Công Chúa Nhạn Hồi
Chương 18
20.
Lời đồn đại về ta đã biến mất chỉ sau một đêm.
Mọi người ngày càng tôn trọng ta hơn, bọn họ đã hoàn toàn hiểu rằng ta chính là vảy rồng (*) của Y Mãnh Tà.
(*): 逆鳞 [nìlín] [nghịch lân]: có nghĩa là chạm phải vảy rồng, mỗi con rồng đều có điểm yếu là vảy ở trước yết hầu, kẻ nào dù vô tình hay cố tình chạm vào nó đều bị rồng gi.ết c.hết.
Y Mãnh Tà nói rằng, đây gọi là sợ cường quyền nhưng lại không biết sợ đức.
Nhưng phần lớn thời gian, chàng vẫn lấy đức để thu phục lòng dân và thường không sử dụng bạo lực.
Dưới sự cai trị của Y Mãnh Tà, mối quan hệ giữa đại Hán và Hung Nô đã đạt đến mức hòa hoãn mà trước nay chưa từng có.
Nhưng chàng lại nói, chính việc hòa thân của ta đã mang lại hòa bình cho cả hai quốc gia.
Chàng đúng là luôn giỏi trong việc pha trò để chọc ta vui vẻ mà.
Cuối năm, Y Mãnh Tà báo cho ta một tin vui rằng Hán triều phái sứ giả mời Y Mãnh Tà đại Thiền Vu đến để mừng hòa bình giữa Hán triều và Hung Nô.
"Cậu nói nàng là công chúa Hán triều được yêu thương nhất, nàng đã ở đây lâu như vậy rồi nên nhất định là rất nhớ cha nương đúng không. Hiện tại nàng là Yên thị của Hung Nô ta, cũng là công thần của hai nước Hán Hung rồi, nên chúng ta cùng đi Trường An nhé".
Mộc Hòa Nhã và cữu cữu của nàng ấy là Sắc Nhật vương cũng cùng nhau đến Hán triều, mọi người đều rất phấn khích, đặc biệt là Mộc Hòa Nhã, người chưa bao giờ đặt chân đến Trường An, nàng ấy rất muốn xem liệu Trường An có náo nhiệt sầm uất như trong lời đồn đã nghe được hay không.
Suốt dọc đường đi chỉ có mỗi ta là không yên lòng.
Những cảm xúc bất an cứ ngày một dâng lên trong lòng ta, rằng có điều gì đó sắp xảy ra.
Ta nên nói với Y Mãnh Tà như thế nào đây? Thực ra, phụ mẫu ta đã nghĩ rằng ta sẽ c.hết ngay sau khi xuất giá, nhưng không ngờ ta lại có thể sống lâu như vậy, càng không đoán được sẽ có nhiều chuyện xảy ra sau đó đến như thế.
Có lẽ họ cũng không muốn gặp lại ta đâu.
Ngày ta đến Trường An cũng trùng với Lễ hội Đèn lồng (Tết Nguyên tiêu).
Y Mãnh Tà nhờ ta giúp chàng thay Hán phục, nói là chàng muốn đưa ta ra ngoài chơi.
Ta thay Hán phục rồi búi tóc cho chàng, cả người chàng rực rỡ hẳn lên, nhưng thứ không thay đổi chính là dáng người thẳng tắp như tùng cùng với khí phách anh hùng không bao giờ tiêu tán giữa hai chân mày của chàng.
Cho dù là chàng đang mặc một chiếc áo với ống tay rộng thùng thình cũng không thể ngăn được luồng tinh thần anh hùng đó.
Lúc ta thay xong một bộ trang phục nhà Hán, chàng cứ chăm chú nhìn ta mãi.
"Nàng thật xinh đẹp, xinh đẹp như lần đầu ta gặp nàng vậy".
Chúng ta dạo chơi trên phố như một đôi phu thê bình thường, ta gọi chàng là phu quân, còn chàng gọi ta là nương tử.
Chợ hoa lên đèn sáng như ban ngày, đây cũng là lần đầu tiên ta được chứng kiến sự phồn hoa, náo nhiệt của thành Trường An này.
Những năm trước khi ta đi hòa thân, ta chỉ có thể làm mọi thứ trong khoảng sân nhỏ đó, nó giống như một ngục giam vậy.
Dân chúng nhốn nháo vây quanh ở phía dưới hoàng cung thật rộn ràng, đông đúc, thấy vậy chúng ta cũng đi theo góp vui.
Trên thành lâu (lầu cổng thành), một đôi nam nữ lộng lẫy vô song đang vẫy tay chào mọi người, bọn họ vung tay rải tiền đồng, giấy bạc, cùng với bánh ngọt được gói trong giấy dầu xuống dưới đây.
Y Mãnh Tà không quen với những tập tục này nên chàng hỏi ta: "Bọn họ đang làm cái gì vậy?".
"Là hoàng đế và hoàng hậu, hàng năm họ sẽ cùng người dân mừng lễ hội Đèn lồng".
"Vậy kia cũng chính là cha nương của nàng sao? Tại sao nàng lại gọi bọn họ là hoàng đế và hoàng hậu thế?".
Ta vội bịa ra một cái cớ.
"Bởi vì thiếp đã gả cho chàng rồi, nên từ nay về sau thiếp chính là người của Hung Nô, phải gọi theo cách của chàng mới hợp lễ nghĩa chứ".
Ta nhìn đôi phu phụ kia.
Họ chính là phụ hoàng của ta, mẫu hậu của ta
Lời đồn đại về ta đã biến mất chỉ sau một đêm.
Mọi người ngày càng tôn trọng ta hơn, bọn họ đã hoàn toàn hiểu rằng ta chính là vảy rồng (*) của Y Mãnh Tà.
(*): 逆鳞 [nìlín] [nghịch lân]: có nghĩa là chạm phải vảy rồng, mỗi con rồng đều có điểm yếu là vảy ở trước yết hầu, kẻ nào dù vô tình hay cố tình chạm vào nó đều bị rồng gi.ết c.hết.
Y Mãnh Tà nói rằng, đây gọi là sợ cường quyền nhưng lại không biết sợ đức.
Nhưng phần lớn thời gian, chàng vẫn lấy đức để thu phục lòng dân và thường không sử dụng bạo lực.
Dưới sự cai trị của Y Mãnh Tà, mối quan hệ giữa đại Hán và Hung Nô đã đạt đến mức hòa hoãn mà trước nay chưa từng có.
Nhưng chàng lại nói, chính việc hòa thân của ta đã mang lại hòa bình cho cả hai quốc gia.
Chàng đúng là luôn giỏi trong việc pha trò để chọc ta vui vẻ mà.
Cuối năm, Y Mãnh Tà báo cho ta một tin vui rằng Hán triều phái sứ giả mời Y Mãnh Tà đại Thiền Vu đến để mừng hòa bình giữa Hán triều và Hung Nô.
"Cậu nói nàng là công chúa Hán triều được yêu thương nhất, nàng đã ở đây lâu như vậy rồi nên nhất định là rất nhớ cha nương đúng không. Hiện tại nàng là Yên thị của Hung Nô ta, cũng là công thần của hai nước Hán Hung rồi, nên chúng ta cùng đi Trường An nhé".
Mộc Hòa Nhã và cữu cữu của nàng ấy là Sắc Nhật vương cũng cùng nhau đến Hán triều, mọi người đều rất phấn khích, đặc biệt là Mộc Hòa Nhã, người chưa bao giờ đặt chân đến Trường An, nàng ấy rất muốn xem liệu Trường An có náo nhiệt sầm uất như trong lời đồn đã nghe được hay không.
Suốt dọc đường đi chỉ có mỗi ta là không yên lòng.
Những cảm xúc bất an cứ ngày một dâng lên trong lòng ta, rằng có điều gì đó sắp xảy ra.
Ta nên nói với Y Mãnh Tà như thế nào đây? Thực ra, phụ mẫu ta đã nghĩ rằng ta sẽ c.hết ngay sau khi xuất giá, nhưng không ngờ ta lại có thể sống lâu như vậy, càng không đoán được sẽ có nhiều chuyện xảy ra sau đó đến như thế.
Có lẽ họ cũng không muốn gặp lại ta đâu.
Ngày ta đến Trường An cũng trùng với Lễ hội Đèn lồng (Tết Nguyên tiêu).
Y Mãnh Tà nhờ ta giúp chàng thay Hán phục, nói là chàng muốn đưa ta ra ngoài chơi.
Ta thay Hán phục rồi búi tóc cho chàng, cả người chàng rực rỡ hẳn lên, nhưng thứ không thay đổi chính là dáng người thẳng tắp như tùng cùng với khí phách anh hùng không bao giờ tiêu tán giữa hai chân mày của chàng.
Cho dù là chàng đang mặc một chiếc áo với ống tay rộng thùng thình cũng không thể ngăn được luồng tinh thần anh hùng đó.
Lúc ta thay xong một bộ trang phục nhà Hán, chàng cứ chăm chú nhìn ta mãi.
"Nàng thật xinh đẹp, xinh đẹp như lần đầu ta gặp nàng vậy".
Chúng ta dạo chơi trên phố như một đôi phu thê bình thường, ta gọi chàng là phu quân, còn chàng gọi ta là nương tử.
Chợ hoa lên đèn sáng như ban ngày, đây cũng là lần đầu tiên ta được chứng kiến sự phồn hoa, náo nhiệt của thành Trường An này.
Những năm trước khi ta đi hòa thân, ta chỉ có thể làm mọi thứ trong khoảng sân nhỏ đó, nó giống như một ngục giam vậy.
Dân chúng nhốn nháo vây quanh ở phía dưới hoàng cung thật rộn ràng, đông đúc, thấy vậy chúng ta cũng đi theo góp vui.
Trên thành lâu (lầu cổng thành), một đôi nam nữ lộng lẫy vô song đang vẫy tay chào mọi người, bọn họ vung tay rải tiền đồng, giấy bạc, cùng với bánh ngọt được gói trong giấy dầu xuống dưới đây.
Y Mãnh Tà không quen với những tập tục này nên chàng hỏi ta: "Bọn họ đang làm cái gì vậy?".
"Là hoàng đế và hoàng hậu, hàng năm họ sẽ cùng người dân mừng lễ hội Đèn lồng".
"Vậy kia cũng chính là cha nương của nàng sao? Tại sao nàng lại gọi bọn họ là hoàng đế và hoàng hậu thế?".
Ta vội bịa ra một cái cớ.
"Bởi vì thiếp đã gả cho chàng rồi, nên từ nay về sau thiếp chính là người của Hung Nô, phải gọi theo cách của chàng mới hợp lễ nghĩa chứ".
Ta nhìn đôi phu phụ kia.
Họ chính là phụ hoàng của ta, mẫu hậu của ta
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương