Cất Giấu Một Tấm Chân Tình

Chương 33



Vào tháng 6, bầu trời Hà Nội đón Hà Phương bằng một cơn mưa rào tầm tã. Cô xuống khỏi xe khách liền bắt một chiếc taxi đi thẳng đến bệnh viện, lúc vào đến khoa gây mê hồi sức đã thấy Việt Anh đứng chờ sẵn ngoài hành lang. Nghe tiếng bước chân, Việt Anh lập tức quay đầu lại: “Chị, sao chị về muộn thế?”. “Đường xa”. Hà Phương ném ba lô cho thằng nhóc, xắn tay áo đi về phía trước: “Mẹ nằm phòng nào?” “Phòng 303”. Việt Anh chật vật bắt lấy ba lô của Hà Phương. Là một chiếc ba lô bằng vải dù màu đen, đã cũ, chẳng biết bên trong chứa cái gì mà cứ kêu xào xạo: “Chị, trong ba lô có gì mà nặng thế? Chị mang cả phân dê Tây Tạng về đấy à?” Hà Phương bĩu môi, không thèm đáp. Cô không nói với Việt Anh đó không phải phân dê là ô mai do Đình Việt tự tay ngâm, lúc rời khỏi bản A Tứ, thầy A Sì Lử có mang rất nhiều dưa muối và thịt khô cho cô, nhưng Hà Phương chỉ xin đúng một đống ô mai trên giàn phơi. Đình Việt đứng từ xa nghe vậy thì khẽ cười. Anh biết, thứ cô muốn chỉ là thứ ô mai đó! Hà Phương đẩy cửa vào phòng 303 mới thấy chú Quý đang đút cháo cho mẹ mình. Thân thể bà đầy vết xước xát, đầu vẫn còn quấn băng trắng, nhưng vẫn tỉnh táo, không đến nỗi thê thảm như lời Việt Anh kể. Cô quay đầu, phóng một ánh mắc sắc như d.a.o đến Việt Anh, thằng bé sợ hãi co rúm người lại, cười hì hì, nói với Hà Phương bằng khẩu hình: “Mẹ mới tỉnh dậy thôi mà, em có lừa chị đâu, mẹ bị hôn mê mấy ngày mới tỉnh thật đấy”. Cô không thèm mở miệng, nhưng trên mặt viết rõ mấy từ: Cứ ở đó chờ c.hế.t. Việt Anh sợ bị cô xử tội, không biết làm sao, đành cười tươi nịnh nọt lấy lòng. Còn tốt bụng gọi giúp cô: “Bố, mẹ, chị Phương về rồi này”. Hai người nghe vậy thì lập tức quay đầu nhìn ra cửa, chú Quý thấy Hà Phương về thì vội vàng đặt tô cháo xuống: “Con về rồi đấy à?”. Cô gật đầu, nói ‘vâng’ một tiếng rồi rảo bước đi lại gần, cúi đầu nhìn mẹ mình: “Mẹ thế nào rồi? Ổn hơn chưa?”. Lâu ngày không gặp con gái, bà Châu rất nhớ Hà Phương, nhưng cứ nghĩ đến mấy hôm trước bản thân suýt ch.ế.t mà gọi mãi cũng không liên lạc được với cô, bà vẫn rất giận. Bà Châu không trả lời, lạnh mặt quay đi. Chú Quý ở bên cạnh thấy vậy mới nói: “Mẹ con đỡ rồi. Mấy hôm trước đau nhiều, bà ấy cứ nằng nặc đòi gặp con. Mà dượng gọi con mãi không được”. Nói rồi, chú Quý kéo tay áo mẹ cô nhỏ giọng khuyên nhủ: “Con cũng về rồi, em đừng giận dỗi nữa. Phương lo cho em nên bỏ dở cả công việc, từ tận xa tít tắp chạy về đây thăm em đấy. Đến quần áo con bé còn chưa kịp thay, ướt hết rồi kia kìa”. Mẹ cô ấm ức thì ấm ức, nhưng vẫn liếc con gái một cái. Bà giận dỗi mắng: “Nó thì lo lắng cái gì, quanh năm suốt tháng lang thang bên ngoài không ngó ngàng gì đến gia đình, cũng chẳng để ý đến mẹ nó sống hay c.hế.t. Cũng may lần này em cao số nên mới trụ được đến bây giờ, lần sau có khi nó đợi mộ em xanh cỏ rồi mới chạy về thắp nén hương”. “Nào, lại nói linh tinh rồi. Đang ốm đừng có nói gở”. Dượng cô gượng gạo nhìn Hà Phương: “Con đừng để bụng, bà ấy lần này bị nặng, nhớ con mà không gặp được nên tủi thân thế thôi, thấy con về là hết giận ngay ấy mà”. Nói tới đây, chú Quý lại nhìn Việt Anh đang xách cái ba lô to tự của Hà Phương đi vào, hỏi: “Con đã ăn gì chưa? Đi đường xa có mệt không?”. “Không sao đâu ạ”. Hà Phương cũng không muốn nói nhiều lời, chỉ lẳng lặng cúi xuống lấy chiếc khăn bẩn đặt ở trên tủ inox, mang vào phòng tắm đi giặt. Nhiều năm nay, giữa cô và mẹ luôn tồn tại một lằn ranh ngăn cách, chỉ cần đặt một bước chân là có thể bước qua, nhưng cả hai người lại chưa từng tiến về phía đối phương, dù chỉ là một lần. Với Hà Phương, đó là nỗi đau khi mẹ mình tự tay chặt bỏ những tình cảm và khát khao đẹp đẽ nhất thời thanh xuân của cô. Còn đối với bà Châu, đó là sự thất vọng đến tột cùng khi đứa con gái duy nhất của mình lại năm lần bảy lượt lựa chọn quyên s.i.nh vì một thằng nhóc nhà nghèo. Sau này không sống tốt, lại làm một công việc chẳng giống ai. Tuy nhiên, mẹ cô vẫn chấp nhận công việc ấy bởi vì bà muốn chuộc lại lỗi lầm năm xưa, còn Hà Phương, cô dù từng muốn rời bỏ bà, lại luôn phiêu bạt nay đây mai đó, nhưng lại chưa từng hận mẹ mình. Họ là mẹ con, tình cảm máu mủ, không thể nào dứt được, cũng chẳng cách nào hận được! Hà Phương giặt khăn bằng nước ấm xong, lúc đi ra thì chú Quý đã đút xong cháo cho bà Châu. Dượng thấy cô cầm khăn ấm thì tự động đứng lên, cười bảo: “Con lau mặt cho mẹ đi. Xương bả vai bà ấy gãy, không cử động được”. “Vâng”. Hà Phương đi lại gần, tự tay lau mặt cho mẹ, lúc nhìn từ trên xuống qua áo bệnh nhân mới thấy bả vai của bà Châu có một vết đứt dài, khâu gần mười mũi, có lẽ do bác sĩ đóng đinh bả vai. Mẹ cô không nói chuyện, nhưng cũng không từ chối, Hà Phương đứng bên cạnh chỉ chuyên tâm lau rửa, không mở miệng câu nào nhưng mọi động tác đều rất cẩn thận và nhẹ nhàng. Chú Quý thấy vậy mới xua Việt Anh ra ngoài. Căn phòng vừa rồi còn có vài tiếng người nói chuyện, giờ im lặng đến mức chỉ nghe mấy âm thanh chà xát, không khí mỗi lúc một trầm mặc nặng nề. Cuối cùng, vẫn là bà Châu đầu hàng trước. Bà nói: “Vừa rồi ở chỗ nào?” Hà Phương đáp: “Con lên biên giới tìm tài liệu viết sách”. Cô không nhắc đến việc bị bắt cóc, cũng không nói mình bị thương, mẹ cô không phát hiện ra nên lại bắt đầu cằn nhằn: “Con có biết năm nay con bao nhiêu tuổi rồi không? Định cứ lang bạt khắp nơi mãi như thế sao?”. “Mẹ, khi nào cảm thấy đủ, con sẽ tìm một con việc khác phù hợp hơn”. “Thế nào mới là đủ?”. Bà Châu thở dài: “Hà Phương, mấy năm qua con sống một mình cũng chẳng vui vẻ gì, mẹ chỉ hy vọng con tìm được một người đàn ông tốt, ràng buộc được bước chân con. Có gia đình rồi, ở yên một chỗ chăm sóc con cái là tốt nhất”. “Con mới 28 tuổi, mẹ vội gì chứ?”. Cô cười nhạt: “Việt Anh nó cũng trưởng thành rồi, có bạn gái thì sẽ sớm lấy vợ thôi. Lúc đó kiểu gì mẹ cũng được bế cháu”. “Con so sánh thế mà được à?”. Bà Châu giận đến nỗi quay phắt đầu lại, môi run rẩy mắng: “Mẹ chỉ có mỗi mình con là con. Người khác dù có gọi mẹ là mẹ cũng không cùng máu mủ được”. Hà Phương thấy bà giận, động đến vết thương lại đau đến tái mặt, cô cũng không muốn đôi co tranh cãi nên đành hạ giọng: “Mẹ, được rồi. Mẹ cứ giữ sức khỏe, điều trị bệnh cho tốt. Khi nào cảm thấy thích hợp thì con sẽ tìm đối tượng kết hôn”. “Chờ con thì đến bao giờ? Mẹ có một cô bạn có con trai cũng chạc tuổi con, hôm qua cô ấy vừa đến thăm mẹ cũng có nhắc đến. Hôm nào hai đứa gặp mặt thử xem”. “Con không thích mấy việc mai mối thế đâu, mẹ, con nói rồi, cứ để mọi thứ tự nhiên đi. Cũng không phải con định cả đời không kết hôn”. Bảy năm rồi, mỗi lần nhắc đến chuyện kết hôn là cô sẽ nói “chờ một thời gian”, nhưng mấy năm qua dài như vậy mà Hà Phương vẫn chưa thực sự mở lòng ra với người đàn ông nào, bà Châu mới chợt nhận ra cô chỉ nói thế để dỗ mình. Bà cứ nghĩ sau khi Minh Quân ra đi, Hà Phương sẽ mãi mãi sống như một kẻ đã c.hết như vậy, cô đơn cả đời không kết hôn. Nhưng bây giờ nhìn vào ánh mắt của cô, bà lại phát hiện ra trong đó dường như đã có thêm mấy phần sinh khí, còn có vẻ nghiêm túc và ấm áp bấy lâu nay đã mất đi. Bà Châu khó tin hỏi lại lần nữa: “Con nói thật đấy à?”. “Thật”. Hà Phương lau đôi bàn tay của mẹ mình, gật đầu: “Con sẽ kết hôn, mẹ đừng lo”. “Thế thì tốt rồi”. Viền mắt mẹ bỗng dưng đỏ hoe, lặp lại lần nữa: “Mẹ chờ đến ngày con lấy chồng, tự tay trao của hồi môn cho con”. Cô bật cười: “Mẹ, tốt nhất là nên nhiều nhiều vào một chút”. “Phải nhiều chứ. Con gái mẹ lấy chồng thì phải mang theo nhiều của hồi môn, để nhà chồng con không dám khinh con gái mẹ mới được”. Sau khi từ bệnh viện trở về, Hà Phương quay lại căn hộ của riêng cô. Lúc mở cửa, cô theo thói quen liếc sang nhà bên cạnh, thấy ở đó đóng cửa im lìm, có lẽ hàng xóm giờ này vẫn chưa về. Tắm rửa xong, Hà Phương lấy điện thoại mới định gọi cho Đình Việt, nhưng khi trong loa vang lên tiếng tổng đài thông báo thuê bao không liên lạc được, cô mới chợt nhớ ra anh vẫn ở bản A Tứ nghèo nàn, không những sóng chập chờn, mà muốn mua một cái điện thoại mới cũng phải đi hơn 40 cây số. Đình Việt vừa về đến trạm xá đã bù đầu bù óc với công việc như thế, đi mua làm sao được chứ? Nghĩ đến đó, cô chán nản vứt điện thoại sang một bên, leo thẳng lên giường đi ngủ. Có điều, mặc dù tối đó được nằm trên chiếc giường vừa rộng rãi vừa êm ái, lúc cựa mình cũng không vang lên những tiếng kẽo kẹt như sắp gãy đến nơi ở ký túc xá trường tiểu học A Tứ, nhưng Hà Phương vẫn cứ thấy thiếu thứ gì đó, ngủ cũng không thấy ngon. Nửa đêm cô lại tỉnh dậy, lục ba lô tìm ô mai định ăn, nhưng lại vô tình rút ra cả mấy chai thủy tinh nhỏ. Nhìn kỹ mới nhớ ra đây là thuốc mà đêm qua Đình Việt đã pha sẵn, anh sợ cơ thể cô vẫn chưa hoàn toàn thải hết được độc nên mới dặn Hà Phương mỗi ngày uống một chai. Về tới Hà Nội, cô bận rộn nên quên béng đi. Quả nhiên người nào đó ở từ xa mà vẫn đủ năng lực dựng cô dậy nửa đêm để uống thuốc như vậy! Hà Phương cảm thấy sức ảnh hưởng của bác sĩ Việt đối với mình ngày càng lớn, cũng bất lực chẳng biết phải làm sao, đành mở nắp chai thủy tinh uống một hơi hết sạch, lát sau quay lại giường đi ngủ lần nữa thì quả nhiên không còn cảm thấy buồn bực, nhắm mắt ngủ một giấc thật ngon đến sáng. Ngày hôm sau, cô đến tòa soạn để hỏi thăm tình hình bán sách thời gian gần đây. Tổng biên tập nhìn thấy bóng Hà Phương từ xa đã cuống quít chạy lại: “Ôi bà cô của tôi ơi, em đi đâu mà nửa tháng không liên lạc được thế? Có biết sách Mùa Hạ Ở Vùng Cao của em thế nào rồi không hả?”. Cô điềm nhiên nhìn tổng biên tập, nói một câu xanh rờn: “Quá tải lượt bán phải không ạ?”. Tổng biên tập không dọa được người phụ nữ cứng đầu cứng cổ này, lạnh lùng lườm một cái: “Biết thế mà còn không chịu về hả? Thành viên Fanpage của em đang rần rần đòi em ký sách kia kìa. Các gian triển lãm khác đều có tác giả cho chữ ký, mỗi sách của em là tác giả chẳng bao giờ ký tên. Anh đang đau đầu muốn c.hế.t đây”. “Không ký mới làm người ta tò mò chứ, ký tên rồi thì chẳng còn gì khác với những tác giả khác nữa”. Hà Phương nửa đùa nửa thật nói: “Tổng biên tập, anh tha cho tay của em đi”. Tổng biên tập không thèm chấp cô, chỉ hỏi: “Vừa rồi em đi Tây Tạng có viết được bản thảo không? Khi nào định xuất bản sách?”. “Em chưa viết được chữ nào ở bản thảo. Nhưng chắc không cần phải viết bản thảo nữa, thời gian này nghỉ ở nhà em sẽ viết sách luôn. Khi nào xong em sẽ gửi đến tòa soạn, anh nhớ để dành một suất in cho em đấy nhé”. “Ai chứ nhà văn nổi tiếng Hà Phương thì đồng ý ngay. Dành hẳn một suất VIP luôn”. Tổng biên tập bỗng dưng nhớ ra một chuyện nên hỏi: “À, cái anh bác sĩ Huy em viết trong cuốn Mùa Hạ Ở Vùng Cao ấy, ở ngoài đời thế nào?”. Hà Phương khẽ nhíu mày: “Sao tự nhiên anh lại hỏi đến bác sĩ ấy?”. “Còn sao nữa, vì Fan rần rần hâm mộ nên tòa soạn đang định cử phóng viên lên viết bài về cậu bác sĩ ấy chứ sao”. Tổng biên tập lườm cô: “Lúc đầu cũng không hot như thế, sau này có cô phóng viên Nghiêm Quỳnh ở tòa soạn Đất Việt lên bản A Tứ viết báo, có chụp một bức ảnh về bác sĩ kia, trên mạng mới đào lại sách của em rồi lượt bán tăng vọt từ 10% lên đến 40%. Phương, cậu bác sĩ đó mặt mũi không tệ nhỉ?”. Hà Phương không hề nghe lọt tai lời của tổng biên tập, cô chỉ để ý mỗi đến bức ảnh của Đình Việt. Lúc trước anh không cho Nghiêm Quỳnh chụp ảnh, nhưng cô ta vẫn cố tình viết một bài báo về anh, thứ này là xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, Hà Phương không chấp nhận được. Cô lập tức xoay người đi thẳng ra xe, tổng biên tập thấy Hà Phương bỏ đi như vậy mới cuống quít gọi: “Hà Phương, đi đâu thế?”. “Em có việc. Tổng biên tập, lần tới em ký sách sau”. Nói xong thì nhảy lên chiếc G500 phóng mất hút. Cô lái xe đến trước tòa soạn Đất Việt, lục lại tin nhắn Zalo cũ lấy số Nghiêm Quỳnh, sau đó gọi cho cô ta một cuộc. Nghiêm Quỳnh giờ ấy mới đi lấy tin về, nhận được điện thoại từ số lạ thì ngay lập tức nghe máy: “Alo” “Có thời gian không?”. Hà Phương liếm môi, liếc cô gái mặc quần bò cạp cao đứng ngoài cửa kính: “Nói chuyện với tôi một chút”. Nghiêm Quỳnh nhận ra giọng của Hà Phương nhưng vẫn ngờ ngợ: “Chị Phương, là chị à?”. “Ừ, đỗ xe phía sau cô”. Nghe thế, cô ta mới quay đầu nhìn về phía sau. Hà Phương cũng hạ kính xuống, thò một cánh tay trắng nõn ra cửa. Nghiêm Quỳnh không rõ Hà Phương tìm tận đến đây vì lý do gì, nhưng cũng không từ chối được, đành lững thững đi lại gần: “Chị Phương, tìm em à?”. “Ừ, có việc”. Cô mở điện thoại lên, trên màn hình là ảnh chụp góc nghiêng của Đình Việt. Anh đang cúi đầu viết bệnh án ở trạm xá, đôi mắt trong sạch không vướng một hạt bụi, phía sau lưng là bức tường bong tróc cũ kỹ, treo đầy bằng khen của anh. Hà Phương hỏi: “Cô chụp tấm này?”. Nghiêm Quỳnh hơi tái mặt: “Em chụp, nhưng chỉ nhìn góc nghiêng nên không rõ mặt. Với cả em viết bài báo tốt về anh ấy, nhiều người biết đến bản A Tứ thì sẽ có nhiều nhà hảo tâm tìm đến hơn”. “Ai cần cô giúp?”. Hà Phương cười khẩy: “Chưa được sự cho phép của người khác mà đã chụp ảnh đăng lên mạng, phóng viên Nghiêm Quỳnh, lúc trước đi học cô không được dạy môn đạo đức à?”. Nghiêm Quỳnh cắn chặt môi, cứng họng không đáp lại được lời nào. Cô ta nhìn vẻ mặt lạnh lẽo như băng của Hà Phương, cảm thấy lòng đầy áp lực: “Em xin lỗi, em chưa xin phép anh Việt mà đã chụp ảnh và đăng bài. Em sai, em sẽ xin lỗi anh ấy”. “Xin lỗi là xong à? Hậu quả ai chịu?” “Chị Phương, dù sao cũng chỉ là một bài báo thôi mà. Còn là một bài báo tốt”. Cô ta ngẫm nghĩ vài giây rồi nói thêm: “Với cả em chỉ viết về anh Việt, trong đó không có chữ nào đả động đến chị cả”. Hà Phương cười cười, bàn tay lạnh lùng đưa lên, không báo trước tát thẳng vào mặt Nghiêm Quỳnh. Một tiếng bốp giòn giã vang lên, Nghiêm Quỳnh vừa bị đau vừa kinh ngạc, há hốc miệng hồi lâu mới thốt ra được một câu: “Chị Phương, chị…” “Cô có chắc không có chữ nào động đến tôi không?”. Gương mặt cô không biểu cảm, nhưng ánh mắt sắc lẹm như d.a.o: “Cô phóng viên, chơi trò ném đá giấu tay không vui đâu. Nhất là đối với tôi”. Nghiêm Quỳnh ôm mặt sửng sốt, biết Hà Phương đang nói đến chuyện gì nhưng vẫn giả ngu: “Chị nói gì cơ, tôi không hiểu chị đang nói chuyện gì cả”. “Người biết tôi cùng bác sĩ Việt đi cứu mấy đứa trẻ chỉ có cô”. Hà Phương cười nhạt: “Mọi người ở bản A Tứ cũng sẽ không nói tôi kéo anh ấy đi. Nghiêm Quỳnh, cô coi thường tôi cũng không sao, nhưng kể về cuộc đời tôi để lấy lòng kẻ khác, loại phụ nữ cặn bã như cô đáng bị đánh”. Những lời nói này khiến Nghiêm Quỳnh cảm thấy còn đau hơn bị vả mặt. Cô ta vốn nghĩ nói xấu Hà Phương với Trần Nguyệt Hoa thì cô sẽ không đoán ra, mà có đoán được cũng chẳng thể làm gì. Không ngờ, Hà Phương quái gở hơn cô ta nghĩ, cũng ra tay quyết tuyệt hơn cô ta nghĩ. Người phụ nữ có thù tất báo này, Nghiêm Quỳnh không chọc nổi. Cô ta run rẩy nói: “Hôm nay chị đánh tôi, tôi sẽ kiện chị hành hung người”. “Có giỏi thì kiện đi, bà đây theo đến cùng”. Hà Phương hừ lạnh một tiếng: “Bà đây từng hút thuốc, uống rượu, chơi thuốc, chơi đàn ông, cũng có giấy chứng nhận bị tâm thần, sẵn tiện, bà đây cũng không ngán g.iế.t người”. Nghiêm Quỳnh nghe đến hai chữ ‘gi.ết người’ thì hoảng đến mức chân mềm nhũn, vội vội vàng vàng lùi ra xa khỏi xe của Hà Phương. Cô ta sợ Hà Phương dám làm thật nên nói: “Chị Phương, chị đừng có cắn bậy lung tung”. “Nếu còn giở trò sau lưng tôi một lần nữa thì không chỉ có cắn bậy lung tung đâu, tôi sẽ lột da cô treo lên”. Nghiêm Quỳnh không dám trả treo, tự biết thân biết phận nên chỉ im lặng, nhìn chằm chằm Hà Phương. Vừa rồi cô ra tay rất mạnh, gò má của Nghiêm Quỳnh đã sưng tấy cả lên, Hà Phương cũng không muốn bẩn tay đánh lần nữa, chỉ lườm cô ta một cái rồi nổ máy xe rời đi. Trước lúc đi khỏi, cô bỏ lại một câu: “Loại phụ nữ tâm địa đê tiện như cô, muốn thích anh ấy cũng không có cửa”. *** Về đến nhà, Hà Phương mới lấy điện thoại gọi cho A Văn, giờ ấy A Văn đang nấu cơm trong bếp, tiếng củi vang lên lách tách, ở tận Hà Nội cũng có thể nghe thấy. Cô hỏi bâng quơ mấy câu, A Văn trả lời xong, ngẫm lại thấy Hà Phương chẳng bao giờ gọi cho mình, giờ đột nhiên tốt bụng hỏi thăm như thế chắc chắc là có ý khác. Cậu ta cười bảo: “Chị Phương, bác sĩ Việt đi vào thôn chưa về”. “Ai hỏi anh ấy mà cậu trả lời?”. “Ơ, thế chị gọi điện thoại cho em không phải để hỏi anh Việt ạ?”. Cô trả lời rất thản nhiên: “Không, tự nhiên nghĩ đến mọi người nên gọi hỏi thăm thôi. Có việc rồi, tôi cúp máy đây”. Nói xong, không đợi A Văn trả lời đã dập máy. A Văn ở bên kia bỗng dưng nghe mấy tiếng tút tút thì tròn xoe mắt, bỏ điện thoại xuống nhìn nhìn thấy tín hiệu kết nối đã kết thúc, cũng ngơ ngác chẳng biết ra làm sao. Chẳng lẽ anh ta đã nghĩ sai ư? Hà Phương gọi điện thoại lên chỉ để hỏi thăm mọi người chứ không riêng gì bác sĩ Việt, anh ta hóng hớt nhầm chỗ rồi à? Nghĩ vậy, nhưng đến tối khi Đình Việt quay về, A Văn vẫn nói lại cho anh nghe về việc cô gọi lên. Tuy nhiên Đình Việt cũng chỉ ừ một tiếng, cũng chẳng có thái độ gì, giống như Hà Phương vừa rời khỏi bản A Tứ là hai người trở mặt làm người dưng ngay vậy. A Văn vò đầu bứt tóc không hiểu được quan hệ của hai cái người này là gì, bèn dứt khoát không quan tâm nữa, thế nhưng đến 10h đêm cậu ta lại bị dựng dậy, còn bị cướp cả điện thoại. A Văn nghiến răng kèn kẹt, kêu ầm ĩ lên: “Hai người có thể thôi xoay tôi như chong chóng được không hả?”. Đình Việt phẩy tay: “Mau ngủ đi”. Sau đó cầm điện thoại ra chiếc bàn dài ngoài sân, kiểm tra lịch sử cuộc gọi đến. Nhìn thấy số điện thoại quen thuộc, anh chần chừ một lúc rồi mới gửi một tin nhắn: “Ngủ chưa?”. Vài phút sau mới có tin trả lời: “Có chuyện gì?” “Nói chuyện một lát” “Không rảnh”. “Kể chuyện, không nghe à?” “Không nghe. Phiền quá, đi ngủ đây”. Đình Việt đọc mấy dòng tin nhắn hậm hực của cô, biết Hà Phương không vui, cũng không muốn trêu cô nữa, nhanh chóng ấn nút gọi đi. Hà Phương tắt máy mấy lần nhưng anh vẫn kiên trì gọi, cuối cùng, cô vừa bắt máy vừa hét ầm lên: “Làm cái gì thế hả? Định phá giấc ngủ của người khác à?”. “Nhà văn Hà Phương, bình thường em đâu có ngủ vào giờ này”. Anh cười khẽ. “Anh biết tôi đi ngủ giờ nào à?”. Cô nghiến răng kèn kẹt: “Tôi ngủ giờ nào liên quan gì đến anh”. Thanh âm của cô không một chút bất ngờ, giống như đã đoán được người nhắn tin đến là Đình Việt. Giữa hai người luôn có một loại ăn ý như vậy, anh cũng không hỏi cô sao lại biết, chỉ cười nói: “Đừng giận nữa”.
Chương trước Chương tiếp
Maxvin

W88

Game bài nhiều người chơi
Tele: @erictran21
Loading...