhà lâu lâu còn phải vịn tường đứng lại nghỉ ngơi cho khỏi ngã nữa, hiện tại lại đội mưa đi xa như thế lỡ có mệnh hệ gì thì phải làm sao?
Đôi mắt nhăn nheo của bà đỏ hoe, không biết là do nước mưa hay nước mắt, nhưng giọng bà nghẹn ngào đau đáu, nghe thương tâm xót xa thấu tâm can.
Bà run run hỏi: "An ơi, cháu không muốn làm cháu nội của bà nữa à?"
Chỉ một câu ấy, tôi khóc oà lên thành tiếng lớn nức nở, cổng vừa mở là cúi người, một tay đỡ lưng một tay luồn xuống khuỷu chân ôm bà chạy một mạch lối bên hông đi cửa phụ vào trong nhà.
Vừa chạy vừa lắc đầu, nói gấp gáp: "Không mà... cháu vẫn là cháu của bà mà... cháu vẫn là cháu trai của bà... Bình An của bà đây... cháu, em Bình và mẹ vẫn thương bà mà bà ơi... sao bà lại một mình đi bộ thế này... chân đau thì phải làm sao đây?"
Hôm đó tôi quay lại là đứa "cháu gái mặc váy công chúa" yếu ớt ngày còn bé xíu xiu, rúc vào lòng bà nội mà khóc oà lên không kiềm lại được. Thì ra bà nghe đồn phong phanh ngoài này cháy sau đó nghe lén cô nói chuyện điện thoại nên biết được địa chỉ rồi đi từ tối hôm qua vừa đi vừa ngồi nghỉ mãi mới đến được đây, cũng không biết chính xác số nhà nên cứ gọi "An ơi Bình ơi" suốt cả khu loanh quanh nơi này.
Bà không hiểu nhiều về ly hôn của giới trẻ nên lo lắng tôi và An Bình sẽ không bao giờ trở về gặp bà nữa. Bà chỉ muốn lên nói một câu: "Con trai là con trai, con dâu là con gái, bà coi mẹ cháu như con cái trong nhà thì hai cháu đời đời kiếp kiếp phải là cháu trai của bà, không đứa nào được phép bỏ bà mà đi."
Lúc đó mọi người đều thức cả rồi, An Bình lớn tồng ngồng cũng chẳng ngại mà cùng tôi rúc vào lòng bà y như hồi bé, mẹ thì liên tục nói xin lỗi vì không làm tròn đạo hiếu, bà lại lau nước mắt cho mẹ nói rằng mẹ tôi là cô gái hiếu thảo nhất trên đời mà bà từng gặp.
"An! An! Em đang nghĩ gì vậy?" Tuấn Anh khẽ lay nhẹ ngón chân út của tôi trong lớp tất dày, vì chúng tôi đang ngồi dưới chiếu nên hành động lén lút chạm nhau vừa rồi không ai nhìn thấy cả.
Mẹ rót nước ấm đưa sang cho Tuấn Anh, xiên cả miếng táo mời cậu ấy, "Ôi chao! Thằng An nhà cô hay ngẩn ngẩn ngơ ngơ lắm! Tuấn Anh còn nhớ con bé Hiền ở gần nhà nội An không?"
"Dạ, con nhớ." Tuấn Anh mỉm cười, lễ phép đáp lời.
"Ừ, con bé đấy nó bảo An nhà cô tâm hồn nghệ sĩ nên thả hồn thơ mộng chứ không phải ngu ngơ. Nghe oai nhỉ? Cô bảo có mà tâm hồn treo ngược cành cây, may mà cũng tốt nghiệp được, thằng này chỉ học tàm tạm trên giấy được thôi chứ ra đường biết mở mồm ra nói chuyện là cô mừng dữ rồi đó. Khờ lắm! Ha ha..."
Tuấn Anh điềm đạm nói: "An nhà mình học giỏi mà, nhưng trong đầu hay suy nghĩ nhiều nên người ngoài không hiểu nhìn vào sẽ nghĩ em ấy mơ màng không tập trung."
"..."
Câu này nghe vào tai ý nghĩa bênh vực tôi vô điều kiện thì cũng tốt đó, nhưng nói như vậy chẳng khác nào bảo tôi là người nhà của cậu ấy còn mẹ tôi là... người ngoài à?
Thế mà mẹ cũng không để ý, hoặc là chẳng thèm chấp, vỗ đùi tôi một cái, "Lơ nga lơ ngơ thế này mà Tuấn Anh còn bênh! Nãy giờ con có lắng nghe mẹ nói gì không đấy?"
"Con có nghe mà~ Có lơ ngơ đâu... Nãy giờ con đang cảm thán em Bình nhà mình quá giỏi thôi."
Tôi còn đang lo sợ ngôi nhà này do Tuấn Anh can thiệp mua cho, may mắn là An Bình dùng tiền làm ăn mua lại được.
Năm đó nhà bị ba tôi bán gấp lấy tiền, sang chủ cho ai thì chẳng rõ, mẹ con tôi khi rời đi đã hứa với bà nội nhất định sẽ trở về, nên lúc hay tin nhà bán đều nơm nớp lo sợ họ sẽ phá bỏ. Vậy mà mấy năm nay tuổi ấu thơ của tôi vẫn bình an yên ổn ở đây, không những không bị phá dỡ mà còn chẳng có ai thuê mướn hay từng sống qua.
Nghe đồn người ta đầu cơ tích trữ bất động sản nên mua rồi để đó thôi, mẹ định vay ngân hàng mua lại gấp nhưng nghe vậy thì thở phào, dặn hàng xóm nếu có hay tin nhà định phá bỏ thì báo cho mẹ một tiếng để mẹ tính, ai ngờ nghe ai cũng nói vậy thì mẹ con tôi đều yên tâm, tôi còn định sau này xây nhà, tìm đất cho An Bình xong thì sẽ hỏi mua lại nơi này, giá cao cũng được. Vậy mà nay Bình làm có tiền nên mua lại cho mẹ đứng tên, vậy là vô cùng giỏi giang rồi.
Em ấy còn tự tay tậu được một cái xe bán tải để chở hàng, hứa hẹn qua Tết sẽ sang tên cho tôi nhưng tôi lấy của em ấy làm gì nên từ chối. Bình bảo "có cho mang đi đâu mà lấy! Em sang tên cho anh vui thôi chứ xe vẫn để ở quê để em còn đi làm." Chọc cho cả nhà cười muốn sái quai hàm.
Bình vừa ngoan vừa giỏi, mới đây mà đã thực hiện được lời hứa tặng xe hơi cho anh trai rồi.
Tôi cũng khai thật với mẹ là ở trên thành phố hùn tiền chung với bạn cùng mở tiệm xăm, may mắn làm ăn mát tay nên có hai cơ sở xăm, xỏ khuyên với một chi nhánh chuyên phun môi mày thẩm mỹ. Tiết kiệm được kha khá tiền tính về mua hẳn căn nhà trên kia rồi xây mới lại ngôi nhà khang trang, còn đưa mẹ xem hình ảnh nơi kinh doanh và bản thiết kế nhà đã vẽ hoàn thiện xong xuôi.
Mẹ tôi mắt tròn mắt dẹt há hốc mồm kinh ngạc lắng nghe mãi, chỉ thấy ngồi thở chứ không nói nên lời, chẳng biết là đang vui vẻ con trai làm ra tiền hay sẽ mắng tôi chọn con đường kinh doanh như giang hồ nữa.
Cứ thế, tôi trình bày một câu, Tuấn Anh lại chêm vào khen hai, ba câu. Cuối cùng sẵn tiện có cậu ấy ngồi bên cạnh làm động lực, tôi như được tiếp thêm sức mạnh, xắn tay áo để lộ cánh tay xăm rừng cây khô của mình. Cũng may mẹ không trực tiếp lăn đùng ra ngất xỉu, chắc vì lâu nay thân thiết với các anh kết nghĩa của tôi nên nhìn hình xăm cũng thuận mắt rồi.
Ngay khi mẹ hít ngược vào một ngụm khí lạnh thì Tuấn Anh thò móng vuốt sang, công khai sờ soạng tay tôi, tấm tắc gật gù: "Hình đẹp cô ạ! Vừa nhìn đã biết người làm trong ngành nghệ thuật rồi. Bây giờ giới trẻ thoải mái thể hiện cá tính của mình qua hình xăm, không có gì là xấu cả, mỗi hình ảnh là một kỉ niệm, một ý nghĩa riêng, có khi ấp ủ suy nghĩ rất nhiều năm mới chọn cách gắn bó nó trên cơ thể mình. Như con đi nhiều tiếp xúc nhiều, gặp rất nhiều người làm văn phòng bàn giấy, người nổi tiếng có sức ảnh hưởng, người kinh doanh ông nọ bà kia cũng mang trên mình những hình độc đáo. Xã hội bây giờ tiến bộ lắm, không ai đánh giá con người qua vài ba sắc màu tô vẽ bên ngoài cả. Ông bà mình vẫn nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn đấy, nhiều người trên tay không có mực nhưng nhân cách thối nát thì đổ lỗi do cái gì? Không phải ai xăm mình cũng xấu. Nói thật với mẹ, à lộn, với cô, trong trại tụi con bắt được kẻ xấu tỉ lệ trên tay có mực chỉ chiếm 5% thôi còn lại toàn bảnh tỏn, nhìn trí thức, đeo kính trông ngoan ngoãn cả đấy. Với lại nghề này đang hot, An nhà mình là chủ mà lại không xăm làm mẫu thì khách sao dám chọn mặt gửi vàng? Xăm hình là phong tục cao quý của một số dân tộc, còn là nghệ thuật được thế giới công nhận, qua năm An còn cùng thằng Kiên sang Thái tham dự cuộc thi hội tụ đủ Tattoo Artist tài giỏi khắp bốn bể năm châu nữa đó."
Sao Tuấn Anh biết cả chuyện này?
Đừng nói là mẹ mà ngay cả tôi được nghe ngọt tai cũng phải ngây ngẩn nhìn sang, quên cả việc rút tay về mà cứ để Tuấn Anh nắn mãi.
Mẹ tôi chắc chắn không hiểu Tattoo Artist là gì nhưng nghe câu "tài giỏi khắp bốn bể năm châu hội tụ" cũng đủ xây xẩm mặt mày rồi.
Sao Tuấn Anh nói chuyện mượt thế nhỉ? Tôi có nên nhờ cậu ấy đánh máy khúc này in ra rồi dán trước cửa tiệm không? Chắc chắn sẽ dụ dỗ được kha khá khách hàng đâm đầu vào con đường xăm mình.
Sau đó âm thanh trầm ổn ấy hơi cất cao mang hàm ý nhấn mạnh: "Chỉ có những người ngu dốt, thiển cận, cổ hủ mới chê bai, phản đối, bài xích chuyện xăm hình thôi."
Tôi: "..."
Mẹ: "..."
May mà vừa nãy mẹ mới hít sâu một hơi, còn chưa kịp mắng thì Tuấn Anh đã bật đài rồi.
Mẹ há miệng nửa ngày chưa nói được một tiếng nào, chắc đang sợ bản thân sẽ trở thành người cổ hủ, thiển cận, ngu dốt. Tôi vô cùng thương cảm nhưng không biết phải làm sao.
Tuấn Anh vẫn thản nhiên như thể câu vừa rồi không hề cố tình gài cắm hàm ý gì cả, bình tĩnh dùng hai tay dâng ly nước cho mẹ nhuận họng.
Giọng cậu ấy điềm đạm, niết nhẹ tay tôi một chút: "Người xăm họ sống tình cảm lắm!"
"..."
Hy vọng mẹ không biết câu "người nghiện họ sống tình cảm lắm" mà giới trẻ hay nói.
Quả nhiên mẹ tôi ù ù cạc cạc gật gù đồng tình: "Ừ, An nhà cô nhìn bên ngoài lạnh nhạt nhưng nội tâm tình cảm cực kì."
Mẹ nhấp môi uống nước mấy lần, cuối cùng rụt rè hỏi: "Nhưng... nhưng mà... hình như... nghe đồn... có phải sẽ xin việc khó không?"
"An không cần phải xin việc. An đang làm ông chủ rồi." Giọng Tuấn Anh khẳng định chắc nịch.
"..."
Đúng tôi cũng là chủ tiệm thật nhưng nghe hai tiếng ông chủ này có phải hơi... xa hoa rồi không?
Lại còn có loại cảm giác như thể tôi sở hữu hàng trăm cơ sở kinh doanh lớn nhỏ vậy.
"A... thế à?" Đôi mắt mẹ tôi mơ hồ, đờ ra như người trên mây.
May là Tuấn Anh liên tục chủ động tiếp chuyện, không để mẹ tôi rơi vào hố trũng khó xử.
"Ba cơ sở của An đều đang ăn nên làm ra, vậy thì tội gì phải xin đi làm thuê cho người ta làm gì? Với lại thực ra An vẫn là freelancer cho công ty thiết kế từ xưa đến nay đấy thôi, hình xăm đâu có phải là trở ngại."
Dáng dấp Tuấn Anh ngồi chiếu cũng toát lên phong thái đĩnh đạc, không dùng nhiều ngôn ngữ hình thể diễn đạt, chỉ điềm tĩnh khép mở cánh môi gợi cảm nói chuyện cũng khiến người đối diện vô thức răm rắp nghe theo. Thật không dám tưởng tượng ngày mới gặp lại Tuấn Anh còn biết cậu ấy làm Công an thì mẹ tôi bất ngờ đến nhường nào nữa. Những cảm xúc ấy tôi không được tận mắt chứng kiến nên thấy trong lòng có hơi hụt hẫng.
Mẹ tôi bật cười, "Ừ đấy, Tuấn Anh nó lớn lên nghiêm nghị y như bố làm cô quên mất cả câu định nói. Cô có biết An mở tiệm xăm đâu nên trong đầu vẫn nghĩ con mình đi làm việc cho người ta. Đang tính bảo An làm thiết kế mà người ngợm thế kia họ đuổi thẳng cổ à?"
"Ai dám đuổi em ấy?" Giọng Tuấn Anh vẫn nghiêm túc nhưng hơi nhấn mạnh một chút, thấy tôi và mẹ cùng giật mình thì mới hắng giọng một tiếng, hạ tông đanh thép xuống, tiếp tục: "An làm trong môi trường nghệ thuật sáng tạo, sếp còn xăm nữa nói gì An."
Ủa? Sếp xăm chỗ nào sao tôi không biết nhỉ?
"Với lại cô đừng lo nghĩ chuyện đấy làm gì cho bận lòng, quan trọng là con mình kiếm được đồng tiền chân chính không vi phạm pháp luật là được. Đầy người làm trong Nhà nước cũng xăm mình đấy thôi."
"..."
Rồi rồi... khúc này hơi sai sai rồi đó nha.
Mẹ tôi tròn mắt ngạc nhiên, "Thật à?"
"Vâng." Tuấn Anh gật đầu, thản nhiên nói: "Con cũng xăm mà, cô muốn xem không?"
"..."
Bây giờ Tuấn Anh giống y như thiếu niên ngày nhỏ ngông nghênh bước qua thềm cửa nhà tôi rồi. Thiếu niên ấy rất giỏi bốc phét!
"Tuấn Anh cũng xăm á? Cô tưởng làm cảnh sát không được xăm?"
Cậu ấy vẫn mang bộ mặt uy tín ấy mà gật đầu chắc nịch, "Con có, xăm ở đùi ấy, để con cho cô xem." Nói xong lập tức đứng dậy đặt tay lên cạp quần.
"..."
Tôi tá hoả nhảy dựng lên đập rớt cổ tay cậu ấy, mẹ cũng cười nghiêng ngả, bảo: "Cái thằng này thật thà quá vậy! Lại còn đòi chứng minh nữa chứ!"
Trời ơi mẹ đừng để bộ mặt cán bộ uy tín này đánh lừa! Đây là lưu manh chứ không phải chân thành đâu!
"Ngồi xuống, ngồi xuống đi!" Mẹ tôi vẫy tay giục Tuấn Anh, cười hớn hở hỏi: "Thành thật thế này chắc yêu nước thương dân không nhận hối lộ bao giờ đâu nhỉ?"
"..."
Tuấn Anh điềm tĩnh ngồi xuống, giọng vô cùng ngoan ngoãn mà đáp: "Vâng, con một đời liêm khiết, chưa từng biết ba chữ ăn hối lộ viết như thế nào."
"..."
Mẹ tôi cứ cười vui vẻ mãi, "Tuấn Anh nói thế thì cô cũng yên tâm. Sợ là sợ con mình bị người ta chỉ trỏ đánh giá thôi chứ An là con trai cô mà sao cô giận được. Cùng lắm là mắng đôi ba câu hay lôi ra đập cho một trận chứ xăm thì cũng đã xăm rồi. Thằng này càng lớn càng bướng! Chuyên gia làm rồi mới xin! Hồi xưa cắt tóc, xỏ khuyên, nhuộm tóc cũng thế. Nhưng thôi, con cái lớn cả rồi, đi học ra ngoài biết nhiều hơn cô, cứ hiểu chuyện không quậy phá hư đốn là cô mừng, không quản chuyện tóc tai ngoại hình nữa. Mà nghe Tuấn Anh nói xong cô cũng hiểu loại hình nghệ thuật ta tu này rồi, để sau này có ai nói xấu thằng An thì cô bắt chước Tuấn Anh mắng cho một trận."
"Vâng, ai nói xấu An nhà mình thì mẹ nhớ nói với con để con mắng chung nữa nhé!" Tuấn Anh mỉm cười.
Tôi đập lên bàn chân cậu ấy, sửa lời: "Gọi cô!"
Mẹ tôi cười ha hả, chưa kịp nói gì thì An Bình đi giao hoa về, bước vào nhà, ngồi bên cạnh Tuấn Anh, cất giọng sang sảng: "Ai nói xấu anh An thì con đấm cho vêu mõm! Xăm hình là tự tin khoe cá tính thôi, có gì đâu mà không tốt, bạn con xăm đầy, thằng nào cũng thành đạt tu chí làm ăn cả. Con cũng xăm một hình to đùng ở giữa mông đây này, mẹ muốn xem không?"
Mẹ, tôi: "..."
Tiệm xăm nào xấu số quá vậy?
Mẹ tôi há hốc mồm, chỉ tay sang, hỏi: "Mày xăm hình gì ở... ở mông?"
An Bình đáp tỉnh rụi: "Con xăm cái lỗ đít."
Tôi, mẹ: "..."
Mẹ tôi vớ lấy cái chổi lông gà, An Bình cấp tốc trốn ra sau lưng Tuấn Anh, cậu ấy cũng chịu khó cưng chiều, đứng dậy xoay vòng tròn để mẹ không bắt được em tôi phía sau lưng.
"Cái thằng này! Bước ra đây!"
"Mẹ dẹp tuyệt chiêu đả cẩu bổng pháp vào trước đã!"
Tôi: "..."
Sao lại tự nhận mình là chó như thế? Hi vọng Tuấn Anh không đánh giá gia đình tôi kì cục.
"Nhà đang có khách quý mà mày dám ăn nói thô tục thế hả? Đi qua đây tao đập cho một trận!"
An Bình bám lên vai Tuấn Anh, nói qua: "Anh Tuấn Anh không phải là khách! Anh ấy là người nhà của chúng ta!"
Tôi vẫn luôn nghĩ sự thân thiết kì lạ giữa mẹ, An Bình với Tuấn Anh là do tình nghĩa thuở ấu thơ xa xưa tạo thành. Nhưng không phải, bây giờ Bình mới kể lại năm nó lần đầu ra Hà Nội là để gặp Tuấn Anh, chính cậu ấy lo cho nó ăn ở, tận tay đưa đi nhà vườn, thuê kỹ sư nông nghiệp, còn hỗ trợ cho vay một khoản tiền không nhỏ làm vốn, cho người khuân vác hoa và chuẩn bị xe tải lớn chuyên chở đường dài Bắc Nam vận chuyển vào tận nhà nên mới không cần đến tiền của tôi.
Tôi nghe mà sững sờ, sốc không nói nên lời.
Chuyện này trước kia mẹ tôi cũng không biết, hôm trước Tuấn Anh về đây An Bình mới kể lại hết những nâng đỡ năm ấy cho mẹ nghe, mẹ bàng hoàng xúc động nên mới đồng ý cùng cậu ấy và em Bình tạo bất ngờ cho tôi.
Tôi cảm động mãi, sống mũi cay xè, chẳng biết nên phản ứng thế nào. May mà nhiều năm nay Tuấn Anh vẫn luôn yêu tôi chứ nếu không có tình cảm mà em trai mình còn... còn chạy ra tận ngoài ấy làm phiền người ta thì... thì... mất mặt lắm.
Mắt tôi đỏ hoe, nói nhỏ với An Bình: "Sao, sao em lại tìm anh Tuấn Anh?"
Nhưng Tuấn Anh nghe được, trả lời thay: "Anh là người chủ động liên lạc với Bình, những chuyện này mẹ đã hỏi đầu đuôi rõ ràng ngọn ngành cả rồi, tiền Bình cũng trả lại không thiếu một xu từ lâu. Em yên tâm."
Mẹ tôi gật đầu: "Ừ, mẹ cũng mới biết Tuấn Anh là người hỗ trợ nhà mình nhưng năm đó Bình nó phải vay mượn là đúng. Vốn cao mà, tiền mẹ với em gom vào đâu có đủ, con lại đi làm thêm vất vả nên Bình nó không lấy cũng phải, bảo để dành tiền cho anh làm đồ án. Sau đó mẹ tính cầm giấy tờ nhà thì nó quyết định lên đường, bảo là có bạn đổ vốn làm ăn cùng, thành công thì trả lại sau mà thất bại thì từ từ gỡ gạc. Mẹ tưởng anh em xã hội chơi chung với nó chứ ai biết là Tuấn Anh đâu. Nói thật, cô mà biết thì cô cũng cản nó, tự dưng mấy năm không liên lạc rồi đi mượn tiền người ta, ngại lắm."
Tuấn Anh cười cười, xoa đầu An Bình: "Vậy là con còn không bằng mấy anh em xã hội của Bình nữa à? Cô đừng nghĩ nhiều quá! Bình không mượn tiền con mà là con chủ động mở lời hùn hạp làm ăn chung với em. Trong kinh doanh chuyện này gọi là đầu tư, em Bình nhà mình trao đổi buôn bán từ bé nên hiểu mà. Con có vốn còn em Bình có đầu óc, sức lực, kinh nghiệm, chứ chẳng ai phải mang nợ hay ban ân nghĩa với ai nên không việc gì phải ngại."
An Bình tụt luôn xuống nằm dài ra chiếu, rất tự nhiên mà gối đầu lên chân Tuấn Anh, vừa ăn táo vừa vắt chân chữ ngũ rung rung.
"Thật! Con chả việc gì phải ngại! Không phải con mặt dày mà trong lòng con luôn coi anh Tuấn Anh là anh r... trai, nên nhận tiền của anh ấy cũng y như nhận của anh An thôi."
Tim tôi giật thót lên một cái, mẹ không biết chuyện giữa tôi và Tuấn Anh nên không nhận ra câu chững lại một nhịp này có chỗ nào kì lạ. Nhưng tôi có tật giật mình nên nghi ngờ trong tiếng ngập ngừng vừa rồi có phải An Bình suýt nữa thì nói thành anh... rể rồi không?
Chẳng lẽ... chẳng lẽ nó đã biết cả rồi???
"Hai đứa về rồi đấy à?"
Tuấn Anh cười tươi rói y như thiếu niên thuở nào, đáp tỉnh bơ: "Vâng mẹ, tụi con mới về."
"..."
Mắt tôi trợn trắng, con ngươi đảo loạn liếc cậu ấy chằm chằm ra tín hiệu.
Tuấn Anh lập tức nói: "Ấy chết! Con lại lỡ miệng rồi, trong lòng coi cô thân thiết y như mẹ ruột nên mới nói nhầm."
Thực ra khi Tuấn Anh xưng con thì tôi cũng thấy hơi... có tật giật mình rồi. Không biết mẹ tôi có thấy kì lạ không vì ở quê toàn xưng cháu gọi cô, hồi xưa cậu ấy cũng xưng với mẹ tôi là cháu kia mà.
Mẹ tôi cười tươi rói thành tiếng hí hí, vẩy tay một cái: "Ôi chao! Tuấn Anh gọi cô là mẹ thì cô mừng còn không hết!"
Tuấn Anh quay lại đỡ tôi xuống xe nhưng bị tôi lén lút lườm tới, hất tay ra rồi tự mình nhảy xuống.
"Đi đường có mệt không?"
Nghe mẹ hỏi, tôi đang định trả lời thì thấy mẹ nắm lấy bắp tay Tuấn Anh mà nắn nắn bóp bóp, còn ngước lên nhìn cậu ấy, ánh mắt lấp lánh mong đợi ra chiều phấn khởi.
"..."
Hình như không phải mẹ hỏi tôi đâu hả?
Có gì đó kì lạ lắm nhưng tôi hoang mang cực độ nên chưa nói rõ được là lạ chỗ nào.
Hai người này cứ như đã từng gặp gỡ nhau giao tiếp thắm thiết ân tình chứ không phải lần đầu thấy mặt sau cả chục năm xa xôi vậy???
Không phải mẹ nên ngỡ ngàng, ngơ ngác, ngờ ngợ hỏi 'ai đây' vì không nhận ra mới đúng tiêu chuẩn tình huống gặp lại bạn cũ của con trai mình chứ?
"Anh về rồi ạ?"
Thấy An Bình mừng rỡ dang cánh tay chạy tới, tôi tạm thời ném thái độ khó hiểu của mẹ sang một bên, cảm thán vui mừng trong lòng vì còn An Bình nên cũng dang rộng cánh tay chuẩn bị tiếp nhận cái ôm nồng nhiệt của em trai nhà mình, nhưng An Bình chạy sượt qua người tôi, ôm chầm lấy Tuấn Anh, cậu ấy cũng vỗ vai nó như anh em tình thâm, cười hào sảng, tự nhiên đáp: "Ừ, về rồi."
"..."
Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra vậy?
Mẹ và em trai tôi đều bị yểm bùa?????
Có phải trong mắt hai người ấy hiện giờ đang thấy Tuấn Anh mới là con trai, anh trai ruột không?
Hả? Không lẽ tôi và Tuấn Anh ôm nhau lăn lộn trên xe nhiều vòng quá nên đã hoán đổi linh hồn cho nhau giống phim truyền hình hồi nhỏ?
Chẳng lẽ giao lưu thưởng thức ẩm thực tinh hoa sẽ xảy ra chuyện li kì thần bí sao?
"..."
Mẹ ôm hai má tôi, vỗ mặt 'bốp bốp' khiến Tuấn Anh giật thót định vươn tay ra, may mà tôi nhanh trí nhíu mày liếc xéo cậu ấy.
"Tuấn Anh coi em An lúc ngạc nhiên đáng yêu nhỉ? Ha ha ha..."
"..."
Mẹ coi mặt con có giống ngạc nhiên không? Con đang kinh hãi đó!
Thế mà Tuấn Anh cũng gật đầu, đổi thành đặt tay lên vai tôi, vỗ nhẹ, xoa xoa: "Đúng vậy! Lúc nào em ấy cũng đáng yêu hết phần thiên hạ!"
Tôi xấu hổ: "Mẹ! Con có phải em đâu, là bạn học mà."
Ngón cái Tuấn Anh dùng lực ấn vai tôi một cái rồi lạnh nhạt thu về, sau khi hờ hững mặt không cảm xúc liếc xuống tôi một chút rồi cùng Hưng và An Bình xách túi lớn túi nhỏ, khiêng thùng to thùng bé đem vào trong nhà.
Giận cũng hết cách, chút nữa dỗ người sau cũng được.
Hiện tại tôi đang cực kì hoang mang rối bời, tự nhiên đùng đùng xông tới nhà còn không cho tôi chuẩn bị tinh thần gì hết, bây giờ mà xưng anh em thì mẹ mới càng thấy kì cục, có khi còn lấy chuyện lúc nhỏ ra trêu ấy chứ.
Mẹ cười vui vẻ, bẹo má tôi lắc tới lắc lui như nựng thằng con nít, "Cha bố anh! Định giấu mẹ đến bao giờ?"
Tôi giật mình đánh thót.
Nhưng còn chưa kịp đứng tim, mẹ đã tiếp tục lên tiếng: "Hai thằng từ hồi gặp lại nhau không phải toàn xưng anh em hả? Mẹ mình chứ người ngoài đâu mà phải ngại. Tuấn Anh cũng lớn tuổi hơn con, không phải sao? Lớn rồi ra dáng người lớn chút đi, không lẽ cứ An An Tuấn Anh Tuấn Anh hoài? Như vậy còn trẻ con hơn, để anh cười vào mặt cho đấy!"
"Khoan đã, sao mẹ biết toàn xưng anh em?"
"Tuấn Anh kể."
"..."
Kể hồi nào?
Mẹ vỗ bắp tay tôi, lôi kéo vào trong nhà, "Đi vào thôi, ngẩn ra cái gì, đi vào trong này rồi nói chuyện."
Sau đó tôi mới biết mẹ và em trai chẳng có vẻ gì là ngạc nhiên như hiện tại là do mấy bữa nay Tuấn Anh "công tác" ở nhà tôi chứ đâu, còn tự tay chuyển đồ của mẹ con tôi từ trên kia về lại nhà cũ, xong xuôi ổn thoả rồi mới lên đường trở ngược lên thành phố đón tôi.
Hèn chi mẹ dặn tôi để Tết hẵng về luôn một lần cho đỡ tốn tiền chứ mẹ còn đi thăm nhà bà con ở xa, ra là phối hợp với Tuấn Anh tạo bất ngờ cho tôi.
Qua lời cậu ấy thì hai chúng tôi sống trên thành phố rất thân thiết với nhau, mẹ cũng nghĩ anh em gặp lại như cá với nước, ăn chung ngủ chung ôn lại kỉ niệm lúc nhỏ là chuyện bình thường, tình xưa nghĩa cũ nối lại thân càng thêm thân nên đồng ý nghe lời khuyên của An Bình, cùng hợp tác với cậu ấy.
Tôi nghe đến đâu giật thót cả tim lại đến đấy. Không biết sau này mẹ tỏ tường tình nghĩa trong lời mình nói bây giờ đúng là tình xưa nghĩa cũ thật sự chứ không phải mối quan hệ bạn bè bình thường thì sẽ phản ứng thế nào nữa? Chắc đào cái hố sau vườn chôn tôi luôn quá! Hức...
Như vậy cũng đồng nghĩa với việc bao nhiêu chuyện tôi muốn che giấu, mẹ và An Bình đều kể bằng sạch cho cậu ấy hết cả rồi.
Những năm trước, ba tôi liên tục quậy nợ một xô đục ngầu, hết trả chỗ này lại đắp vá tới chỗ kia, anh em tôi khuyên mẹ ly hôn nhiều lần không được cũng chán chẳng muốn nói nữa. Mẹ là tuýp người cổ hủ lại nhẫn nhịn, chịu đựng vì gia đình nhà chồng ai cũng tốt nên vẫn ráng nuôi thằng chồng cô hồn coi như báo hiếu với bố mẹ chồng.
Nhưng đến một ngày, ba dắt về nhà một đứa bé trai trắng trẻo kháu khỉnh, hình như hơn tám tuổi, tôi nghe An Bình kể chứ khi đó chưa gặp qua, dặn mẹ nuôi nó và Bình là đủ, tôi không phải con ổng, lại còn biệt xứ lâu năm, chắc chắn giũ bỏ gốc gác rồi.
Người đàn ông ấy cặp bồ từ khi tôi mới sinh, chuyện có con ngoài luồng mẹ tôi đã luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng bất cứ lúc nào, gọi là sốc thì chi bằng nói thất vọng phần nhiều hơn, đau lòng vì con trai cả của mình đến lớn vẫn không được một lần công nhận.
Mẹ tôi chẳng đùng đùng nóng giận, chỉ bê nguyên thau nước rửa tô chén tạt vào người ba tôi, ông ta xông đến thì bị anh Vương và An Bình gõ cho mấy đòn chấn chỉnh.
Tất nhiên chúng tôi không làm gì đứa bé kia cả, trẻ con không có lỗi, nó cũng đáng thương giống tụi tôi thôi, thậm chí còn rụt rè nói với An Bình rằng "Anh có thể lấy người cha này về được không ạ? Em không cần ổng đâu."
Hỏi ra mới biết mẹ nó mới bỏ con đi theo người khác nên ba đem về cho mẹ tôi nuôi. Nghe đến đây, tôi chạnh lòng, cùng là máu mủ của mình mà nỡ đứa thương đứa ghét như vậy? Ông nội mà còn sống chắc buồn dữ lắm.
Lúc đó tôi gửi ít tiền về để mua tạm vài bộ quần áo cho thằng nhỏ kia rồi kêu mẹ dắt nó vào trong nhà bà nội, dù sao cũng là máu mủ, để bà tự quyết định xem nên xử lý thế nào.
Ba biết tôi không cho tiền ổng như mọi lần trả nợ thì bắt đầu la lối om sòm, mẹ tôi khoá cửa không cho vào nhà, lúc đó chỉ còn An Bình chạy tới chạy lui đi làm việc. Ba gặp An Bình xin tiền, nói rằng thương em Bình nhất trên đời, dù có chuyện gì xảy ra thì trong lòng ba vẫn coi Bình là cục vàng cục bạc. An Bình nghe nhiều đến ngán ngẩm, chẳng buồn để ý đến nữa, bỏ ngoài tai lo làm công chuyện.
Chỉ có như thế thôi mà không biết đã chạm đến dây thần kinh nào của ổng, khuya Sài Gòn mưa bão tầm tã, An Bình nghẹn ngào gọi lên cho tôi, tiếng khóc xé lòng nện vào tai tôi còn nặng nề hơn giông tố ồn ã bên khung cửa sổ ngoài kia. Bình nói: "Anh ơi, ba đốt hết sạch vườn của em rồi___"
Chỉ vỏn vẹn đúng mười từ nhưng tai tôi liên tục ù đi, trái tim chùng xuống, lồng ngực đau thắt ngột ngạt khó thở.
Bình rất ít khi khóc, có thể nói từ khi tôi lên thành phố thì em ấy chẳng có việc gì phải rơi nước mắt bao giờ, tính cách mạnh mẽ cương ngạnh, chuyện gì khó khăn còn giải quyết được thì nhất định xắn tay áo bắt tay vào thực hiện chứ đừng nói tới ấm ức tủi thân đến mức phải gọi lên cho tôi ngay trong đêm mờ sương thế này.
An Bình học không giỏi nhưng siêng năng chăm chỉ, chịu thương chịu khó thì không ai bằng, em ấy rất thích mô hình nuôi trồng nên cả ngày chỉ quanh quẩn chăm vườn và vật nuôi. Năm đó vừa học xong đã quyết tâm một thân một mình ra tận ngoài Bắc học hỏi rồi đem cây đào về miền Nam, trời thương cho trúng hoa Tết, còn được cả báo địa phương phỏng vấn, một năm sau đào phát triển thuận lợi ở mảnh đất cằn cỗi hứa hẹn một mùa nữa bội thu, còn vô tư vui vẻ nói hai, ba năm nữa sẽ mua xe hơi tặng tôi... vậy mà...
Lúc An Bình điện lên là chuyện đã chẳng cứu vãn nổi rồi, vườn phía sau rộng rãi, cháy lớn cũng chẳng ai hay, Bình đi nhậu với bạn nên ngủ say không biết, hôm đó lại là cuối tuần anh Vương về dưới nhà nên khi phát hiện tình hình thì đã cháy rụi tất cả. Tôi nghe An Bình khóc rống lên nói rằng chim cảnh của em ấy nuôi đi thi cũng chết chẳng còn con nào mà tim quặn thắt lên từng cơn. Thật sự chỉ muốn ngay trong đêm xách dao về tiễn thằng cha khốn nạn kia xuống địa ngục. Súc vật cũng không bằng!
Trời vừa tờ mờ sáng, sếp vội vàng tới nơi là tôi đã có mặt ở công ty đợi người lâu rồi. Đang định mở miệng xin phép sếp cho nghỉ mấy ngày thì sếp thông báo bài dự thi của tôi đoạt giải, sau đó lập tức chuyển cho tôi một khoản tiền lớn, cũng trùng hợp ngay lúc đó thưởng cho phòng thiết kế nghỉ phép một tuần. Tôi xin nghỉ ốm trên trường rồi mua vé máy bay về quê, xui xẻo là không có chuyến sớm, may mà chú chủ nhà nhắn đi xe của chú ấy chứ lỡ chuyến sau bị hoãn thì cũng mất thời gian, hỏi ra mới biết là lớp trưởng cho hay, chắc mẹ nó gọi lên kể.
Lúc tôi về đến nhà đã có đám đông người tụ tập trước cửa, đều là người ở lớp học võ và bạn bè thân thiết của thầy Khương, anh Tuấn Minh, Tuấn Chinh.
An Bình nhìn thấy tôi thì chạy lại ôm chầm, đôi mắt đỏ hoe sưng húp, tủi thân kể lại chi tiết thiệt hại những gì, đừng nói là gà mà ngay cả heo mọi em ấy vất vả lên rừng mua về nhân giống cũng bị cháy xém gần hết, phần lớn còn lại thoát khỏi chuồng thì cũng lao ra vườn rồi bị bỏng chẳng cứu nổi bao nhiêu. An Bình còn xin lỗi tôi, nói rằng hoa hồng Tuấn Anh tặng tôi năm đó đều cháy trụi khô hết rồi, chẳng biết còn một ít cành tươi gần gốc có cứu sống được không...
Tôi nghe đến đâu lại đau thắt ruột gan vào đến đấy vì thương cho em trai nhà mình. Hoa hồng lụi tàn cũng chẳng sao, lúc đó tôi đã coi như chuyện giữa tôi và Tuấn Anh chấm dứt từ lâu rồi, hoa chết hết vì không chăm sóc thì tôi cũng chẳng trách em ấy nữa là bị người ta cố ý phá hoại, thế mà An Bình vẫn luôn nghĩ cho tôi, sợ anh giận nên mới liên tục xin lỗi.
Tôi nén đau lòng, cố bình tĩnh ngồi an ủi em mình, kể hết với An Bình là tôi có tiền làm thêm và cả tiền thưởng vì đoạt giải cuộc thi lớn tận nước ngoài, cố ý nói giọng hưng phấn nịnh cho Bình lên tinh thần, hứa ngay lập tức sẽ đi nơi khác mua mảnh đất mới, còn cho em vốn làm ăn lại từ đầu. Bình khóc nấc lên như đứa trẻ nhỏ, liên tục quẹt mắt lung tung rồi gật đầu loạn xạ.
Nhìn những giọt nước ấm nóng trong suốt liên tục rớt xuống tay áo mình mà tim tôi nhói lên từng đợt. Dòng nước mắt uất ức này tôi không cần nếm thử cũng biết nó mặn đắng, chua chát tới nhường nào. Chúng tôi cố gắng ngóc đầu vươn lên khỏi vũng bùn nghèo khó này khổ sở biết bao nhiêu, vậy mà người làm cha ấy lại không thương, không những không động viên ủng hộ dù chỉ một lần mà còn nhẫn tâm đành lòng châm một mồi lửa huỷ hoại tất thảy.
Thật không dám nghĩ nếu lúc ấy không một ai phát hiện sớm hơn thì sao, nếu lửa lan đến tận trên nhà thì mẹ với em Bình phải làm sao đây? Tim tôi quặn thắt không dám tưởng tượng.
Hôm ấy, tôi không màng người ngoài nhìn vào mà thẳng tay đánh ba tôi thừa sống thiếu chết, chính xác đến từng mặt chữ, bò quỳ lê lết, máu miệng be bét, gượng được dậy lại nện nằm gục xuống.
Hàng xóm không ai biết còn các anh thì đứng thành vòng tròn chặn không cho ba tôi chạy nên chẳng có một ai can ngăn ngoài tiếng mẹ tôi cả.
Tội bất hiếu này không phải An Bình mà người anh trai là tôi đây sẽ đời đời gánh nghiệt trên lưng, sau này chết rồi có phải chịu đày đoạ trăm tầng địa ngục thì cũng là tôi cam tâm tình nguyện tự mình chuốc lấy. Tôi căm phẫn đánh nhau với cha mình nhưng trong lòng ngàn lần hối lỗi với ông, mong ông nội sẽ hiểu cho lòng tôi lúc này. Tôi phải bảo vệ em trai và mẹ mình trước tiên.
Sau khi chính tay mình đưa ba lên Công an xã báo án, tôi suy nghĩ đủ mọi cách để lựa lời nhờ nhóm thầy Khương không nói cho anh Hùng và anh Hai biết.
Vì tôi xấu hổ, tôi tự ti, tôi sợ Tuấn Anh nghe phong phanh được chuyện này sẽ bận lòng. Nếu là những năm trước, tôi sẽ sợ cậu ấy lo lắng không yên tâm học tập, nhưng bây giờ cậu ấy có vị hôn thê rồi, nhiều năm nay cũng chưa từng một lần liên lạc, chắc hẳn người đã quên tôi? Vậy thì cứ để cậu ấy quên đi, hoặc chí ít nếu một ngày bất chợt nhớ ra thì cũng chỉ nên có những ấn tượng đẹp nhất.
Tôi không muốn Tuấn Anh biết người mà cậu ấy từng dây dưa thuở thiếu thời lại có cuộc đời... bi đát đến như vậy. Tôi không muốn sau này nếu lỡ... chẳng may có gặp lại, xen giữa hai người chúng tôi lại là cảm giác bẽ bàng, xấu hổ. Tôi tủi nhục không dám ngẩng cao đầu còn cậu ấy phải cất công thương hại.
Tôi lo sợ trước sau không biết nên trình bày thế nào cho thầy Khương và hai anh hiểu, nhưng không ngờ tôi chỉ mới mở lời thì mọi người đều ngay lập tức gật đầu đáp ứng giữ kín chuyện ba tôi đốt vườn, sau này chỉ nói cho anh Hùng, anh Thịnh chuyện tôi mua mảnh đất gần trên trấn để thuận tiện cho mẹ buôn bán mà thôi chứ không hỏi rõ lý do là gì.
Thật là tốt! Đúng là con nít như tôi mới sợ hãi không đâu chứ thầy và các anh đều trưởng thành chín chắn cả, dù không ai nói chi tiết nhưng trong lòng mọi người đều hiểu đây là chuyện mất mặt của gia đình tôi. Nếu không phải anh Vương biết chuyện rồi cho mọi người hay tin thì tôi chắc chắn sẽ không hé răng nói với bất kì một ai.
Tôi nói chuyện riêng với mẹ vì mẹ vẫn định ở lại: "Con đánh ba là con sai, con xin lỗi, nhưng nếu được chọn lựa lại con vẫn phải hỗn láo thôi. Mẹ ạ, con sai với ba một lần nhưng hai mươi mấy năm nay ba đã từng có ngày nào cư xử đúng với chúng ta chưa? Nếu hôm nay con không thuyết phục được mẹ ly hôn, nếu mẹ không đồng ý rời khỏi đây thì con xin phép mẹ cho con mang em Bình đi khỏi cái nhà này. Cơ ngơi của em ấy một tay gầy dựng bao nhiêu năm nói lớn không lớn nhưng nói là nhỏ thì có nhỏ không? Vậy mà hiện tại thiêu rụi chẳng còn lại gì. An Bình bao nhiêu tuổi? Con với mẹ hay mắng em nghịch ngợm linh tinh không được ích lợi gì nhưng mẹ nhìn quanh làng mình một vòng xem có ai tầm tuổi em mà giỏi giang, chăm chỉ đến như thế? Vậy mà ông ta nỡ lòng nào phá hết! Nhìn em khóc như vậy mẹ có thấy thương không? Tính nó mạnh mẽ, bất cần như nào đâu phải mẹ không biết. An Bình xưa giờ có phải đứa nhỏ mau nước mắt đâu, đánh đau không khóc, đổ máu không khóc, nó chỉ khóc vì con và mẹ thôi, đây là lần duy nhất em ấy khóc cho chính mình. Mẹ có thấy xót xa không mẹ? Ông ta nói đất là của ổng, ổng thích làm gì thì làm, mẹ nghe vậy mà không cảm thấy ấm ức sao? Mấy chục năm nay nếu không có mẹ thì đất có còn giữ nổi không? Ổng đuổi chúng ta biến đi, mẹ định cứ mãi nhẫn nhịn như xưa rồi ngày mai lại coi như không có chuyện gì, tiếp tục nuôi ông ta ăn no mặc ấm, chung sống cả đời như vậy sao? Mẹ nhịn được nhưng con không nhịn được, em Bình không nhịn được. Con thấy nhục nhã lắm! Thực sự! Nếu mẹ vẫn không chịu rời đi thì con xin phép mang em Bình đi thôi, để sống ở đây thêm một ngày lại mang tiếng ăn xin, ăn bám trên đất của ổng một ngày. Rồi mỗi lần em Bình ra phía sau vườn nhìn cảnh hoang tàn lại đau lòng. Con không chịu nổi đâu!"
Cuối cùng nói qua nói lại cũng thuyết phục được mẹ. Mẹ tôi không phải thương ba mà cảm thấy rời đi là có lỗi với ông bà nội, bà vẫn còn sống đó rồi đau lòng sinh bệnh thì sao? Lại là mẫu người phụ nữ quen chịu đựng, nhẫn nhịn nên sợ bà con chòm xóm chỉ trỏ mình bỏ chồng là không nên nết. Rồi muốn chuyển đi cũng phải từ từ, mua nhà, mua đất chứ đâu phải mua miếng bánh mà một hai dọn đi ngay được.
Tôi biết chứ, nhưng lúc đó tôi vô cùng nóng giận, chỉ muốn rời ngay đi cho đỡ khuất mắt, với lại đã hứa với An Bình rồi thì không thể nuốt lời, để em ấy ở đây một ngày lại khổ sở, thương tâm thêm một ngày mà thôi.
Tôi bàn với thầy Khương và hai anh Tuấn Chinh, Tuấn Minh là sẽ ra khu gần trấn mình thuê nhà tạm, sau đó sẽ tranh thủ đi coi đất trước khi lên lại thành phố, cũng chủ động nhờ mọi để ý giùm xem có mảnh nào ưng ý không.
Ai ngờ thầy Khương có bà con xa quen người muốn bán đất, tôi đi xem thấy nhà gần trấn khang trang thuận lợi cho mẹ bán hàng và cả vườn phía sau cho Bình làm vườn nên đồng ý chốt. Mảnh đất đó rất lớn còn có cả nhà, nếu mua thì tôi cũng đủ tiền nhưng số vốn bỏ ra cho Bình làm lại từ đầu sợ là không đủ.
Thầy Khương nói vậy thì mua đứt đất trước, còn nhà thì thuê chừng nào có tiền mua sau cũng được. Tôi cũng nghĩ đến chuyện này nhưng không thấy căn này để biển cho thuê nên không dám ngỏ ý đề nghị, đang tính kiếm miếng đất nhỏ hơn thì sẽ mua luôn được cả nhà. Nhưng nghe thầy nói vậy, tôi đồng ý thuê, để tiền dư ra kha khá một chút cho em Bình lập nghiệp.
Sau đó, vỏn vẹn trong vòng một ngày, các anh phụ gia đình chúng tôi thu dọn đồ đạc gấp gáp lên đường. Ngôi nhà cũ năm đó ông nội chia cho ba tôi đứng tên, sau này theo Luật mới hiện hành thì mẹ tôi cũng được phân nửa nhưng chúng tôi không cần! Sau này ba về có muốn bán hay cho con riêng thì tuỳ, chúng tôi từ nay trở đi hoàn toàn cắt đứt, không liên quan đến ông ấy nữa!
Vì rời đi vội vã nên không kịp thông báo cho bên họ nội, mẹ chỉ gọi cho cô tôi tâm sự sơ qua mọi chuyện rồi nói chắc chắn sẽ ly hôn. Tôi nghe lén hai người nói chuyện, thấy mẹ không quá đau lòng mà chỉ liên tục dặn cô tạm thời giấu bà nội không bà lại suy nghĩ rồi thành bệnh thì thở phào yên tâm.
Lúc đến nhà mới, ai trong chúng tôi cũng mệt phờ phạc, chưa dọn ra ngô ra khoai gì mà tận gần sáng mới ngả lưng ra giữa nhà đồng loạt ngủ say như chết. Nhưng tôi trằn trọc lăn qua lăn về không chợp mắt nổi, nhờ vậy mới nghe tiếng gọi khe khẽ quen thuộc.
"An ơi... Bình ơi..."
Tôi ngồi bật dậy, kéo rèm nhìn ra xác nhận cho chính xác, sợ mình đang đau lòng mà tưởng tượng lung tung.
Qua lớp cửa kính đọng hơi sương, cách màn mưa lâm râm mờ ảo, tôi thấy bà nội mình còng lưng tay bám lên cổng sắt, mặc áo bà ba nâu sẫm do ngấm nước, quần đen ống rộng ướt rượt dính sát vào bắp chân, tay cầm cây gậy chắc là nhặt được ở ven đường, đầu đội nón lá ướt sũng toàn thân.
"BÀ ƠI! Bà ơi! Bà ơi!!!" Tôi gào toáng lên, nước mắt chảy ròng ròng như một đứa trẻ, sải chân dài lao đùng đùng xuống thềm, cấp tốc chạy ra mở cổng cho bà.
"An ơi... An đấy à?"
"Bà ơi... sao... sao bà lại đến đây? Ai chở bà lên đây vậy? Sao bà lại đến đây giờ này?"
Bà nội không biết đi xe đạp, hồi xa xưa thường là ông đèo bà đi đây đi đó, sau này ông mất thì bà ít đi ra ngoài đường lớn lắm, cần thiết thì cô chú sẽ chở ra. Dù đã đoán trước được bà lội bộ mười mấy cây số trong đêm ra đây nhưng tôi vẫn đau lòng không thể tin nổi. Bà già rồi, tay yếu chân run, bị bệnh xương khớp, đi loanh quanh trong nhà lâu lâu còn phải vịn tường đứng lại nghỉ ngơi cho khỏi ngã nữa, hiện tại lại đội mưa đi xa như thế lỡ có mệnh hệ gì thì phải làm sao?
Đôi mắt nhăn nheo của bà đỏ hoe, không biết là do nước mưa hay nước mắt, nhưng giọng bà nghẹn ngào đau đáu, nghe thương tâm xót xa thấu tâm can.
Bà run run hỏi: "An ơi, cháu không muốn làm cháu nội của bà nữa à?"
Chỉ một câu ấy, tôi khóc oà lên thành tiếng lớn nức nở, cổng vừa mở là cúi người, một tay đỡ lưng một tay luồn xuống khuỷu chân ôm bà chạy một mạch lối bên hông đi cửa phụ vào trong nhà.
Vừa chạy vừa lắc đầu, nói gấp gáp: "Không mà... cháu vẫn là cháu của bà mà... cháu vẫn là cháu trai của bà... Bình An của bà đây... cháu, em Bình và mẹ vẫn thương bà mà bà ơi... sao bà lại một mình đi bộ thế này... chân đau thì phải làm sao đây?"
Hôm đó tôi quay lại là đứa "cháu gái mặc váy công chúa" yếu ớt ngày còn bé xíu xiu, rúc vào lòng bà nội mà khóc oà lên không kiềm lại được. Thì ra bà nghe đồn phong phanh ngoài này cháy sau đó nghe lén cô nói chuyện điện thoại nên biết được địa chỉ rồi đi từ tối hôm qua vừa đi vừa ngồi nghỉ mãi mới đến được đây, cũng không biết chính xác số nhà nên cứ gọi "An ơi Bình ơi" suốt cả khu loanh quanh nơi này.
Bà không hiểu nhiều về ly hôn của giới trẻ nên lo lắng tôi và An Bình sẽ không bao giờ trở về gặp bà nữa. Bà chỉ muốn lên nói một câu: "Con trai là con trai, con dâu là con gái, bà coi mẹ cháu như con cái trong nhà thì hai cháu đời đời kiếp kiếp phải là cháu trai của bà, không đứa nào được phép bỏ bà mà đi."
Lúc đó mọi người đều thức cả rồi, An Bình lớn tồng ngồng cũng chẳng ngại mà cùng tôi rúc vào lòng bà y như hồi bé, mẹ thì liên tục nói xin lỗi vì không làm tròn đạo hiếu, bà lại lau nước mắt cho mẹ nói rằng mẹ tôi là cô gái hiếu thảo nhất trên đời mà bà từng gặp.
"An! An! Em đang nghĩ gì vậy?" Tuấn Anh khẽ lay nhẹ ngón chân út của tôi trong lớp tất dày, vì chúng tôi đang ngồi dưới chiếu nên hành động lén lút chạm nhau vừa rồi không ai nhìn thấy cả.
Mẹ rót nước ấm đưa sang cho Tuấn Anh, xiên cả miếng táo mời cậu ấy, "Ôi chao! Thằng An nhà cô hay ngẩn ngẩn ngơ ngơ lắm! Tuấn Anh còn nhớ con bé Hiền ở gần nhà nội An không?"
"Dạ, con nhớ." Tuấn Anh mỉm cười, lễ phép đáp lời.
"Ừ, con bé đấy nó bảo An nhà cô tâm hồn nghệ sĩ nên thả hồn thơ mộng chứ không phải ngu ngơ. Nghe oai nhỉ? Cô bảo có mà tâm hồn treo ngược cành cây, may mà cũng tốt nghiệp được, thằng này chỉ học tàm tạm trên giấy được thôi chứ ra đường biết mở mồm ra nói chuyện là cô mừng dữ rồi đó. Khờ lắm! Ha ha..."
Tuấn Anh điềm đạm nói: "An nhà mình học giỏi mà, nhưng trong đầu hay suy nghĩ nhiều nên người ngoài không hiểu nhìn vào sẽ nghĩ em ấy mơ màng không tập trung."
"..."
Câu này nghe vào tai ý nghĩa bênh vực tôi vô điều kiện thì cũng tốt đó, nhưng nói như vậy chẳng khác nào bảo tôi là người nhà của cậu ấy còn mẹ tôi là... người ngoài à?
Thế mà mẹ cũng không để ý, hoặc là chẳng thèm chấp, vỗ đùi tôi một cái, "Lơ nga lơ ngơ thế này mà Tuấn Anh còn bênh! Nãy giờ con có lắng nghe mẹ nói gì không đấy?"
"Con có nghe mà~ Có lơ ngơ đâu... Nãy giờ con đang cảm thán em Bình nhà mình quá giỏi thôi."
Tôi còn đang lo sợ ngôi nhà này do Tuấn Anh can thiệp mua cho, may mắn là An Bình dùng tiền làm ăn mua lại được.
Năm đó nhà bị ba tôi bán gấp lấy tiền, sang chủ cho ai thì chẳng rõ, mẹ con tôi khi rời đi đã hứa với bà nội nhất định sẽ trở về, nên lúc hay tin nhà bán đều nơm nớp lo sợ họ sẽ phá bỏ. Vậy mà mấy năm nay tuổi ấu thơ của tôi vẫn bình an yên ổn ở đây, không những không bị phá dỡ mà còn chẳng có ai thuê mướn hay từng sống qua.
Nghe đồn người ta đầu cơ tích trữ bất động sản nên mua rồi để đó thôi, mẹ định vay ngân hàng mua lại gấp nhưng nghe vậy thì thở phào, dặn hàng xóm nếu có hay tin nhà định phá bỏ thì báo cho mẹ một tiếng để mẹ tính, ai ngờ nghe ai cũng nói vậy thì mẹ con tôi đều yên tâm, tôi còn định sau này xây nhà, tìm đất cho An Bình xong thì sẽ hỏi mua lại nơi này, giá cao cũng được. Vậy mà nay Bình làm có tiền nên mua lại cho mẹ đứng tên, vậy là vô cùng giỏi giang rồi.
Em ấy còn tự tay tậu được một cái xe bán tải để chở hàng, hứa hẹn qua Tết sẽ sang tên cho tôi nhưng tôi lấy của em ấy làm gì nên từ chối. Bình bảo "có cho mang đi đâu mà lấy! Em sang tên cho anh vui thôi chứ xe vẫn để ở quê để em còn đi làm." Chọc cho cả nhà cười muốn sái quai hàm.
Bình vừa ngoan vừa giỏi, mới đây mà đã thực hiện được lời hứa tặng xe hơi cho anh trai rồi.
Tôi cũng khai thật với mẹ là ở trên thành phố hùn tiền chung với bạn cùng mở tiệm xăm, may mắn làm ăn mát tay nên có hai cơ sở xăm, xỏ khuyên với một chi nhánh chuyên phun môi mày thẩm mỹ. Tiết kiệm được kha khá tiền tính về mua hẳn căn nhà trên kia rồi xây mới lại ngôi nhà khang trang, còn đưa mẹ xem hình ảnh nơi kinh doanh và bản thiết kế nhà đã vẽ hoàn thiện xong xuôi.
Mẹ tôi mắt tròn mắt dẹt há hốc mồm kinh ngạc lắng nghe mãi, chỉ thấy ngồi thở chứ không nói nên lời, chẳng biết là đang vui vẻ con trai làm ra tiền hay sẽ mắng tôi chọn con đường kinh doanh như giang hồ nữa.
Cứ thế, tôi trình bày một câu, Tuấn Anh lại chêm vào khen hai, ba câu. Cuối cùng sẵn tiện có cậu ấy ngồi bên cạnh làm động lực, tôi như được tiếp thêm sức mạnh, xắn tay áo để lộ cánh tay xăm rừng cây khô của mình. Cũng may mẹ không trực tiếp lăn đùng ra ngất xỉu, chắc vì lâu nay thân thiết với các anh kết nghĩa của tôi nên nhìn hình xăm cũng thuận mắt rồi.
Ngay khi mẹ hít ngược vào một ngụm khí lạnh thì Tuấn Anh thò móng vuốt sang, công khai sờ soạng tay tôi, tấm tắc gật gù: "Hình đẹp cô ạ! Vừa nhìn đã biết người làm trong ngành nghệ thuật rồi. Bây giờ giới trẻ thoải mái thể hiện cá tính của mình qua hình xăm, không có gì là xấu cả, mỗi hình ảnh là một kỉ niệm, một ý nghĩa riêng, có khi ấp ủ suy nghĩ rất nhiều năm mới chọn cách gắn bó nó trên cơ thể mình. Như con đi nhiều tiếp xúc nhiều, gặp rất nhiều người làm văn phòng bàn giấy, người nổi tiếng có sức ảnh hưởng, người kinh doanh ông nọ bà kia cũng mang trên mình những hình độc đáo. Xã hội bây giờ tiến bộ lắm, không ai đánh giá con người qua vài ba sắc màu tô vẽ bên ngoài cả. Ông bà mình vẫn nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn đấy, nhiều người trên tay không có mực nhưng nhân cách thối nát thì đổ lỗi do cái gì? Không phải ai xăm mình cũng xấu. Nói thật với mẹ, à lộn, với cô, trong trại tụi con bắt được kẻ xấu tỉ lệ trên tay có mực chỉ chiếm 5% thôi còn lại toàn bảnh tỏn, nhìn trí thức, đeo kính trông ngoan ngoãn cả đấy. Với lại nghề này đang hot, An nhà mình là chủ mà lại không xăm làm mẫu thì khách sao dám chọn mặt gửi vàng? Xăm hình là phong tục cao quý của một số dân tộc, còn là nghệ thuật được thế giới công nhận, qua năm An còn cùng thằng Kiên sang Thái tham dự cuộc thi hội tụ đủ Tattoo Artist tài giỏi khắp bốn bể năm châu nữa đó."
Sao Tuấn Anh biết cả chuyện này?
Đừng nói là mẹ mà ngay cả tôi được nghe ngọt tai cũng phải ngây ngẩn nhìn sang, quên cả việc rút tay về mà cứ để Tuấn Anh nắn mãi.
Mẹ tôi chắc chắn không hiểu Tattoo Artist là gì nhưng nghe câu "tài giỏi khắp bốn bể năm châu hội tụ" cũng đủ xây xẩm mặt mày rồi.
Sao Tuấn Anh nói chuyện mượt thế nhỉ? Tôi có nên nhờ cậu ấy đánh máy khúc này in ra rồi dán trước cửa tiệm không? Chắc chắn sẽ dụ dỗ được kha khá khách hàng đâm đầu vào con đường xăm mình.
Sau đó âm thanh trầm ổn ấy hơi cất cao mang hàm ý nhấn mạnh: "Chỉ có những người ngu dốt, thiển cận, cổ hủ mới chê bai, phản đối, bài xích chuyện xăm hình thôi."
Tôi: "..."
Mẹ: "..."
May mà vừa nãy mẹ mới hít sâu một hơi, còn chưa kịp mắng thì Tuấn Anh đã bật đài rồi.
Mẹ há miệng nửa ngày chưa nói được một tiếng nào, chắc đang sợ bản thân sẽ trở thành người cổ hủ, thiển cận, ngu dốt. Tôi vô cùng thương cảm nhưng không biết phải làm sao.
Tuấn Anh vẫn thản nhiên như thể câu vừa rồi không hề cố tình gài cắm hàm ý gì cả, bình tĩnh dùng hai tay dâng ly nước cho mẹ nhuận họng.
Giọng cậu ấy điềm đạm, niết nhẹ tay tôi một chút: "Người xăm họ sống tình cảm lắm!"
"..."
Hy vọng mẹ không biết câu "người nghiện họ sống tình cảm lắm" mà giới trẻ hay nói.
Quả nhiên mẹ tôi ù ù cạc cạc gật gù đồng tình: "Ừ, An nhà cô nhìn bên ngoài lạnh nhạt nhưng nội tâm tình cảm cực kì."
Mẹ nhấp môi uống nước mấy lần, cuối cùng rụt rè hỏi: "Nhưng... nhưng mà... hình như... nghe đồn... có phải sẽ xin việc khó không?"
"An không cần phải xin việc. An đang làm ông chủ rồi." Giọng Tuấn Anh khẳng định chắc nịch.
"..."
Đúng tôi cũng là chủ tiệm thật nhưng nghe hai tiếng ông chủ này có phải hơi... xa hoa rồi không?
Lại còn có loại cảm giác như thể tôi sở hữu hàng trăm cơ sở kinh doanh lớn nhỏ vậy.
"A... thế à?" Đôi mắt mẹ tôi mơ hồ, đờ ra như người trên mây.
May là Tuấn Anh liên tục chủ động tiếp chuyện, không để mẹ tôi rơi vào hố trũng khó xử.
"Ba cơ sở của An đều đang ăn nên làm ra, vậy thì tội gì phải xin đi làm thuê cho người ta làm gì? Với lại thực ra An vẫn là freelancer cho công ty thiết kế từ xưa đến nay đấy thôi, hình xăm đâu có phải là trở ngại."
Dáng dấp Tuấn Anh ngồi chiếu cũng toát lên phong thái đĩnh đạc, không dùng nhiều ngôn ngữ hình thể diễn đạt, chỉ điềm tĩnh khép mở cánh môi gợi cảm nói chuyện cũng khiến người đối diện vô thức răm rắp nghe theo. Thật không dám tưởng tượng ngày mới gặp lại Tuấn Anh còn biết cậu ấy làm Công an thì mẹ tôi bất ngờ đến nhường nào nữa. Những cảm xúc ấy tôi không được tận mắt chứng kiến nên thấy trong lòng có hơi hụt hẫng.
Mẹ tôi bật cười, "Ừ đấy, Tuấn Anh nó lớn lên nghiêm nghị y như bố làm cô quên mất cả câu định nói. Cô có biết An mở tiệm xăm đâu nên trong đầu vẫn nghĩ con mình đi làm việc cho người ta. Đang tính bảo An làm thiết kế mà người ngợm thế kia họ đuổi thẳng cổ à?"
"Ai dám đuổi em ấy?" Giọng Tuấn Anh vẫn nghiêm túc nhưng hơi nhấn mạnh một chút, thấy tôi và mẹ cùng giật mình thì mới hắng giọng một tiếng, hạ tông đanh thép xuống, tiếp tục: "An làm trong môi trường nghệ thuật sáng tạo, sếp còn xăm nữa nói gì An."
Ủa? Sếp xăm chỗ nào sao tôi không biết nhỉ?
"Với lại cô đừng lo nghĩ chuyện đấy làm gì cho bận lòng, quan trọng là con mình kiếm được đồng tiền chân chính không vi phạm pháp luật là được. Đầy người làm trong Nhà nước cũng xăm mình đấy thôi."
"..."
Rồi rồi... khúc này hơi sai sai rồi đó nha.
Mẹ tôi tròn mắt ngạc nhiên, "Thật à?"
"Vâng." Tuấn Anh gật đầu, thản nhiên nói: "Con cũng xăm mà, cô muốn xem không?"
"..."
Bây giờ Tuấn Anh giống y như thiếu niên ngày nhỏ ngông nghênh bước qua thềm cửa nhà tôi rồi. Thiếu niên ấy rất giỏi bốc phét!
"Tuấn Anh cũng xăm á? Cô tưởng làm cảnh sát không được xăm?"
Cậu ấy vẫn mang bộ mặt uy tín ấy mà gật đầu chắc nịch, "Con có, xăm ở đùi ấy, để con cho cô xem." Nói xong lập tức đứng dậy đặt tay lên cạp quần.
"..."
Tôi tá hoả nhảy dựng lên đập rớt cổ tay cậu ấy, mẹ cũng cười nghiêng ngả, bảo: "Cái thằng này thật thà quá vậy! Lại còn đòi chứng minh nữa chứ!"
Trời ơi mẹ đừng để bộ mặt cán bộ uy tín này đánh lừa! Đây là lưu manh chứ không phải chân thành đâu!
"Ngồi xuống, ngồi xuống đi!" Mẹ tôi vẫy tay giục Tuấn Anh, cười hớn hở hỏi: "Thành thật thế này chắc yêu nước thương dân không nhận hối lộ bao giờ đâu nhỉ?"
"..."
Tuấn Anh điềm tĩnh ngồi xuống, giọng vô cùng ngoan ngoãn mà đáp: "Vâng, con một đời liêm khiết, chưa từng biết ba chữ ăn hối lộ viết như thế nào."
"..."
Mẹ tôi cứ cười vui vẻ mãi, "Tuấn Anh nói thế thì cô cũng yên tâm. Sợ là sợ con mình bị người ta chỉ trỏ đánh giá thôi chứ An là con trai cô mà sao cô giận được. Cùng lắm là mắng đôi ba câu hay lôi ra đập cho một trận chứ xăm thì cũng đã xăm rồi. Thằng này càng lớn càng bướng! Chuyên gia làm rồi mới xin! Hồi xưa cắt tóc, xỏ khuyên, nhuộm tóc cũng thế. Nhưng thôi, con cái lớn cả rồi, đi học ra ngoài biết nhiều hơn cô, cứ hiểu chuyện không quậy phá hư đốn là cô mừng, không quản chuyện tóc tai ngoại hình nữa. Mà nghe Tuấn Anh nói xong cô cũng hiểu loại hình nghệ thuật ta tu này rồi, để sau này có ai nói xấu thằng An thì cô bắt chước Tuấn Anh mắng cho một trận."
"Vâng, ai nói xấu An nhà mình thì mẹ nhớ nói với con để con mắng chung nữa nhé!" Tuấn Anh mỉm cười.
Tôi đập lên bàn chân cậu ấy, sửa lời: "Gọi cô!"
Mẹ tôi cười ha hả, chưa kịp nói gì thì An Bình đi giao hoa về, bước vào nhà, ngồi bên cạnh Tuấn Anh, cất giọng sang sảng: "Ai nói xấu anh An thì con đấm cho vêu mõm! Xăm hình là tự tin khoe cá tính thôi, có gì đâu mà không tốt, bạn con xăm đầy, thằng nào cũng thành đạt tu chí làm ăn cả. Con cũng xăm một hình to đùng ở giữa mông đây này, mẹ muốn xem không?"
Mẹ, tôi: "..."
Tiệm xăm nào xấu số quá vậy?
Mẹ tôi há hốc mồm, chỉ tay sang, hỏi: "Mày xăm hình gì ở... ở mông?"
An Bình đáp tỉnh rụi: "Con xăm cái lỗ đít."
Tôi, mẹ: "..."
Mẹ tôi vớ lấy cái chổi lông gà, An Bình cấp tốc trốn ra sau lưng Tuấn Anh, cậu ấy cũng chịu khó cưng chiều, đứng dậy xoay vòng tròn để mẹ không bắt được em tôi phía sau lưng.
"Cái thằng này! Bước ra đây!"
"Mẹ dẹp tuyệt chiêu đả cẩu bổng pháp vào trước đã!"
Tôi: "..."
Sao lại tự nhận mình là chó như thế? Hi vọng Tuấn Anh không đánh giá gia đình tôi kì cục.
"Nhà đang có khách quý mà mày dám ăn nói thô tục thế hả? Đi qua đây tao đập cho một trận!"
An Bình bám lên vai Tuấn Anh, nói qua: "Anh Tuấn Anh không phải là khách! Anh ấy là người nhà của chúng ta!"
Tôi vẫn luôn nghĩ sự thân thiết kì lạ giữa mẹ, An Bình với Tuấn Anh là do tình nghĩa thuở ấu thơ xa xưa tạo thành. Nhưng không phải, bây giờ Bình mới kể lại năm nó lần đầu ra Hà Nội là để gặp Tuấn Anh, chính cậu ấy lo cho nó ăn ở, tận tay đưa đi nhà vườn, thuê kỹ sư nông nghiệp, còn hỗ trợ cho vay một khoản tiền không nhỏ làm vốn, cho người khuân vác hoa và chuẩn bị xe tải lớn chuyên chở đường dài Bắc Nam vận chuyển vào tận nhà nên mới không cần đến tiền của tôi.
Tôi nghe mà sững sờ, sốc không nói nên lời.
Chuyện này trước kia mẹ tôi cũng không biết, hôm trước Tuấn Anh về đây An Bình mới kể lại hết những nâng đỡ năm ấy cho mẹ nghe, mẹ bàng hoàng xúc động nên mới đồng ý cùng cậu ấy và em Bình tạo bất ngờ cho tôi.
Tôi cảm động mãi, sống mũi cay xè, chẳng biết nên phản ứng thế nào. May mà nhiều năm nay Tuấn Anh vẫn luôn yêu tôi chứ nếu không có tình cảm mà em trai mình còn... còn chạy ra tận ngoài ấy làm phiền người ta thì... thì... mất mặt lắm.
Mắt tôi đỏ hoe, nói nhỏ với An Bình: "Sao, sao em lại tìm anh Tuấn Anh?"
Nhưng Tuấn Anh nghe được, trả lời thay: "Anh là người chủ động liên lạc với Bình, những chuyện này mẹ đã hỏi đầu đuôi rõ ràng ngọn ngành cả rồi, tiền Bình cũng trả lại không thiếu một xu từ lâu. Em yên tâm."
Mẹ tôi gật đầu: "Ừ, mẹ cũng mới biết Tuấn Anh là người hỗ trợ nhà mình nhưng năm đó Bình nó phải vay mượn là đúng. Vốn cao mà, tiền mẹ với em gom vào đâu có đủ, con lại đi làm thêm vất vả nên Bình nó không lấy cũng phải, bảo để dành tiền cho anh làm đồ án. Sau đó mẹ tính cầm giấy tờ nhà thì nó quyết định lên đường, bảo là có bạn đổ vốn làm ăn cùng, thành công thì trả lại sau mà thất bại thì từ từ gỡ gạc. Mẹ tưởng anh em xã hội chơi chung với nó chứ ai biết là Tuấn Anh đâu. Nói thật, cô mà biết thì cô cũng cản nó, tự dưng mấy năm không liên lạc rồi đi mượn tiền người ta, ngại lắm."
Tuấn Anh cười cười, xoa đầu An Bình: "Vậy là con còn không bằng mấy anh em xã hội của Bình nữa à? Cô đừng nghĩ nhiều quá! Bình không mượn tiền con mà là con chủ động mở lời hùn hạp làm ăn chung với em. Trong kinh doanh chuyện này gọi là đầu tư, em Bình nhà mình trao đổi buôn bán từ bé nên hiểu mà. Con có vốn còn em Bình có đầu óc, sức lực, kinh nghiệm, chứ chẳng ai phải mang nợ hay ban ân nghĩa với ai nên không việc gì phải ngại."
An Bình tụt luôn xuống nằm dài ra chiếu, rất tự nhiên mà gối đầu lên chân Tuấn Anh, vừa ăn táo vừa vắt chân chữ ngũ rung rung.
"Thật! Con chả việc gì phải ngại! Không phải con mặt dày mà trong lòng con luôn coi anh Tuấn Anh là anh r... trai, nên nhận tiền của anh ấy cũng y như nhận của anh An thôi."
Tim tôi giật thót lên một cái, mẹ không biết chuyện giữa tôi và Tuấn Anh nên không nhận ra câu chững lại một nhịp này có chỗ nào kì lạ. Nhưng tôi có tật giật mình nên nghi ngờ trong tiếng ngập ngừng vừa rồi có phải An Bình suýt nữa thì nói thành anh... rể rồi không?
Chẳng lẽ... chẳng lẽ nó đã biết cả rồi???
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương