Điểm Tựa Của Niềm Tin

Phần 05 (Hết)



Phần 05.1: Người giàu và người nghèo

“Tôi giàu có, bởi trong tôi luôn

đầy ắp tình yêu thương.”

Cha mẹ tôi sinh ra, lớn lên và cưới nhau ở Bohemia. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, hai người bắt đầu gầy dựng tổ ấm mới của mình ở Korpvia vớt một tiệm kinh doanh nho nhỏ. Nhưng thời hậu chiến với bao nhiêu khó khăn, cộng thêm tình hình lạm phát khiến cho công việc ngày càng đình trệ.

Gia đình tôi rơi vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc còn không có cái ăn.

Mẹ sinh tôi năm 1919. Ba năm sau, tôi lại có thêm em gái. Cha mẹ tôi kê lại rằng dù sự ra đời của hai anh em tôi trong hoàn cảnh đó càng làm cho gia đình túng thiếu hơn, nhưng niềm vui có được hai tài sản vô giá còn lớn lao gấp bội.

Để lo cho gia đình với hai con nhỏ, cha mẹ tôi đã bươn chải đủ cách, chịu khổ cực trăm bề.

Năm tôi lên tám, nhân dịp lễ Giáng sinh, cô giáo hỏi cả lớp:

"Ai trong số các con thấy mình là người nghèo. Ai thấy mình xứng đáng nhận quà Giáng sinh của Hội đồng tài trợ. Nhiều bạn trong lớp giơ tay lên, nhưng tôi thì không.

Làng tôi nhỏ nên mọi người đều biết nhau. Không chỉ biết tên tuổi, nghề nghiệp thông thường mà còn biết cả gia cảnh của nhau nữa. Và vì thế, cả làng đều biết rõ gia đình tôi là một trong những gia đình khó khăn nhất.

Sau giờ học, cô giáo gọi tôi lên văn phòng và hỏi tại sao tôi không giơ tay.

Tôi đáp: "Vì con không nghèo".

Cô hỏi tiếp: "Vậy thì theo con ai là người nghèo!".

"Con nghĩ đó là nhưng đứa trẻ không có cha mẹ."

Cô im lặng nhìn tôi một hồi lâu, rồi cho tôi về. Ngày hôm sau, cha tôi đi làm về với nụ cười thật tươi tắn trên môi. Những nếp nhăn trên trán cha dặn ra và khuôn mặt ông bừng sáng. Tôi nghe cha bảo mẹ: "Chúng ta phải tự hào về con trai chúng ta em ạ! Thì ra cô giáo của tôi đã đến chỗ cha làm và kể hết mọi chuyện với ông. Cha đã rất vui và tự hào trước câu trả lời của tôi.

Dúng vào ngày lễ Giáng sinh, gia đình tôi nhận được một bưu kiện. Khi mở ra, chúng tôi đều ngẩn ngơ trước hai đôi giày mới tinh! Một cho tôi và một cho em gái tôi. Trước đó, chưa bao giờ chúng tôi có được đôi giày đẹp như thế. Món quà Giáng sinh những năm trước của anh em tôi chỉ là kẹo, bánh mà thôi; nhưng chúng tôi không bao giờ thấy mình nghèo. Cha mẹ đã không để cho hai con mình thiếu thốn bất rú điều gì. Có tình yêu thương của cha mẹ chúng tôi chính là những đứa trẻ giàu có và hạnh phúc nhất.

- Ngọc Trân -

Phần 05.2: Lòng tốt

“Ở đâu đó, luôn có những người tốt bụng, sẵn lòng giúp đỡ ta hết mình tôi là một nhân viên phục vụ hành khách tại sân bay."

Một trưa nọ, trong lúc đang trên đường đến chỗ làm việc, tôi vô tình làm rách vớ da - một vết cách khá lớn trong khi tôi chẳng mang theo đôi dự phòng nào. Nhưng cùng thật may mắn, ngay gần lối ra vào của sân bay có một cửa hàng tạp hóa, nơi tôi có thể mua được một đôi vớ mới. Tuy nhiên, khi đang đứng đợi đến lượt trả tiền, tôi phát hiện ra mình đã quên mang theo ví. Thật là một bi kịch!

Nhìn nụ cười thân thiện của cô nhân viên bán hàng, tôi thật sự bối rối. Đỏ bừng cả khuôn mặt, tôi chỉ cho cô ấy xem vết rách ở đôi vớ mà tôi đang mang, rồi ấp úng thú nhận tôi đã quên mang theo tiền. Nhưng nụ cười trên môi cô gái ấy không hề mất đi. Cô ấy chỉ nhẹ nhàng: "Chị cứ lấy đi, hôm sau gửi tiền cho tôi cũng được!".

Tôi ra khỏi cửa hàng lòng vui phơi phới và biết ơn vô cùng cử chỉ rất đáng yêu của cô gái mà trước đó chưa hề quen biết gì với mình. Hai tháng trôi qua, công việc quá bận rộn và dồn dập đến nỗi tôi quên béng việc quay lại cửa hàng và trả khoản tiền mà tôi còn nợ cô bán hàng dạo ấy.

Một ngày nọ, có một hành khách nước ngoài lớn tuổi hỏi xin tôi tờ báo để đọc trong lúc chờ đợi. Lúc ấy, chồng báo vân thường để tặng cho khách hàng đã hết, khiến tôi không thể làm gì hơn ngoài việc mỉm cười và xin ông thông cảm.

Đó là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ và rất dễ chịu. Ông nhờ tôi mua giùm ông một tờ báo và sẽ gửi tiền lại cho tôi sau. Không suy nghĩ, tôi sốt sắng trả lời:

"Được thôi, thưa ông!".

Tôi rời chỗ làm việc và đi đến cửa hàng bách hóa gần lối ra vào Nhưng khi đứng trước cửa hiệu và nhìn thấy cô bán hàng bên trong, tôi mới sực nhớ lại chuyện đôi vớ ngày nào Tôi cảm thấy quá xấu hổ để có thể đầy cửa bước vào, vì một lần nữa, tôi không mang theo ví. Các bạn hãy hiểu cho, nhân viên phục vụ khách hàng như tôi theo quy định phải mặc đồng phục không có túi, nên không.

Thế là tôi quyết định sẽ đứng ở ngoài và nhờ một ai đó mua giúp tôi tờ báo. Một người đàn ông cao lớn với gương mặt thân thiện bước đến. Rất bối rối và ngượng ngùng, tôi nhờ anh ấy mua giùm một tờ báo, nhưng tôi sẽ đứng bên ngoài và chờ đợi. Anh ấy mỉm cười và nói rằng sẵn sàng làm điều đó, nhưng cũng muốn biết tại sao tôi không cùng vào trong. Vẻ thân thiện trên khuôn mặt của anh ấy khiến tôi đành kể lại mọi chuyện. Cũng như cô nhân viên cửa hàng nọ, khi nghe tôi thú nhận việc làm đáng chê trách của mình xong, anh vẫn dịu dàng bảo tôi: "Thôi nào, chị hãy đi với tôi. Chắc không tệ đến nỗi đó đâu!". Tần ngần một lúc, tôi đành theo anh vào trong với suy nghĩ thà mình thú tội còn hơn là trốn tránh.

Khi chúng tôi đến quầy tính tiền, cô nhân viên ấy vẫn ngồi đó, vân giữ nụ cười thân thiện trên môi. Khi tôi còn đang đỏ bừng mặt chưa kịp phản ứng gì thì người đàn ông đi cùng đã rút ví ra, đưa tiền cho cô ấy và nói rành rọt: "Tôi trả tiền cho đôi vớ lần trước và tờ báo lần này".

Không lâu sau đó, tôi biết người đàn ông lịch thiệp và cao lớn đã giúp tôi dạo ấy chính là Rosie Grier, cựu cầu thủ đội Los Angeles Ram – người đã được ghi tên vào Bảo tàng danh dự của môn bóng đá. Tôi cũng nhận ra rằng, ở đâu đó, luôn có những người tốt bụng, săn lòng giúp đỡ ta hết mình, mà không đòi hỏi được đáp lại.

- Quang Kiệt -

Phần 05.3: Một buổi xem xiếc

Phần 05.3: Một buổi xem xiếc

"Điều đáng quý nhất của trong đời

của một người chính là những nghĩa cử

tốt đẹp đối với người khác – những

nghĩa cử nhỏ bé – không tên

mà chính người đó cũng đã quên đi.”

Lúc nhỏ, tôi thường được cha dẫn đi xem xiếc. Một lần, có một đoàn xiếc thú nổi tiếng đến diễn tại thị trấn quê tôi. Người đến xem khá đông, cha con tôi phải xếp vào một hàng dài để chờ đến lượt mình mua vé. Hàng người cứ nhích dần nhích dần, và cuối cùng, chỉ còn một gia đình nữa thì đến chúng tôi. Đó là một gia đình khá ấn tượng với một tiểu đội trẻ con lít nhít. Tám đứa trẻ trạc chừng dưới 12 tuổi ấy nắm tay nhau xếp thành từng đôi một theo sau cha mẹ mình. Nhìn vào tôi biết ngay đó là những đứa trẻ con nhà không mấy khá giả.

Quần áo chúng mặc trên người đều đã cũ và không đáng giá, nhưng được cái sạch sẽ và phẳng phiu.

Tất cả tám đứa đều ngoan ngoãn cư xứ đúng mực và vô cùng hào hứng.

Chúng liến thoắng nói với nhau về nhưng chú hề, các con voi biết nháy dây và bao trò xiếc hấp dẫn khác mà mình sắp được xem. Mọi người xung quanh có thể nhận thấy ngay rằng chúng chưa từng được đi coi xiếc bao giờ. Và vì thế mà những màn xiếc đêm đó có thể sẽ trở thành ký ức tươi đẹp mãi mãi trong tâm hồn trẻ thơ của chúng.

Dẫn đầu hàng trẻ con, người cha và người mẹ đều ngẩng cao đầu đầy tự hào.

Họ mỉm cười với nhau, khuôn mặt rạng ngời sung sướng. Cô bán vé hỏi người cha xem ông cần mua bao nhiêu vê. Ông trả lời rành rọt:

"Cô vui lòng bán cho tôi tám vé trẻ em và hai vé người lớn. Hôm nay, tôi sẽ dắt cả nhà vào xem".

Người bán vé đọc số tiên cần phải trả. Người mẹ bỗng khẽ khàng rụt tay khỏi chồng. Tôi thấy nét mặt người cha nhíu lại. Ông dựa sát hơn vào quầy vé và nghiêng đầu hỏi nhỏ:

"Cô nói bao nhiêu ạ!"

Người bán vé đọc lại số tiền một lần nữa. Hai vợ chồng họ nhìn nhau, gương mặt lộ rõ vẻ lúng túng. Nhưng đám trẻ con thì vẫn đang mải mê trò chuyện và háo hức nhìn xung quanh.

Làm sao ông ấy có thể quay lại nói với các con rằng mình không có đủ tiền dẫn chúng vào xem xiếc được cơ chứ? Việc dập tắt niềm vui trên những gương mặt thơ ngây kia mói khó khăn làm sao!

Chứng kiến sự việc, cha tôi cho tay vào túi, rút ra tờ 20 đô la - một số tiền không nhỏ đối với gia cảnh chúng tôi lúc ấy, thả nhanh xuống đất. Rồi ông giả vờ ra vẻ ngạc nhiên, cúi xuống nhặt tờ giấy bạc lên và vỗ vai người đàn ông đang đau khổ:

“Xin lỗi ông, ông làm rơi tờ tiền mà không biết đây này!”

Người cha của những đứa trẻ hiểu ngay chuyện gì đang xảy ra. Ông ấy không hỏi xin sự giúp đỡ của người khác nhưng rõ ràng đã tỏ ra rất trân trọng nghĩa cử của cha tôi trong tình thế đầy bối rối, khó xử ấy. Ông nắm chặt tờ 20 đô la, nhìn thẳng vào mắt của cha tôi, cầm lấy tay cha tôi bằng cả hai bàn tay của mình và run run nói:

"Cảm ơn! xin cảm ơn ông! Điều này thật sự có ý nghĩa lắm đối với tôi và bọn trẻ."

Tôi cùng cha trở ra xe. Chúng tôi đã không còn đủ tiền để mua vé vào xem xiếc tối đó, nhưng không vì thế mà chúng tôi về nhà với một tâm hồn trống rỗng.

- Thanh Nguyên -

Phần 05.4: Trái tim nhân ái

“Món quà của tinh thần

khác với món quà vật chất

ở chỗ càng cho đi thì bạn lại

càng giàu có”.

Ngôi nhà từ thiện tại số 12, phố Limantitla, thành phố Mexico là nơi nương tựa của những đứa trẻ mồ côi, bệnh tật. Phần lớn các em đều mắc các chứng bệnh nan y hoặc bị bệnh tâm thần. Chúng thuộc đủ lứa tuổi và rất nhiều em ở trong tình trạng phải nằm liệt giường. Người trực tiếp chăm sóc cho những đứa trẻ bất hạnh này chính là các nữ tu dòng Fancis.

Cách đây vài năm, tôi có dịp đến thăm nhà mở này và được các sơ tiếp đón rất ân cần. Họ dẫn chúng tôi tham quan khắp nơi, đến thăm từng em trong cơ sở của mình. Họ chỉ cho chúng tôi xem công việc hằng ngày họ làm. Một sơ dẫn tôi vào nhà bếp nơi các sơ khác đang bận rộn chuẩn bị cho bữa trưa. Trong lúc mọi người loay hoay với bộn bề công việc, tôi thấy có một người phụ nữ bé nhỏ di chuyển trên chiếc ván trượt. Cô ấy không có hai chân. Một sơ đặt một thố rơm to trên mảnh ván của cô và trao cho cô một cái muỗng. Cô đón lấy với một nụ cười thật tươi và nhanh nhẹn đem đến bàn ăn. Tôi hỏi sơ đi cùng thì được biết cô ấy đến đây hằng ngày để phụ các sơ cho bọn trẻ ăn trua. Cô phụ trách phần xới cơm vào đĩa cho chúng, và bữa nào vắng mặt cô thì phải khó khăn lắm mới dỗ được bọn trẻ. Chúng đã quen với sự hiẹn diện của cô ở đây rồi.

Tôi xúc động không nói nên lời khi thấy tôi cầm chồng bát đĩa đến, cô ấy mỉm cười dịu dàng: "Chị thật tốt khi đến giúp chúng tôi như thế này. Thật ra công việc cũng không có gì nhiều đâu!" Nụ cười của cô thật dễ mến làm sao!

Tôi cúi xuống siết nhẹ đôi bờ vai gầy của cô thì thầm: "Công việc của chị quả thật có ý nghĩa rất nhiều!". Cô không nói gì môi vẫn nở nụ cười tươi tắn và tiếp tục xới cơm. Cô không chỉ chia phần cơm vào đĩa cho bọn trẻ mà cô còn đặt vào đấy cả tình cảm thương yêu - một tình cảm xuất phát từ trái tim nhân ái vô biên.

Tôi cúi xuống siết nhẹ đôi bờ vai gầy của cô thì thầm: "Công việc của chị quả thật có ý nghĩa rất nhiều!". Cô không nói gì môi vẫn nở nụ cười tươi tắn và tiếp tục xới cơm. Cô không chỉ chia phần cơm vào đĩa cho bọn trẻ mà cô còn đặt vào đấy cả tình cảm thương yêu - một tình cảm xuất phát từ trái tim nhân ái vô biên.

- Ngọc Trân -

Phần 05.5: Bài học về lòng trung thực

“Lòng trung thực là chương

đầu tiên của quyển sách làm người.”

“ Ai đã làm? – Cô giáo hỏi. Cả lớp lặng phắt. Không ai trong số 30 học sinh trong lớp có một biểu hiện gì ngoài vẻ ngây thơ ngơ ngác. "Ai đã làm? Cô giáo nghiêm sắc mặt hỏi lại, giọng đã có phần gay gắt. Với lớp, ít khi cô giận dữ, nhưng lần này có vẻ cô đã giận thật sự. Cầm một mảnh kính vỡ trên tay, cô hỏi lại lần nữa: "Ai trong các con đã làm vỡ cửa kính này?”

Tôi thót tim, hai tay run run, còn đôi chân dường như không còn đứng vững được nữa. Thì chính tôi đã làm vỡ nó lúc ném banh, nhưng nào có phải tôi cố ý.

Chỉ là một so suất mà ai cũng có thể phạm phải cơ mà. Tôi cũng không nhớ nổi mình đã làm như thế nào, chỉ là chơi trên sân, ném banh như thường lệ và…choang! Đến giờ, tôi vẫn không ý thức rằng mình đã phạm lỗi, nhưng chính tôi đã làm vỡ cửa sổ. Thì không muốn phải thú nhận với cô chút nào. Tôi sợ, vì tôi chắc rằng thế nào cũng rắc rối to, sẽ mời phụ huynh, sẽ phải bị mắng, sẽ làm cô thất vọng, vì trước giờ tôi vẫn là học trò ngoan trong lớp. Nhưng không hiểu động lực nào thôi thúc trong lòng đã khiến tôi đứng thẳng dậy: "Thưa cô, con đã làm đấy ạ!".

Cô nhìn thẳng vào mắt tôi một hồi lâu. Sự yên lặng của cô khiến tôi bối rối đến đỏ bừng cả mặt không biết nói gì hơn. Thế rồi cô đến bên bàn giáo viên, lấy từ trong túi xách của mình một quyển sách và đến gần tôi. Chưa bao giờ tôi thấy cô đánh phạt lũ học trò chúng tôi cả, lẽ nào lần này cô định phạt tôi? Cô dùng quyển sách ấy để phạt tôi như thế nào nhỉ? Tôi co rúm người lại, cúi mặt không dám nhìn khi cô đến bên tôi. "Quyển sách này là của con đấy!" Cô dịu dàng -

"Cô không trách mắng con đâu. Cô tặng con quyển sách này, không phải vì con đã làm vỡ kính cửa sổ, nhưng vì con đã trung thực nhận lỗi của mình!".

Tôi, không thể tin rằng mình được cô tha bổng như thế. Tôi không bị phạt, mà lại còn được cô tặng cho quyển sách tranh ảnh rất đẹp mà tôi vẫn hằng ao ước.Thậm chí tôi còn đang để dành tiền để mua nó nữa, số tiền mà tôi đã nghĩ bụng sẽ phải bỏ ra để đền cho ô cửa kính vỡ. Ngày thơ ấu ấy nay đã xa, nhưng tôi vẫn còn giữ cuốn sách cô tặng và vẫn giữ mãi bài học đó trong tim - bài học về lòng trung thực.

- Hoa Phượng -

Phần 05.6: Sao băng

“Một nữa cuộc đời bạn sẽ

trôi qua một cách lãng phí,

nếu bạn không nhìn xem thế giới

quanh mình tuyệt diệu đến thế nào.”

Tôi đưa mắt nhìn xung quanh ánh đèn chiếu sáng rực sân bóng chày, soi rõ những khuôn mặt đang phấn khích. Không khí trên sân sục sôi. Và kia cầu thủ áo trắng trên sân chính là Andy- con trai tôi.

Lúc này đang là giữa hiệp chơi thứ hai, đội bóng của Andy đang dẫn trước 1 điểm. Con trai tôi chơi ở phần sân bên phải, và sau nó, bên lề ánh đèn, là bóng tối với hình bóng thẫm đen của ngọn núi xa xa cùng những vì sao đêm nhấp nháy. Thời tiết đêm nay hanh khô, nên bầu trời dường như quang đãng và đẹp hơn, rực rỡ hơn thường ngày, hay bỏi vì tâm trạng tôi đang vui mà cảm thấy điều đó!

Đội bóng Little League của Andy, một đội bóng thậm chí chưa hề vượt qua vòng loại trong lịch sử giải các trường trung học toàn quốc, đã có một cú vươn mình ngoạn mục vào mùa giải năm nay: bước vào trận chung kết với đội đương kim vô địch một đội được đánh giá cao nhất giải. Đúng là một thành tích gây sửng sốt cho cả những người ít quan tâm nhất?

Chỉ còn lại người cuối cùng của lượt chơi này. Cầu thủ ở đội bóng đối phương là một chú bé cao to thuận tay trái - một cầu thủ thực sự tài năng. Cậu ta bước vào vị trí, hiên ngang trong tư thế của một con hổ sẵn sàng tấn công ngay tức thời. Tôi nhìn Andy đầy lo lắng. Thằng bé đang ở phần sân bên ngoài và chưa thật sự sẵn sàng. Tôi sửng sốt khi thấy nó đang nhìn lên bầu trời đêm.

Rõ ràng thằng bé không tập trung vào trận bóng!

"Con mình đang làm gì thế nhỉ?"- Tôi lo lắng nói với Maly, vợ tôi.

"Ý anh là sao?"

"Em nhìn kìa, nó không tập trung thi đấu gì cả!

“Cậu bé kia đang chuẩn bị đánh ngay bên cạnh nó?”- Tôi càu nhàu.

"Thôi nào, anh!"- Vợ tôi bảo- "Có lẽ con mình đã quá mệt rồi. Dù sao thì đây cũng là một trò chơi thôi mà."

Đây không hẳn là một cuộc chơi đây là một cuộc chiến đấu cơ mà. Cả người tôi căng lên. Cầu thủ ném banh đã bắt đầu làm động tác giả ném vào.

Thi nhìn Andy, nó vẫn đang nhìn chăm chăm lên trời. Có cái quái gì trên ấy nhỉ? Tôi gần như không dám nhìn khi nghe thấy tiếng đập banh trên sân. Sao con tôi lại như thế nhỉ? Tôi đã tập cho Andy chơi bóng chày từ khi bước vào tiểu học, đã cố vũ động viên nó hết mình, và cũng đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào con. Mary đôi lúc xót con khỉ thấy thằng bé bị trầy xước, nhưng tôi thì khác.

Nếu thằng bé có ngã, nó sẽ tự đứng lên, hay nếu nó có trượt dài với găng tay và nếm vị cỏ, hoặc đâm sầm vào hàng rào thì cũng chẳng là gì to tát cả. Chỉ cần Andy cố gắng hết sức, nó sẽ làm được. Nhưng giờ đây, nó đang làm gì thế nhỉ?

Khi một cầu thủ lơ là như thế, thì hãy thay ra đi!

"Tốt!" -Tôi thở phào khi nghe tiếng còi báo tạm ngừng trận đấu trong chốc lát. May mắn là đội của Andy vẫn đang dẫn trước một điểm. Vội vàng rời con mình ngay xuống đường biên để gặp. Vừa thấy tôi, thằng bé đã rạng rỡ: "Bố có thấy sao băng không ạ? Tuyệt đẹp! Cái đuôi của nó thật dài, tưởng chừng nó có thể đâm sầm vào ngọn núi ấy! Chưa bao giờ con thấy được một ngôi sao băng đẹp đến thế ước gì bố mẹ cũng có thể nhìn thấy!".

"Tốt!" -Tôi thở phào khi nghe tiếng còi báo tạm ngừng trận đấu trong chốc lát. May mắn là đội của Andy vẫn đang dẫn trước một điểm. Vội vàng rời con mình ngay xuống đường biên để gặp. Vừa thấy tôi, thằng bé đã rạng rỡ: "Bố có thấy sao băng không ạ? Tuyệt đẹp! Cái đuôi của nó thật dài, tưởng chừng nó có thể đâm sầm vào ngọn núi ấy! Chưa bao giờ con thấy được một ngôi sao băng đẹp đến thế ước gì bố mẹ cũng có thể nhìn thấy!".

Vẻ hào hứng trong mắt con khiến tôi chợt cảm thấy ngượng ngùng vì thái độ giận dữ của mình.Tôi dịu giọng: "Bố cũng muốn thấy nó lắm. À, một lượt chơi đã trôi qua. Con trai hãy đánh một cú thật tuyệt nhé! Bố tin tưởng ở con!.

"Được thôi, bố!". Andy cười toe rồi chạy phốc vào hầm chờ cùng các đồng đội. Mary mỉm cười với tôi. Giờ thì tôi đã có thể đồng cảm vói cô ấy, rằng thật là tuyệt khi con trai mình dành thời gian để cảm nhận những điều kỳ diệu và đẹp đẽ của cuộc sống. Trong đầu con tôi không hề có khái niệm thắng thua. Nó chơi bóng chỉ đơn giản vì niềm đam mê. Dù sao đi nữa, thì con trai tôi cũng chỉ là một thằng bé 12 tuổi,và đây chỉ là một trò chơi mà thôi!

Ngày hôm đó, Andy đã đánh một cú ăn ba vào lượt cuối giúp đội nhà lần đầu tiên giành được cúp vô địch, Tất nhiên là tôi và Mary đều rất vui, nhưng tôi ước gì chúng tôi cũng đã nhìn thấy sao băng như thằng bé.

- Thanh Huyền -

Phần 05.7: Trận đấu gay cấn

“Khát vọng sâu thẳm nhất trong mỗi

con người là lòng khao khát được

công nhận và đánh giá đúng về bản thân mình.”

Huấn luyện viên là một trong những ngành nghề khó nhất. Họ là người đứng mũi chịu sao cho cả một đội bóng, phải có con mắt tinh nhạy phát hiện tài năng trẻ, phải chịu bao áp lực của dư luận, và nhất là phải luôn giúp đội mình giành chiến thắng. Đó là công việc không dành cho những người yếu đuối, mà chỉ những ai vững vàng, nhiều kinh nghiệm mới đủ sức đảm đương.

Ấy vậy mà huấn luyện viên gây cho tôi nhiều ấn tượng nhất lại là một người còn rất trẻ - một anh chàng 21 tuổi mới năm đầu làm quen vói công tác huấn luyện thể thao. Chuyện xảy ra cách đây mấy năm, ở vòng loại giải bóng trong hội thao của các trường trung học được tổ chức vào đầu mùa hè. Trận đấu trên sân hôm ấy đang bước vào hiệp cuối cùng, và có một cầu thủ trên sân vì quá mệt nên đã xin ra. Việc thay người không có gì là đáng nói nếu như huấn luyện viên, chàng trai 21tuổi ấy không chỉ định Alb - một cậu bé có dáng người nặng nề, do chịu di chứng của bệnh bại não - vào sân.

Khi nghe huấn luyện viên quyết định cho mình vào đội hình thi đấu, Alb vừa mừng rỡ vừa lo lắng.

- Tại sao anh lại chọn cậu? Alb cảm thấy hoi lúng túng khi huấn luyện viên đặt tin tưởng vào mình nhiều như thế. Có tiếng xì xào trên phía khán đài. Khán giả không đồng tình lắm với quyết định của huấn luyện viên. Họ chỉ trích chàng trai còn trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm nên đã điều động không hợp lý.

Alb bước vào sân, và đã bắt được nhịp độ trận đấu khá nhanh. Đúng như mọi người dự đoán, cậu bé không nhanh nhẹn như các cầu thủ khác. Nêu phải đua tốc độ, chắc chắn Alb không thể thắng nổi các cầu thủ khác. Nhưng dường như điểm yếu đó không tác động đến tinh thần thi đấu của cậu bé.

Alb rất "lỳ đòn"- cậu là cầu thủ tranh cướp bóng quyết liệt nhất trên sân.

Cũng chính vì điều đó mà trong một pha cướp bóng, Alb bị ngã bật ra sâu. Bàn tay và khuỷu tay cậu bé cọ xuống mặt cỏ rướm máu, còn miếng lót bảo vệ đầu gối bên trái thì bị rách một vệt dài, để lộ một mảng da trầy xước.

Nhưng Alb vẫn tiếp tục cuộc chơi. Rồi bóng lại được ném qua sân. Vì là hiệp cuối, nên cả hai đội đều cố gắng hết sức mình, Alb lại một mình chạy ngang chạy dọc khắp sân bóng, đối chọi với dàn cầu thủ nhanh nhẹn rủa đội đối phương.

Nhưng điều đó chẳng làm khán giả an tâm hơn chút nào. Họ xì xào: Thằng bé thật chẳng biết giữ sức. Phải thay ra ngay đi!". Huấn luyện viên vẫn không xao động mím môi theo dõi diễn biến trên sân.

Một lần nữa, Alb lao vào tranh cướp bóng- một pha tranh cướp dũng cảm mà không phải ai cũng làm đưọc. Khi đồng đội nhận được cứ chuyền như dọn cỗ của cậu bé và ghi bàn thì cũng là lúc Alb ngã xuống mặt sân vì cú va chạm. Cú trượt của cậu làm tung bụi mù mịt. Cả sân bóng lặng phắt, rồi võ òa bởi tiếng vỗ tay hoan hô. Cuộc tranh cướp bóng ngoạn mục đó đã giúp đội của Alb ghi bàn giành chiến thắng chung cuộc.

"Em không sao đâu ạ!" - Alb bẽn lẽn giấu cánh tay rướm máu ra phía sau, nói với huấn luyện viên khi anh đõ cậu đứng 1ên. Khi nhĩmg đồng đội nhấc bổng Alb – người anh hùng lấm lem và trầy trụa lên vai, tôi bắt gặp ánh mắt lấp lánh niềm vui và xúc động của chàng huấn luyện viên thông minh trẻ tuổi.

- Lam Anh -

Phần 05.8: Tên trộm trong đền

"Chỉ trích một người đã làm cho ta

không hài lòng không khó, mà vượt

lên trên sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng,

vị tha mới là điều đáng tự hào.”

Trong túi ông nội tôi lúc nào cũng có vài đồng tiền xu. Đó vốn là thói quen của ông. Một lần lúc còn bé, tôi theo ông vào đền cầu nguyện. Khi ông quỳ xuống cúi lạy mấy đồng tiền trong túi áo rơi xuống nhẹ nhàng trên tấm chiếu.

Có lẽ vì chúng chẳng gây ra tiếng động nào, hay vì quá tập trung nên ông nội tôi không hề hay biết. Tuy nhiên người đàn ông quỳ gần đấy thì lại khác. Ông này nhanh như chớp đưa tay lấy vội rồi lần vào đám đông đằng xa, trước khi tôi kịp phản ứng.

Chờ cho ông cầu nguyện xong, tôi vội kể lại toàn bộ sự việc và hăng hái bảo sẽ chỉ mặt người ấy cho ông. Tuy nhiên, trái với vẻ hùng hổ của tôi, ông chỉ từ tốn: "Nếu người đàn ông ấy phải ăn trộm ở nơi thờ cúng tôn nghiêm này thì chắc hẳn ông ấy phải túng thiếu cùng cực lắm. Ta không nên vội. Dạo ấy gia đình tôi có một cửa hàng rau quả nên ông tôi nảy ra một ý định. Ông bảo tôi:

"Mỗi tháng, chúng ta sẽ gói một ít thức ăn, rau quả và cháu sẽ gửi cho ông ấy nhẻ? Đó sẽ là món quà bí mật mà chúng ta dành cho ông ấy".

- Ngọc Trân -
Chương trước
W88

SAO WIN

NEW88

NEW88

Tele: @erictran21
Loading...