Đại Tống Phong Lưu Tài Tử
Q.1 - Chương 57: Thánh Nhân
Tư Mã Quang vì viết cuốn Tự Trị Thông Giám này đã phải lưu lạc ở Lạc Dương mười lăm năm, dồn vào cuốn sách toàn bộ tâm huyết, khi dâng cho Hoàng thượng, hắn đã nói: - Thần tốn hết mười lăm năm, răng giờ đã rụng, mắt cũng đã mờ, thần kinh suy nhược, mọi việc làm trước quên sau. Toàn bộ tinh lực cả đời đều dồn vào bộ sách này. Tư Mã Quang vì viết sách mà mất an mất ngủ, thậm chí nhiều lúc viết quên cả về nhà, khiến người nhà phải mang cơm tới hắn mới ăn. Mỗi ngày, hắn sửa chữa từng chữ trong bản thảo, hơn nữa mỗi chữ, mỗi câu đều viết vô cùng tỉ mỉ, từng nét bút vô cung cẩn thận. Tự Trị Thông Giám của Tư Mã Quang góp nhặt lịch sử, có giá trị tham khảo rất lớn cho người thống trị, góp nhặt tinh hoa, trí tuệ của thiên hạ. Vào đời Thanh, các đại học giả, trong đó có Vương Minh từng nói: - Trong thiên địa, không thể vô cớ mà có sách, nhưng tất cả học giả đã đọc qua Tự Trị Thông Giám đều phải biết, đó là trân bảo, vì nước, vì dân, dùng tâm huyết một đời mà viết nên, trân trọng, trân trọng. Sau này, các học giả cũng bắt chước theo Tư Mã Quang, viết ra những cuốn sách nghiên cứu bổ ích, thậm chí ở thời đại sau này, các học giả chuyển những nghiên cứu này thành một môn học. Tư Mã Quang ở Lạc Dương làm quan mười lăm năm, trong thời gian hắn làm quan người trong thiên hạ đều rất trọng vọng, coi hắn mới là Tể tướng, gọi hắn là Tư Mã tướng công. Khi hoàng thưuơngj qua đời, Tư Mã Quang tới phó tang, hộ vệ thấy hắn tới đều cung kính vái chào, gọi hắn là: “Tư Mã Tướng Công. Hắn đi tuần, nhân dân khắp hang cùng ngõ hẻm đều hoan nghênh, khi hắn từ quan, có người còn nói: - Xin ngài hãy ở lại phụ tá thiên tử, cứu giúp dân chúng. Mỗi khi nhớ lại đoạn lịch sử này, nhớ lại hình ảnh Tư Mã Quang, Vương An Thạch, những long phượng của nhân gian, nhớ lại trái tim vì nước vì dân của họ mà người đời thầm thở dài, nếu như bọn họ một lòng, nếu như bọn họ không quá cao ngạo, tranh đấu lẫn nhau thì đại Tống cũng sẽ không diệt vong vậy. Thạch Kiên mặc dù không có bản lĩnh nhớ rõ từng chữ của Tự Trị Thông Giám nhưng đại ý hắn đều nhớ kỹ, hắn cố gắng vận dụng kiến thức, chỉnh sửa từng câu chữ để viết. Tám tuổi bắt đầu viết, cho tới hiện tại đã viết được năm cuốn Chu Kỳ, ba cuốn Tần Kỳ, mười cuốn Ngụy Kỳ, bốn mươi cuốn Thiên Niên Kỳ. Từ Tống Kỳ đến Chu Kỳ, nội dung thay đổi khá nhiều. Có lẽ vào hiện tại, tài hoa của Thạch Kiên còn chưa sánh bằng Tư Mã Quang, nhưng nhờ viết cuốn sách này mà văn ngôn, bút lực của Thạch Kiên tăng lên chóng mặt, khác xa so với ban đầu. Hoa tri huyện cũng xuất thân tiến sĩ, hắn cũng biết cuốn sách này là do Thạch Kiên viết, nếu không, một tác phẩm đồ sộ, một tác phẩm tuyệt đại thiên kiêu như vậy hắn không thể không biết. Hắn đắm chìm trong mấy cuốn sách, ai nói gì cũng không nghe, chỉ thở dài: - Còn hơn cả sử ký… Tên thông phán (chấp sự) thấy hắn như vậy, tò mò hỏi: - Hoa đại nhân, có phải sách này tóm lược lịch sử hay không ? - Hoa đại nhân, có phải sách này tóm lược lịch sử hay không ? Hoa tri huyện lúc này mới giật mình tỉnh lại, nhưng đầu óc vẫn mơ hồ, lẩm bẩm: - Trộm thật tốt…. Lão Tứ phạm tội lớn như vậy, còn khen trộm thật tốt ? Các quan viên lớn nhỏ thấy hắn nói vậy đều nhìn hắn vô cùng kỳ quái. Hoa tri huyện biết mình lỡ lời, vội lảng đi: - Ta nói là tên trộm thật to gan. Hoa tri huyện cũng tìm ra bản vẽ con thuyền hơi nước của Thạch Kiên, hiện tại, Tống Chân Tông đã đem hai đại lục và đại dương vẽ vào bản đồ Tống triều, nhưng hoàng đế Liêu Quốc thì không coi thứ đó vào đâu, cười nhạo Tống Chân Tông tự huyễn hoặc. Hắn còn nói: - Tống Chân Tông không biết mình biết người, mấy đại lục đó ở xa như vậy, làm sao có thể chiếm lĩnh ? Nếu muốn chiếm, ít nhất cũng phải có loại thuyền chạy cực nhanh mới có thể đưa dân tới dần chiếm lĩnh, mà hiện tại thì không thể. Ai mà không biết, hai đại lục kia hoàng kim đầy đất, nơi nơi ngập tràn hương liệu, đi đường cũng vấp phải bảo thạch ? Nếu không mấy tên du thương sao dám bỏ ra mười vạn quan mà mua một cái chức quan ? Hiện tại cũng đã là mùa thu, gần như tất cả thương nhân đã tập trung tại Tuyền Châu, cả Liêu Quốc, Thổ Phiên, Đại Lý, Chiêm Thành, Triều Tiên, Nhật Bản cũng cho người tham dự chuyến đi. Trên công đường, Hoa tri huyện nói: - Các ngươi có biết vì sao thiên hạ đệ nhất tài tử của đại Tống, Thạch tướng công lại ba lần cự tuyệt thánh chỉ không ? Vì sao Hồng Lâu Mộng càng viết càng lâu không ? Bởi vì hắn đang suy nghĩ, nghĩ cách làm ra một con thuyền mà một năm có thể đưa người đại Tống đi tới mấy đại lục kia hai lần, có thể giúp đại Tống vận chuyển vật lực không ngừng tới hai đại lục kia, khai thác lục địa hoang sơ kia, vì đại Tống mà sáng tạo một lịch sử huy hoàng chưa từng có. Nói tới đây, trong mắt hắn xuất hiện vẻ cuồng nhiệt không che dấu. Quốc gia hưng thịnh hơn ? Chiếm lấy hai đại lục kia ? Có ai không muốn ? Sau đó hắn lại nói: - Bản vẽ này là bản vẽ phác thảo loại thuyền mới của Thạch tướng công, theo các ngươi, nó đáng giá bao nhiêu ? Một trăm triệu quan, một tỷ quan, hay mười tỷ quan tiền ? Nghe tới mười tỷ quan tiền, lão Tứ cũng im miệng ngừng khóc, hắn nhìn Hoa tri huyện rồi té xỉu. Nghe tới loại thuyền này, các quan viên bất chấp án đang xử, ai cũng muốn xem Thạch Kiên viết gì trong đó. Khi nhìn vào bản vẽ, thấy trên đó Thạch Kiên vẽ một con thuyền cổ quái, không có buồm chỉ có một ống khói lớn, dưới đuôi còn có hình mấy cái lá cây to lớn. Kiểu dáng con thuyền rất khá, nhưng càng về phía đuôi càng quái dị, ống khói cũng chiếm diện tích rất lớn. Ở bản vẽ cuối cùng, hình dáng con thuyền sơ bộ đã được phác thảo đầy đủ, Thạch Kiên còn có chú thích, ước lượng tốc độ của con thuyền, mỗi ngày có thể đi tới bảy mươi tới bảy mươi lăm hải lý. Những văn tự còn lại thì không có vẽ thuyền, mà vẽ rất nhiều loại máy móc kỳ quái. Có quan viên không hiểu, hỏi: - Loại thuyền không có buồm này làm sao có thể chạy ? Hoa tri huyện cười nói: - Tiểu Thạch tướng công nói nó chạy được, tất nó chạy được, chúng ta chỉ cần tin như vậy là đủ. Mọi người lại nghĩ tới cảnh hắn làm chuông ngân, đập đá, đứng trên hộp, làm ra vô số điều thần kỳ, tất cả đều gật đầu liên tục. Hoa tri huyện lại chỉ vào cuốn Truy Nguyên Học rồi nói: - Cuốn sách này cũng là vô giá, nó chính là cuốn sách mà Tiểu Thạch Tướng công nghiên cứu vạn vật chi lý mà viết ra, là cội nguồn ý tưởng của con thuyền kia. Sau đó chỉ vào mấy bản số học rồi nói: - Đây là thứ mà ngay cả đại học sĩ Liêu Quốc cũng phải quỳ gối xin Thạch tướng công nhận làm đồ đẹ. Sau đó lại chỉ cuốn Tự Trị Thông Giám: - Quyển sách này chưa viết xong, nhưng giá trị của nó so với sử ký ngàn năm không hề kém, thậm chí còn cao hơn. Không ai ồ lên, tất cả đều si ngốc, ngay cả đám nha dịch cũng ngơ ngác nhìn đống sách vở, đống sách vở đó là vô giá, là tương lai của đại Tống. Lão Tứ lúc này đã tỉnh lại, cũng không động đậy. Hoa tri huyện hạ giọng: Hoa tri huyện hạ giọng: - Khó trách tiểu Thạch tướng công không phụng chỉ, hắn muốn viết xong cuốn Tự Trị Thông Giám này mới vào cung, nhưng nếu vậy thì Thánh Thượng phải đợi tới khi nào ? Nói tới đây, hắn ho khan một tiếng nói: - Án này quá lớn, một tri huyện như ta không thể xử, cần phải chuyển tới kinh tahnfh. Ý hắn nói chính là phải đưa đống sách vở bằng chứng này tới kinh thành, nếu không Thạch Kiên sẽ nhất quyết thu lại, không cho bọn hắn dâng hoàng thượng. Chúng quan lại hiểu ý, gật đầu khen phải. Chỉ đáng thương cho lão Tứ, nha dịch vừa dội nước cho tỉnh lại, nghe phán lại ngất đi. Hoa tri huyện không đợi Thạch Kiên biết tin đã chuyển toàn bộ sách vở vào kinh thành. Thạch Kiên tới lúc biết chuyện chỉ biết cười khổ, hắn sao không biết dụng ý của họ ? Hắn thầm nghĩ: - Những ngày an ổn có lẽ đã hết, bây giờ cũng đã mười hai tuổi, thôi thì cũng tạm được. Đống sách vở được hỏa tốc đưa tới hoàng cung, Tống Chân Tông đột nhiên thấy vô số sách vở của Thạch Kiên, hắn vô cùng yêu thích. Nhưng khi mở ra xem, hắn cũng như mọi người, cũng si ngốc, trong đó, mười mấy cuốn Truy Nguyên Học, hắn không biết, Tam Quốc Diễn Nghĩa, hắn đã xem, Số Học, hắn không hiểu, chỉ có cuốn Tự Trị Thông Giám là khiến hắn si mê. Cuốn sách được viết vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ, từng chữ từng chữ vô cùng đẹp đẽ. Đối với nguyên tác của Tư Mã Quang, tất cả cơ sở đều được ghi lại, ngoài ra còn thêm vào một vài câu chữ khiến cuốn sách càng thêm sinh động. Lịch sử được miêu tả vô cùng tỉ mỉ, vô cùng hoàn mỹ khiến người ta bị hút hồn không dứt ra nổi. Tống Chân Tông lẩm bẩm: - Chẳng lẽ thiếu niên này thực là thánh nhân chuyển thế ? Câu nói này khiến Lưu Nga và toàn bộ đám thái giám sợ hãi quỳ sụp xuống, chỉ có Hoàng thượng và Khổng Tử mới đáng gọi là thánh nhân, trời không có hai mặt trời, nước không có hai vua, câu tán dương này của hoàng đế, không phải gián tiếp đưa Thạch Kiên vào cửa tử hay sao ?
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương