Đưa Tôi Qua Tình Năm 17
Chương 83: Nhiều khi có những thứ vốn phù hợp mà lại không thể hợp cũng không thể tương ứng
Tôi mỉm cười đầy tự tin, giọng nói như nắm chắc phần thắng thì thầm lại vào tai Nhi:
- Hạ Phương chính là bậc thầy bình phẩm văn học nổi tiếng, ba em... là học trò cưng của ổng đó.
Đúng vậy, thầy của ba tôi là Hạ Phương. Trước kia tôi nghe nói ba tôi cùng ông nội đi bộ đội nhưng ba tôi lại mù chữ bởi do điều kiện gia đình nghèo khó từ nhỏ. Ông nội tôi lại là tri âm với một thầy giáo tên Hạ Phương. Thầy Phương vì thấy ba tôi thông minh, tài giỏi nên đã nhận làm học trò rồi truyền thụ tất cả kiến thức. Với ba tôi, Hạ Phương là ân sư cũng là người cha thứ hai. Mọi chuyện cũng qua mấy chục năm, mỗi khi nhắc lại ba vẫn luôn nuối tiếc vì chẳng biết thầy mình đã ẩn cư ở đâu!
Giải thích cho Nhi rồi tôi liền nắm lấy tay ba vội vã kéo đến phòng hội đồng. Vừa bước đến cửa, tiếng tranh luận gay gắt tới nảy lửa đã vang lên, vị thầy giáo kia vẫn ngồi đó, mảy may không nói một lời nào, nét mặt nghiêm túc không dao động khiến những giáo viên kia tức muốn thổ huyết!
- A đây rồi, tác giả của bài văn đó đây rồi, em xem xem, lão già này lại cố chấp phản đối điểm của em!
Một giáo viên bất giác trông thấy tôi liền nói lớn. Mấy chục ánh mắt săm soi trong phòng hội đồng đổ dồn về tôi, tôi gượng gạo cúi đầu lễ phép chào các thầy cô giáo, lúc ngẩng mặt lên, ánh mắt của thầy Phương như bất động dừng lại ở chỗ tôi. Đằng sau tôi, bất ngờ vang lên tiếng nói nghẹn ngào.
- Thầy!
Quả đúng như tôi đoán, Hạ Phương chính là ân sư của ba tôi. Khúc gặp gỡ sau bao nhiêu năm xa cách cũng là khúc cảm động, ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên, dường như có gì đó sai sai, vị thầy giáo già đó lại lạnh nhạt né tránh ánh mắt ba tôi rồi lạnh lùng nói:
- Tôi nào dám nhận làm thầy của đồng chí!
- Không! Con đây thầy, thầy vẫn là thầy của con!
Ba tôi không kìm được cảm xúc liền lao đến quỳ xuống chân người thầy giáo già mà không cần để ý hình tượng xung quanh. Lúc này, trong phòng nổi lên những tiếng xì xào kinh ngạc, tôi bèn cuống cuồng giải thích cho tất cả mọi người. Vừa nghe xong câu giải thích của tôi ai nấy cũng đều ồ lên một tiếng kinh ngạc. Có một số thầy cô giáo tranh thủ bắt mạch cảm xúc cầm bút lên tay hí hoáy ghi lại từng khuông bậc tình cảm trong phút giây thiêng liêng này!
Tuy nhiên, chưa vỡ òa hạnh phúc được bao lâu thì Hạ Phương lại hất tay ba tôi ra. Trên gương mặt nghiêm khắc không xuất hiện một nét vui vẻ nào. Vị thầy giáo già liền chuyển chủ đề đánh ánh mắt qua chỗ tôi.
- Kia là con của cậu?
- Vâng ạ... đó là con của con!
- Hừ, ánh mắt thông tuệ, tưng dung thanh thoát, khảng khái, đúng là giống cậu năm xưa!
Nghe đến đây tôi cũng chẳng biết ông ta đang trêu chọc hay khen ngợi tôi nữa, ý tứ mơ hồ khiến tôi có nghĩ cũng chẳng ra. Chưa kịp suy nghĩ thêm thì thầy Phương lại cất tiếng hỏi tôi!
- Con là tác giả của bài văn kia?
- Dạ, vâng ạ!
- Ta có thể để điểm của con như lúc đầu, thậm chí là lên 10 nhưng con phải trả lời câu hỏi của ta.
Thầy Phương vừa dứt lời cả phòng lại xôn xao bàn luận. Trong lòng tôi lóe lên một tia hi vọng, không cần suy nghĩ ngay lập tức tôi gật đầu, dù câu hỏi có khó đến đâu tôi cũng phải trả lời bằng được!
- Thứ nhất, bài văn kia thực sự là do viết?
- Vâng ạ!
- Không chép?
- Không ạ.
- Ừ, vậy con giải thích hai chữ " Tràng Giang" đi?
Nói rồi người thầy giáo già thản nhiên tại vị, đắc ý như vừa ra một câu hỏi khó. Giáo viên trong phòng nhốn nháo cả lên, ai nấy cũng cười cợt, khinh bỉ, một số thầy cô thậm chí còn ngang nhiên nhắc bài cho tôi.
Tuy nhiên, trong thân tâm tôi cảm thấy câu hỏi này không hề đơn giản như vậy. Có biết bao nhiêu ý để nói về Tràng Giang, cuối cùng thầy Phương muốn hỏi ý nào thầy cũng không nói rõ mà tôi cũng không được phép nói tất cả ra, vậy thì chỉ có nước...
- Thầy muốn hỏi nó là gì thì nó là cái đó đi!
- Linh, em nói gì thế hả?
- Sao thế này, không phải em viết trong bài hay như vậy sao, sao giờ hồ đồ rồi?
Vài ba thầy cô giáo không kiên nhẫn được bắt đầu hấp tấp hỏi tôi, tuy nhiên, tôi vẫn kiên định không thay đổi câu trả lời dù cho thầy Phương có liên tục đánh đòn thật mạnh vào tâm lý của người đang do dự như tôi. Tôi là ai cơ chứ, Hoàng Khánh Linh trước nay thà cố chấp chứ không buông là đây!
- Ha...hahaha!
Tiếng cười nhạt nhẽo vang lên khắp căn phòng. Tất cả giáo viên giật mình dừng lại nhìn thầy Phương đầy kinh dị. Nhìn về ngoài có vẻ đã già yếu nhưng không ngờ thầy lại dễ dàng đập bàn cười khanh khách rồi thốt ra một chữ " Tốt"
- Xem ra bây giờ ta không làm khó được con rồi, để điểm lên 10 đi, với lại... con rất giống ba con trước kia đấy nhưng mà, câu trả lời bên trên, nhiều khi có những thứ vốn phù hợp mà lại không thể hợp cũng không thể tương ứng. Kì thi này xong rồi, ta về đây!
- Hạ Phương chính là bậc thầy bình phẩm văn học nổi tiếng, ba em... là học trò cưng của ổng đó.
Đúng vậy, thầy của ba tôi là Hạ Phương. Trước kia tôi nghe nói ba tôi cùng ông nội đi bộ đội nhưng ba tôi lại mù chữ bởi do điều kiện gia đình nghèo khó từ nhỏ. Ông nội tôi lại là tri âm với một thầy giáo tên Hạ Phương. Thầy Phương vì thấy ba tôi thông minh, tài giỏi nên đã nhận làm học trò rồi truyền thụ tất cả kiến thức. Với ba tôi, Hạ Phương là ân sư cũng là người cha thứ hai. Mọi chuyện cũng qua mấy chục năm, mỗi khi nhắc lại ba vẫn luôn nuối tiếc vì chẳng biết thầy mình đã ẩn cư ở đâu!
Giải thích cho Nhi rồi tôi liền nắm lấy tay ba vội vã kéo đến phòng hội đồng. Vừa bước đến cửa, tiếng tranh luận gay gắt tới nảy lửa đã vang lên, vị thầy giáo kia vẫn ngồi đó, mảy may không nói một lời nào, nét mặt nghiêm túc không dao động khiến những giáo viên kia tức muốn thổ huyết!
- A đây rồi, tác giả của bài văn đó đây rồi, em xem xem, lão già này lại cố chấp phản đối điểm của em!
Một giáo viên bất giác trông thấy tôi liền nói lớn. Mấy chục ánh mắt săm soi trong phòng hội đồng đổ dồn về tôi, tôi gượng gạo cúi đầu lễ phép chào các thầy cô giáo, lúc ngẩng mặt lên, ánh mắt của thầy Phương như bất động dừng lại ở chỗ tôi. Đằng sau tôi, bất ngờ vang lên tiếng nói nghẹn ngào.
- Thầy!
Quả đúng như tôi đoán, Hạ Phương chính là ân sư của ba tôi. Khúc gặp gỡ sau bao nhiêu năm xa cách cũng là khúc cảm động, ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên, dường như có gì đó sai sai, vị thầy giáo già đó lại lạnh nhạt né tránh ánh mắt ba tôi rồi lạnh lùng nói:
- Tôi nào dám nhận làm thầy của đồng chí!
- Không! Con đây thầy, thầy vẫn là thầy của con!
Ba tôi không kìm được cảm xúc liền lao đến quỳ xuống chân người thầy giáo già mà không cần để ý hình tượng xung quanh. Lúc này, trong phòng nổi lên những tiếng xì xào kinh ngạc, tôi bèn cuống cuồng giải thích cho tất cả mọi người. Vừa nghe xong câu giải thích của tôi ai nấy cũng đều ồ lên một tiếng kinh ngạc. Có một số thầy cô giáo tranh thủ bắt mạch cảm xúc cầm bút lên tay hí hoáy ghi lại từng khuông bậc tình cảm trong phút giây thiêng liêng này!
Tuy nhiên, chưa vỡ òa hạnh phúc được bao lâu thì Hạ Phương lại hất tay ba tôi ra. Trên gương mặt nghiêm khắc không xuất hiện một nét vui vẻ nào. Vị thầy giáo già liền chuyển chủ đề đánh ánh mắt qua chỗ tôi.
- Kia là con của cậu?
- Vâng ạ... đó là con của con!
- Hừ, ánh mắt thông tuệ, tưng dung thanh thoát, khảng khái, đúng là giống cậu năm xưa!
Nghe đến đây tôi cũng chẳng biết ông ta đang trêu chọc hay khen ngợi tôi nữa, ý tứ mơ hồ khiến tôi có nghĩ cũng chẳng ra. Chưa kịp suy nghĩ thêm thì thầy Phương lại cất tiếng hỏi tôi!
- Con là tác giả của bài văn kia?
- Dạ, vâng ạ!
- Ta có thể để điểm của con như lúc đầu, thậm chí là lên 10 nhưng con phải trả lời câu hỏi của ta.
Thầy Phương vừa dứt lời cả phòng lại xôn xao bàn luận. Trong lòng tôi lóe lên một tia hi vọng, không cần suy nghĩ ngay lập tức tôi gật đầu, dù câu hỏi có khó đến đâu tôi cũng phải trả lời bằng được!
- Thứ nhất, bài văn kia thực sự là do viết?
- Vâng ạ!
- Không chép?
- Không ạ.
- Ừ, vậy con giải thích hai chữ " Tràng Giang" đi?
Nói rồi người thầy giáo già thản nhiên tại vị, đắc ý như vừa ra một câu hỏi khó. Giáo viên trong phòng nhốn nháo cả lên, ai nấy cũng cười cợt, khinh bỉ, một số thầy cô thậm chí còn ngang nhiên nhắc bài cho tôi.
Tuy nhiên, trong thân tâm tôi cảm thấy câu hỏi này không hề đơn giản như vậy. Có biết bao nhiêu ý để nói về Tràng Giang, cuối cùng thầy Phương muốn hỏi ý nào thầy cũng không nói rõ mà tôi cũng không được phép nói tất cả ra, vậy thì chỉ có nước...
- Thầy muốn hỏi nó là gì thì nó là cái đó đi!
- Linh, em nói gì thế hả?
- Sao thế này, không phải em viết trong bài hay như vậy sao, sao giờ hồ đồ rồi?
Vài ba thầy cô giáo không kiên nhẫn được bắt đầu hấp tấp hỏi tôi, tuy nhiên, tôi vẫn kiên định không thay đổi câu trả lời dù cho thầy Phương có liên tục đánh đòn thật mạnh vào tâm lý của người đang do dự như tôi. Tôi là ai cơ chứ, Hoàng Khánh Linh trước nay thà cố chấp chứ không buông là đây!
- Ha...hahaha!
Tiếng cười nhạt nhẽo vang lên khắp căn phòng. Tất cả giáo viên giật mình dừng lại nhìn thầy Phương đầy kinh dị. Nhìn về ngoài có vẻ đã già yếu nhưng không ngờ thầy lại dễ dàng đập bàn cười khanh khách rồi thốt ra một chữ " Tốt"
- Xem ra bây giờ ta không làm khó được con rồi, để điểm lên 10 đi, với lại... con rất giống ba con trước kia đấy nhưng mà, câu trả lời bên trên, nhiều khi có những thứ vốn phù hợp mà lại không thể hợp cũng không thể tương ứng. Kì thi này xong rồi, ta về đây!
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương