Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Q.2 - Chương 65: Hứa Hẹn



Thạch Kiên đặt bút viết:

Bên kia mới gặp, giờ bóng hình nơi đâu ?

Là khoảng không mênh mông, gió thu đưa Trung Thu tới ?

Không nghe, không thấy chỉ ngắm nhìn.

Nơi biển rộng có khiến người sầu ?

Núi ngàn dặm gót ngựa tung hoành, điện ngọc lầu son.

Tiếng chuông tiếng ngọc vang thầm dưới ánh trăng.

Tất cả mọi người sửng sốt, mấy câu đầu ý thơ còn có chút tinh tế, dùng thơ nhập từ, ở thời này cũng có thể gọi nó là đoản cú, nhưng thủ từ này của Thạch Kiên lại lấy thiên nhiên nhập từ, mặc dù bài từ vô cùng hào túng, phong quang, điệu từ ngọt điệu nhưng không ai nghĩ ra cái hay ở đâu cả.

Uyển Dung cũng sửng sốt, không tự chủ bật hỏi:

- Là ?

Ý là vần thơ ra sao, nhưng nghĩ lại một chút, nàng lại nói:

- Thạch học sĩ đại tài, dùng cảnh nhập từ, không câu như có câu, từ này quả tuyệt vời.

Nghe Uyển Dung nói, Phạm Trọng Yêm và Nghiêm tri phủ mới sực nhớ tới những tấu chương của Thạch Kiên, quả thực thi phú của hắn rất kỳ lạ, không bao giờ giống nhau. Bài thủ từ này cũng vậy, đọc kỹ cảm thấy phong vận vô cùng lớn, từng chữ liên kết mật thiết lại vô cùng thanh tân, không khuôn, không mẫu mà lại tự nhiên, lưu loát như sóng biển vậy. Ngẫm lại cũng đúng, xưa nay ai dám nghi ngờ Thượng Thư là giả ? Cũng chỉ có thiếu niên này dám nghĩ tới.

Hai vị công công tỉnh hồn, nhìn bảo bối kia, ánh mắt bọn họ nhìn chằm chằm vào tờ giấy. Nghiêm tri phủ cũng nhìn nó như nhìn bảo bối, bài từ này có thể nói vô cùng mới lạ, biến hóa nghiêng trời lệch đất, hắn nói với hai vị công công:

- Hai vị công công, để bài từ này cho ta. Thạch học sĩ sắp vào kinh, Hoàng thượng muốn bao nhiêu bài từ hay chẳng được ?

Thạch Kiên nghe xong thiếu chút nữa ngã lăn ra đất, hắn nghĩ thầm:

“Thơ từ của đại Tống đâu đâu cũng có sao cứ phải là ta, không phải rau xanh với cải củ cũng là rau hay sao ?”

Phạm Trọng Yêm cũng vô cùng bội phục Thạch Kiên.

Trong đống sách vở của Thạch Kiên mà hắn từng xem qua, trừ cuốn Hồng Lâu Mộng, còn lại hắn đều rất thích. Có thể thấy rằng, thiếu niên này dù ở mặt nào cũng tân khổ luyện tập, từ nhỏ đã hun đúc ý chí vì dân giàu, quốc cường. Mỗi lần hắn xuất khẩu thành thơ đều là những bài thơ mà người đời xưng là thần tác. Phạm Trọng Yêm đôi khi còn nghĩ, nếu thiếu niên này tiếp tục khổ luyện, sợ rằng ngay cả Lý Bạch, Đỗ Phủ cũng phải cam bái hạ phong vậy.

Hai vị công công kia nghe vậy mới từ bỏ bài từ. Nhưng đột nhiên một công công nói:

- Thạch học sĩ sau này vào cung, có lẽ mỗi ngày chỉ cần làm một bài thơ, từ cho Hoàng thượng ta cũng dám cam đoan Quan gia sẽ vui vẻ vạn phần.

Tất cả mọi người phá ra cười, một ngày một bài thơ ? Một năm ba trăm sáu mươi này, thơ là do cảm xúc thăng hoa mà làm, nếu làm như vậy thì….thật là…

Phạm Trọng Yêm cười:

- Thạch học sĩ, ngươi một năm làm hơn ba trăm bài thơ thì ta khẳng định người đọc sách trong thiên hạ sẽ chẳng cần làm thơ từ gì nữa, từ nay về sau một mình ngươi đọc sách được rồi, ha ha ha.

Mọi người nghe xong, phá ra cười.

Uyển Dung bất chợt đi tới trước mặt bà nội Thạch Kiên, nàng quỳ xuống nói:

- Nô tì có chuyện nhờ lão phu nhân.

Thạch Kiên nheo mắt, thầm đoán xem việc gì sắp xảy ra.

Vừa rồi nàng mới vào cửa đã tâng bốc bà nội, thậm chí cả mình. Nàng biết bà nội Thạch Kiên tâm tính lương thiện, bản thân mình lại vô cùng hiếu thuận với bà nội vì thế nàng cầu bà nội chứ không cầu mình.

Có điều xét trí tuệ, quả thực cả Hồng Diên lẫn Lục Ngạc đều không thể sánh với nàng.

Bà nội nhìn qua đã biết Thạch Kiên đang nghĩ gì, nhưng vẫn giả bộc ngạc nhiên nói:

- Cô nương, có chuyện gì cứ từ từ nói.

Uyển Dung nói:

- Nô tì từ nhỏ mất mẹ, theo phụ thân phiêu bạt khắp nơi. Hiện phụ thân lại không biết đi đâu, nô tì phải trú thân ở nơi dơ bẩn. Trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn, nghe nói Thạch học sĩ đi qua Dương Châu, nô tì mới tới giãi bày.

Nói xong, nàng lấy chiếc bao trên lưng Tiểu Như xuống rồi nói:

- Nghiêm đại nhân, đây là số tiền thừa sau khi tiểu nữ chuộc thân, mong đại nhân đem những đồ này bán lấy tiền giúp đỡ mọi người.

Nói xong nàng bở bao, bên trong có ít vàng bạc và đồ trang sức. Mặc dù không nhiều nhưng đối với người thường cũng là số tiền rất lớn.

Nghiêm tri phủ nghiêm mặt đáp lễ, nói:

- Đa tạ co nương.

Nhưng sau đó lại hỏi:

- Cô nương đem hết tiền tiết kiệm giao cho hạ quan, từ nay về sau sẽ sống ra sao ?

Uyển Dung nói:

- Nô tì từ lâu đã muốn ra khỏi Tú Hồng Lâu, nhưng không biết tung tích của gia phụ, nếu mạo muội rời đi thì dụ nô tì có thể tự lập cũng không thể ngăn nổi kẻ xấu quấy rầy. Đây cũng là việc nô tì cầu xin lão phu nhân.

Bà nội thấy nàng đáng thương liền nói:

- Cô nương, lão thân cũng muốn giúp ngưoi, nhưng chúng ta sắp rời khỏi Dương Châu để tới kinh thành, ngươi bảo lão thân làm sao có thể giúp ngươi ?

Chỉ cần nàng nói tới đó, tất cả mọi người đều đã hiểu dụng ý chỉ duy nhất bà nội Thạch Kiên là vẫn chưa có phản ứng. Thạch Kiên cũng không nói gì, hắn nghĩ cần để cho bà nội có một bài học, bằng không sau này tất sẽ bị người lợi dụng.

Uyển Dung nói:

- Nô tì kính nể nhất là Thạch học sĩ, chỉ hận không thể đồng sinh đồng tử. Hiện nô tì đã tự chuộc thân, nhưng không nơi chốn nương tựa vì thế muốn cầu lão thái thái thu nhận nô tì.

Thạch Kiên nghe tất cả, cũng thầm tán thưởng, kế hoạch rất tốt.

Hồng Diên và Lục Ngạc thấy lão thái thái cứ ngẩn người, lại thấy bộ dạng của Uyển Dung vô cùng đáng thương, liền nói:

- Lão phu nhân, người nhận nàng đi.

Thạch Kiên lại cảm thấy bực mình:

“Đáng lẽ ta phải bán hai tiểu nha đầu ngốc nghếch các ngươi đi mới phải.”

Lão thái xoay ngừoi nhìn Thạch Kiên, ý muốn hỏi hắn, nhưng trong ánh mắt bà đã có tới chín phần muốn nhận Uyển Dung.

Thạch Kiên không muốn làm bà nội thất vọng, hắn nói với Uyển Dung:

- Tiểu tử biết ý của tiểu nha đầu ngươi

Câu tiểu nha đầu này khiến tất cả bật cười.

Thạch Kiên lại nói:

- Nhưng gia đình ta cuộc sống chất phác, ngươi đi theo cũng sẽ không có vinh hoa phú quý gì để hưởng cả.

- Nô tì biết, Thạch học sĩ yên tâm, nô tì từ nhỏ theo phụ thân phiêu bạt khắp nơi, khổ gì cũng đã từng nếm qua

Uyển Dung thấy Thạch Kiên không có ý cự tuyệt, mừng rỡ giải thích.

Thạch Kiên lại nói:

- Còn nữa, bây giờ ta viết cho ngươi một đoạn văn, ngươi cũng là người thông minh, nếu không làm được vậy cũng không cần vào gia môn chúng ta.

Nói xong hắn viết xuống một áng văn nổi danh Tống Triều của đại nho Chu Đôn Di.

Viết xong, tất cả đều ồ lên tản thưởng, nghĩ thầm:

“Mỹ văn như vậy chỉ có thiếu niên này có thể viết nổi”

Thực ra, người viết ra áng văn này cũng chưa sinh ra, vì thế nói là của Thạch Kiên cũng chẳng ai không tin.

Vừa viết xong, Nghiêm tri phủ như hổ vồ mồi, nhanh chóng cất ngay áng văn vào trong ngực.

Phạm Trọng Yêm đã chứng kiến việc của hai tiểu công công, nhưng chưa kịp nói, tri phủ đã ghé tai hắn:

- Thạch học sĩ sắp vào kinh, có người ở canh Hoàng thượng, lo gì không có văn hay để xem ?

Phạm Trọng Yêm nghe nói tức giận tới mức hồ đồ, văn hay, muốn viết là viết được ?

Uyển Dung cũng hiểu, hắn ý muốn xem học vấn, nhân phẩm của nàng, còn nhắc nàng bà nội hắn có trái tim nhân ái nên mới nhận một kỹ nữ vào nhà.

Nàng càng hiểu rằng Thạch Kiên mượn đoạn văn này nói cho nàng biết, hắn không ngại xuất thân của nàng, nhưng cũng cảnh báo nàng đừng vì xuất thân không tốt mà đắm chìm trụy lạc.

Nàng thi lễ rồi nói:

- Nô tì xin ghi nhớ lời dạy của Thạch học sĩ.

Thạch Kiên lại nói:

- Thực ra ngươi đâu cần khổ như vậy, thơ từ, ca phú là tốt nhưng cũng không thể ăn thay cơm. Các ngươi đều còn nhỏ, chưa biết cuộc sống gian nan, suốt ngày bát nháo lo việc bao đồng làm chi.

Thấy hắn nói, mọi người nửa muốn cười, nửa không dám, ngẫm lại hắn nói rất đúng.

Có điều Phạm Trọng Yêm và Nghiêm tri phủ lại rất bực mình, áng văn hay như vậy mà hắn coi không bằng bát cơm ? Còn nói chỉ hận không thể làm cơm ăn ?

Tiểu Thạch ơi Tiểu Thạch, văn người khác không thể làm cơm ăn, nhưng văn của ngươi sợ rằng bỏ ra một chữ ăn cả đời không hết.

Thạch Kiên tiếp tục nói:

- Tiểu tử cho rằng, nam nhân năm thê bảy thiếp là thường, nhưng nam nữ bình đẳng. Ngươi sau này đừng bao giờ nghĩ mình là nô tài của Thạch gia, chỉ cần gặp được người tốt, có ý muốn đi, tiểu tử tất không ngăn cản, có điều đi theo chúng ta, sau này có việc gì cũng không thể oán giận.

Mọi người nghe xong, nghẹn họng nhìn hắn trân trối, một câu của hắn trước nay chưa ai dám nói, chẳng trách hắn có thể viết ra Hồng Lâu Mộng, mỗi câu nói của hắn đều như người từng trải sự đời, cách nghĩ lại rất mới mẻ, chủ tớ thân phận như nhau ???

Có lẽ thiếu niên này luôn có những ý tưởng không bình thường như vậy, bảo sao từ lúc nhỏ tới lúc thành danh chẳng ai dạy dỗ hắn. Mà dù có muốn sợ rằng cũng không dạy nổi.

Uyển Dung nghe câu đầu nàng rất vui, nhưng tới câu sau nàng lại có chút buồn, dù sao nàng cũng rất tự tin vào phong thái, tướng mạo của mình, có điều sao thiếu niên kia lại dễ dàng nói lời buông bỏ như vậy.

- Các ngươi quay về chuẩn bị đồ đạc, chúng ta lập tức rời khỏi Dương Châu.

Uyển Dung và Tiểu như cáo lui, ra khỏi Nghiêm gia Tiểu Như chợt nói với Uyển Dung:

- Tiểu thư, tiểu tử này không biết suy nghĩ.

Uyển Dung nói:

- Ngươi đừng mắng hắn, nếu luận văn chương, cổ kim chưa có ai sánh bằng hắn. Chúng ta cũng vì việc lớn mà phải đầu nhập kỹ viện tự hạ thấp bản thân, nếu sau này hắn bất lợi với chúng ta, bổn tiểu thư sẽ phải làm cho thiên hạ thất vọng vậy.

- Tiểu thư, người thật thông minh, đoán được họ tới Dương Châu.

- Không phải ta thông minh, mà ta đoán ra, Tống Chân Tông bệnh nặng, lại rất thích thiếu niên này, vì thế tất sẽ triệu hắn vào kinh. Thiếu niên này đã ba lần không tiếp thánh chỉ, lần này tất không thể không tiếp. Lại thêm vào việc bà nội hắn bị liệt ta đoán ra họ sẽ đi đường thủy, mà Dương Châu lại là nơi bổ sung lương thực trọng yếu. Vì thế ta mới quyết định tới đây ẩn nấp chờ đợi.

- Tiểu thư thật là Nữ Gia Cát

Khi các nàng quay lại, đợi tới đêm khuya, mười mấy người của Thạch gia mới lén lút đi tới bến tàu, lặng lẽ rời khỏi Dương Châu.

Qua chuyện này, bà nội Thạch Kiên không dám lên bờ đi dạo nữa, cứ thế, hai chiếc thuyền từ từ đi về phía phủ Khai Phong. Vài ngày sau rốt cục cũng đã sắp tới nơi, đứng ở trên thuyền đã mơ hồ thấy được rặng tường thành cao lớn xa xa.
Chương trước Chương tiếp
Vietwriter; Bongdaso; Bongdapro; Keonhacaivip; W88; NEW88; NEW88;
Tele: @erictran21
Loading...