Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm

Chương 42: 42: Thịt Thỏ Xào Bồn Bồn



Đã có bầy vịt con này, thức ăn thừa trong nhà, xương cá, vỏ tôm này nọ đều được tận dụng triệt để.

Trước đây, muốn xử lý những thứ này thì có phần hơi rắc rối.

Thông thường chúng có thể được làm thành phân bón, nhưng mùi của xương cá thối rữa sẽ thu hút các loài động vật tìm đến, dù chúng được chôn dưới đất hay trong hộp gỗ thì những con vật kiếm ăn đó vẫn có thể tìm thấy, với những móng vuốt nhỏ sắc nhọn, chúng sẽ moi móc đồ thừa ra, khiến sân nhà trở nên lộn xộn và bốc mùi, vì vậy, dù rất tiếc nhưng Hà Điền vẫn sẽ ném những mẩu xương thừa này xuống sông và để nước sông cuốn trôi chúng đi.

Bây giờ thì bớt rắc rối hơn nhiều.

Cô có một cái máy dùng để đập quả thông, ban đầu dùng để ép hạt thông ra khỏi quả, giờ cô ném phần đầu và đuôi của xương cá, nội tạng, vỏ tôm và lá cỏ non vào nghiền, chúng liền thành thức ăn gia súc.

Đại khái là được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày đều ăn thức ăn có nhiều chất đạm, đậu nành này nọ, chỉ sau mấy tuần mà vịt con đã lớn hơn thấy rõ.

Hà Điền và Dịch Huyền chặt một số cây tre về, chẻ chúng thành những dải tre dày bằng ngón tay rồi cột chúng thành hình chữ nhật cao một mét, rộng một mét rưỡi.

Họ làm vài tấm như vậy, dùng dây cột hai tấm, ghép bốn hoặc sáu tấm lại với nhau, dựng trên bãi đất trống, làm thành hàng rào.

Thứ này rất dễ dàng mang theo và có thể kiểm soát được kích thước lớn nhỏ.

Khi trồng trọt, họ đem vài tấm rào tre này đặt ở bên bờ, lùa vịt con vào, bắt mấy con giun đất, cắt cỏ dại, lá mục rồi ném vào bờ rào, cạc cạc cạc, gọi vịt vào.

Sau vài lần huấn luyện, Lúa Mì đã có thể lùa đàn vịt con này vào hàng rào một cách thuần thục.

Mỗi khi Hà Điền và Dịch Huyền đóng hàng rào lại, Lúa Mì lại tự hào ngồi dưới đất, ngẩng đầu chờ đợi những lời khen ngợi.

Lúc này Dịch Huyền sẽ lại chứng nào tật nấy nâng Lúa Mì lên cao, đương nhiên cũng không tránh khỏi việc xoa đầu, đồng thời còn kỳ quái lẩm bẩm: "Đến mà xem chú chó con thông minh nhất trên đời này này!"

Mỗi lúc như vậy, Hà Điền đều nghĩ, thảo nào cổ của cô bị ngứa, Lúa Mì có bọ chét, cô làm vậy, nó không lây cho cô mới lạ?!

Vịt con lớn rất nhanh, trừ con bị Lúa Mì vô tình làm chết lúc đầu ra thì những con còn lại đều còn sống cả, ngay cả những con yếu hơn lúc trước, cân nặng và trạng thái tranh giành thức ăn cũng đã dần theo kịp tập thể.

Dịch Huyền đã tự tin lên rất nhiều, anh lại đưa ra đề xuất muốn bắt một số thỏ về nuôi.

"Thỏ rất dễ nuôi.

Chúng ta có thể cho chúng ăn cỏ dại.

Chúng cũng lớn rất nhanh, chỉ cần ba bốn tháng là đã có thể làm thịt rồi! Hơn nữa chúng cũng có thể giúp chúng ta làm sạch cỏ! Cô nhìn khu đất đối diện với con suối đi, có thấy nhiều dây sàn sạt không? Những dây leo có lá đầy răng cưa ở rìa kia là thức ăn ưa thích của thỏ đấy.

Bắt bọn nó lại nhốt vào khoảng đất đó, không cần làm cỏ, sau vài ngày là chúng sẽ ăn sạch hết thôi! Sau đó chúng ta có thể đào một cái ao!"

Không biết vì sao mà anh chàng này lại chấp mê với việc đào ao như vậy.

Nhưng mà, thỏ con không dễ bắt như vịt con.

Mùa xuân là mùa thỏ sinh sôi nảy nở, đâu đâu cũng thấy thỏ rừng.

Có thể nhìn thấy chúng ở khắp mọi nơi trong đầm lầy, vùng đất ngập nước với nhiều thực vật nước, suối trên núi, trong rừng rậm, và thậm chí trên những tảng đá trên bãi sông.

Nhưng những bà mẹ thỏ rất thận trọng.

Chúng giấu những con thỏ con trong các hang hoặc làm ổ trong các khe đá.

Bằng cách này, chúng có thể tránh được móng vuốt của cáo và chim săn mồi.

Nếu là trước kia thì Hà Điền nhất định sẽ nói, muốn bắt thỏ hả? Thôi đừng nghĩ đến thì hơn.

Nhưng bây giờ có Lúa Mì, mọi thứ đã khác.

Đối với một con chó săn, thỏ là con mồi bẩm sinh của nó.

Hà Điền vẫn nhớ khi Lúa còn nhỏ, lần đầu tiên nó đi săn mà không cần sự chỉ dẫn nào, đuổi theo sát con thỏ từ bãi cỏ cho đến tận vào hang.

Nó ngậm con thỏ trong miệng, chưa kịp đưa cho chủ thì vì quá thích thú mà đã không ngừng vung vẩy cái đầu, con thỏ tội nghiệp cứ bị lung lay như thế kia, phần thịt giữa cổ bị hàm răng sắc nhọn của con chó săn làm cho nát bấy, chết rất thê thảm.

Những gì người chủ muốn huấn luyện chó săn không phải là cách bắt thỏ rừng mà là khả năng giữ bình tĩnh khi chúng nhìn thấy hoặc ngay cả khi chúng đang ngậm con mồi.

Trước khi đi bắt thỏ con, Hà Điền lại lấy da thỏ ra.

Miếng da thỏ này là miếng mà Lúa Mì đã gậm dính đầy nước miếng khi cô mang nó về nhà, và cũng là món đồ chơi yêu thích của nó.

Thường thì khi Dịch Huyền không có gì làm, anh sẽ cầm da thỏ để trêu chọc Lúa Mì, dụ nó cắn da thỏ, hạ thấp người, chổng mông lên rồi lắc tới lắc lui gầm gừ.

Dịch Huyền nói rất có lý lẽ, anh làm vậy là để giúp Lúa Mì rèn luyện lực cắn.

Sáng sớm hôm nay, Hà Điền mang Lúa Mì đến bãi đất trống, cô cắt đuôi thỏ, cột vào một viên đá rồi ném xuống cỏ, Lúa Mì lập tức lao theo.

Nhưng cô chủ lại lập tức ra lệnh: "Ngồi xuống!"

Lúa Mì rên ư ử, không tình nguyện, nhưng cũng ngoan ngoãn ngồi xuống.

Nó nhìn chằm chằm vào bãi cỏ nơi cái đuôi của con thỏ biến mất không chớp mắt, cái đuôi không ngừng gõ xuống đất.

Chờ nó duy trì trạng thái hưng phấn nhưng vẫn giữ tập trung này mấy chục giây, Hà Điền lại ra lệnh: "Đi!"

Lúc này Lúa Mì hiểu rằng chiếc đuôi của con thỏ không còn là đồ chơi của nó nữa mà là con mồi mà cô chủ muốn.

Nó nhảy ra như một mũi tên, chui vào bụi cỏ rồi nhanh chóng ngậm cái đuôi thỏ chạy về, đặt dưới chân cô chủ rồi ngóc đầu dậy chờ chỉ thị tiếp theo.

Hà Điền vỗ nhẹ vào bên chân cô, Lúa Mì vội vàng chạy đến cạnh chân cô ngồi thẳng lưng lên.

Sau khi lặp lại bài huấn luyện vài lần, Hà Điền nói với Dịch Huyền: "Được rồi.

Bắt đầu thực chiến thôi."

Họ chèo thuyền đến một vùng đất ẩm ướt giữa hai hồ nước.

Ở đây không có cây thủy sinh cao như lau sậy, cỏ cao nhất cũng chỉ cao đến đùi, và một số cây bụi thấp.

Có nhiều ổ thủy cầm ẩn trong cỏ, và tất nhiên là có cả thỏ.

Vài ngày trước Hà Điền đi ngang qua đây nhặt trứng đã nhìn thấy dấu vết của cáo.

Vùng đất ngập nước này là nhà hàng buffe của cáo.

Trứng của thủy cầm, chim non không biết bay và thỏ, tất cả đều nằm trong thực đơn của nó.

Nếu ở đây có cáo, vậy thì có thể khẳng định cũng có không ít thỏ.

Hà Điền nhảy lên bờ, Dịch Huyền đem thuyền cố định vào bờ, hai người mang theo Lúa Mì đi vào bụi cỏ.

Cô lại để cho Lúa Mì ngửi lại lông thỏ, vỗ vỗ đầu của nó: "Đi nào!"

Lúa Mì sủa vài tiếng rồi bắt đầu chạy vèo đi.

Nó chạy vài vòng rồi chạy về một hướng, Hà Điền và Dịch Huyền vẫn luôn theo sát ở phía sau.

Chú chó săn nho nhỏ này còn rất non kinh nghiệm, nó tìm thấy hang thỏ, sủa vào trong hang vài tiếng rồi dùng chân cào đất lên.

Đất và cỏ đều văng vào mắt của Lúa Mì, nó vươn móng vuốt cào vào mặt, xoay một vòng rồi rên lên.

Đất cát làm nó không thấy đường.

Hà Điền dùng nước trong ấm làm ướt khăn vải, rửa sạch cát ở mắt rồi vỗ nhẹ lên đầu nó để thể hiện sự an ủi, động viên.

Hà Điền lại một lần nữa chỉ huy Lúa Mì, nó chui vào hang, chỉ chốc lát sau đã tha ra một con thỏ con.

Con thỏ con này không lớn hơn một bàn tay bao nhiêu, nó sợ tới mức cuộn tròn lại không nhúc nhích gì, Dịch Huyền nhanh chóng bắt nó cho vào lồng tre.

Lúa Mì lại chạy vào trong hang và bắt được một con thỏ con nữa, nó chui ra chui vào mấy lần, nhưng không thành công.

Có vẻ như những con thỏ còn lại hoặc là chạy hoặc là trốn ở một nơi mà Lúa Mì không thể vào được.

Hai con thỏ con này có màu trắng xám, lông tơ bị nước bọt của Lúa Mì làm ướt nhẹp, dính thành cục, miệng mũi không ngừng chuyển động, hiển nhiên là đang rất sợ hãi.

Lúa Mì lại nhanh chóng tìm thấy một cái hang thỏ nữa, lần này, không đợi lệnh của Hà Điền, ​​nó đã tự mình chui vào hang, chỉ trong chốc lát đã túm được ba con thỏ con.

"Đã đủ chưa?" Hà Điền nhìn những con thỏ con lông xù này, đột nhiên có chút không đành lòng.

Lúc bắt vịt con không hề có cảm giác như thế này.

"Có lẽ vì là loài động vật có vú nên chúng có thể khơi dậy sự đồng cảm của chúng ta nhiều hơn." Dịch Huyền không bị ảnh hưởng gì cả.

Tất nhiên rồi, bởi đây vốn là ý tưởng do anh đề ra mà.

"Lúc đi săn, cô sẽ không cảm thấy chúng đáng thương nữa."

Hà Điền nhìn những con thỏ trong lồng: "Nhưng bây giờ chúng ta muốn nuôi chúng mà, tự mình nuôi lớn, sau đó thì giết...!ăn thịt.

Ôi, dù sao thì tôi cũng không nỡ ăn chúng đâu." Cô suy nghĩ một chút, lại nói: "Nhưng nếu như thật sự không có thức ăn, vậy thì không còn cách nào khác hơn."

Đang nói chuyện, Dịch Huyền chỉ vào bụi cỏ: "Có thỏ rừng!"

Quả nhiên là một con thỏ rừng, màu vàng nâu, đang chạy nhanh vào sâu trong bụi cỏ.

Hà Điền ngay lập tức giơ súng lên nhắm bắn.

Sau khi làm xong, cô có chút hối hận, hy vọng con thỏ này là thỏ đực.

Mất mẹ, không biết liệu những con thỏ con có thể sống sót hay không nữa.

Hà Điền hiếm khi bắt thỏ vào mùa xuân và mùa hè, bởi vì mùa này là mùa của vịt và ngỗng trời.

Sau khi Lúa Mì ngậm con mồi về, Dịch Huyền cầm con thỏ lên, cười với Hà Điền: ​​"Con này đó hả, là do thiên nhiên vỗ béo để cho cô săn đấy.

Còn những con này—" Anh chỉ vào những con thỏ con trong lồng: "Haha, cứ coi như là do thiên nhiên mượn tay của cô nuôi lớn đi! Trăm sông đổ về một biển.

Có thể chúng đã để lại con cái để duy trì giống nòi rồi.

Điều này so với sự sinh tồn của chúng trong tự nhiên cũng đâu có gì khác nhau?"

Hà Điền tức giận: "Ăn thịt nó, rồi ăn luôn thịt con cháu của nó, đời đời con cháu cũng không đủ để cho con người ăn đâu!"

Dịch Huyền phá lên cười.

Mùa hè không chỉ là mùa Hà Điền chuẩn bị ngũ cốc dự trữ mà còn là mùa chuẩn bị lương thực mùa đông cho Gạo.

Đến cuối tháng sáu, khu rừng này có mười lăm giờ nắng mỗi ngày.

Những loại cỏ mà Gạo thích ăn sau khi cắt sẽ mọc cao trở lại sau vài ngày.

Một con tuần lộc có thể ăn cả một kho cỏ khô trong một mùa đông.

Ngoài ra, cũng cần cung cấp cho nó nguyên liệu đậu, và đưa nó vào rừng tuyết để nó tự do kiếm ăn.

Hà Điền và Dịch Huyền dùng liềm cắt rất nhiều cỏ, cột ở giữa rồi nện xuống đất, sau đó lại cột chặt phần đầu và đuôi, làm thành một bó.p

Họ cũng cắt rất nhiều bồn bồn ở bên cạnh hồ nước.

Bồn bồn trông hơi giống lau sậy, tuy mảnh mai hơn nhưng một số bồn bồn có thể cao tới gần hai mét.

Nhưng nếu mọc quá cao thì nó sẽ không ngon nữa.

Vì vậy, Hà Điền đã chỉ cho Dịch Huyền, chỉ cần cắt những cây trông mềm mại, bóc lớp vỏ bên ngoài ra, phần mềm bên trong rất ngon.

Dùng để nấu canh, xào, hay làm gỏi, đều ngon cả.

Nếu thu hoạch được nhiều thì có thể cắt thành từng lát rồi phơi khô bảo quản đến mùa đông.

Bồn bồn khô đem hầm với thịt khô, mùi vị cũng khác hẳn.

Bồn bồn không chỉ ăn được.

Những đôi giày rơm mà họ đi trong mùa đông đều được làm từ lá và thân mỏng của loài cây này.

Hiện tại, một số cây bồn bồn đã mọc ra một thứ giống như xúc xích màu nâu, đó là hoa của nó.

Lấy tay sờ vào hoa của nó sẽ cảm giác được tính đàn hồi, chúng là vô số sợi lông tơ rất nhỏ.

Lông tơ của hoa bồn bồn là một nguyên liệu cầm máu rất tốt, chỉ cần một lượng nhỏ rắt vào vết thương là có thể cầm máu nhanh chóng.

Ngoài ra, sau khi phơi khô, cho nó vào trong dầu, có thể được sử dụng như một bấc đèn.

Họ cắt rất nhiều bồn bồn và cỏ khô đặt ở đuôi thuyền, chất thành đống cao, lồng thỏ đặt phía sau Hà Điền, ​​còn Lúa Mì và Dịch Huyền thì ngồi ở đầu bên kia thuyền, thắng lợi trở về.

Sau khi về đến nhà, Hà Điền đi nhóm lửa nấu cơm, Dịch Huyền thì đi dựng hai hàng giá tre trên khoảng đất trống trước nhà.

Trên mỗi giá có ba cây sào, chia những bó cỏ cắt được hôm nay thành từng bó bằng nắm tay, cột chặt, tách ở giữa ra, treo trên sào của giá tre, sau khi phơi khô thì lại cột lại chặt hơn, đem cất vào kho.

Những cây mềm hơn sẽ được dành riêng cho Gạo, thân cỏ già dai thì có thể dùng để đốt lửa hoặc làm mành cỏ.

Cuối cùng thì Dịch Huyền cũng đã học được cách bện mành cỏ.

Trải một đống cỏ khô ở trước mặt, tùy theo mục đích sử dụng mà quyết định độ dài rộng khác nhau, sau đó ve hai cọng cỏ thành một sợi dây, kẹp một chùm cỏ trước mặt rồi cột ở giữa nó lại.

Việc này được gọi là cố định.

Sau khi đã cố định, ve thêm bốn sợi dây cỏ nữa, (có thể cần nhiều hơn tùy theo độ rộng của tấm rèm), buộc chúng thành từng cặp ở hai bên của bó dây cỏ, định vị sao cho khoảng cách giữa mỗi sợi dây cỏ bằng nhau.

Sau đó, dùng ngón tay luồn qua giữa các nút thắt rồi lấy một nắm cỏ có độ dày bằng ngón tay, dùng dây cỏ mới cột vào phần cỏ vừa cột, tiếp tục bện.

Cứ như vậy lặp lại nhiều lần, không hề khó, miễn là số lượng cỏ mỗi lần như nhau và bằng với chiều rộng được cố định, rèm cỏ cuối cùng cũng hoàn thành!

Nếu dùng hết dây cỏ thì chỉ cần thêm dây cỏ mới là được.

Trên thực tế, phương pháp này cũng có thể được sử dụng để đan rèm trúc.

Khi mùa hè đến, nếu có người ở nhà thì không cần đóng cửa và cửa sổ.

Nhưng nếu cửa ra vào và cửa sổ luôn mở, ruồi muỗi sẽ bay vào.

Ngay cả những con vật nhỏ cũng sẽ chạy vào luôn.

Cho nên cần phải treo rèm trúc lên.

Loại rèm trúc này trước kia Dịch Huyền cũng đã có dùng qua, nhưng nó được làm tinh tế hơn.

Cách làm cũng không có gì khác.

Thay vì cỏ khô, người ta dùng những cọng trúc đã lát mỏng.

Nhưng nếu muốn đan sao cho cân đối thì có lẽ anh không thể làm được.

Rèm trúc đan xong nếu được bảo quản đúng cách, đặt ở nơi thoáng gió, mát mẻ, không bị ẩm mốc thì có thể dùng được lâu dài.

Đôi khi sợi dây cột trên rèm bị đứt quá nhiều, hoặc một số cọng trúc bị gãy thì cần phải tháo ra thay thế dây và trúc mới.

Sau khi treo xong đống cỏ khô, Dịch Huyền đi giúp Hà Điền nấu cơm.

Hà Điền đã bắt cơm lên, giờ đang cắt bồn bồn.

Dịch Huyền lại cố gắng thử lột da con mồi một lần nữa.

Lần này, da thỏ cuối cùng cũng nguyên vẹn.

Thỏ đã được lột da rửa sạch, cơm cũng đã nấu xong, giờ thì có thể xào rau.

Cắt bồn bồn tươi thành miếng 4-5 cm, thịt thỏ thành miếng 2-3 cm, sau đó lấy một củ cải muối ra cắt thành hạt lựu để tăng hương vị.

Cho mỡ vào chảo rồi xào tất cả cùng với nhau.

Rất nhanh mùi thơm đã tỏa ra bốn phía.

Củ cải muối đã được ngâm gần một năm, vị giòn kém hơn một chút nhưng vị cay, mặn, ngọt thì lại đậm đà hơn, cùng với vị thơm giòn của bồn bồn tươi thì độ ngon của thịt thỏ lại càng thêm nổi bật.

Hà Điền ăn một miếng thịt thỏ, lập tức đối với việc nuôi nhốt thỏ để vỗ béo ăn thịt không còn có ý kiến gì nữa.

Tác giả: Thỏ thực sự thích hợp để chăn nuôi.

Ngoài thỏ, các loài gặm nhấm khác cũng rất thích hợp để nuôi lấy thịt.

Tôi đã từng quyên tiền cho một tổ chức từ thiện, họ đã giúp một số ngôi làng nghèo ở Châu Phi nuôi một loại động vật được gọi là "động vật ăn cỏ" để lấy thịt.

Con vật đó trông hơi giống một con chuột lang và có kích thước của một con thỏ.

Để nuôi một con vật nào đó làm thức ăn thì con vật đó phải đáp ứng các tiêu chí sau:

1.

Lớn nhanh để có thể làm thịt càng sớm càng tốt.

2.

Sinh sôi nảy nở nhanh để có thịt sau này.

3.

Dễ nuôi, không kén ăn, tốt nhất là loại có thể giúp chủ nhà đỡ lãng phí thức ăn thừa..
Chương trước Chương tiếp
W88

SAO WIN

NEW88

Tele: @erictran21
Loading...