Chẳng Tìm Thấy Người
Chương 9: Hey My
Mùa hạ dần qua, trời dần vào thu, lá trên hàng cây trong con ngõ nhỏ bắt đầu ngả vàng. Cửa sổ phòng khách mở toang, cơn mưa cuối hạ lẳng lặng buông xuống, Trần Hải Thiên nghiêm túc lên mạng tìm quán cà phê mới để làm chốn nương thân cho mình. Mục tiêu tìm kiếm của anh kiên định theo các tiêu chí: cách xa khu thương mại – có dưới mười cái bàn – ít hơn ba nhân viên, những thành phần như dân công sở, đám đông, đồng nghiệp, nếu có thể tránh được thì anh sẽ cố gắng tránh triệt để.
Có mục tiêu rõ ràng thì mọi chuyện cũng tiến hành trơn tru dễ dàng hơn. Ba người bạn anh vận dụng các mối quan hệ cá nhân, hễ mà tìm được quán cà phê nào phù hợp đang tuyển người sẽ lập tức báo cho anh. Sau khi phỏng vấn liên tục, cuối cùng anh đã được nhận vào làm ở quán cà phê trong con ngõ nhỏ gần khu trường học phía Nam thành phố.
Đó là một quán cà phê đong đầy hương vị cảm xúc. Nó không mang phong cách tối giản thường thấy của các quán cà phê trong thành phố mà lắng đọng hơi thở hoài cổ bụi bặm của những năm 50. Dường như ở nơi đây, sự phồn hoa đã lụi tàn nhưng vẫn vấn vít vương chút dư âm. Mùi cà phê, mùi quế thẩm thấu tan vào kẽ hở bàn ghế, mặt tường, vĩnh viễn đọng lại chẳng thể mất đi.
Quán cà phê có tên là “Hey Hey My My” – một ca khúc của Neil Young. Trần Hải Thiên ngửi mùi hương tươi mát của quả chanh mới cắt, nghe tiếng vang lanh lảnh của viên đá rơi vào trong cốc, bất giác say sưa chuyện trò suốt hơn một tiếng đồng hồ với chủ quán về rock thập niên cũ, quên khuấy luôn việc mình đến đây để phỏng vấn xin việc, mãi tới khi chủ quán hỏi khi nào anh đi làm được mới chợt bừng tỉnh.
Thế là anh đã có công việc mới. Trần Hải Thiên bắt đầu đi làm từ thứ Hai tuần sau, đúng sau ngày Trung Thu. Anh làm ca tối, từ 3 giờ chiều tới 10 giờ đêm, lo việc tiếp khách và phụ pha chế, đồng nghiệp của anh là một người pha chế tên Tam Khẩu.
“Tam Khẩu chứ không phải là Sơn Khẩu[1], ba chữ Khẩu, Khẩu Khẩu Khẩu”. Tam Khẩu thò đầu ra nhìn từ quầy bar, hết sức nghiêm túc giải thích với Trần Hải Thiên vừa phỏng vấn xong: “Cứ gọi tôi là A Phẩm ấy, mừng chú đến với Hey My, for the horde!”[2]
Anh lập tức chào hỏi Tam Khẩu với khuôn mặt tươi cười đã luyện thành nghề từ quán ăn nhanh. Tam Khẩu buộc tóc đuôi ngựa và để râu, nom y chang tay nghệ sĩ chán đời hít thuốc phiện quá liều.
Tam Khẩu nói với Trần Hải Thiên: “Anh biết chú đang nghi anh hít thuốc phiện quá liều chớ gì, thực ra anh chỉ thức đêm chơi World of Warcraft thôi, bản Mỹ đó, không cày đêm thì đào đâu ra người lập team.”
Trần Hải Thiên đẩy cửa rời khỏi quán cà phê trong vẻ ngại ngùng do bị người khác đi guốc trong bụng. Trên đường về nhà, anh vừa đi vừa vui vẻ hát: “Hey hey, my my, rock and roll can never die…”
Trước trung thu hai ngày, mẹ Trần Hải Thiên từ Nhật Bản về, mang cho anh một đống nguyên liệu nấu ăn. Mẹ anh chỉ hỏi quấy quá qua loa về công việc, rồi cũng chẳng ừ hử gì, chỉ bảo: “Con vui là được, dù sao thì cái nhà này cũng để cho con phá rồi, phá sạch thì tự thân vận động.” Từ trước tới nay, mẹ anh luôn mặc anh “muốn gì làm nấy”.
Chiều hôm Trung thu, hai mẹ con ngồi tàu hỏa đến Trung Lịch. Thu đã ghé qua, ngăn sao nổi bước. Bầu trời trong vắt tựa sứ xanh, tiếng rít tàu hỏa như muốn nghiền nát thời gian. Anh và mẹ anh ngồi sánh đôi, ai nấy tự đọc sách, lắng nghe thông báo trạm sau liên tục vang lên.
Đọc được mấy chương sách, mẹ anh dụi mắt hỏi: “Dạo này không quen ai à?”
Anh dửng dưng lật sách, đáp: “Tạm thời con chưa muốn quen biết gì ạ, phiền lắm.”
“Thích kiểu gì? Mẹ ở Nhật Bản, tiện thể tìm cho.”
Trần Hải Thiên đảo mắt lên trên, nói: “Thông minh này, nhanh nhạy nữa, hài hước nhưng không dung tục, biết nhìn người đoán ý, tôn trọng người khác, sáng tạo, sống có nguyên tắc, dũng cảm, giỏi quan sát, giống như tổ trưởng Lý…”
“Thôi, coi như mẹ chưa hỏi, đọc sách tiếp đi!”, Mẹ anh dứt khoát cúi đầu đọc chương tiếp.
“Ơ còn ba trăm điều kiện nữa cơ mà,” Anh thấy mẹ anh đeo tai nghe thì không kìm được bật cười. Đó là anh mới chỉ nói về nhân cách thôi đấy. Mấy điều kiện này có thể quyết định sự khởi đầu của một mối quan hệ, nhưng thứ khiến mối quan hệ thực sự phát triển lâu dài thì luôn là hiện thực.
Nếu đối phương thỏa mãn mọi yêu cầu về nhân cách, song lúc ăn cơm lại phát ra tiếng, rung chân, cơm rơi vung vãi, vừa ăn vừa xỉa răng, hoặc thậm chí đánh rắm… mới nghĩ thôi mà anh đã rợn cả người.
Tuy vậy, anh tin vào mắt nhìn người của mẹ mình. Trước đây bởi tưởng mình đã gặp được người có thể bầu bạn cả đời nên anh đã come out với mẹ. Khi ấy mẹ anh chỉ nhún vai rồi nói đúng hai chữ: “Thế tốt.”
“Sao mẹ không khóc lóc kêu gào, mắng con bất hiếu gì gì đó?” Anh biết mẹ mình sẽ chấp nhận, cơ mà không ngờ mẹ anh lại thản nhiên tới vậy.
“Chuyện này thì liên quan gì tới hiếu thảo, sách con đọc là giả hết hả?” Mẹ anh tỏ vẻ thôi đừng có lảm nhảm: “Với cả con cũng có hiếu thảo gì cho cam.”
“Thế còn mấy câu kinh điển như nối dõi tông đường, hay ôm cháu gì đó, sao mẹ không nhân dịp này nói luôn đi?”
“Nối dõi tông đường? Con xuyên không từ thời nào tới vậy? Ôm cháu? Thà con ôm chó còn hơn, ít nhất thì nó sẽ không khóc lóc không đòi ăn McDonald’s.”
“Oh, okay.” Chưa tới một phút tiết mục come out đã kết thúc, chẳng hiểu sao lại khiến anh hơi thất vọng. Một thời gian ngắn sau, anh đưa người đó đến gặp mẹ, mẹ anh nói gọn lỏn bốn chữ: “Người này không hợp.” Cũng bởi vậy mà anh và mẹ đã nảy sinh mâu thuẫn, rồi thực tế đã chứng minh người đó thật sự không hợp anh.
Khi hai mẹ con đến nhà ông ngoại, bánh trứng vừa mới nướng xong, căn phòng thoang thoảng mùi bơ. Anh chào hỏi người lớn trong nhà, ăn xong một cái bánh trứng nướng, thong thả dạo bước tới quán cà phê giống tòa thành cũ bữa trước. Trong quán, chú chó chăn cừu Anh Quốc vẫn ngồi ở tầng một, gọi cà phê vẫn được tặng hai lát bánh mì gối, bài thơ vẫn treo nơi đầu cầu thang.
Hỡi địa ngục, xin người hãy rơi tuyết cho thiên đường.
Địa ngục, xin người hãy rơi tuyết, cho thiên đường. Anh đọc đi đọc lại, tưởng như thứ nào đó trong tim đã bị hút mất.
Sau khi về Đài Bắc, Trần Hải Thiên cảm thấy sự chênh lệch nhiệt độ rõ ràng. Cũng có thể do tâm trạng mà anh cảm tưởng mọi thứ trước mắt đều phiêu bồng lững lờ trên không, hơi khói tỏa ra từ thịt nướng nhuộm cả con ngõ nhỏ thành màu xám tro. Anh ngẩng mặt, ngước nhìn vầng trăng sáng, đột nhiên nhận ra rằng, vào ngày mai thôi, anh sẽ chính thức bắt đầu cuộc sống mới.
Lần này đừng có đặt biệt danh linh tinh nữa. Anh cảnh cáo chính mình.
Có mục tiêu rõ ràng thì mọi chuyện cũng tiến hành trơn tru dễ dàng hơn. Ba người bạn anh vận dụng các mối quan hệ cá nhân, hễ mà tìm được quán cà phê nào phù hợp đang tuyển người sẽ lập tức báo cho anh. Sau khi phỏng vấn liên tục, cuối cùng anh đã được nhận vào làm ở quán cà phê trong con ngõ nhỏ gần khu trường học phía Nam thành phố.
Đó là một quán cà phê đong đầy hương vị cảm xúc. Nó không mang phong cách tối giản thường thấy của các quán cà phê trong thành phố mà lắng đọng hơi thở hoài cổ bụi bặm của những năm 50. Dường như ở nơi đây, sự phồn hoa đã lụi tàn nhưng vẫn vấn vít vương chút dư âm. Mùi cà phê, mùi quế thẩm thấu tan vào kẽ hở bàn ghế, mặt tường, vĩnh viễn đọng lại chẳng thể mất đi.
Quán cà phê có tên là “Hey Hey My My” – một ca khúc của Neil Young. Trần Hải Thiên ngửi mùi hương tươi mát của quả chanh mới cắt, nghe tiếng vang lanh lảnh của viên đá rơi vào trong cốc, bất giác say sưa chuyện trò suốt hơn một tiếng đồng hồ với chủ quán về rock thập niên cũ, quên khuấy luôn việc mình đến đây để phỏng vấn xin việc, mãi tới khi chủ quán hỏi khi nào anh đi làm được mới chợt bừng tỉnh.
Thế là anh đã có công việc mới. Trần Hải Thiên bắt đầu đi làm từ thứ Hai tuần sau, đúng sau ngày Trung Thu. Anh làm ca tối, từ 3 giờ chiều tới 10 giờ đêm, lo việc tiếp khách và phụ pha chế, đồng nghiệp của anh là một người pha chế tên Tam Khẩu.
“Tam Khẩu chứ không phải là Sơn Khẩu[1], ba chữ Khẩu, Khẩu Khẩu Khẩu”. Tam Khẩu thò đầu ra nhìn từ quầy bar, hết sức nghiêm túc giải thích với Trần Hải Thiên vừa phỏng vấn xong: “Cứ gọi tôi là A Phẩm ấy, mừng chú đến với Hey My, for the horde!”[2]
Anh lập tức chào hỏi Tam Khẩu với khuôn mặt tươi cười đã luyện thành nghề từ quán ăn nhanh. Tam Khẩu buộc tóc đuôi ngựa và để râu, nom y chang tay nghệ sĩ chán đời hít thuốc phiện quá liều.
Tam Khẩu nói với Trần Hải Thiên: “Anh biết chú đang nghi anh hít thuốc phiện quá liều chớ gì, thực ra anh chỉ thức đêm chơi World of Warcraft thôi, bản Mỹ đó, không cày đêm thì đào đâu ra người lập team.”
Trần Hải Thiên đẩy cửa rời khỏi quán cà phê trong vẻ ngại ngùng do bị người khác đi guốc trong bụng. Trên đường về nhà, anh vừa đi vừa vui vẻ hát: “Hey hey, my my, rock and roll can never die…”
Trước trung thu hai ngày, mẹ Trần Hải Thiên từ Nhật Bản về, mang cho anh một đống nguyên liệu nấu ăn. Mẹ anh chỉ hỏi quấy quá qua loa về công việc, rồi cũng chẳng ừ hử gì, chỉ bảo: “Con vui là được, dù sao thì cái nhà này cũng để cho con phá rồi, phá sạch thì tự thân vận động.” Từ trước tới nay, mẹ anh luôn mặc anh “muốn gì làm nấy”.
Chiều hôm Trung thu, hai mẹ con ngồi tàu hỏa đến Trung Lịch. Thu đã ghé qua, ngăn sao nổi bước. Bầu trời trong vắt tựa sứ xanh, tiếng rít tàu hỏa như muốn nghiền nát thời gian. Anh và mẹ anh ngồi sánh đôi, ai nấy tự đọc sách, lắng nghe thông báo trạm sau liên tục vang lên.
Đọc được mấy chương sách, mẹ anh dụi mắt hỏi: “Dạo này không quen ai à?”
Anh dửng dưng lật sách, đáp: “Tạm thời con chưa muốn quen biết gì ạ, phiền lắm.”
“Thích kiểu gì? Mẹ ở Nhật Bản, tiện thể tìm cho.”
Trần Hải Thiên đảo mắt lên trên, nói: “Thông minh này, nhanh nhạy nữa, hài hước nhưng không dung tục, biết nhìn người đoán ý, tôn trọng người khác, sáng tạo, sống có nguyên tắc, dũng cảm, giỏi quan sát, giống như tổ trưởng Lý…”
“Thôi, coi như mẹ chưa hỏi, đọc sách tiếp đi!”, Mẹ anh dứt khoát cúi đầu đọc chương tiếp.
“Ơ còn ba trăm điều kiện nữa cơ mà,” Anh thấy mẹ anh đeo tai nghe thì không kìm được bật cười. Đó là anh mới chỉ nói về nhân cách thôi đấy. Mấy điều kiện này có thể quyết định sự khởi đầu của một mối quan hệ, nhưng thứ khiến mối quan hệ thực sự phát triển lâu dài thì luôn là hiện thực.
Nếu đối phương thỏa mãn mọi yêu cầu về nhân cách, song lúc ăn cơm lại phát ra tiếng, rung chân, cơm rơi vung vãi, vừa ăn vừa xỉa răng, hoặc thậm chí đánh rắm… mới nghĩ thôi mà anh đã rợn cả người.
Tuy vậy, anh tin vào mắt nhìn người của mẹ mình. Trước đây bởi tưởng mình đã gặp được người có thể bầu bạn cả đời nên anh đã come out với mẹ. Khi ấy mẹ anh chỉ nhún vai rồi nói đúng hai chữ: “Thế tốt.”
“Sao mẹ không khóc lóc kêu gào, mắng con bất hiếu gì gì đó?” Anh biết mẹ mình sẽ chấp nhận, cơ mà không ngờ mẹ anh lại thản nhiên tới vậy.
“Chuyện này thì liên quan gì tới hiếu thảo, sách con đọc là giả hết hả?” Mẹ anh tỏ vẻ thôi đừng có lảm nhảm: “Với cả con cũng có hiếu thảo gì cho cam.”
“Thế còn mấy câu kinh điển như nối dõi tông đường, hay ôm cháu gì đó, sao mẹ không nhân dịp này nói luôn đi?”
“Nối dõi tông đường? Con xuyên không từ thời nào tới vậy? Ôm cháu? Thà con ôm chó còn hơn, ít nhất thì nó sẽ không khóc lóc không đòi ăn McDonald’s.”
“Oh, okay.” Chưa tới một phút tiết mục come out đã kết thúc, chẳng hiểu sao lại khiến anh hơi thất vọng. Một thời gian ngắn sau, anh đưa người đó đến gặp mẹ, mẹ anh nói gọn lỏn bốn chữ: “Người này không hợp.” Cũng bởi vậy mà anh và mẹ đã nảy sinh mâu thuẫn, rồi thực tế đã chứng minh người đó thật sự không hợp anh.
Khi hai mẹ con đến nhà ông ngoại, bánh trứng vừa mới nướng xong, căn phòng thoang thoảng mùi bơ. Anh chào hỏi người lớn trong nhà, ăn xong một cái bánh trứng nướng, thong thả dạo bước tới quán cà phê giống tòa thành cũ bữa trước. Trong quán, chú chó chăn cừu Anh Quốc vẫn ngồi ở tầng một, gọi cà phê vẫn được tặng hai lát bánh mì gối, bài thơ vẫn treo nơi đầu cầu thang.
Hỡi địa ngục, xin người hãy rơi tuyết cho thiên đường.
Địa ngục, xin người hãy rơi tuyết, cho thiên đường. Anh đọc đi đọc lại, tưởng như thứ nào đó trong tim đã bị hút mất.
Sau khi về Đài Bắc, Trần Hải Thiên cảm thấy sự chênh lệch nhiệt độ rõ ràng. Cũng có thể do tâm trạng mà anh cảm tưởng mọi thứ trước mắt đều phiêu bồng lững lờ trên không, hơi khói tỏa ra từ thịt nướng nhuộm cả con ngõ nhỏ thành màu xám tro. Anh ngẩng mặt, ngước nhìn vầng trăng sáng, đột nhiên nhận ra rằng, vào ngày mai thôi, anh sẽ chính thức bắt đầu cuộc sống mới.
Lần này đừng có đặt biệt danh linh tinh nữa. Anh cảnh cáo chính mình.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương