Con Gái Gian Thần

Chương 84: Bắt đầu náo nhiệt



NGƯỜI KẾT THÙ VỚI ÔNG CÒN ÍT HAY SAO?!

Việc Hoàng thái tử bị phế đã thành kết cục không thể tránh, Trịnh Tĩnh Nghiệp rất vui vẻ, nhưng trên mặt phải làm ra vẻ đau lòng, dù trong bụng chẳng hề mảy may có tí buồn thương. Vì an toàn của bản thân, Phó Hàm Chương phải cắn chết Đông cung. Chuyện về sau, Trịnh Tĩnh Nghiệp chỉ cần xem náo nhiệt thôi. Các người cứ tranh với nhau, ta chỉ làm Lã Vọng buông cần là được. Trịnh Tĩnh Nghiệp quyết định, mục tiêu tiếp theo của ông là nuôi dạy đời thứ hai của gia đình cho tốt, qua hai đời, thu xếp toàn bộ vây cánh cho ổn, vượt qua sự chuyển giao hoàng quyền, giúp gia tộc có thể thuận lợi kéo dài.

Ở đây cũng phải lo tính đến chuyện của Hoàng đế, dù gì ngài cũng đã cao tuổi, phải chuẩn bị đường lui, dẫu thế nào cũng phải có ít nhất là mối quan hệ không đối đầu với Tân hoàng chứ, phải không?

Để Trịnh Tĩnh Nghiệp trình bày, thật sự hi vọng tạm thời không lập Thái tử, để ông quan sát một chút, đúng thế, phải suy nghĩ cẩn thận một chút.

[Nếu lập Thái tử mới, ai thì được?]

Trịnh Tĩnh Nghiệp bấm ngón tay tính toán, trong các hoàng tử lớn tuổi… Đệch!! Người kết thù với ông còn ít hay sao?!

Chẳng như Thái tử, Trịnh Tĩnh Nghiệp đã rất không ngừng cố gắng hạ đài anh ta, không phải chuyện đùa đâu.

Chẳng như Tề vương, Trịnh Tĩnh Nghiệp và Tề vương có chút khúc mắc nhỏ - chính là việc bị từ chối liên minh kết hôn hồi trước (cuối chương 23, đầu chương 24).

Chẳng như Ngụy vương, Trịnh Tĩnh Nghiệp có mâu thuẫn với nhạc phụ của Ngụy Vương, Nghiệp Quảng Học lẫn ông dượng Tưởng Tiến Hiền.

Chẳng như Tấn vương, đây là em ruột của Ngụy vương.

Yến vương thì,…

Hay là…

Đúng là nghiệp chướng!

Trịnh Tĩnh Nghiệp muốn lật bàn, sau đó quả thật ông đã hất tung cái bàn nhỏ trước mặt. Trịnh Tĩnh Nghiệp chửi thầm mệ nó trong bụng, không ai trong Tiêu gia là dễ đối phó cả! Ông cần phải lập lại một kế hoạch kín đáo chặt chẽ lần nữa, đương nhiên, trước mắt phải kéo dài tiến độ lập Tân Thái tử của Hoàng thượng.

Đối với Trịnh Tĩnh Nghiệp mà nói, để Thái tử kế tiếp xuất hiện trễ một chút không khó, dù gì thủ tục hạ đài Tiêu Lệnh Hành trước mắt đã xong đâu.

Phế một Thái tử, thật không dễ dàng, chẳng kể đến chuyện trước đây có bao nhiêu kẻ tham gia, mọi người cùng hùa nói xấu Thái tử bao nhiêu năm. Tình hình hiện tại, tuy rằng đã chộp được nhược điểm của Thái tử, nhưng chỉ cần chưa hạ chiếu thiên hạ, chưa tế thái miếu trời đất thì anh ta vẫn là Thái tử.

Hơn nữa, tuy không được đánh giá tốt, nhưng cũng chỉ trong nhà thôi, thanh danh Thái tử bên ngoài vẫn chưa bị hỏng, hẳn sẽ có người đồng tình. Hai chữ Thái tử, bản thân đã đại biểu cho chính tông. Muốn phế, không hề dễ dàng.

Hoàng đế muốn phế Thái tử, cũng không phải vì không hòa hợp với Thái tử, không thể phán một câu: ‘Phế Thái tử thành thứ dân’ là xong việc. Ngài phải suy xét đến cảm nhận của mọi người, trong mọi người, nếu có những nhân vật hoàng thất như Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Thân vương, Quận vương có tầm ảnh hưởng khá lớn thì phải mong mỏi được họ thông cảm cho nữa kìa.

Sau đó, quan trọng nhất, được các đại thần đồng ý. Hoàng đế là trung ương tập quyền, ngài cũng cần được đại thần ủng hộ. Đứng đầu đại thần, là Tể tướng.

Không thể vừa nghe Thái tử đáng ghét thì các đại thần liền gật đầu đồng ý liền tù tì, vẫn câu nói cũ, Thái tử đại biểu cho chính tông, nếu tán thành phế anh ta mà không có xíu áp lực nào, sao bạn an cmn tâm cho nổi? Giống như người ta thoái vị để bạn làm Hoàng đế vậy, cho dù có bị ép, cũng phải giống ‘Tam từ (từ trong từ chối)’, đại khái bí kíp là thế đó.

Tể tướng, điều hòa âm dương, có tác dụng ngăn cản cái đầu bốc hỏa của Hoàng đế. Đồng thời, cũng phải thay ngài duy trì chính tông. Trong lịch sử trung cổ, muốn bóp chết Thái tử như Lý Lâm Phủ (*), lúc Hoàng đế hỏi ông vẫn đáp mỗi câu: “Đây là chuyện nhà bệ hạ.” Không thể nói, được rồi, vậy giơ tay biểu quyết ta đồng ý.

(*) Lý Lâm Phủ là một gian tướng dưới thời Đường Huyền Tông (Dương Quý Phi), đố kỵ người tài đức, kết bè kết đảng, bài trừ những người trái ý, hãm hại người tốt. Ngoài miệng thì lời ngon tiếng ngọt, nhưng trong lòng thì nham hiểm ác độc. Câu thành ngữ “Khẩu Phật tâm xà” cũng là từ đây mà sinh ra.

Chuyện Trịnh Tĩnh Nghiệp phải làm bây giờ, là giả vờ phản đối tí đỉnh

Hoàng đế hỏi ông: “Thái tử bất trung bất hiếu bất nhân bất nghĩa, trẫm muốn phế, có thể không?” Lúc đấy, Trịnh Tĩnh Nghiệp nghiêm mặt, quỳ sụp xuống: “Thần xin bệ hạ hãy cẩn trọng.”

Hoàng đế mất hứng, oán hận ngài dành cho đứa con trai này tích tụ đã lâu, lạnh lùng: “Ông có biết nó đã làm gì không? Nó cũng giỏi lắm! Chẳng lẽ phải giữ lại thứ súc sinh như vậy sao?” Chính cha nó cũng chẳng dám chém đại thần như thế!

Trịnh Tĩnh Nghiệp cười khổ: “Thái tử làm thế, cho dù bọn thần không sao, nhưng để Thái tử không hài lòng, chính là khuyết điểm của bọn thần.”

Tâm bệnh của Hoàng đế: Cha nó còn sống, nó đã cả gan xách dao chém anh chị em, sau đó có phải định bức vua thoái vị? Nhất định phải phế mới được.

Trịnh Tĩnh Nghiệp nghiêm mặt nói: “Thái tử oán hận anh em, bệ hạ vì an toàn của con cái, cũng không phải không thể. Chỉ là ---- Thái tử cũng là con của ngài mà! Nếu phế đi, sau này Thái tử biết phải làm sao?” Lo lắng lớn nhất của Trịnh Tĩnh Nghiệp vì điều này, hạ đài Thái tử, nhỡ sau này Hoàng đế bỗng đau lòng cho đứa con cả này thì sao, Hoàng đế không sai, ai đồng ý sẽ chịu tiếng oan, nhất định Trịnh Tĩnh Nghiệp không gánh đâu!

Hoàng đế cười lạnh bảo: “Chẳng lẽ con trẫm đều là súc sinh như nó?” Xem này, ngài hoàn toàn tin chắc, chọn cách quên rằng mình đã tự tay chém giết biết bao anh em.

Thấy Hoàng đế không nói, Trịnh Tĩnh Nghiệp lại thêm: “Sau chuyện đã xảy ra, bệ hạ có gặp Thái tử chưa? Dù sao Phó Hàm Chương cũng là ngoại thần, kể cả thần, mọi người đều là ngoại thần, còn bệ hạ và Thái tử là cha con ruột, bất luận thế nào, cũng không thể vì một câu nói của ngoại thần, không hỏi con trai một tiếng mà đã định tội ngay.” Ông khuyến khích Hoàng đế gặp Thái tử, còn thay Hoàng đế nhắc lại tình cảm thắm thiết của cha con với Thái tử năm nào.

Hoàng đế không muốn thừa nhận Thái tử nhà mình trở nên hư hỏng, nhưng tại sao bao năm nay biết bao điều tiếng, lỗ tai toàn chứa những lời bất mãn về Thái tử. Đáy lòng còn tia do dự: “Thôi được, ta đi gặp thằng nghiệt tử này một lần.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp nghiêm túc cáo lui. Trở về liền triệu tập hội nghị gian đảng: “Từ hôm nay trở đi, không ai được bàn về những chuyện xấu của Thái tử, chuyện của Đông cung, đều không được nói một lời!”

Đường Văn Uyên vội hỏi: “Chẳng lẽ sự tình có biến?” Lý Ấu Gia đưa mắt hướng về cách gian, theo truyền thuyết, trong này có trùm cuối đang ẩn mình.

Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Chẳng qua ta không muốn phát sinh biến cố gì thôi. Hắn và Thánh nhân làm cha con hơn ba mươi năm nay, nghe người ta chê con nhà mình thì vui sao nổi?”

Từ Liệt nghiêm túc phân tích: “Chuyện đến nước này thì không thể không phế Thái tử, không cần chúng ta dây vào cũng sẽ bị phế. Tướng công, chuyện quan trọng nhất bây giờ chính là – ai sẽ làm Thái tử.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp vuốt râu nói: “Bây giờ Thánh nhân không có lòng dạ nào mà nghĩ tới chuyện này,” dẫu có thì ông cũng sẽ phá cho hư, “Nhìn tình hình chư vương bây giờ đi! Con người, sợ nhất lúc đắc ý quên trạng, bây giờ không có Thái tử, lòng người chẳng yên, sẽ có lúc hiện hình.”

Mọi người đều hô phải, quay về tự dặn dò người trong nhà, giữ lại ba anh em Trịnh Sâm.

***

Mọi người đi rồi, Trịnh Diễm mới đi ra từ sau rèm, cười tủm tỉm nói: “Cha thật anh minh!” Lúc Trịnh Tĩnh Nghiệp hất bàn ở nhà, Trịnh Diễm biết, quả quyết đi tìm cha, lúc ấy sẽ nhắc nhở cha mình: “Căn cơ Trịnh gia nông, lại có gánh chút danh ác, chút danh ác đó dẫu có chết cũng phải bỏ.” Không giống gánh nặng chính trị mưu phế Thái tử. Hồi ấy nàng nghe theo nguyên tắc trước sau như một của cha, phải giải quyết mọi chuyện thật sạch sẽ. Phế Thái tử, đều phụ thuộc vào con dao của Hoàng đế, nhất định sẽ phế, muốn giẫm đạp anh ta lúc nào mà chẳng được?

Đối với một kẻ ác đúng tiêu chuẩn, chuyện khó không phải làm chuyện xấu, mà là xóa dấu vết, hoặc nói cách khác, tránh bị trừng phạt.

Trịnh Sâm Trịnh Uyển lòi hết cả mắt, biết cha yêu muội muội là một chuyện, nhưng tận mắt thấy cô bé ‘buông rèm chấp chính’ là chuyện khác, Trịnh Thụy chẳng ngạc nhiên chút nào, do dù trên đầu muội muội mọc một cái sừng dài, đằng sau em rể có đuôi cũng là chuyện bình thường.

Trịnh Tĩnh Nghiệp không giận mà nói: “Lần này con yên tâm rồi sao?”

Trịnh Diễm đáp: “Vốn là thế, chưa tới lúc đậy nắp quan tài mới hay (*), không thể qua loa xíu nào, Thái tử sẽ ra sao là chuyện của anh ta, chúng ta bận tâm làm gì? Chúng ta đói, muốn ăn cơm, mục đích không phải ăn gì, chủ yếu phải no. Con ăn nửa bát là no, quan tâm nửa bát còn lại làm chi! Làm việc chớ nên quá cứng rắn, nhỡ đâu chính bản thân cũng không thể lo nổi.” Mục tiêu chính không phải vì sự tồn tại mai này của Trịnh gia sao? Những chuyện khác cần thủ đoạn cho khéo là được rồi? Mục đích của Trịnh Diễm cũng không phải hại chết Thái tử, sau đó rơi vào cảnh không lối thoát.

(*) Ý bảo chuyện xấu, ưu khuyết điểm của một người mãi khi chết rồi mới có kết luận.

Trịnh Sâm nghĩ, từ khi còn nhỏ, cô em gái của anh luôn có những lời khiến người khác kinh ngạc, bây giờ nói thế cũng là bình thường. Đưa tay nhét con ngươi về lại hốc mắt. Trịnh Uyển nghĩ thầm, nói thế cũng có lý, buổi chiều Thánh nhân còn đi thăm Thái tử nữa mà.

Em gái đúng là sinh vật hung hãn nhất trên đời, không ai bằng! Trịnh Thụy cắn khăn tay, mắt đẫm lệ thầm nhủ trong bụng.

Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Chính là đạo lý này.”

Lại triệu tập người nhà: “Tình hình trong kinh không ổn, chớ mà gây sự!”

Trịnh Diễm về phòng tháo cây trâm mới trên đầu xuống, bỏ vào hộp trang điểm: “Cất cái này đi, khi nào có việc vui sẽ mang.”

A Tiếu nói: “Thất nương nói gì lạ thế, sắp đến tết, không phải là lúc ăn mừng sao?”

Trịnh Diễm thở dài: “Cửa cuối năm này mới khó sống đây!”

Chọc đám tì nữ bên cạnh cười lớn.

Trịnh gia cười hi ha, Đông cung mây đen ảm đạm. Hoàng đế tới gặp Thái tử, kết quả chán ghét bỏ đi. Thái tử khóc lóc chảy nước mắt nước mũi: “Con không có ý hại cha! Bọn chúng vu cho con!”

Hoàng đế bị chọc điên: “Không có ý hại trẫm? Đúng vậy, mày không muốn hại trẫm, chỉ muốn giết hết em trai mình thôi, không có ý đụng vào trẫm!” Chỉ còn một mình mày làm cha hiền con hiếu mới chịu hả?

Thái tử cãi chày cãi cối nói: “Tại bọn chúng hại con trước, từ nhỏ con đã hầu hạ dưới gối (thừa hoan tất hạ - ý nói chăm sóc, hiếu thảo với cha mẹ), có chỗ nào thiếu sót? Tới bây giờ vẫn luôn là cha hiền con hiếu, vui vẻ hòa thuận, từ khi tụi nó trưởng thành, thì…” Nhớ lại thời thơ ấu tốt đẹp, kể lể mấy thằng đệ đáng ghét cỡ nào.

Trịnh Tĩnh Nghiệp đã tiêm mấy mũi dự phòng cho Hoàng đế từ sớm, ba cái ôn nhu đó không còn là kim bài miễn tội. Lại thêm Thái tử tố cáo triều thần kết đảng, bảo bọn họ đều là bè cánh chư vương, mưu đồ đoạt đích. Dù sao cũng phải chộp lấy cơ hội, bằng bất cứ giá nào, Thái tử cũng phải hắt chậu nước bẩn này ra ngoài. Bây giờ anh ta hận Phó Hàm Chương nhất, nói xấu không ít chuyện của Phó thị, cái gì cũng đồng ý ngon lành thế mà cuối cùng lại phản bội, nhận gì của anh ta, gọi anh ta là chủ, nói lời kinh tởm biết là bao.

Hoàng đế càng nghe càng giận, anh ta nói đại thần của ngài có tư tâm, điều này ngài thừa nhận, nhất định, khẳng định thế, ngài cũng là vô tình hữu ý để chuyện ấy xảy ra. Nhưng mà, nói tóm lại mọi người đều biết kiềm chế, không phải sao? Khi bạn bảo ông chủ phải thừa nhận tất cả nhân viên dưới tay mình đều là lưu manh, thì ông chủ là gì? Trùm xã hội đen chắc?

Lại thêm Hoàng đế còn cho rằng Trịnh Tĩnh Nghiệp được một tay ông cất nhắc làm kẻ tâm phúc, là trung thần đáng tin chất phác – không xem là trung thần thì Hoàng đế cũng chẳng cho Trịnh Tĩnh Nghiệp quyền hành lớn như vậy. Ngay cả người như thế mà Thái tử cũng cáo trạng, đúng là mất trí rồi!

Hoàng đế phất tay áo bỏ đi: “Đến chết mày cũng không biết hối cãi!” Thế mà Trịnh Tĩnh Nghiệp lại còn cầu xin cho mày!

Trở về triệu Tể tướng tới hỏi, Vi Tri Miễn khiêm tốn, thành thật nói: “Xin nghe Thánh nhân sắp xếp.”

Tưởng Tiến Hiền được triệu tiến cung, được Hoàng đế hỏi ý kiến, trong lòng rất vui, nhưng ngoài miệng vẫn thưa: “Đây là chuyện nhà bệ hạ. Chỉ có điều, trữ vị thay đổi, thiên hạ chấn động, mong bệ hạ sớm chọn tân trữ, yên lòng dân chúng.”

Hoàng đế giật mình trong bụng, liếc mắt nhìn Tưởng Tiến Hiền, không hé răng.

Tưởng Tiến Hiền xin từ biệt ra về, trong lòng hơi băn khoăn, nhưng cũng gạt phắt đi, căn cơ Tưởng thị ăn sâu bén rễ, có gì phải sợ? Dẫu Hoàng đế biết ông ta có tư tâm thì làm được gì? Cháu ngoại ông ta rất giỏi, chỉ nhờ vào tố chất thì cũng có thể thắng. Dẫu ông ta có lộ rõ mục đích của mình, Hoàng đế cũng không làm gì được.

Hoàng đế lại kéo dài chuyện này suốt nửa tháng, tranh thủ trong nửa tháng này, Trịnh Tĩnh Nghiệp lại tới xin chỉ thị Hoàng đế: “Năm nay ít mưa, thần lo sẽ thành họa. Lần trước khuyển tử vào kinh, cũng bảo có hạn hán. Chuyện của Đông cung, hay là đừng phạt?”

Hoàng đế quả quyết: “Đông cung không có đức, sẽ gây họa.” Đông cung được gọi là Đông cung, vì nó ở phía đông, Phương Đông có Thanh Long chủ mộc, có nghĩa sinh trưởng phồn thịnh. Hoàng đế biến nó lệch lạc thành Thái tử không tốt, cho nên hạn hán khiến cỏ không mọc. Đừng có đùa, con trai kè kè con dao, bây giờ không chém mình, nhỡ lớn gan thì sẽ chém ai? Hơn nữa, mang tiếng Thái tử nhưng lại lập kế hoạch sơ hở lung tung, trình độ năng lực thật khiến người ta sốt ruột. Muốn giết người, làm gì mà chẳng xong? Con trai mình kết hôn, sân nhà mình, muốn đầu độc phóng hỏa chém người… làm gì mà chả được, có cơ hội mà chẳng biết nắm bắt.

Nếu không sao nói Hoàng đế có thể thành Hoàng đế, Thái tử lại bị phế chứ? Đều là thứ trưởng tử, vậy mà chênh lệch thế này, chậc chậc.

Trịnh Tĩnh Nghiệp lại xin ý kiến: “Thần đã có chuẩn bị, sẵn sàng rút hai mươi vạn thạch lương, nếu có tai ương thì sẽ cứu trợ, không tai cũng gửi đi để tránh nhiễu nhương bất an. Thần nghĩ vậy, có nên hạ lệnh cho các châu, quận chuẩn bị không?”

Hoàng đế nói: “Khanh đúng là một người có lòng vì nước!” Bây giờ còn lo cho quốc gia đại sự, không giống những kẻ kia!

Bây giờ ai có tâm sức mà quản đâu chứ? Mọi người đang nghĩ: Đạp ngã Thái tử, rơi vào cảnh không lối thoát, rồi đẩy người tình đồng tính (*) của mình lên đài. Làm việc qua loa đại khái, Trịnh Tĩnh Nghiệp tranh thủ thể hiện một phen.

(*) Tác giả dùng từ ‘cơ hữu’ – ý nói người yêu đồng tính của đàn ông – gay, vân vân… trong này ý bảo mọi người đều muốn đưa chư vương phe mình lên, tác giả dùng từ ‘cơ hữu’ mang ý mỉa mai, hài hước.

Thấy Hoàng đế quyết tâm phế Thái tử, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng góp lời: “Thần không thể thuyết phục được bệ hạ, nhưng thần có vài chuyện không thể không nói. Làm sao để phế Thái tử? Thái tử có hành vi phạm tội, nhưng không thể vạch trần, không thể nghe lời đồn, dù sao cũng là Thái tử, đây là chuyện thứ nhất. Quảng Bình quận vương rồi sẽ ra sao? Sau này đi đường nào, tội trạng không liên quan tới vợ con, huống chi Quảng Bình quận vương luôn hiếu thảo với Thánh nhân, đây là chuyện thứ hai. Liêu thuộc của Đông cung cũng không phải người thường, phải xử lí sao đây? Đông cung không ít kẻ tài, phải tiếp tục ra sức vì nước mới tốt, chuyện thứ ba. Thái tử bị phế rồi, phải xử trí thế nào? Làm sao để anh ta được an dưỡng tuổi già, đó là chuyện thứ tư. Cuối cùng, phải làm sao, để không gây chấn động quá lớn đến triều đình và dân chúng, phải trấn an thế nào, là chuyện thứ năm. Dẫu Thái tử có lạc lối, Thánh nhân vẫn là một vị vua nhân ái, một người cha hiền từ, dẫu thế nào cũng muốn khắc phục.” Không hề có ý bỏ đá xuống giếng.

Hoàng đế cảm thấy cực kì vui mừng: “Khanh đúng là trụ cột vững chắc!”

***

Trịnh Tĩnh Nghiệp quẳng cái gánh nặng chính trị này, còn Hoàng đế lại có ý gây dựng thanh thế cho ông, mấy lần ngay trên triều, khen ông hòa khí với Đông cung, không bỏ đá xuống giếng lãng phí người tài, người nghe muốn bốc axit: Ông ta ra tay dã man nhất, thế mà ngài còn khen!

Hoàng đế khen Trịnh Tĩnh Nghiệp và làm một loạt các động tác kế tiếp. Đầu tiên, ngài mắng đám người Tưởng Tiến Hiền, Thẩm Tấn (anh trai của Hiền phi), ghét bỏ bọn họ nói xấu Thái tử, lại còn đánh chết một đám cung tì hoạn quan ở Đông cung, dưới tình hình này mà còn bảo Trịnh Tĩnh Nghiệp phúc hậu, chuyện này… đúng là kéo thêm thù.

Tiếp theo, ngài bắt Tề vương thu dọn quần áo đồ đạc xéo ngay lập tức, không để đến hết năm.

Sau đó, ngài phong vương cho đám con còn lại, mặc kệ đã trưởng thành hay chưa, kết hôn hay không.

Cuối cùng, mới hạ chiếu phế Thái tử, lại tế Thái miếu đóng đinh chuyện này lên. Thái tử bị phế làm thứ dân, Quảng Bình quận vương bị giáng xuống làm Công(tước đầu trong năm tước phong kiến: công, hầu, bá, tử, nam). Trừ Tiêu Xước, cả nhà Thái tử đều bị phế ra ở Bắc cung, không cho ra khỏi kinh cũng không ra khỏi cung, chính là thế.

Nghe nói, ngày ban chiếu, không có Thừa tướng nào phản đối, vì thế, thanh danh của cả ba vị Tể tướng đều bốc mùi. Trịnh Tĩnh Nghiệp thì thôi, ông bị mắng quen rồi, hơn nữa bây giờ lại có Hoàng đế chống lưng, ông là người chịu trận nhẹ nhất, quần chúng không rõ chuyện còn tưởng ông là người tốt. Tưởng Tiến Hiền và Vi Tri Miễn rất bất bình, bọn họ cũng bị mắng, trước đây không dính dáng tới, nay nhận ra, dường như, đối đầu với Thái tử, thanh danh của họ bị tổn hại nhiều nhất!

Trịnh Tĩnh Nghiệp đúng là lão hồ ly, đồ thành tinh! Hèn chi, bình thường đập Thái tử ông là người khoái chí nhất, sao bây giờ rụt lại làm trạch nam, thì ra là chờ ở đây!

Mắng Trịnh Tĩnh Nghiệp xong, bọn họ bận lắm. Trịnh Tĩnh Nghiệp gạt phăng một cách sạch sẽ (*), chuyển mọi việc của Đông cung cho Tưởng Tiến Hiền, bản thân đi ngăn ngừa tình hình thiên tai, Tưởng Tiến Hiền đôn đốc Đông cung chuyển nhà. Đây thật ra là chuyện dễ làm, tiến hành ổn thỏa, thành viên Đông cung chuyển đi phân nửa. Bất hạnh gặp phải Tiêu Xước khóc gào muốn đi theo cha, lại thêm Phó lương đệ treo cổ tự tử, Tiền quận chúa Hàm Nghi mắc bệnh qua đời…

(*) Nguyên gốc tác giả dùng cụm từ ‘một đẩy hai năm sáu’ – ý bảo người chối bỏ trách nhiệm.

Vợ ông ta, Sở thị muốn cầu tình thay cho Phó gia – Tưởng Tiến Hiền được chỉ định án Đông cung cầm đầu mưu nghịch, dù Phó Hàm Chương có công tố giác, nhưng Đông cung đã nói, Phó Hàm Chương đợi chuyện xảy ra mới trở mặt, cũng phải thẩm vấn. Tưởng Tiến Hiền gãi đầu bứt tóc đến nỗi trụi lủi ‘Dẫu muốn cài trâm cũng chẳng xong’. (*Trích từ bài thơ Xuân Vọng của Đỗ Phủ)

Hoàng đế hạ lệnh để Trịnh Tĩnh Nghiệp tới khuyên bảo Tiêu Xước quay về: “Quận công phải giỏi giang, thì cha của ngài mới có thể dựa vào, bây giờ cả nhà chỉ biết trông vào ngài thôi, ngài còn em trai, bọn họ phải thành gia, còn em gái, phải lập gia đình, mẹ ngài đang chờ được ngài phụng dưỡng, nếu ngài nhốt mình vào trong, bọn họ biết phải làm sao đây? Phải bình tĩnh, chớ quá xúc động. Những lời này vượt quá quy củ, Lệnh tôn đang xúc động, cho là bị oan uổng, sao không nghĩ đây là thử thách cho mình?”

Tiêu Xước mở to hai mắt nhìn, nghe Trịnh đại lừa đảo tiếp tục dối lừa: “Cha con ruột là vậy, Thánh nhân cũng không muốn giết muốn chém, sao ngài lại không hiểu rõ?”

Tiêu Xước bị lừa đến nỗi xem ông là người tốt = =! Trịnh Tĩnh Nghiệp muốn lừa ai, chỉ là việc cỏn con, ông ấy có thể đứng ở lập trường của bạn, phân tích bạn nghe, cho bạn thấy ông đang lo lắng cho mình. Hơn nữa, Trịnh Tĩnh Nghiệp lại là một người đẹp lão, gây ấn tượng rất mạnh, Tiêu Xước lau nước mắt tủi thân, ngoan ngoãn về nhà đóng gói vài thứ để mẹ và em dùng. Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng phúc hậu bày tỏ có thể đánh tiếng xin xỏ Hoàng đế giúp cậu.

Đông cung sụp đổ, người cao hứng nhất chẳng ai hơn được Trưởng công chúa Khánh Lâm đâu, chư vương chỉ đứng sau thôi – bọn họ còn đang tranh giành trữ vị.

Bụng của Trưởng công chúa Khánh Lâm đã lớn lắm rồi, vẫn chịu khó vào cung an ủi Hoàng đế một bữa, thấy Hoàng đế kinh hồn bạt vía: “Muội cẩn thận một chút, hôm trước vừa có tuyết rơi, đường trơn lắm!”

Trưởng công chúa Khánh Lâm nói: “Nói ai thế? Đại lang mới cần phải chăm sóc bản thân đó! Gầy thế này, mùa đông người ta ai cũng mập trắng béo tốt hết.”

Hoàng đế bật cười: “Anh trai muội không phải heo!”

Trưởng công chúa Khánh Lâm che miệng nói: “Ít ra cũng còn cười được một chút.”

Hoàng đế thở dài: “Sao ta cười cho nổi? Ta phải thật khỏe mạnh mới được, muội đến đây làm gì?”

Trưởng công chúa Khánh Lâm đáp: “Muội rảnh đến hoảng chạy tới giải sầu không được sao?”

Hai anh em bàn qua nói lại, chớp mắt tới giờ cơm, Miêu phi đã chuẩn bị thức ăn chu đáo, mời Trưởng công chúa Khánh Lâm ở lại ăn cơm chung, Trưởng công chúa Khánh Lâm cũng không từ chối, ăn bữa cơm cùng anh trai và Miêu phi, còn ngủ trưa ở điện Chiêu Nhân.

Từ đấy về sau tâm tình Hoàng đế tốt hơn nhiều, cho dù muốn hậm hực, nhưng có nhiều người pha trò cho ngài như vậy, cũng không hậm hực được bao lâu. Lại sắp hết năm, mọi chuyện kéo tới dồn dập, dù Hoàng đế còn nhắc tới chuyện phế Thái tử, nhưng năm mới cũng cuốn đi rất nhiều thứ, cuối cùng lại hoãn, năm mới đứng trên gác của cổng Hoàng thành, nhận sự chúc mừng của mọi người, cùng vui với dân.

Coi như đây là dấu hiệu, màn kịch đọat đích sắp mở màn.
Chương trước Chương tiếp
Vietwriter; Bongdaso; Bongdapro; Keonhacaivip; W88; NEW88; NEW88;
Tele: @erictran21
Loading...