Dạ Hành

Chương 4: Tích Âm Đức



CHƯƠNG 4: TÍCH ÂM ĐỨC

Rời khỏi nhà ông cụ Trương, đi tới chỗ cây hòe lớn ở cửa thôn, các bác các thím vừa rồi còn đứng dưới tán cây nói chuyện giờ đã đi hết, dọc đường đi đến đây vậy mà lại không phát hiện lấy một bóng người.

Như thể là tất cả những người trong thôn đều đã biến mất vậy.

Chỉ có một cô bé trong căn phòng đá ở cửa thôn đang ghé vào cửa sổ, dùng đôi mắt to đen nhánh tò mò len lén nhìn tôi, tựa như là đang nhìn thấy thứ gì hiếm lạ mà chưa từng nhìn thấy trước đây.

Tôi cười với cô bé, cô bé lại bị dọa sợ, vội vàng trốn đi.

Nụ cười trên mặt tôi lập tức trở nên cứng đờ.

Tôi đáng sợ đến như thế sao?

Khi tôi về đến nhà thì ba mẹ không có ở đó, họ đều đã đến nhà thầy tôi giúp đỡ giải quyết hậu sự.

Theo như lời ông cụ thì tôi phải để đôi giày nhỏ ở chỗ đối diện đầu giường, hướng mũi giày ra đường.

Nhưng tôi lại thấy do dự.

Mặc dù những gì ông cụ Trương nói đều có lý, nhưng tôi luôn cảm thấy có gì đó không thích hợp.

"Đồng."

Bỗng nhiên tiếng Hồng Tuấn vang lên ngoài cửa, tôi hoảng hốt vội vàng để giày ở chỗ đối diện giường, mũi giày lại vô tình hướng đúng về phía giường.

Hồng Tuấn lúc này đã từ ngoài đi vào: "Anh đang làm gì thế?"

Tôi vội vàng đứng che đi đôi giày nhỏ kia.

Hồng Tuấn thấy tôi sắc mặt trắng bệch, bộ dạng tiều tụy thì lo lắng hỏi: "Anh không sao chứ?"

Tôi lại lắc đầu.

Không biết vì sao nhưng tôi rất sợ để Hồng Tuấn nhìn thấy đôi giày nhỏ kia, như thể nếu bị cậu ta thấy được thì sẽ xảy ra chuyện rất đáng sợ.

Loại cảm giác này nổi lên trong lòng tôi, khiến tôi vội vã đẩy cậu ta đi ra ngoài.

Hồng Tuấn cũng không để ý, vui vẻ nói: "Anh Đồng, Tiên Tiên đã trở về rồi."

Tiên Tiên chính là con gái của thầy tôi, đi lên tỉnh học đại học.

Cô ấy chính là kim phượng hoàng bay ra khỏi làng tôi, hơn tôi hai tuổi, dáng dấp miễn bàn, xinh đẹp, duyên dáng, da trắng, ngực to, chỉ nhìn thôi cũng khiến người ta chảy nước miếng.

Nếu có thể cưới được Tiên Tiên làm vợ, dù có chết sớm mười năm hai mươi năm thì ông đây cũng bằng lòng.

Nhưng tôi biết đó chỉ là si tâm vọng tưởng, con chim hoàng yến này đã bay ra ngoài thì e là cũng sẽ không trở về vùng núi vắng vẻ nghèo khó này nữa.

Lại nói tiếp, cô ấy cũng đã hai năm chưa trở về đây rồi.

Có chuyện khiến tôi thấy rất kỳ quái. Mặc dù tôi chưa từng lên tỉnh thành, nhưng cũng biết tỉnh thành cách chỗ chúng tôi rất xa, hơn nữa giao thông cực kỳ bất tiện, đầu tiên phải ngồi tàu hỏa đi đến thành phố Tây Xuyên, tiếp đó chuyển sang xe khách đường dài đi đến trấn trên rồi sau đó ngồi xe thùng, nếu như thuận lợi thì cũng mất hai ngày mới có thể đến nơi.

Sáng sớm hôm nay mới thông báo cho cô ấy là thầy tôi đã mất, cô làm thế nào mà chiều nay đã về đến nơi rồi?

Nhà thầy tôi có tang, người đến người đi rất đông, còn loáng thoáng có tiếng cãi vã truyền tới, là giọng nói của Tiên Tiên, hơn nữa cô ấy đang cãi nhau với ba mẹ tôi.

Đã xảy ra chuyện gì?

Tôi nhìn thấy thế thì lập tức chạy tới, chen vào giữa đám người: "Làm sao thế?"

Thật sự là Tiên Tiên.

Cô ấy đã trở về!

Vóc người Tiên Tiên cao gầy, mái tóc đen bóng mượt mà như thác nước càng khiến cô ấy trông vô cùng nhẹ nhàng, khiến người mê mẩn, gương mặt trái xoan thanh tú, bên dưới hai hàng mi dài cong cong là một đôi mắt to sáng như nước suối, sống mũi nhỏ thẳng tắp, đôi môi mềm mại toát lên vẻ dịu dàng.

Cô ấy còn hấp dẫn hơn trước đây rất nhiều, có khí chất hơn, ừm, khí chất của người thành phố.

Tiên Tiên cực kỳ kích động, chỉ vào tôi nói: "Cậu tới đúng lúc lắm, cậu nói đi, có phải là cậu, chính cậu đã hại chết ba tôi không, ba tôi đang yên lành sao sau khi nhận cậu làm học trò thì lại xảy ra chuyện thế này."

Tôi chột dạ ngây người như phỗng.

Ông cụ Trương đã từng nói, là vì tôi chọc đến nữ quỷ, khiến thầy tôi bị liên lụy, nói theo một mặt nào đó thì đúng là thầy tôi đã bị tôi hại chết.

Bạn bè người thân đều cảm thấy cô ấy đang cố tình gây sự.

Chú hai cũng đang ở đây, trong thôn ông ta là người có tư cách, bối phận cao nhất: "Tiên Tiên, cháu bình tĩnh một chút, ba cháu chết là vì vô tình bị tai nạn giao thông, không liên quan đến Đồng."

Khuôn mặt xinh đẹp của Tiên Tiên đỏ lên: "Cháu biết, nhưng cháu cũng biết, ba tôi là bị cậu ta hại chết."

Mẹ tôi nóng nảy: "Con nhỏ xấu xa, cháu đừng có vu oan cho người tốt, cháu nói là Đồng hại chết ba cháu, có chứng cứ gì không? Không có chứng cứ thì đừng có mà hắt nước bẩn lên người con trai cô."

Tiên Tiên nói: "Đương nhiên là có..." nhưng cô ấy ấp úng nói không hết câu, đỏ mặt nói: "Dù, dù thế nào thì ba tôi cũng là bị cậu ta hại chết."

Tất cả mọi người lắc đầu bất đắc dĩ.

Không ai tin lời của cô ấy.

Chú hai nói: "Nhóc con đi vào trong đi, đừng làm loạn ở đây nữa."

Tính tình mẹ tôi nóng nảy, Tiên Tiên tự dưng hắt nước bẩn lên người tôi khiến bà cực kỳ tức giận: "Con trai, đi cùng mẹ về nhà" rồi kéo tay tôi định đi.

Chú hai hoảng hốt vội nói: "Mẹ Đồng."

Mẹ tôi tức giận dừng bước.

Chú hai chống gậy đi tới: "Kiên ra đi khiến Tiên Tiên bị đả kích quá lớn, khó tránh khỏi sẽ nghĩ ngợi lung tung, mấy người họ vợ góa con côi, chúng ta có thể thông cảm bao nhiêu thì thông cảm, giúp đỡ bao nhiêu thì giúp.”

Mẹ tôi là người miệng cứng lòng mềm, nghe chú hai nói như vậy thì cũng nguôi giận phần nào.

Tiên Tiên nhìn chúng tôi rồi cắn răng, xoay người vào phòng.

Tiên Tiên là một cô gái cực kỳ hiểu chuyện, tuy việc ba mất khiến cô ấy bị đả kích rất lớn, nhưng cũng không thể tự dưng chỉ trích tôi.

Trong sự khuyên bảo an ủi của một vài người bà con trong làng, mẹ tôi mới cực kỳ không tình nguyện để tôi đi vào nhà thầy tôi.

Trong nhà thầy tôi đã mời đội đưa tang đến, nên cũng không cần tôi phải làm gì.

Có một ông lão nhỏ gầy áo đen, đang bó người giấy ở trong sân, sắc mặt ông ta xanh đen, ánh mắt đờ đẫn không có tiêu cự, không ngờ lại là một người mù.

Nghề ghim người giấy này là ăn cơm âm dương.

Người ăn cơm âm dương, con cháu cũng không hưng thịnh, phần lớn đều đoạn tử tuyệt tôn, cho nên rất ít người có thể kế thừa nghiệp cha, đa số đều là nhận một đứa trẻ lang thang số mệnh kiên cường làm học trò.

Hơn nữa nghe nói người ăn cơm âm dương thì đa số đều có tật trên người.

Ông lão này chính là một người mù.

Ông ta bó người giấy mặt đỏ, quần áo trắng, có nam có nữ.

Lúc tôi mới nhìn cảm thấy người giấy này đơn giản thô ráp, thậm chí còn hơi có vẻ đờ đẫn, nhưng khi tôi nhìn lại thì lại thấy âm sâu đáng sợ, trong lòng tự dưng thấy sợ hãi, dù thế nào cũng không dám nhìn nữa.

Tôi vội vàng xoay người lại.

Tôi đang định đi khỏi thì giọng người mù kia vang lên: "Làm việc đã lâu, gia chủ có thể nấu chút đồ ăn không?"

Theo như tập tục nông thôn, mời người tới làm việc, ngoài ba bữa sáng trưa tối thì còn phải thêm một bữa cơm chiều, nhưng bây giờ đã sắp tối rồi, lẽ nào người tổ chức tang lễ đã quên mất?

Tôi đáp: "Ông chờ cháu một chút, cháu đi làm cho ông ngay đây."

Ông lão căn dặn: "Cần hai bát, một bát to một bát nhỏ."

Nhà thầy tôi mời đầu bếp trong thôn đến, ông ấy đang nấu bữa tối trong bếp, tôi hỏi ông ta: "Đội đưa tang thầy tôi trong sân đã ăn bữa chiều hay chưa?"

Đầu bếp bảo là đã ăn rồi.

Tôi bảo là người nọ muốn ăn thêm, hơn nữa muốn một bát to một bát nhỏ.

Đầu bếp gật đầu, đi sắp đồ rồi đưa cho tôi hai cái bát, một bát để gạo tẻ, một bát để gạo nếp, hơn nữa tất cả đều là đồ sống.

Tôi ngạc nhiên nhìn ông ta: "Cái, cái này, đều là đồ sống."

Đầu bếp bảo tôi cứ đem ra đi.

Tôi thầm nghĩ, lẽ nào ý của người kia là một bát lớn là bát gạo tẻ còn một bát nhỏ là bát gạo nếp, tôi hai tay mỗi tay một bát đưa qua.

Người mù không nói gì, nhận lấy, sau đó cũng rất tùy ý để ở dưới đất trước mặt người giấy, lại lấy hương từ trên bàn đem hơ trên ngọn nến.

Động tác của người mù cực kỳ gọn gàng, không giống một người mù chút nào.

Sau khi đốt hương xong, ông ta chia làm thành hai nửa, mỗi tay cầm ba cây hương, chia ra cắm vào trong bát gạo tẻ và gạo nếp, ba cây hương lại phân chia ra rất chỉnh tề cực kỳ quỷ dị.

Trước đây tôi cũng đã từng thấy.

Thông thường đều là để ở góc không ai để ý, thường thường đều là ngày đầu tiên thấy, sang ngày thứ hai thì đã bị người lấy đi.

Chỉ là không biết có tác dụng gì.

Người mù làm xong những việc này thì cũng trở về chỗ ngồi tiếp tục làm việc.

Tôi đang định xoay người rời đi thì người mù hỏi: "Gia chủ vẫn chưa kết hôn phải không?"

Tôi lắc đầu, đột nhiên nghĩ là ông ta không nhìn thấy tôi nên tôi đáp: "Vẫn chưa."

Người mù nói: "Vậy cũng khó trách."

Người mù không nhìn thấy dáng vẻ của tôi, nếu như có thì có thể thấy tôi chỉ là một chàng trai mười tám tuổi, e là cũng sẽ không hỏi như thế, nhưng tôi lại nghĩ đến những chuyện quỷ dị mà mình gặp trong hai ngày gần đây, cảm thấy lời nói của người mù dường như đang ám chi đều gì đó.

Tôi hỏi: "Khó trách cái gì?"

Người mù không trả lời tôi, hỏi ngược lại: "Gia chủ có tin vào âm đức không?"

Tôi gật đầu: "Tin."

Âm đức!

Sau khi làm ra chuyện gì thương thiên hại lý thì sẽ bị mọi người chửi mắng, khiến người đó dần tích âm đức.

Chuyện âm đức này đại ý là dùng để chỉ những chuyện làm ra ở nhân gian nhưng ở cõi âm bị ghi lại, mà người bị mắng chửi cũng ám chỉ người này đã làm ra đủ chuyện xấu xa, sau khi chết sẽ rất thảm, khiến hắn chuẩn bị sớm cho những chuyện sau khi chết.

Người mù nói: "Vậy tích thêm nhiều âm đức đi!"

Bảo tôi tích thêm âm đức? Nói vậy là có ý gì, ám chỉ tôi không sống được bao lâu nữa sao?
Chương trước Chương tiếp
Vietwriter; Bongdaso; Bongdapro; Keonhacaivip; W88; NEW88; NEW88;
Tele: @erictran21
Loading...