Đại Tống Phong Lưu Tài Tử
Q.2 - Chương 72: Bạch Mã Hoàng Tử
Triệu Trinh lại hỏi một vấn đề khó khăn, tuy nhiên Tống Chân Tông và Lưu Nga đều biết thiếu niên này cơ trí hơn người, họ mỉm cười, chờ Thạch Kiên trả lời. Thạch Kiên đáp: - Điện hạ nhân đức, là phúc của đại Tống. Nhưng trong con người, có hai loại tâm, một là vương giả chi tâm và một là lòng dạ đàn bà. - Thế nào là vương giả chi tâm, lòng dạ đàn bà ? - Vương giả chi tâm là ý chí quán thiên hạ, yêu thương sinh linh, thà mình khổ một chút cũng không muốn bị thiên hạ oán trách. Còn lòng dạ đàn bà nhìn chung chính là tiểu nhân, hay như các tiểu cô nương trên đường vậy, nhìn thấy con chó, con mèo chết cũng động lòng rơi nước mắt. Bọn họ không biết rằng còn rất nhiều người đói khát đang gào khóc, chờ có người viện trợ mà chỉ nhìn con chó, con mèo kia mà thôi. Thạch Kiên nói đến đây liền xoay người lại, nói với Lưu Nga: - Đương nhiên tiểu thần không nói tất cả nữ nhân đều không tốt, ví như Hoàng hậu, ở nông thôn tiểu thần đã được nghe danh, người hiền lành, thông minh lại tinh thông sử sách, còn hơn ngàn vạn lần đám nam nhi. Lưu Nga nghe hắn nói, cười nghiêng cười ngả, nàng nói: - Ngươi, tiểu tử đáng yêu, nếu ngươi cứ tiếp tục vuốt đuôi như vậy, sợ ai gia sẽ cười đến gãy xương mới thôi. - A… Thạch Kiên nghĩ thầm, vuốt mông ngựa một chút, không phải hiệu quả hơn sao, ngươi sau này còn quan trọng hơn lão Hoàng Đế, ít nhất sau này, đại Tống nằm trong sự khống chế của ngươi, không phải thiếu niên kia. Thạch Kiên lại nói với Triệu Trinh: - Bởi vậy thái tổ không muốn người trong thiên hạ chịu cảnh loạn lạc,lập chí thống nâhts thiên hạ, cho tới thời Thái Tông mới hoàn thành nghiệp lớn, cũng hi sinh rất nhiều tướng sĩ, đó chính là nhân từ, vì thành toàn cho dân mà chiến đấu, để làm việc lớn, tất có người hy sinh. Về những người du thương kia, bọn họ có nhiều người chưa trở lại, nhiều người hy sinh nơi đất khách, nhưng đại Tống nhờ vậy mà có thêm nhiều loại lương thực, nạn đói giảm đi. Cái này còn chưa tính, nếu bọn họ thành công sẽ tìm ra được nhiều vùng đất mới, quốc gia mới. Đại Tống chúng ta có thể giao thương với bọn họ, đổi lấy những thứ chúng ta cần, làm cho đại Tống có thêm thu nhập, xã hội giàu có, an bình hơn. Như vậy Tống triều sẽ ngày càng thịnh vượng, dù cho sau này Liêu Quốc hung mãnh nhưng nghèo mạt thì dù có giỏi tới đâu họ cũng tự diệt. - Đúng, nói rất đúng.. Triệu Trinh nói Thạch Kiên xoay người nói với Tống Chân Tông: - Bệ hạ, thần xin cầu bệ hạ một việc, khi Giang Cập trửo về, bệ hạ hãy ban thưởng cho họ, không vì bọn họ là thương nhân mà xem thường. Đối với những nghĩa sĩ trung liệt đã hi sinh, xin bệ hạ hãy an bài thích đáng cho người nhà họ. Yêu cầu này hẳn sẽ có vài đại thần phản đối, nhưng quả thực công lao đám người đó không nhỏ: Yêu cầu này hẳn sẽ có vài đại thần phản đối, nhưng quả thực công lao đám người đó không nhỏ: - Ân chuẩn !! Sau đó hắn vuốt đầu Triệu Trinh nói: - Trinh nhi, ngươi có hiểu lời nói của Thạch học sĩ không ? Triệu Trinh suy nghĩ chốc lát rồi nói: - Nhi thần hiểu, Thạch học sĩ ý nói phải lấy đại cục làm trọng, đôi khi phải biết hy sinh vì đại cục. Thạch Kiên cao hứng, đương nhiên từ nội tâm hắn, hắn muốn đại Tống có một hoàng đế tốt. Chỉ có hoàng đế tốt, thông minh, tài năng mới có thể hiểu được lý luận của hắn. Điều đó cũng chính là làm cho đại Tống có một tương lai tốt hơn. Hắn nói: - Điện hạ nói đúng, tiểu thần cũng biết việc này rất nguy hiểm. Trước khi Giang Cập đi tiểu thần đã dặn dò kỹ lưỡng, vì đại Tống, dù tan xương nát thịt Thạch Kiên này cũng không nhíu mày. Triệu Trinh kéo tay Thạch Kiên: - Yên tâm, chỉ cần có ta và phụ hoàng, đại nương. Tương lai vĩnh viễn ngươi sẽ không chết. Kỳ thật, ta cung rất thích câu nói “Tiên thiên hạ chi ưu mà ưu. Hậu thiên hạ chi nhạc mà nhạc” của ngươi, còn cái tan xương nát thịt kia ta cũng không quản. Vừa rồi, trên đại điện ngươi có nói “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử. Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” ta nghe xong cũng không kìm nổi nhiệt huyết. Thạch Kiên nghĩ thầm, rốt cuộc hắn đã thu phục được tiểu tổ tông này. Triệu Trinh lại nói: - Giờ Thạch học sĩ sẽ giảng bài cho ta ? - Không được, ca ca, phụ hoàng đã đồng ý, Thạch học sĩ sẽ đọc Tây Du Ký cho ta. Hắn đã nói chuyện với huynh lâu rồi, tới lượt muội. Triệu Cận ở bên cạnh đột nhiên đi tới nói. Nàng vừa nói, vừa kéo tay Tống Chân Tông và Lưu Nga: - Phụ hoàng, mẫu hậu, hai người nói một câu công bằng đi. Tống Chân Tông và Lưu Nga nhìn nhau, hiện Thạch Kiên là quan tam phẩm. Nếu việc hắn cả gày kể chuyện cho nàng nghe mà truyền ra ngoài thì người đầu tiên lên tiếng sẽ là Khấu Chuẩn, người thứ hai có lẽ sẽ là Lý Địch. Thạch Kiên hiểu nguyên cớ việc này, có lẽ họ vì dụ dỗ nàng, khiến nàng vui vẻ nên mới nói như vậy, chỉ không ngờ tiểu mỹ nhân này lại nhớ dai như vậy. Hai người đối với hắn đều rất ưa thích, hắn cũng chưa từng nghĩ lại được hai người có thân phận tôn quý nhát đại Tống chèo kéo như vậy. Hắn nói: - Công chúa điện hạ, Tây Du Ký rất dài, ngày một ngày hai không thể đọc hết. Chờ tiểu thần giảng bài cho Thái Tử xong sẽ đọc cho người nghe. - Được, tốt nhất là đọc Tôn Ngộ Không sau khi thành Đấu Chiến Thắng Phật tiếp tục đi trảm yêu trừ ma. Thành Đấu Chiến Thắng Phật rồi còn muốn đi trảm yêu trừ ma ? Có phải không vậy ? Hắn ngẫm nghĩ một chút rồi nói: - Điện hạ cứ chờ tiểu thần giảng bài xong đã. Lúc này, Triệu Cận mới chịu. Thạch Kiên sau đó lấy ra mấy bản số học và Truy Nguyên Học ra giảng. Hắn dùng phương pháp dạy học của đời sau để dạy cho Hoàng Tử. Đồng thời hắn còn đưa ra vài nan đề để Triệu Trinh tự tìm hiểu, khi hắn dạy, chẳng những Triệu Trinh, Triệu Cận mà cả Tống Chân Tông, Lưu Hoàng Hậu cũng chăm chú lắng nghe. Triệu Trinh nghe hắn giảng, khen ngợi: - Thạch học sĩ giảng bài thực vô cùng thú vị, dễ hiểu. Thạch Kiên biết người giản bài cho hoàng tử trước hắn là Long Đồ Các Phùng Nguyên, hắn chính là tiền nhiệm Tể Tướng, sau này trở thành thày của Thái Tử. Thạch Kiên nghĩ thầm, lời này không nên để truyền ra ngoài, hắn đã đắc tội Lý đại nhân, nếu đắc tội thêm Phùng đại nhân kia nữa thì sẽ không tốt. Hắn vội vàng nói: - Điện hạ, ai cũng có sở trường, phương pháp dạy học cũng khách nhau. Có lẽ tính cách của Phùng đại nhân điềm đạm, chắc chắn, nên khi giảng cho điện hạ cũng dùng phương pháp này để dạ nên điện hạ mới thấy không thú vị. Tống Chân Tông và Lưu Nga không biết thiếu niên mười hai tuổi này nghĩ sâu xa như vậy, họ còn thưởng hắn khiêm tốn, vì thế càng sinh ra hảo cảm với hắn. Tống Chân Tông và Lưu Nga không biết thiếu niên mười hai tuổi này nghĩ sâu xa như vậy, họ còn thưởng hắn khiêm tốn, vì thế càng sinh ra hảo cảm với hắn. Triệu Cận chợt bĩu môi nói: - Thạch học sĩ, ngươi giảng cho ca ca ta nhanh đi, còn đọc chuyện cho ta nghe. - Được Thạch Kiên nghĩ thầm, vài năm kể chuyện cho bà nội, vào cung lại phải kể chuyện, sao không phong cho ta là đại Tống đệ nhất kể chuyện đại sư luôn ? Tống Chân Tông và Lưu Nga cũng cảm thấy hứng thú, họ biết thiếu niên này vô cùng thông minh, bằng chứng chính là ba bộ tiểu thuyết kia. Hôm nay họ cũng muốn nghe xem hắn kể chuyện gì. Triệu Trinh mặc dù cũng thấy hứng thú nhưng Lý Địch từng nói, Thái Tử hành động phải trầm ổn, lời nói phải biết kiềm chế, cười cũng phải chút ý, nhưng dù sao hắn là một thiếu niên, lý nào không có tính hiếu kỳ ? Thạch Kiên giảng bài xong liền kể cho công chúa chuyện Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn. Khi hắn kể, một đám người ở bên cạnh há hốc mồm nghe. Khi thấy Thạch Kiên nhìn quanh, sợ hắn hiểu lầm, một tên thái giám nhanh miệng nói: - Tiểu thần ngày xưa từng nghe mấy tên du thương kể chuyện Âu Châu, vì thế rất muốn nghe Thạch học sĩ nói chuyện. Chợt, Triệu Cận nói: - Khó trách ta nằm mơ cũng thấy Thạch học sĩ, hóa ra Thạch học sĩ chính là bạch mã Vương tử kia. Câu nói này khiến mọi người ngây ngẩn, Thạch Kiên thì toát mồ hôi, không dám nhìn công chúa. Triệu Cận vẫn không dừng lại, lại nói: - Thạch học sĩ, đợi ta trưởng thành, ta sẽ làm công chúa Bạch Tuyết kia, ngươi sẽ cưỡi ngựa trắng tới đón ta. Thạch Kiên rốt cuộc nhịn không nổi, hoa mắt chóng mặt ngã bịch một cái xuống đất.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương