Cuộc Du Hành Vào Lòng Đất

Chương 12 : Tai Họa Khủng Khiếp



Thứ bảy, 15 tháng tám. Cảnh biển vẫn giữ nguyên vẻ buồn tẻ, đơn điệu. Vẫn chưa thấy đất liền. Hình như đường chân trời cứ lùi ra mãi xa.

Giáo sư Lidenbrock có vẽ đang bực bội. Suốt ngày chỉ thấy ông đứng khoanh tay cáu kỉnh, chốc chốc ông lại nâng kính viễn vọng lên nhìn về phía trước.

Thấy vậy, tôi bèn hỏi ông:

- Thưa chú, chú có vẻ lo lắng?

- Không, chú chỉ bực là không ngờ cái biển ngầm này lớn quá thôi.

Tôi chợt nhớ trước khi rời cảng Grauben, giáo sư cho rằng biển ngầm này chỉ dài khoảng ba bốn chục dặm là cùng, thế mà nay đã vượt ba lần khoảng cách ấy rồi, vẫn chưa thấy bờ đâu cả.

- Cứ đi ngang mãi như thế này, mất biết bao thời gian! – giáo sư nói – Đâu phải mình đến đây chỉ để đi dạo trên cái biển trời ơi này đâu!

- Nhưng chính chúng ta đang đi theo con đường của ông Saknussemm…

- Vấn đề là ở chỗ đấy, Axel ạ! Liệu có đúng chúng ta đang ở trên con đường ấy hay không? Ông Saknussemm có gặp cái biển này không? Ông có vượt qua được nó không? Dòng suối Hans có dẫn chúng ta đi đúng đường không?

- Dù sao chúng ta cũng không nên hối hận là đã xuống đây! Quang cảnh dưới này tuyệt vời…

- Chú chẳng để ý gì tới quang cảnh cả. Chú đã có mục đích của mình và phải đạt được bằng bất cứ giá nào. Vì vậy đừng nên nói với chú chuyện ngắm cảnh.

Chủ nhật, 16 tháng tám. Không có gì mới. Thời tiết vẫn không thay đổi. Gió có vẻ mạnh hơn lên. Biển hình như vô tận. Nó phải lớn bằng Địa Trung Hải, hoặc Đại Tây Dương không chừng!

Giáo sư Lidenbrock nhiều lần thăm dò xem biển sâu cạn ra sao bằng cách buộc một cái cuốc chim nặng nhất vào đầu sợi thừng thả sâu xuống dưới. Có một lần vất vả lắm chúng tôi mới lôi được cái cuốc lên. Hans vội chỉ cho tôi thấy những vết lõm sâu trên mặt cuốc. Rõ ràng thanh thép này bị nghiến rất mạnh giữa hai vật rắn. Tôi nhìn anh với vẻ dò hỏi.

- Tander! – anh trả lời.

Thấy tôi ngớ ra, Hans liền hả miệng nhe răng đớp mạnh liền mấy cái, có ý giải thích điều anh muốn nói.

- Những vết răng! – chợt hiểu, tôi sửng sốt kêu lên.

Đúng vậy! Rõ ràng những vết bập sâu vòa thép là những vết răng! Nhưng muốn in dấu trên vật bằng sắt này phải cần một lực mạnh lắm! Phải chăng đây là răng của một trong những quái vật khổng lồ trước thời hồng thủy đang vẫy vùng ở sâu dưới đáy nước này? Tôi nhìn như xoáy vòa thanh thép lỗ chỗ vết răng. Cả ngày tôi bồn chồn lo lắng. Mãi đến đêm, những ý nghĩ trong tưởng ấy mới tạm lắng được vài giờ trong một giấc ngủ chập chờn.

Thứ hai, 17 tháng tám. Tôi cố nhớ lại về tất cả những động vật ở thời kỳ thứ hai ấy. Thời bấy giờ, loài bò sát khổng lồ là chúa tể trên mặt đất, trị vì trong những đại dương thuộc kỷ Jura. Những con vật này khổng lồ và mạnh khủng khiếp.

Nghĩ tới những con vật ấy tôi rùng cả mình! Tôi đã từng xem ở viện bảo tàng tự nhiên học Hambourg một bộ xương dài ba mươi bộ của một con thằn lằn khổng lồ ấy. Tôi nhận biết rất rõ những vết răng hằn sâu trên thanh thép! Nhưng tôi không thể tin rằng mình lại có thể đối mặt với chúng được.

Tôi thấy bực mình vì đang yên lành giáo sư lại nảy ra ý định thăm dò độ sâu của biển làm khuấy động hang ổ của một quái vật nào đó! Biết đây đoàn thám hiểm lại chẳng bị chúng tấn công? Tôi kiểm tra lại vũ khí thấy vẫn còn tốt, nên cũng an tâm. Giáo sư cũng đồng ý là hành động phòng xa của tôi là phải.

Tôi thấy bực mình vì đang yên lành giáo sư lại nảy ra ý định thăm dò độ sâu của biển làm khuấy động hang ổ của một quái vật nào đó! Biết đây đoàn thám hiểm lại chẳng bị chúng tấn công? Tôi kiểm tra lại vũ khí thấy vẫn còn tốt, nên cũng an tâm. Giáo sư cũng đồng ý là hành động phòng xa của tôi là phải.

Sóng biển bỗng cồn lên chứng tỏ đáy nước bị khuấy động. Nguy hiểm đã tới sát bên. Phải đề phòng thôi!

Thứ ba, 18 tháng tám. Buổi chiều đến, lúc mắt tôi đã híp lại vì buồn ngủ. Hans đang giữ bánh lái. Bỗng một chấn động dữ dội dựng tôi dậy. Một sức mạnh ghê gớm nâng bổng tôi lên, ném ra thật xa.

- Cái gì vậy hả? – giáo sư kêu lên – Chạm đất rồi à?

Hans chỉ cho chúng tôi một khối đen xì đang ngoi lên ngụp xuống ở cách bè một khoảng.

- Một con cá voi! – giáo sư kêu lên – Đúng là một con cá voi rồi. Khí và nước trong lỗ mũi nó xì ra kìa!

Hans định quay bè để chạy khỏi nơi nguy hiểm ấy thì bỗng phát hiện ở mạn bên kia những con vật đáng sợ không kém. Đó là một con rùa và một con rắn khổng lồ đang vươn cao cổ trên sóng biển.

Tôi vội chụp lấy súng nhưng Hans đã ra hiệu đừng bắn. Hai quái vật bất thần xông vào đánh nhau dữ dội. Sóng biển cuồn cuộn dâng cao, mấy lần suýt làm lật úp chiếc bè. Chúng gầm rít ầm vang rồi quấn chặt lấy nhau! Cuộc ẩu đả kịch liệt kéo dài hơn hai giờ. Chúng tôi đứng im chứng kiến, tay súng lăm lăm! Bỗng đôi quái vật lôi nhau xuống mất tăm dưới đáy nước.

Thứ tư, 19 tháng tám. Cũng may trời bỗng nổi gió lớn. Hans vẫn giữ bánh lái. Sau cơn nguy hiểm, giáo sư Lidenbrock lại đứng ngồi không yên suốt ngày dán mắt về hướng nam. Hành trình lại đượm vẻ đơn điệu buồn tẻ như cũ.

Thứ năm, 20 tháng tám. Gió bắc đông bắc thổi lúc mạnh lúc nhẹ. Trời oi bức, chiếc bè trôi với vận tốc ba dặm rưỡi một giờ. Giữa trưa như có tiếng sóng gầm ầm ì ở đâu đó xa lắm, thoảng đến.

- Chắc đây là tiếng sóng vỗ vào chân một hòn đảo hoặc một quả núi nào đó! – giáo sư nói.

Hans leo lên đỉnh cột buồm nhưng cũng không phát hiện được gì. Đại dương vẫn phẳng lì tới tận chân trời.

Ba giờ trôi qua. Tiếng động rền rền ấy hnhf như vẳng đến từ một thác nước. Cách đây vài dặm chắc chắn phải có sự vận động của nước vì càng đi tới chúng tôi càng nghe rõ hơn. Tôi ngước mắt nhìn những đám mây nước lơ lửng trong không trung. Chân trời vẫn quang đãng! Nếu những tiếng ồn ào kia do một ngọn thác đổ xuống, nếu cả cái đại dương này dồn nước xuống một đại dương thấp hơn thì nhất định chiếc bè của đoàn thám hiểm phải chuyển động và nước càng chảy xiết bao nhiêu chúng tôi càng tiến sát tới hiểm họa bấy nhiêu! Tôi nhìn xuống nước, mặt biển chỉ nối sóng chứ không chảy, cái chai không tôi vứt xuống nước vẫn dập dềnh tại chỗ.

Vào bốn giờ chiều, Hans lại leo lên đỉh cột buồm, phóng tầm mắt nhìn về phía chân trời. Có lẽ anh đã phát hiện được gì lạ, nên tụt xuống chỉ tay về hướng nam nói:

- Der nere!

- Ở xa kia? – giáo sư hỏi lại.

Giáo sư Lidenbrock liền lấy kính viễn vọng nhìn về hướng ấy.

- Thấy gì không hả chú?

- Một chùm tia nước khổng lồ phun trên mặt sóng!

- Lại một con thủy quái nữa!

- Lại một con thủy quái nữa!

- Có thể lắm.

- Ta ngoặt về hướng tây thôi, chú ạ. Không dại gì mà đâm đầu vào con quái vật trước thời hồng thủy ấy!

- Ta cứ đi đúng theo lộ trình của mình!

Tôi quay nhìn Hans. Anh ta vẫn giữ vững bánh lái, coi như không có chuyện gì xảy ra. Càng tới gần, chúng tôi thấy chùm tia nước phun càng cao. Không hiểu quái vật này thuộc loài nào mà có thể chứa trong bụng một lượng nước đủ để phung không ngừng như vậy?

Đến tám giờ tối, chúng tôi chỉ còn cách con vật ấy chừng hai dặm. Bỗng Hans đứng dậy, chỉ quái vật nói:

- Holme!

- Một hòn đảo! – chú tôi reo lên – Đúng là một hòn đảo rồi!

- Nhưng còn chùm tia nước phun? – tôi thắc mắc hỏi.

- Geyser! – Hans trả lời.

- Hans nói đúng. Đây chẳng qua chỉ là một mạch nước phun như vẫn thường có ở Iceland!

Càng tới gần, tôi càng thấy hòn đảo giống hệt một con cá voi với cái đầu nhô cao hơn mười bộ cùng chùm tia nước phun lên hết sức vĩ đại. Thỉnh thoảng mạch nước phun ấy bỗng phát ra những tiếng nổ inh tai, vọt mạnh lên chạm đến những đám mây đang là là bay. Toàn bộ sức mạnh của núi lửa tích trong lòng đất dồn cả vào mạch nước phun duy nhất ấy. Những tia lửa điện chói lòa hòa vào giữa chùm tia nước phun rực rỡ sắc cầu vồng.

- Bơi vào bờ mau! – giáo sư ra lệnh.

Để tránh cái vòi rồng khổng lồ có thể dìm chúng tôi xuống đáy, Hans khéo léo lái bè vòng tới cuối đảo. Tôi cùng giáo sư lẹ làng nhảy lên một tảng đá. Hans vẫn ngồi lại giữ bè. Mặt đất nóng hực và hơi rung động dưới chân chúng tôi. Chúng tôi đã nhìn thấy cái hồ nhỏ, nơi mạch nước đang phun trào, nhiệt độ nước ở đây lên tới một trăm sáu mươi ba độ. Như vậy, rõ ràng là mạch nước này phải bắt nguồn từ một lò lửa đang cháy rực và điều này ngược với lý thuyết của giáo sư Lidenbrock. Tôi bèn nói nhận xét ấy với chú tôi, nhưng ông bác đi:

- Làm sao chứng minh được?

Tôi làm thinh vì thấy chú tôi bắt đầu có vẻ nổi nóng.

Nhưng tôi vẫn tin là càng xuống sâu nhiệt độ sẽ càng tăng thêm. Vì một lý do mà tôi không biết, từ lúc bắt đầu cuộc du hành đến nay chúng tôi chưa gặp khó khăn về điều kiện nhiệt độ. Tôi chắc là có lúc rồi chúng tôi cũng đến phần mà nhiệt độ trung tâm trái đất sẽ lên tới mức cao nhất.

Sau khi lấy tên tôi đặt cho hòn đảo núi lửa ấy, giáo sư Lidenbrock ra lệnh cho chúng tôi tiếp tục lên đường. Tôi nán lại mấy phút ngắm mạch nước phun, chắc rằng do áp suất không đều của những chất khí trong hồ chứa nên nó phun lúc mạnh lúc yếu. Hans đã tranh thủ sửa lại chiếc bè. Cuối cùng, chúng tôi ra khơi vòng qua những núi đá ở phía nam hòn đảo Axel.

Thứ sáu, ngày 21 tháng tám. Gió thổi mạnh. Chiếc bè của đoàn thám hiểm nhanh chóng rời xa hòn đảo Axel. Thời tiết đang thay đổi. Do sự bốc hơi của nước mặn, khí quyển chứa đầy hơi nước tích điện. Những đám mây sà xuống rất thấp. Thỉnh thoảng có một vài tia chớp xuyên thủng màn mây dày đặc lóe xuống mặt biển sắp nổi giông bão.

Trong môi trường đầy nước tích điện ấy, cơ thể tôi hình như cũng nhiễm điện luôn. Tóc tôi dựng đứng cả lên.

Tới mưới giờ sáng, những triệu chứng bão càng chắc chắn.

Tới mưới giờ sáng, những triệu chứng bão càng chắc chắn.

- Trời sắp nổi bão rồi chú ạ!

Nghe tôi nói vậy, giáo sư chỉ nhún vai không trả lời.

- Hạ buồm xuống đi! – tôi nói – Nếu cần thiết chúng ta cũng chặt luôn cả cột buồm!

- Không đời nào! Cứ mặc cho cơn bão hoành hành! Dù cho chiếc bè này có vỡ tan cũng được miễn là chú thấy được bờ bên kia đại dương!

Chú tôi vừa dứt lời, mưa bão đã nổi lên. Trời bỗng tối sầm! Chiếc bè bỗng chồm lên hất giáo sư ngã nhào. Tôi vội bò lại và thấy ông đã kịp bấu chặt một đầu dây thừng và hình như thích thú trước cảnh này lắm. Hans vẫn ngồi im. Cột buồm vẫn đứng vững. Cánh buồm căng phồng đẩy chiếc bề lướt đi nhanh không tưởng được!

- Hạ buồm xuống mau! – tôi hét thật to.

- Không! – giáo sư đáp.

- Nej! – Hans lắc đầu phụ họa theo.

Mưa bắt đầu trút xuống như thác đổ, sầm sập tiến về phía chúng tôi. Biển sôi lên! Sấm chớp ầm ầm chói lòa. Sóng biển cồn lên như những quả đồi lửa mà trên đỉnh là một khối sáng lòa. Ánh sáng chói đến độ không nhìn nổi, còn tai tôi thì bị ù đi vì tiếng sấm. Tôi vội ôm chặt lấy cột buồm cũng đang bị cong xuống dưới sức mạnh của bão tố.

Chủ nhật, 23 tháng tám. Chiếc bè bị cuốn đi với một vận tốc khủng khiếp. Không biết chúng tôi hiện đang ở đâu? Đêm qua thật kinh khủng mà cơn bão vẫn hoành hành. Chúng tôi lọt giữa những âm thanh của sấm chớp làm tai phải rướm máu, không thể nào nói với nhau được một tiếng. Chớp giật liên hồi. Có những tia chớp bỗng tách đôi hoặc vo lại thành một quả cầu ánh sáng, rồi nổ tung như trái bom. Chiếc bè của chúng tôi lao đi như điên giữa những cột nước từ mặt sóng dựng lên rồi ầm ầm đổ xuống sủi bọt tung tóe. Chúng tôi đang đi đâu đây? Trời nóng kinh khủng. Tôi liếc nhìn nhiệt kế nhưng nước mưa đã làm nhòa hết chữ số…

Thứ hai, 24 tháng tám. Bão vẫn kéo dài. Không hiểu tại sao bầu khí quyển lại cứ giữ mãi tình trạng ấy?

Chúng tôi đã hoàn toàn kiệt sức. Riêng Hans vẫn như bình thường. Chiếc bè vẫn lướt theo hướng đông nam. Kể từ hòn đảo Axel, chúng tôi đã vượt hơn hai trăm dặm đường biển. Đến trưa, cơn bão càng mạnh lên. Chúng tôi phỉa lấy thừng buộc chặt mình cùng hành lý vào mảng. Sóng biển chồm lên, chùm qua đầu chúng tôi. Suốt ba ngày chúng tôi không nói với nhau được một lời. Chúng tôi cố gào, cố hét vào tai nhau, nhưng không ai nghe ai nói gì! Giáo sư Lidenbrock trườn lại gần tôi, nói một câu gì đó, hình như là “chúng ta nguy mất”.

Tôi bèn viết bảo ông nên hạ buồm. Ông gật đầu đồng ý. Chúng tôi chưa kịp trở tay thì cả cột buồm và là buồm liền biến mất. Chúng tôi chỉ còn kịp thấy vó bay vút lên trời, trông như một loài chim kỳ quái.

Chúng tôi cứng người vì khiếp sợ. Vừa lúc một quả cầu lửa chói sáng nửa xanh nửa trắng xuất hiện trên bè. Nó lang thang quay cuồng theo gió bão, nahỷ lên túi lương thực, trườn nhẹ xuống, rồi lại lướt qua thùng thuốc súng, đến gần Hans. Anh ta chỉ biết trợn mắt nhìn. Bỗng nó chuyển hướng, đâm nhào về phía giáo sư, rồi lui lại lượn quanh chân tôi! Tôi sợ tái cả người, định rụt chân lại nhưng không hiểu sao tôi như bị ghim chặt xuống bè không sao rút chân lại được! Đột nhiên tôi hiểu ra quả cầu lửa này đã làm tất cả kim loại trên mảng bị nhiễm từ hết. Các dụng cụ, đồ dùng, vũ khí đều chuyển động vì sức hút của nó! Những chiếc đinh đóng đế giày tôi đã bị hút chặt vào miếng sắt đóng ở bè. Tôi cố sức co chân về, chỉ chút xíu nữa quả cầu sáng chói ấy đã lôi tuột người tôi đi!

Bỗng quả cầu lửa bùng nổ tung! Ánh sáng chói lòa! Những lưỡi lửa trùm khắp người chúng tôi rồi tắt ngấm! Tôi chỉ kịp thấy giáo sư nằm bẹp xuống và Hans vẫn ung ung giữ vững bánh lái!

Chúng tôi đang đi đến đâu? Về đâu?

Thứ ba, 25 tháng tám. Tôi bị ngất khá lâu, khi tỉnh lại trời vẫn còn bão. Những tia chớp loằng ngoằng như muôn nghìn con rắn lửa lao nhao phóng khắp không trung. Chiếc bè vẫn trôi với vận tốc khủng khiếp trên biển ngầm. Có lẽ chúng tôi đã chui qua dưới gầm nước Anh, biển Manche, dưới nước Pháp và có khi dưới cả Châu Âu nữa cũng nên!

Bỗng một trấn động dữ dội hất nhào xuống biển!
Chương trước Chương tiếp
W88

SAO WIN

NEW88

Tele: @erictran21
Loading...