Cẩm Tú Điền Duyên
Chương 55: Đào hoa tỷ đính hôn
“Đương nhiên là được chứ! Lưu Đại ca xem này!” Tử Hiên nói xong thì đưa túi sách sang cho Lưu Hoành, sau đó cậu giải thích về cách dùng túi sách, Lưu Hoành càng nghe càng thấy ngạc nhiên. Lúc hắn biết cái này là do Tử Vi làm ra, trong lòng bỗng nảy sinh một cảm xúc vui mừng kỳ lạ. “Đệ2mới mang đi học được nửa ngày mà đã có mấy người tới hỏi cách làm túi sách, mấy người đó cũng muốn về nhà bảo mẹ làm cho mình một cái đó.” Tử Hiên tự hào nói, đương nhiên, trong đám người đó cũng bao gồm Thiết Trụ. “Cái túi này đeo sau lưng cũng tiện, nhưng mà không chống nước được, trời8mưa thì không dùng được rồi, Lưu Đại ca có thể dùng hòm sách lúc trời mưa.” Lưu Hoành nghe Tử Hiên nói xong, đột nhiên cậu cảm thấy, dù nắng hay mưa, mình đều có thể đeo túi sách hoặc hòm sách do Tử Vi làm lấy, trong lòng càng thêm phấn khích lạ thường, chính hắn cũng không hiểu tại sao. Sau khi6chia tay Lưu Hoành, Tử Thụ chạy về nhà. Đến nửa đường, Trần thẩm hỏi: “Lưu thiếu gia đưa cho chúng ta loại bút mắc thế này, mình có nên gửi lại cho cậu ấy quà đáp lễ không đây?” Bình thường Trần thẩm hay mua bút cho Thiết Đản, đa số là loại bút lông khoảng tầm hai mươi văn, cho nên đối với3họ đồ vật này chính là hàng xa xỉ. “Không cần đâu. Lưu Đại ca có lòng tặng cho mình thì mình cứ an tâm nhận lấy.” Rõ ràng Tử Thụ hiểu rõ suy nghĩ trong lòng Trần thẩm. “Vậy à! Lưu thiếu gia hòa nhã thật đấy, lúc đầu thím còn sợ cậu ấy sẽ xem thường những người ở nông thôn như mình.”5Trần thẩm nói với Tử Thụ. Nhớ tới thái độ của Lưu Hoành với họ, Trần Thẩm cũng thấy yên lòng, thế nên mới khen Lưu Hoành vài câu. Mẹ Xuyên Tử nghe thế cũng đồng cảm ít nhiều, hai người cùng nhau khen cậu ấy. “Các cháu quen được Lưu thiếu gia đúng là chuyện tốt, phải cố gắng cung cấp thú rừng cho nhà họ, biết không?” Trần thẩm dặn dò. Trần thúc thấy Trần thẩm còn định nói tiếp nên vội cắt lời: “Mẹ nó à, tôi thấy anh em bọn nó đều là những đứa bé biết điều, bọn nó biết phải làm thế nào mà.” “Đúng ha, thẩm già lẩm cẩm rồi.” Trần thẩm nhận ra mình lo lắng nhiều quá. Lúc mấy người Tử Thụ về đến nhà thì cũng đã giữa trưa. Mọi người vội vàng cơm nước xong xuôi thì bắt đầu làm thịt thỏ, chuẩn bị mang cho Lưu Hương Lầu vào ngày mai. Đến giờ Thân, mấy anh em Tử Thụ vẫn đúng giờ đi học. Nhưng mà chưa làm cơm tối xong mấy người họ đã về. “Sao về sớm thế?” Tử Vi tò mò hỏi. Tử La cũng thấy rất hiếu kỳ, hai anh em mới đi học chưa được nửa canh giờ mà. “Phu tử nói hôm nay còn chưa học, mai mới chính thức kìa. Lúc nãy phu tử chỉ xếp chỗ ngồi cho bọn đệ và kiểm tra xem mua sách đúng không thôi.” Tử Hiên giải thích. “Đúng rồi, đệ ngồi cùng bàn với Đại ca, Thiết Trụ ngồi cùng Xuyên Tử.” Tử Hiên vui vẻ kể. Hóa ra ở đây cũng giống thời hiện đại, ngày đầu tiên đi học sẽ không phải học bài. Nghe Tử Hiên kể những chuyện lý thú ở trong trường, Tử La bất giác hoài niệm những năm tháng nàng còn đi học. “Đại ca, Nhị ca, sau này huynh kể nhiều chuyện trong trường cho bọn muội nghe với được không?” Tử La hỏi. “Được, sau này về nhà huynh sẽ chỉ hết những gì phu tử dạy cho A La và mấy tỷ muội.” Tử Thụ thấy Tử La hâm mộ như thế thì lại thoáng đau lòng. Tử Hiên nhớ những lời hôm nay Đại ca nói với mình, thực ra A La cũng muốn đi học, hơn nữa nhìn vóc dáng bé nhỏ của Tử La bây giờ, trong lòng cậu không dễ chịu là bao. “Đúng đó, sau này về Nhị ca sẽ kể chuyện trong trường cho A La nghe.” Trong lòng Tử Hiên thầm quyết định, phải cố gắng nghe giảng, trở về còn chỉ lại cho mấy tỷ muội A La. Tử La không biết trong lòng Đại ca, Nhị ca bây giờ như thế nào, nàng chỉ nghĩ cần phải đốc thúc Đại ca, Nhị ca chăm chú học tập, bởi vì nếu họ không để ý nghe giảng thì lúc về sẽ không thể giảng bài cho các nàng. Hơn nữa, trong quá trình giảng bài, họ có thể ôn lại kiến thức mà phu tử đã dạy. Ngoài ra, nàng và mấy người Tử Vi cũng có thể học được bài vở ở trường. “Vậy chúng ta ngoéo tay đi.” Tử La nói. “Được.” Bây giờ họ không hề hay biết, những lời họ nói ngày hôm nay đã trở thành động lực xúc tiến rất lớn cho sự nghiệp học hành của hai anh em Tử Thụ. Và mấy chị em Tử La cũng đã học được rất nhiều điều. Bữa cơm tối vô cùng sung túc, là Tử Vi muốn chúc mừng Tử Thụ và Tử Hiên thi đậu vào lớp trung cấp. Những ngày kế tiếp, sáng sớm Tử Thụ, Tử Hiên đều dậy sớm đi lấy thú dính bẫy, sau đó họ cùng nhau tới trường. Buổi trưa họ được nghỉ một canh giờ, cơm nước xong xuôi, anh em Tử Thụ phụ giúp việc trong nhà, nghỉ chừng nửa canh giờ rồi lại đi đến lớp. Tan học vào chạng vạng, Tử Thụ và Tử Hiên đi qua đồng ruộng, tranh thủ hái đủ cỏ cho lợn vào ngày mai. Cơm tối xong xuôi, sau khi tắm rửa, Tử Thụ và Tử Hiên hoàn thành bài tập về nhà rồi sẽ dạy chị em Tử La nửa canh giờ nội dung bài giảng của phu tử ngày hôm nay. Thiết Trụ và Xuyên Tử cũng thường đi cùng Tử Thụ, Tử Hiên hái cỏ cho lợn sau khi tan lớp, trở nên chăm chỉ hơn ngày trước rất nhiều. Còn về Thiết Đản, việc học tập nặng nề hơn bọn họ rất nhiều, cho nên Trần thẩm không cho hắn làm thêm gì khác. Bây giờ, Trần thẩm và mẹ Xuyên Tử gặp ai cũng nói, mấy đứa Thiết Trụ đi học nên hiểu chuyện hơn nhiều. Họ còn bảo một phần cũng nhờ công Tử Thụ và Tử Hiên. Nháy mắt đã đến tháng ba trời xuân quang đãng. Buổi trưa, sau khi ăn cơm xong, anh em Tử Thụ đi học, Tử Vi và Tử Đào may quần áo trong phòng, Tử La và Tiểu Lục ngồi bên tập viết mấy chữ Tử Thụ đã chỉ tối hôm qua. Bỗng nghe tiếng gà mái cục tác ầm ĩ giống như sau khi đẻ trứng. “Đại tỷ, có phải gà mái nhà mình đẻ trứng không?” Tử La tò mò hỏi. “Chắc vậy.” Tử Vi nói xong cũng đặt đồ trên tay xuống chuẩn bị chạy ra vườn xem. Tử Đào, Tử La và Tiểu Lục cũng nhanh chân chạy đi. Tiểu Lục là người chạy đầu tiên. Ra chuồng gà ở sân sau, mấy chị em Tử La nhìn thấy một quả trứng nằm chễm chệ trong ổ mà Tử Thụ và Tử Hiên đã làm hai ngày trước. Tiểu Lục hưng phấn nhặt trứng lên đưa cho mấy chị em Tử La xem: “Đại tỷ, gà mái đẻ trứng thật này.” Tử Vi cũng nhận ra mào gà mái hồng hồng vào khoảng hai ngày trước, giống như sắp tới lúc đẻ, cho nên Tử Vi mới nói Tử Thụ làm sẵn hai cái ổ gà, không ngờ hôm nay nó đẻ thật. “Hay quá, Tiểu Lục và A La nuôi gà mái đẻ được trứng rồi, đêm nay tỷ nấu canh trứng cho mọi người. Nghe nói quả trứng đầu tiên gà mái đẻ tốt lắm đó.” Tử Vi cũng vui theo. Tử La nghĩ đến vị ngon lành của canh trứng là lại bất giác nuốt nước bọt, nhưng mà nghĩ đến mọi người, nàng vội nói: “Con gà đầu tiên đẻ trứng, chắc những con khác cũng nhanh đẻ thôi, có nhiều trứng rồi mình chưng bánh kem ăn nhé.” “A La nhà mình biết nhường nhịn quá.” Tử Vi nghe xong thấy rất cảm động, quả nhiên, buổi chiều lại có hai con gà mái đẻ trứng. Buổi tối, Tử Vi lấy ba quả trứng chưng bánh kem. Dù ba quả trứng hơi nhỏ, nhưng lòng đỏ nhiều, bánh kem ngon tuyệt. Mấy chị em Tử La đều ăn ngon lành. Ngày mồng 10 tháng Ba, Đào Hoa tỷ nhà Trần thẩm đính hôn. Trần thẩm mời mấy hàng xóm và người quen sang nhà giúp đỡ. Mấy huynh muội Tử La cũng được mời. Sáng sớm, sau khi làm việc nhà xong, Tử Vi dẫn chị em Tử La khóa cửa rồi đi. Đến nhà Trần thẩm, Tử La nhìn Trần thẩm và Trần thúc, đặc biệt là vẻ xấu hổ của Đào Hoa tỷ trong bộ đồ màu hồng mới tinh, đúng là đẹp hơn hoa. Mấy chị em Tử La giúp Trần thẩm nhặt và rửa rau. Chỉ chốc lát sau, mẹ Xuyên Tử, Giang Lâm thị và Trần nãi nãi, Trần Cao thị cũng tới. Đợi khi chuẩn bị xong xuôi, chuẩn bị bắc bếp nấu cơm, thông gia nhà Trần thẩm mới tới. Người đến có bà mối, tân lang, và cha mẹ tân lang. Tử La nghe Tử Vi và Trần thẩm nói chuyện mới biết, tân lang là người thôn bên cạnh. Nghe nói trong nhà có tám mươi mẫu ruộng tốt và một tú tài, còn hiện tại trong nhà có đủ tứ đại đồng đường. Điều kiện này được xem là xuất sắc trong mười tám dặm quanh đây. Nhưng mà Tử La nhìn áo quần của họ thì không có vẻ điều kiện như thế. Không phải Tử La chú trọng vào quần áo, nhưng đính hôn là chuyện lớn cả đời, dù sao cũng phải cố gắng giữ thể diện. Mặc dù ba người không phải mặc đồ rách nát gì, nhưng chắc chắn không tính là đồ tốt, thậm chí so với người bình thường trong thôn khi đi thăm người thân cũng không bằng. Cha mẹ chú rể tầm bốn mươi tuổi, mặc bộ đồ vải thô màu xanh đen, dù không có miếng vá nhưng cũng chỉ còn mới sáu bảy phần. Tân lang khoảng tầm mười mấy, hai mươi tuổi, mặc một bộ đồ vải bông mới. Thật ra lúc Tử La nghe nhà họ tứ đại đồng đường lại không ở riêng, nàng đã có dự cảm xấu, bình thường ở trong thôn, nhà có con gái thành thân, sau khi xuất giá họ đều sẽ ra riêng. Bốn đời cùng sống như vậy, nhưng tháng ngày trôi qua chắc sẽ náo nhiệt lắm đây. Nhưng mà, nàng thấy cha mẹ chú rể đều có vẻ thật thà, là dáng vẻ điển hình của các cặp phu phụ nông gia, còn tân lang trông cũng khá lanh lẹ, là một người quy củ. Tử La nghĩ, trông cũng không phải khó ở cùng cho lắm, có lẽ nàng đã nghĩ quá nhiều. Nhưng mà cho dù nàng có ý kiến đi chăng nữa, lẽ nào mọi người sẽ nghe một đứa bé miệng còn hôi sữa nói hay sao? Hơn nữa, có thể chỉ là do nàng nghĩ nhiều mà thôi. Tân lang này là do Trần thẩm chọn được, cho nên xác suất bị lừa không cao lắm. Nghe nói khoảng tháng tám năm nay, lúc Trần thẩm đi họp chợ về, nửa đường thì bị trật chân, lúc đó xung quanh không có ai, may mà tân lang đi ngang qua đưa bà về nhà. Nghe nói sau khi nhìn thấy Đào Hoa tỷ, không lâu sau hắn nhờ bà mối đến cửa xin cưới. Tử La nghĩ câu chuyện này không có gì khả nghi, cho nên sự chú ý của nàng đều tập trung vào lễ đính hôn. Phần lễ mà nhà trai chuẩn bị là một cây trâm bạc, một cây thước trung đẳng. Nhiêu đó cũng tính là hợp quy củ. Mẹ chồng tương lai của Đào Hoa tỷ cài trâm bạc lên đầu tỷ ấy, buổi lễ cũng tiến hành gần xong. Mấy người Trần thẩm mời khách đến dự có cả nhà thôn trưởng, nhà Xuyên Tử, nhà Đại Phong thúc, mấy huynh muội Tử La và mấy vị thôn lão. Cơm nước nhanh chóng chuẩn bị xong. Chờ nhóm Thiết Đản tan học là có thể mở tiệc.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương