Có một ngày hắn ngồi cạnh ta trước cửa chùa Càn Hóa và xem gió mát trăng thanh, nhìn mây bay sau đó đột nhiên hỏi ta một vấn đề.
Hắn nói, “Ngươi nói xem nhiều năm qua có phải dân chúng nơi này đã quên mất Luân Đài chỉ cách Trường Lăng có 600 dặm hay không? Hẳn bọn họ cũng đã quên mất con đường Tơ Lụa phồn hoa đô hội nơi mà vô số thi nhân đã tới để viết thơ từ, và quên luôn cả những cô gái người Hồ xinh đẹp diễm lệ từng tới Trường Lăng biểu diễn tài nghệ……”
Hắn cười khổ một tiếng, “Bọn họ thậm chí không biết thứ vải trắng trên người ta là gì, còn hỏi sao ta lại mặc giấy. Mấy năm thiên tai cộng thêm nền chính trị hà khắc đã đánh sụp thân thể, suy nghĩ, lý tưởng và tinh thần của họ. Nếu cứ thế mãi họ sẽ biến thành một cục đá dưới chân người Tân Lê, hoàn toàn không khác gì những cục đá cứng rắn khác.”
Ta cảm thấy hắn nói rất đúng nhưng không biết làm gì để thay đổi tình huống này nên hỏi, “Vậy ngươi thấy phải làm gì để thay đổi?”
Hắn nói, “Chỉ có mài giũa thì cục đá mới nóng lên, mới có thể tóe lửa.”
Sau đó hắn bắt đầu dạy đám nhỏ nơi này đọc sách, học chữ, dạy người lớn luyện võ nghệ, sử dụng binh khí. Người Luân Đài chưa từng gia nhập nghĩa quân nhưng luôn tập hợp lại khi Thường Thanh vung tay kêu gọi. Bọn họ trở thành tấm khiên vững chãi nhất của hắn.
Thế nên bảy nhóm người mang tin tức cũng đa phần là người ở Luân Đài.
Giọng của hòa thượng bỗng trầm xuống, bên trong là nghẹn ngào nhưng lại bị hắn dùng ý cười mang theo đau thương che lấp.
Mười năm trước, quân của Thường Thanh trải qua mấy chục trận chiến rốt cuộc cũng thu phục được phần đất Đại Yến từng cắt bồi thường. Để kịp thời nhận được chi viện của Đại Yến, hắn quyết định phái người báo tin chiến thắng cho Đại Yến. Nhưng nơi này cách Trường Lăng thật xa, ở giữa vẫn là phần đất Hô Bóc chiếm đóng nên để đảm bảo tin tức có thể tới Trường Lăng, Thường Thanh đã phái bảy nhóm người, mang theo bảy phần công văn đi vòng qua sa mạc do Hô Bóc khống chế và hướng tới Hà Tây.
Nhưng phía nam của Hà Tây là dãy Kỳ Liên, phía bắc là đại mạc cát vàng trải dài, phía đông thì có binh lính của Hô Bóc canh giữ phong tỏa. Một đường này quả thực quá mức gian nguy.
Thế nên cuối cùng chỉ có một đội người do ta cầm đầu và xuất phát theo phía bắc, xuyên qua sa mạc mênh mông, trải qua trăm đắng ngàn cay mới tới được Trường Lăng. Mà lúc này Thường Thanh và nghĩa quân đã khởi nghĩa được hai năm.
Sáu đội người còn lại chết hết trên đường, hoặc bị binh lính của Hô Bóc giết, hoặc lạc đường trong sa mạc và vĩnh viễn nằm lại đó…..
Khi ta tới Trường Lăng, toàn bộ kinh thành đều sôi trào bởi vì không ai nghĩ người của Sa Châu lại dựa vào sức mình để khôi phục lại vùng đất đã mất. Từ đây Hà Tây Lũng Hữu lại thẳng đường, con đường Tơ Lụa lại có thể nhộn nhịp trở lại.
Nhưng thái độ của triều đình hoàn toàn ngược lại.
Sau khi trình công văn của Thường Thanh lên, ta ở khách điếm tại Trường Lăng đợi nửa tháng mà không chờ được tân đế triệu kiến. Lúc ấy ta nghĩ mãi không hiểu lý do vì sao. Nhưng có một ngày ta thấy đoàn xe của sứ giả Tân Lê tiến vào từ cửa thành mang theo vàng bạc châu báu, mỹ nữ, ngựa tốt. Bọn chúng đi thành đoàn lớn mênh mông cuồn cuộn tiến về phía hoàng cung.
Một khắc kia ta mới hiểu. Hóa ra những gì Thường Thanh, ta và ngàn vạn người dân Đại Yến di dân tới Tân Lê đã làm trong suốt những năm qua, những máu và hy sinh của chúng ta đều chỉ là ý nguyện đơn phương. Trong tòa thành phồn hoa này có lẽ còn vài người nhớ tới chúng ta, còn đa số đều đã quên.
Ta nản lòng trở về Tân Lê. Lúc đi qua sa mạc không biết trùng hợp thế nào ta lại gặp được hài cốt của một trong bảy nhóm người đưa tin. Họ đã biến thành xác khô, trong đó có hai thiếu niên nhỏ tuổi còn chưa trưởng thành. Tụi nó quỳ trên mặt đất, hốc mắt đã trống không vẫn đau đáu nhìn về phía Trường Lăng.
Khi ấy ta đột nhiên cảm thấy mọi thứ như tro tàn. Ta không biết mình phải đối mặt với dân chúng Luân Đài thế nào, cũng không biết phải bước tiếp thế nào. Đúng lúc này ta nghe thấy tiếng huân nổi lên, sâu thẳm và kéo dài không dứt. Trong cát vàng mênh mông, Thường Thanh đi về phía ta. Hắn đã sớm hiểu thấu mọi chuyện nên trong mắt chỉ có đau buồn vì thương dân, vì trách trời.
Hắn đỡ ta dậy và giúp ta phủi cát sỏi trên người, “Ta nói rồi, nếu ngươi bình an trở về thì ta sẽ tặng huân này cho ngươi.” Vừa dứt lời hắn đã đưa nó cho ta nhưng ta không nhận lấy thế là hắn nhét vào tay ta. Khuôn mặt hắn ảm đạm, nụ cười chua xót nhìn hoàng hôn nơi xa đã dần tàn, “Hiền đệ, ngươi nói xem chúng ta làm nhiều như vậy là vì cái gì?”
Ta bất lực trả lời, “Trở về Đại Yến.”
Hắn duỗi tay vỗ vai ta, “Sau khi trở về Đại Yến thì người của chúng ta sẽ không bị bắt nạt nữa, người lớn có của ăn của để, trẻ con được đi học và có tương lai tốt đẹp hơn.”
Ta cười lạnh, “Hiện tại nói cái này có ích lợi gì. Người ta đâu cần chúng ta, còn bỏ chúng ta như giày rách.”
“Hắn không cần thì ta cần.” Thường Thanh bỗng nhiên đứng lên. Hắn vốn đang nhìn về phía Trường Lăng nhưng hiện tại ánh mắt lại nhìn về phía Tây: “Không
có cánh chim của Đại Yến che chở thì ta sẽ che chở họ. Trương Thường Thanh ta dùng tính mạng thề.”
Đôi mắt hắn mang theo hung ác của kẻ được ăn cả ngã về không giống con sói hắn đã giết. Ta nghĩ có lẽ từ lâu trước kia linh hồn của con sói đã ẩn trong thân thể hắn, một khi bị dồn vào khốn cảnh bức là nó sẽ hiện ra.
Đến tận đây chúng ta mới vứt bỏ hết những kỳ vọng vào Đại Yến, chỉ cầu cơm no áo ấm, an cư lạc nghiệp. Nhưng sau này, trong một lần ngẫu nhiên ta gặp được Thái Tử tiền triều bị đày tới đây —— chính là Cảnh Vương Lưu Trường Ương. Lúc đó ta không ngờ cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên ấy lại thành một biến số trong sinh mệnh của ta và Thường Thanh.
Nói đến đây, Ngộ Chân nhìn về phía cô nương kia, “Ngươi đã biết mối quan hệ giữa ta và Lưu Trường Ương nhưng ta vẫn muốn hỏi ngươi một câu. Làm sao ngươi đoán được chuyện này thế? Người biết chuyện này chỉ có ta, Thường Thanh và Cảnh Vương. Và đương nhiên ba chúng ta không bao giờ tiết lộ ra ngoài.”
Vị cô nương kia cong môi cười, “Là cá. Trước kia ta không hiểu vì sao Uất Trì Thanh luôn muốn dùng hai thùng cá. Sau nay ta mới hiểu một thùng gửi về Trường Lăng còn một thùng khác gửi tới Sa Châu.”
Khuôn mặt hòa thượng lúc trắng lúc đỏ, một lúc sau ông ấy mới nói, “Kế hoạch tinh vi như thế đều bị ngươi nhìn thấu, vậy cô nương hẳn là người cực kỳ thân thiết bên cạnh Cảnh Vương,” nói xong tròng mắt ông ấy xoay tròn, “Hắn còn
chưa cưới vợ, vậy ngươi là thiếp của hắn, hay thông phòng?”
Lần này đến phiên cô nương kia đỏ mặt trợn mắt nhìn ông ấy và mắng, “Đúng là tên hòa thượng không đứng đắn, chẳng trách ngươi lại dạy ra một tên đồ đệ cũng không đứng đắn.”
Dứt lời nàng lại thoáng nhìn qua bóng đêm đan xen đầy tuyết bên ngoài và lẩm bẩm, “Sao Trương Thường Thanh còn chưa tới? Không phải hai ngươi đã hẹn gặp nhau ở đây à?”
Hòa thượng bĩu môi, “Hắn thiếu ba ngón chân thì đương nhiên đi đứng sẽ chậm hơn người khác rồi.”
Cô nương kia lại trừng mắt liếc ông ý bảo ông nói chuyện cho tử tế vào, “Lúc Lưu Trường Ương 13-14 tuổi được ngươi cứu trong sa mạc nhưng sau đó các người cấu kết với nhau thế nào?”
“Cấu kết?” Đôi mắt hòa thượng tỏa sáng, “Sao cô nương lại dùng từ ngữ thô bỉ thế? Chẳng lẽ ngươi và Cảnh Vương quen biết cũng là ‘cấu kết’ hả?”
Cô nương kia nghe thế thì mặt lúc đỏ lúc trắng, hòa thượng thấy vậy cũng buồn cười, “Thôi thôi, sao da mặt lại mỏng thế! Thật không thú vị.”
Rồi ông bỗng nhiên nhớ tới Lưu Trường Ương. Lần đầu tiên gặp gỡ thiếu niên kia cũng vì cái miệng không đứng đắn của ông ấy mà giận dỗi. Sau đó bởi vì Thường Thanh và thủ hạ bị thương trong một chiến dịch nên ông đã tới thành Vũ Dương tìm hắn nhờ giúp đỡ. Lưu Trường Ương lập tức dốc sức hỗ trợ bọn họ và thực hiện lời hứa của mình.
Ngộ Chân còn nhớ buổi tối đó Lưu Trường Ương nhìn thấy ông cả người toàn máu thì vẫn bình thản, không hề sợ hãi. Hắn nhanh chóng sắp xếp thuộc hạ đi khắp các cửa hàng thuốc ở thành Vũ Dương và khu lân cận mua thuốc. Thậm chí để che giấu mục đích mua thuốc cầm máu khẩn cấp nên hắn đã mua thêm nhiều loại thuốc khác.
Sự chu đáo vào kín kẽ ấy của một thiếu niên quả thực đáng quý.
Từ đây, Ngộ Chân phải rửa mắt mà nhìn hắn. Sau đó ông làm cầu nối giới thiệu hắn với Thường Thanh. Ba người họ trắng đêm hàn huyên và sau đó Thường Thanh nói có lẽ tâm nguyện bọn họ chưa từng buông nay có thể được Lưu Trường Ương thực hiện.
Thế nên từ đây ba người họ kết nghĩa anh em.
“Hòa thượng đúng là tin tưởng Cảnh Vương, còn truyền thụ cho hắn độc môn bí thuật của mình.”
Cô nương kia cắt ngang suy nghĩ của ông nhưng Ngộ Chân chỉ cười, “Lưu Trường Ương đang ở trong tình cảnh nào hẳn ngươi cũng biết, ta cũng hiểu rõ. Nếu không có thuật Chúc Từ để phòng thân thì hiện tại cỏ trên mộ hắn đã xanh mượt rồi. Năm đó ta cũng nghĩ tới chuyện này nên mới dạy hắn thuật pháp kia, nếu không ta đâu có dám để hắn mạo hiểm học thứ ấy?”
Cô nương kia nghe ra ẩn ý trong lời ông thì lòng nảy lên, “Nguy hiểm? Học thuật Chúc Từ có nguy hiểm gì?”
Ngộ Chân là người giỏi nhìn thấu lòng người, thấy trong mắt nàng có lo lắng thế là ông ấy lập tức nhận ra hy vọng: Cô nương này tới tìm Thường Thanh là để chặt một bên cánh của Cảnh Vương và quấy rầy đại kế báo thù của hắn.
Nhưng hiện tại nàng lại lộ tình cảm thật lòng, thế này là sao nhỉ?
Ngộ Chân nhẹ nhàng ho khan một tiếng và tiếp tục thử, “Cô nương ngẫm lại xem, thuật Chúc Từ không có ảnh hưởng gì với một kẻ lục căn thanh tịnh như ta, nhưng với một người đàn ông chưa thành thân, chưa có con như hắn lại có hại là vì sao?”
Nói xong thấy mắt cô nương kia lộ vẻ ngây thơ không hiểu gì thế là ông thầm mắng mình khốn nạn nhưng vẫn nói tiếp: “Nó ảnh hưởng chuyện nối dõi tông đường của đàn ông, nếu ngươi gả cho hắn thì thê thảm đó.”
Nghe xong lời này cô nương kia xấu hổ đỏ bừng mặt, tay nhặt hòn đá ném Ngộ Chân. Nhưng nàng cũng không ném quá tay, còn để cơ hội cho ông tránh.
Bên Đây Mưa Bụi, Bên Kia Rực Rỡ
Chương 133: Cục đá
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương