Cách Một Khoảng Sân
Chương 51: Mối tình đầu
Tiết trời xuân sang, mồng ba tết mọi sự hối hả trở về với cuộc sống thường nhật. Sáng sớm, Hà Diệp thay đồ mới chuẩn bị vào viện thăm mẹ. Mẹ nằm viện đã lâu nên chẳng cần mang thêm đồ đạc gì nhiều. Hà Diệp bỏ hai bao lì xì vào túi áo khoác, lại cẩn thận đặt bùa bình an vào trong túi còn lại.
Hà Diệp muốn Nhất Minh ở nhà ăn Tết, anh đã dành ngày mồng hai để đưa cô về ngoại, bố anh về chẳng được mấy, anh cứ lẽo đẽo đưa cô đi khắp thế này, Hà Diệp có chút ngại ngùng.
Thay giày, bước xuống thềm, Hà Diệp ngẩng đầu liền thấy Nhất Minh đỗ xe ở cửa. Hà Diệp chạy lại thắc mắc:
- Sao anh lại ở đây? Em nói không cần rồi mà.
Nhất Minh: Mồng một Tết nội, mồng hai Tết ngoại, mồng ba Tết thầy. Anh đi thăm cô giáo cũ.
Hà Diệp đen mặt nhìn anh, để anh làm giáo viên dạy Toán quả là lãng phí nhân tài mà.
Hà Diệp: Bố anh để cho anh chạy loăng quăng như ngựa vậy à?
Nhất Minh: Có sao đâu. Anh có chân thì chạy mà. Nhanh nhanh lên xe không cô giáo anh đợi.
Hà Diệp chu mỏ định cãi lại. Nhất Minh bèn đổ người về phía cô. Hà Diệp giật mình nhảy về sau hai bước. Nhất Minh bật cười, hàng lông mày dãn ra.
- Anh cũng đâu phải xui xẻo. Anh chỉ muốn đội mũ bảo hiểm cho em thôi mà.
Hà Diệp: Em.. Em.. - Cô lắp bắp không nói được gì. Vành tai sau mái tóc đen đã ửng hồng.
Nhất Minh kéo tay Hà Diệp lại, cầm mũ đội lên, gạt chân chống xe cho cô trèo lên.
- Đi nào.
Làng mạc xa dần, phố thị phóng đại, thu vào trong tầm mắt. Hà Diệp vui vẻ ngắm nhìn đường phố ngày mồng ba Tết. Hoa đào trưng bày khắp nơi, nụ hoa hồng thắm bung nở. Những quả quất lủng lẳng, trên cành còn treo dây trăng trí. Mỗi nhà trăng trí một kiểu, tạo nên thứ màu sắc sặc sỡ khiến người ta đắm chìm.
Bệnh viện cũng dường như có sức sống hơn khi giữa sảnh có cây đào lớn treo đèn nhấp nháy. Bệnh viện có người trực xuyên tết. Tuy nhiên những bệnh nhân có thể cho xuất viện, đều được bác sĩ cho về nhà ăn Tết, bệnh viện cũng dường như vắng vẻ hơn.
Bước chân nhẹ nhàng gõ trên sàn bệnh viện, hành lang vắng vẻ nên tiếng nói chuyện dường như rõ ràng hơn.
- Những lời vừa nãy vợ anh nói em đừng để ý. - Một giọng nói quen thuộc cất lên khiến Hà Diệp dừng bước. Nhất Minh theo bước chân cô cũng dừng lại.
- Nếu em để ý thì sao?
- Nhà anh bị bệnh, tâm lý của người bệnh em hiểu mà.
- Anh Hùng, vừa nãy em đã trao đổi với bác sĩ điều trị của chị nhà rồi. Tình trạng của chị không khả quan lắm. Vả lại, chị cũng lo cho anh, lo anh sau này không có hương hỏa thờ cúng. Anh tự vấn lòng mình xem, bao nhiêu năm nay, anh có từng nhớ tới em không?
- Đều là chuyện cũ, qua cả rồi. Chúng ta đều đã có cuộc sống riêng. - Âm thanh quen thuộc đó từng chữ dội vào tai Hà Diệp, lần này có mang theo chút tiếc nuối cùng u buồn không thể miêu tả bằng lời.
- Hai mươi lăm năm qua, em từ đứa con gái 16 tuổi, mang theo tình cảm với mối tình đầu để đi từng bước. Anh nói xem, em có cuộc sống riêng sao.
Hai mắt Hà Diệp đỏ bừng, cô không thể tiếp tục nghe thêm bất cứ lời nào nữa. Bầu trời chỉ vừa bừng sáng khi nãy, hiện tại trước mắt đã nhạt nhòa. Bệnh viện thật lạnh lẽo, ánh sáng không xen vào được nơi đây.
Hà Diệp bước vội vàng về phía bức tường, giọng nói như con thú nhỏ đã bị thương tới độ không thể gào thét những âm thanh thống thiết kêu gào sự sống. Cô khẽ gọi:
- Bố ơi.
Bố Hà Diệp giật mình, chân vội chạy tới chỗ con gái. Hà Diệp nước mắt lưng chòng, vội quay lưng đi, chạy vào phòng bệnh của mẹ. Cánh cửa phòng bệnh đóng sầm, tiếng động dội vào hành lang rồi tắt trong chớp nhoáng. Tiếng thầm thì biến mất, cả khoảng không chỉ giữa hai thế giới chỉ còn tiếng hít thở nặng nề, dồn dập, đứt quãng.
Phòng bệnh trống trải, cơ thể gầy gò của mẹ cô nằm lọt thỏm giữa chăn gối trắng thoát. Hà Diệp chưa từng ghét màu trắng như bây giờ, nó khiến mắt cô bỏng rát.
Mẹ cô nhìn nước mắt ướt đẫm trên mặt con gái, lờ mờ đoán chuyện đã xảy ra. Im lặng như chờ sự phán xét từ cô con gái nhỏ.
Hà Diệp: Mẹ. Tại sao cô bác sĩ nói về chuyện gả cho bố?
Hà Diệp lau nước mắt, cố mở đôi mắt hằn tơ máu của mình nhìn rõ mẹ. Gầy gò, nhưng ánh mắt vẫn kiên định, tựa như mọi thứ bà chuẩn bị đều nghiêm túc, và tỉ mỉ như lần cuối cùng.
Tô Ngọc: Lại đây, mẹ kể con nghe một câu chuyện.
Tô Ngọc vỗ bên cạnh giường, Hà Diệp ghé người nằm xuống. Giọng nói mẹ vẫn dịu dàng như xưa, câu chuyện vẫn đan xen những tiếng thở khó nhọc. Đây là câu chuyện đầu tiên do mẹ kể mà cô không hề muốn nghe.
Tô Ngọc: Bống ơi, chuyện này mẹ nghĩ con cần biết, để cảm thông cho bố, cũng như cô Hạnh nếu sau này hai người bỏ qua những thứ rườm rà để đến với nhau. Trước khi lấy mẹ, thời đi lính, bố con có công tác ở địa phương của cô Hạnh. Hai người thầm mến nhau, cũng đã hẹn ước tính đến chuyện trăm năm. Nhưng Nguyệt lão se duyên, ông Trời lại tìm kế chia cách uyên ương. Bố đột ngột chuyển công tác đúng lúc cả nhà cô Hạnh có việc phải đi xa. Tới khi mọi thứ ổn định trở lại. Bố về làng, nhà cô Hạnh đã chuyển đi nơi khác. Người ta còn bảo cô đã lấy chồng. Bố con thử tìm nhưng không được. Sau này gặp mẹ, cũng đã lại yêu thêm một lần, trọn nghĩa phu thê.
Nhưng nay mẹ biết, cơ thể mẹ đang chết đi từng ngày. Mẹ cũng muốn nhìn thấy con lấy chồng, không có phúc chăm cháu nội thì bế cháu ngoại. Có lẽ anh con dưới đó cũng lạnh lẽo. Mẹ đi cùng anh, sớm một chút.
Mẹ cũng chỉ mong, lúc mẹ đi, cơm canh không lạnh lẽo. Bố con tuổi già cũng có người bầu bạn sớm hôm. Cô Hạnh cũng là người tử tế. Cô cũng chờ đợi bố con bao nhiêu năm. Mẹ cũng tủi, nhưng cũng mừng vì hai người cũng có hy vọng có ngày nên nghĩa vợ chồng.
Nước mắt cứ từng giọt lăn dài. Hà Diệp ôm lấy người mẹ. Vòng eo đầy đặn vơi còn một nửa. Mẹ vẫn ở đây, nhưng không biết khi nào sẽ tan biến. Cô nhớ lại cơn ác mộng hôm nào, nước mắt cứ như vòi nước ai đã bỏ quên không khóa, đổ ra thấm ướt chăn gối trắng tinh.
Tô Ngọc: Đừng khóc nữa, có nhiều chuyện sau này con sẽ hiểu. Con không được trách bố, hiểu chưa?
Hà Diệp im lặng, cô không biết mình nên nói gì, cần nói gì, hay phải nói gì. Mọi thứ cứ như bộ phim, mọi cảnh quay đã đều được hoàn thiện, từng chút một. Rõ ràng khiến người ta nghĩ rằng nó là một kết thúc viên mãn vẹn tròn, thì đột nhiên tuyến nhân vật bị thay đổi, kịch bản rối tung, những nhân vật vốn dĩ có thể hạnh phúc thì đều lần lượt bất hạnh để rồi biến mất.
Mẹ ôm cô, hôn lên trán, vỗ vai cô nhè nhẹ như thuở còn thơ. Bàn tay mẹ tím đen vì những lần truyền dịch. Gầy xơ, sự sống le lói như ánh đèn, có thể lụi tắt khi cô không kịp để tâm, chắn gió che mưa.
Mở mắt lần tới, hơi thở mẹ đã đều đều bên trên đỉnh đầu. An tĩnh, bình yên. Hà Diệp lén lút rời giường. Hai bao lì xì đỏ cô để lại dưới gối, tấm bùa bình an kia cô đặt trong tay mẹ.
Khi cô rời đi, từ khóe mắt người phụ nữ, một giọt lệ chảy dài, hòa tan trong phút chốc, chỉ để lại trên khuôn mặt sạm đen một vệt nước dài.
Nhất Minh ngồi tại hàng ghế chờ liền đứng dậy. Bàn tay ôm chặt lấy cô, cố dùng lồng ngực mình để cô yên tâm dựa vào, dùng trái tim mình sưởi ấm nỗi lạnh giá tỏa ra từ trong lòng cô.
Nhất Minh: Anh đưa em về nhà.
Hà Diệp chậm chạp ngước đầu lên.
- Bố đâu anh.
Nhất Minh: Bố về thay quần áo, tiện nấu cháo mang vào cho mẹ.
Hà Diệp: Vậy mình về thôi anh.
Vẫn bước qua sảnh bệnh viện vắng người. Cây đào ban sáng bừng ngọn lửa ấm áp giờ đìu hiu một màu. Thứ cảnh sắc trong mắt trở nên đơn điệu tới đau lòng.
Hà Diệp muốn Nhất Minh ở nhà ăn Tết, anh đã dành ngày mồng hai để đưa cô về ngoại, bố anh về chẳng được mấy, anh cứ lẽo đẽo đưa cô đi khắp thế này, Hà Diệp có chút ngại ngùng.
Thay giày, bước xuống thềm, Hà Diệp ngẩng đầu liền thấy Nhất Minh đỗ xe ở cửa. Hà Diệp chạy lại thắc mắc:
- Sao anh lại ở đây? Em nói không cần rồi mà.
Nhất Minh: Mồng một Tết nội, mồng hai Tết ngoại, mồng ba Tết thầy. Anh đi thăm cô giáo cũ.
Hà Diệp đen mặt nhìn anh, để anh làm giáo viên dạy Toán quả là lãng phí nhân tài mà.
Hà Diệp: Bố anh để cho anh chạy loăng quăng như ngựa vậy à?
Nhất Minh: Có sao đâu. Anh có chân thì chạy mà. Nhanh nhanh lên xe không cô giáo anh đợi.
Hà Diệp chu mỏ định cãi lại. Nhất Minh bèn đổ người về phía cô. Hà Diệp giật mình nhảy về sau hai bước. Nhất Minh bật cười, hàng lông mày dãn ra.
- Anh cũng đâu phải xui xẻo. Anh chỉ muốn đội mũ bảo hiểm cho em thôi mà.
Hà Diệp: Em.. Em.. - Cô lắp bắp không nói được gì. Vành tai sau mái tóc đen đã ửng hồng.
Nhất Minh kéo tay Hà Diệp lại, cầm mũ đội lên, gạt chân chống xe cho cô trèo lên.
- Đi nào.
Làng mạc xa dần, phố thị phóng đại, thu vào trong tầm mắt. Hà Diệp vui vẻ ngắm nhìn đường phố ngày mồng ba Tết. Hoa đào trưng bày khắp nơi, nụ hoa hồng thắm bung nở. Những quả quất lủng lẳng, trên cành còn treo dây trăng trí. Mỗi nhà trăng trí một kiểu, tạo nên thứ màu sắc sặc sỡ khiến người ta đắm chìm.
Bệnh viện cũng dường như có sức sống hơn khi giữa sảnh có cây đào lớn treo đèn nhấp nháy. Bệnh viện có người trực xuyên tết. Tuy nhiên những bệnh nhân có thể cho xuất viện, đều được bác sĩ cho về nhà ăn Tết, bệnh viện cũng dường như vắng vẻ hơn.
Bước chân nhẹ nhàng gõ trên sàn bệnh viện, hành lang vắng vẻ nên tiếng nói chuyện dường như rõ ràng hơn.
- Những lời vừa nãy vợ anh nói em đừng để ý. - Một giọng nói quen thuộc cất lên khiến Hà Diệp dừng bước. Nhất Minh theo bước chân cô cũng dừng lại.
- Nếu em để ý thì sao?
- Nhà anh bị bệnh, tâm lý của người bệnh em hiểu mà.
- Anh Hùng, vừa nãy em đã trao đổi với bác sĩ điều trị của chị nhà rồi. Tình trạng của chị không khả quan lắm. Vả lại, chị cũng lo cho anh, lo anh sau này không có hương hỏa thờ cúng. Anh tự vấn lòng mình xem, bao nhiêu năm nay, anh có từng nhớ tới em không?
- Đều là chuyện cũ, qua cả rồi. Chúng ta đều đã có cuộc sống riêng. - Âm thanh quen thuộc đó từng chữ dội vào tai Hà Diệp, lần này có mang theo chút tiếc nuối cùng u buồn không thể miêu tả bằng lời.
- Hai mươi lăm năm qua, em từ đứa con gái 16 tuổi, mang theo tình cảm với mối tình đầu để đi từng bước. Anh nói xem, em có cuộc sống riêng sao.
Hai mắt Hà Diệp đỏ bừng, cô không thể tiếp tục nghe thêm bất cứ lời nào nữa. Bầu trời chỉ vừa bừng sáng khi nãy, hiện tại trước mắt đã nhạt nhòa. Bệnh viện thật lạnh lẽo, ánh sáng không xen vào được nơi đây.
Hà Diệp bước vội vàng về phía bức tường, giọng nói như con thú nhỏ đã bị thương tới độ không thể gào thét những âm thanh thống thiết kêu gào sự sống. Cô khẽ gọi:
- Bố ơi.
Bố Hà Diệp giật mình, chân vội chạy tới chỗ con gái. Hà Diệp nước mắt lưng chòng, vội quay lưng đi, chạy vào phòng bệnh của mẹ. Cánh cửa phòng bệnh đóng sầm, tiếng động dội vào hành lang rồi tắt trong chớp nhoáng. Tiếng thầm thì biến mất, cả khoảng không chỉ giữa hai thế giới chỉ còn tiếng hít thở nặng nề, dồn dập, đứt quãng.
Phòng bệnh trống trải, cơ thể gầy gò của mẹ cô nằm lọt thỏm giữa chăn gối trắng thoát. Hà Diệp chưa từng ghét màu trắng như bây giờ, nó khiến mắt cô bỏng rát.
Mẹ cô nhìn nước mắt ướt đẫm trên mặt con gái, lờ mờ đoán chuyện đã xảy ra. Im lặng như chờ sự phán xét từ cô con gái nhỏ.
Hà Diệp: Mẹ. Tại sao cô bác sĩ nói về chuyện gả cho bố?
Hà Diệp lau nước mắt, cố mở đôi mắt hằn tơ máu của mình nhìn rõ mẹ. Gầy gò, nhưng ánh mắt vẫn kiên định, tựa như mọi thứ bà chuẩn bị đều nghiêm túc, và tỉ mỉ như lần cuối cùng.
Tô Ngọc: Lại đây, mẹ kể con nghe một câu chuyện.
Tô Ngọc vỗ bên cạnh giường, Hà Diệp ghé người nằm xuống. Giọng nói mẹ vẫn dịu dàng như xưa, câu chuyện vẫn đan xen những tiếng thở khó nhọc. Đây là câu chuyện đầu tiên do mẹ kể mà cô không hề muốn nghe.
Tô Ngọc: Bống ơi, chuyện này mẹ nghĩ con cần biết, để cảm thông cho bố, cũng như cô Hạnh nếu sau này hai người bỏ qua những thứ rườm rà để đến với nhau. Trước khi lấy mẹ, thời đi lính, bố con có công tác ở địa phương của cô Hạnh. Hai người thầm mến nhau, cũng đã hẹn ước tính đến chuyện trăm năm. Nhưng Nguyệt lão se duyên, ông Trời lại tìm kế chia cách uyên ương. Bố đột ngột chuyển công tác đúng lúc cả nhà cô Hạnh có việc phải đi xa. Tới khi mọi thứ ổn định trở lại. Bố về làng, nhà cô Hạnh đã chuyển đi nơi khác. Người ta còn bảo cô đã lấy chồng. Bố con thử tìm nhưng không được. Sau này gặp mẹ, cũng đã lại yêu thêm một lần, trọn nghĩa phu thê.
Nhưng nay mẹ biết, cơ thể mẹ đang chết đi từng ngày. Mẹ cũng muốn nhìn thấy con lấy chồng, không có phúc chăm cháu nội thì bế cháu ngoại. Có lẽ anh con dưới đó cũng lạnh lẽo. Mẹ đi cùng anh, sớm một chút.
Mẹ cũng chỉ mong, lúc mẹ đi, cơm canh không lạnh lẽo. Bố con tuổi già cũng có người bầu bạn sớm hôm. Cô Hạnh cũng là người tử tế. Cô cũng chờ đợi bố con bao nhiêu năm. Mẹ cũng tủi, nhưng cũng mừng vì hai người cũng có hy vọng có ngày nên nghĩa vợ chồng.
Nước mắt cứ từng giọt lăn dài. Hà Diệp ôm lấy người mẹ. Vòng eo đầy đặn vơi còn một nửa. Mẹ vẫn ở đây, nhưng không biết khi nào sẽ tan biến. Cô nhớ lại cơn ác mộng hôm nào, nước mắt cứ như vòi nước ai đã bỏ quên không khóa, đổ ra thấm ướt chăn gối trắng tinh.
Tô Ngọc: Đừng khóc nữa, có nhiều chuyện sau này con sẽ hiểu. Con không được trách bố, hiểu chưa?
Hà Diệp im lặng, cô không biết mình nên nói gì, cần nói gì, hay phải nói gì. Mọi thứ cứ như bộ phim, mọi cảnh quay đã đều được hoàn thiện, từng chút một. Rõ ràng khiến người ta nghĩ rằng nó là một kết thúc viên mãn vẹn tròn, thì đột nhiên tuyến nhân vật bị thay đổi, kịch bản rối tung, những nhân vật vốn dĩ có thể hạnh phúc thì đều lần lượt bất hạnh để rồi biến mất.
Mẹ ôm cô, hôn lên trán, vỗ vai cô nhè nhẹ như thuở còn thơ. Bàn tay mẹ tím đen vì những lần truyền dịch. Gầy xơ, sự sống le lói như ánh đèn, có thể lụi tắt khi cô không kịp để tâm, chắn gió che mưa.
Mở mắt lần tới, hơi thở mẹ đã đều đều bên trên đỉnh đầu. An tĩnh, bình yên. Hà Diệp lén lút rời giường. Hai bao lì xì đỏ cô để lại dưới gối, tấm bùa bình an kia cô đặt trong tay mẹ.
Khi cô rời đi, từ khóe mắt người phụ nữ, một giọt lệ chảy dài, hòa tan trong phút chốc, chỉ để lại trên khuôn mặt sạm đen một vệt nước dài.
Nhất Minh ngồi tại hàng ghế chờ liền đứng dậy. Bàn tay ôm chặt lấy cô, cố dùng lồng ngực mình để cô yên tâm dựa vào, dùng trái tim mình sưởi ấm nỗi lạnh giá tỏa ra từ trong lòng cô.
Nhất Minh: Anh đưa em về nhà.
Hà Diệp chậm chạp ngước đầu lên.
- Bố đâu anh.
Nhất Minh: Bố về thay quần áo, tiện nấu cháo mang vào cho mẹ.
Hà Diệp: Vậy mình về thôi anh.
Vẫn bước qua sảnh bệnh viện vắng người. Cây đào ban sáng bừng ngọn lửa ấm áp giờ đìu hiu một màu. Thứ cảnh sắc trong mắt trở nên đơn điệu tới đau lòng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương