Giam Nàng Trong Trướng - Tụ Tụ Yên

Chương 48: Dược hiệu



Gió đêm lành lạnh, len qua từng kẽ cửa sổ, lay động màn ngủ trắng tinh, nhưng cái lạnh ấy lại bị xem nhẹ bởi hai người đang ở thế giương cung bạt kiếm ngồi trong màn.

Tống Hành cũng không rõ hắn đã làm cách nào để chặn đứng cơn giận ngập trời, nghe nàng nói hết những lời khó nghe đó. Hắn chợt nhận ra, trước đây hắn đã quá coi thường nàng. Nàng đâu chỉ ngỗ nghịch mà còn khư khư cố chấp, đâm đầu vào đá.

“Hay cho câu tre có thể đốt nhưng không thể hủy đi các đốt trên thân nó.” Tống Hành giận quá hóa cười, giật tung tấm chăn vướng víu ném ra cuối giường, đầu ngón tay từ từ lướt qua cằm, cổ của Thi Yến Vi, trượt xuống lớp y phục mềm mại, rồi thẳng tay ném hết những thứ chướng mắt ấy xuống đất.

“Không ngờ, con chim nhỏ mà ta bắt trong lúc cao hứng lại là người bất khuất cứng đầu. Nàng đã một lòng bỏ mình, còn chê thủ đoạn của ta chưa xứng tầm thì ta cũng chẳng ngại giúp nàng hoàn thành tâm nguyện, để nàng nếm thử tư vị nước chảy đá mòn.”

Nói xong, hắn đai lưng điệp tiệp quanh eo, giam cầm nàng trong một khoảng không chật hẹp, hoàn thành nốt những gì còn dang dở từ hôm trước. 

Thi Yến Vi nhìn hắn, ánh mắt khinh ghét không khác gì nhìn một tên vô lại vừa thô tục vừa đáng khinh, cảm giác ghê tởm đến mức muốn nôn kiến nàng chỉ biết nhắm chặt mắt cắn răng chịu đựng, hai tay siết chặt gối mềm để phân tán cơn đau. Nàng như cái xác không hồn, xui xẻo khi bị chó dại cắn.

Kia tia sáng đầu tiên của ngày mới xuyên vào qua cửa sổ, Tống Hành vẫn tràn đầy sinh lực, có thể nói là không biết mệt mỏi. Bà mụ dậy sớm đi ngang qua cửa sổ, nghe thấy động tĩnh khác lạ ở bên trong thì đổi hướng, đi đun đước ở phòng bếp gần đó. 

Tống Hành ở phía sau nàng, chẳng khác nào một bức tường kiên cố. Hắn hạ mắt, nhìn đôi cánh tay trắng ngần đang bám chặt vào chăn gấm, đầu ngón tay tái nhợt, dáng vẻ hết sức quật cường.

Tính cách nàng hoàn toàn không đổi, ngoài mềm trong cứng. Nhưng hắn vẫn thích nàng như thế, nếu đổi lại nàng một mực răm rắp nghe lời, có khi sự hứng thú mà hắn dành cho nàng sẽ không kéo dài đến tận giờ, làm hắn mãi chẳng thể chán ngấy được. 

Nghĩ đến đây, liền cười mỉa: “Nương tử chỉ cần ăn uống đầy đủ, dưỡng sức thật tốt không đến mức ngất nhanh như trước nữa.”

“Ta biết nàng không muốn ngày nào cũng phải gặp ta, nên từ mai ta sẽ đưa nàng đến một nơi khác biệt lập nhưng thanh tịnh. Nàng yếu ớt, hôm qua lại không ăn uống gì, ta sẽ tạm tha cho nàng lần này.”

Ngoài miệng Tống Hành nói muốn bỏ qua cho nàng nhưng hành động thì đâu có giống vậy.

Đúng lúc này, một cơn gió mạnh thổi qua, cành lá biêng biếc chao mình theo gió, từng tiếng xào xạc phát ra, dập dờn theo bóng hoa hắt lên màn cửa lụa mỏng.

Buổi sáng tiết trời se lạnh, lẫn trong tiếng gió vi vút ở bên ngoài là tiếng kêu yếu ớt của Thi Yến Vi. Ngoài trời gió vẫn đang thổi, Tống Hành sợ nàng nhiễm lạnh rồi sinh bệnh, càng ôm nàng chặt hơn, kéo một chiếc chăn mỏng phủ lên cả hai.

Đợi đến khi mưa tạnh mây tan, Tống Hành vẫn không nỡ buông nàng ra, hắn đặt cằm lên mái tóc đen tuyền của nàng, giọng nói trầm thấp như tự lẩm bẩm: “Dương Sở Âm, từ nay về sau, những ngày tháng thế này sẽ chỉ có thêm chứ không có bớt, không lâu nữa chúng ta sẽ có một đứa con chung, đến lúc đó nàng chỉ có thể an tâm ở cạnh ta và đứa trẻ.”

Thi Yến Vi nghe xong, chỉ cảm thấy hô hấp như ngừng lại. Cơn ớn rét chạy dọc khắp sống lưng, nàng ngẩng đầu lên, nhìn hắn như nhìn kẻ điên, khuôn mặt nhỏ nhắn đầy vẻ khiếp đảm.

Nhưng biết sao được, hắn đâu hiểu được tiếng người, nàng cần chi phải lãng phí nước bọt ông nói gà bà nói vịt, đàn gảy tai trâu trước mặt hắn.

Chỉ biết âm thầm ấn lên huyệt Quan Nguyên, khẩn cầu trời cao đừng để nàng mang trong người giọt máu của tên cầm thú này.

Tống Hành thấy nàng dường như sợ đến nỗi không thốt nên lời, liền cho rằng nàng nhát gan sợ chuyện sinh nở bèn đưa tay nhéo nhẹ vào gò má đẫm mồ hôi của nàng, giọng điệu bâng quơ: “Nương tử cứ yên tâm, trong thành Lạc Dương có không ít thầy thuốc giỏi chuyên về phụ khoa cùng những bà đỡ nhiều kinh nghiệm. Mẹ ta khi mười sáu tuổi đã sinh hạ anh ta, nay nàng đã mười chín rồi nên sẽ không có việc gì đâu.”

Nói xong, hắn khoác áo xuống giường, cất tiếng gọi người mang nước vào. Hắn đứng trần truồng dưới giường, lau qua người mặc lại trung y, kế đó là vén màn giường lên, giúp nàng lau sạch vết bẩn dính trên đùi. 

Tống Hành lấy áo trong sạch sẽ định giúp nàng mặc vào, không ngờ Thi Yến Vi đột nhiên nổi giận, đôi môi đỏ mọng như chu sa cắn mạnh vào mu bàn tay hắn, hận đến mức hàng lông mi dài cũng run lên.

“Nãy giờ vẫn chưa cắn đủ sao?” Tống Hànhnheo mắt nhìn nàng, dáng vẻ đắc ý giương bả vai dày đặc những vết răng ra để nàng xem.  

Thi Yến Vi cắn đến khi mu bàn tay hắn gần như bật máu thì mới thấy hả giận đôi chút, nàng mở miệng, ngước mắt tức giận trừng hắn.

Tống Hành cũng không vì hành động mạo phạm này mà tức giận, ngược lại còn cảm thấy vui mừng khi nàng chịu bộc lộ cảm xúc thật trước mặt mình. Hắn vươn tay muốn chạm vào vành tai đỏ ửng của nàng, nhưng lại bị Thi Yến Vi gạt phăng đi.

“Tránh ra, đừng chạm vào ta.” Thi Yến Vi nhíu chặt đôi mày, không lưu tình từ chối sự đụng chạm của hắn. Nàng kéo lê thân thể mệt mỏi tự mặc xiêm y, khi xuống giường còn phải dựa vào cột giường một lúc lâu mới có thể đứng vững. Hai chân mềm nhũn như cọng mì vừa vớt khỏi nước sôi, không thể không gọi tỳ nữ đang trực ở bên ngoài vào giúp nàng lại mặc quần áo.

Tống Hành vui mừng chưa được bao lâu thì đã bị thái độ lãnh đạm của nàng làm ngây người. Hắn bần thần đứng một bên, không rời mắt nhìn nàng rửa mặt thay y phục.

Cho dù nàng không nguyện ý cùng hắn ở chung như giờ cũng chỉ còn cách mặc hắn nắm giữ. Tống Hành nghĩ vậy, lòng mới cảm thấy thoải mái hơn đôi chút.

Khoảng một khắc đồng hồ sau, tỳ nữ xách hộp đồ ăn tiến vào, bày biện từng món lên bàn nhỏ. Hai người lặng lẽ ăn xong bữa sáng. Vì những tỳ nữ này trước kia đều chưa từng hầu hạ Thi Yến Vi nên Tống Hành cũng không yên lòng, cẩn thận giao phó hạ nhân phải chiếu cố nàng thật tốt, lúc này mới bước đến thư phòng.

Đêm đó, Tống Hành vẫn cùng nàng ngủ chung một chỗ. Bôi thuốc cho nàng không liền không biết xấu hổ ôm nàng vào lòng, vùi đầu ngửi mùi hương quen thuộc trên người nàng.

Hôm sau trời vừa sáng, Thi Yến Vi đã bị nhiệt độ trên người hắn làm bừng tỉnh. Tống Hành cũng bị động tác nhỏ của nàng đánh thức, mở hàng mi đen nhánh cong vút còn nhập nhèm buồn ngủ. 

“Để ta hầu hạ nương tử mặc quần áo có được không?” Mắt phượng Tống Hành phản chiếu hình bóng của Thi Yến Vi, ngoài ra hắn không thể nhìn rõ gì nữa, như thể cả thế giới chỉ có mỗi mình nàng.

Thi Yến Vi vẫn còn chút mơ màng, tâm tình không tốt cũng chẳng tệ. Nàng chẳng buồn đáp lời, lặng lẽ lật chăn, định rời khỏi giường.

Tống Hành tự cho rằng nàng thế này nghĩa là đã ngầm đồng ý, vội vàng bế nàng xuống giường, một tay đỡ nàng, để nàng ngồi trong khuỷu tay, tay khác mở tủ quần áo khảm trai, hỏi hôm nay nàng muốn mặc xiêm y màu gì. 

Thi Yến Vi không có sở thích gì đặc biệt, chỉ cần thuận mắt thì màu nào cũng được, bèn chỉ đại vào một bộ màu xanh hoa quế. Tống Hành thấy vậy liền lấy ra, nhìn kỹ lại mới nhận ra bên dưới là váy đỏ thạch lựu thêu chỉ vàng kim tuyến. 

Không khỏi nhớ tới câu thơ: Dưới váy thạch lựu, không có quân tử.

Trước mặt nàng, hắn nào phải chính nhân quân tử, nói hắn cậy quyền ép nàng cũng chẳng sai. Nhưng ông trời lại khiến hắn gặp nàng, lại còn ở thời điểm bắc địa không còn ai đủ sức áp chế hắn, nàng không thoát nổi lòng bàn tay hắn, vĩnh viễn thuộc về hắn.

Tống Hành nghĩ ngợi một lúc, giúp nàng mặc lại quần áo. Lớp áo lót được mặc vào một cách thành thạo nhưng riêng phần áo ngoài, từ trước đến nay hắn chỉ biết cởi ra chứ nào biết mặc vào, loay hoay mãi vẫn xiêu vẹo chẳng ra sao, rốt cuộc đành phải xin trợ giúp từ người khác, sai tỳ nữ giúp nàng chỉnh đốn lại. 

Thi Yến Vi thầm khinh bỉ hắn, tự mình đi rửa mặt.

Ăn tối xong, Tống Hành ôm nàng sải bước ra khỏi phủ, đạp lên chân đạp ngồi vào xe, lệnh cho xa phu khởi hành.

Thi Yến Vi không mấy bận tâm hắn đưa nàng đi đâu, thật ra chỉ cần không phải ở bên hắn, bảo nàng ra đồng chăn trâu hay vào đạo quan hẻo lánh tu hành nàng đều không ngại, so ra vẫn tốt hơn nhiều so với việc bị biến thành nô lệ tình dục, mất sạch tự do lẫn tôn nghiêm. 

Khoảng nửa canh giờ sau, xe ngựa dừng trước một tòa tiểu viện.

Trước khi dùng bữa, Tống Hành đã sai người cưỡi khoái mã đến đây chuẩn bị chu toàn, thế nên lúc này đã có người chờ sẵn ở cửa hông.

Thi Yến Vi quan sát kỹ từ cử chỉ đến thần thái của phụ nhân trung niên đang đứng trước mặt, trong lòng đại khái đoán được Tống Hành mời bà ta đến đây là vì mình. Nàng hơi ngẩng đầu nhìn bóng lưng cao ngất như tùng của Tống Hành, nở nụ cười lạnh, thầm nghĩ: thủ đoạn của hắn không mấy cao minh, chọn đi chọn lại cũng chỉ là những trò hạ lưu nhằm tẩy não và uốn nắn con người nàng mà thôi.

Biệt viện này không nằm ở khu vực đông dân, hơn nữa giờ hãy còn sớm, con hẻm vắng lặng không một bóng người.

“Thiếp thân bái kiến Tấn vương.” Chu Nhị nương chắp tay trước ngực quỳ gối, hành lễ với Tống Hành, một mực cung kính nói.

Tống Hành phiền muộn trong lòng, cùng lười để ý đến Chu Nhị nương, để mặc bà ta khom lưng dưới mái hiên, rồi hạ tầm mắt, vào thẳng vấn đề: “Người thiếp này của mỗ tính tình hiếu thắng cương liệt, chỉ muốn dùng tiền tự kiếm được. Sau này mọi chi phí ăn mặc đều do nàng tự bỏ ra, các ngươi chỉ việc trông nom nàng cho tốt.”

Người xưa có đâu: kiệm nhập xa dịch, từ xa nhập kiệm nan. [1]

[1] Câu thành ngữ này xuất phát từ triết lý Nho giáo và đã được ghi nhận trong các tác phẩm văn học cổ của Trung Quốc. Tư tưởng của câu thành ngữ này xuất hiện trong nhiều tác phẩm kinh điển, ví dụ như trong Tư trị thông giám (资治通鉴), một tác phẩm lịch sử lớn của Trung Quốc do Tư Mã Quang biên soạn. Ý nghĩa: Từ tiết kiệm sang xa hoa thì dễ, từ xa hoa quay lại tiết kiệm thì khó.

Lời này của Tấn vương xem ra là muốn nàng tự trải nghiệm cuộc sống khó khăn để rồi tự nguyện quay về, nép vào lòng hắn.

Chu Nhị nương cân nhắc một hồi, chưa được hắn chỉ điểm cũng không dám chủ trương, mặt mày tươi cười một mực cung kính tuân lệnh Tống Hành: “Vâng, thưa Tấn vương.”

Tống Hành lạnh lùng đáp lại, trầm giọng sai người dẫn đường.

Tòa viện này tuy là một phần sản nghiệp của hắn nhưng hắn chưa từng đến đây, hiển nhiên là không biết đường.

Lúc này Chu Nhị nương và những người khác mới dám đứng dậy, cùng bà mụ và hai tỳ nữ tướng mạo thường thường dẫn người vào phủ.

Tống Hành nhấc chân bước vào ngạch cửa, phiền muộn trong lòng không có chỗ để giải tỏa, nội tâm không ngừng tranh đấu. Hắn cúi đầu nhìn nàng trong lòng, thấy nàng một vẻ ung dung, hoàn toàn không bận tâm đến nơi mình sắp bị đưa tới.

“Nàng không có gì muốn nói với ta sao?” Ma xui quỷ khiến thế nào, Tống Hành buột miệng hỏi thành câu, dường như cũng mơ hồ trông chờ nàng sẽ thuận thế trèo xuống bậc thang hắn đã dựng, biết cách mềm mỏng hơn.

Lời vừa thốt ra liền lập tức nhận ra có điều không ổn, đang định sửa lời thì lại thấy Thi Yến Vi giương cằm nhìn thẳng hắn, ánh mắt chẳng những không yếu thế mà ngược lại còn mang theo ba phần khiêu khích, dường như đang có ý châm chọc hắn: Thì ra ngươi không bỏ được ta, phải chăng giờ đang hối hận?

Đang yên đang lành Tống Hành lại tự đào hố chôn mình, thấy nàng mượn cớ mỉa mai nhưng còn không đợi hắn kịp tức giận, Thi Yến Vi đã cao giọng nói tiếp: “Ta chẳng có gì để nói với Tấn vương. Ngài cứ việc ăn no ngủ kỹ.”

Nghĩ đến việc một tháng tới không cần phải sớm tối ở bên hắn, cuộc sống tự do tự tại ấy mới là thứ đáng để nàng vui mừng. Cho dù phải dệt vải giặt quần áo, chép sách hay gánh hàng rong, nhưng so ra, bị cưỡng ép phải mang thai nghiệt chủng của hắn chẳng phải càng đáng sợ hơn sao?

Thi Yến Vi nghĩ xong, rời ánh mắt nhìn thẳng về phía trước, cũng khôi phục trạng thái không buồn không vui lúc đầu. 

Đúng là cứng cỏi vô cùng, lúc này rồi nhưng nàng vẫn không chịu lép vế, nhận thua trước mặt hắn. Tống Hành thấy nàng như vậy thực sự rất hút hồn, khiến hắn không khỏi liên tưởng đến Hải Đông Thanh bay lượn trên bầu trời xanh thẳm, hoặc ngựa hoang rong ruổi trên thảo nguyên, tuy rất khó để thuần phục lại khiến người không thể rời mắt.

Thuần hóa ưng mã có tính tình hoang dã hiển nhiên là thú vị hơn nhiều so với thuần dưỡng những loài chim thú bình thường.

Tống Hành mặc kệ những người xung quanh, không kìm được cúi đầu hôn nhẹ lên trán nàng, ánh mắt sáng rực nhìn môi nàng hừ nhẹ thành tiếng rồi nói: “Mong rằng nàng kiên trì được, để ta xem xem nàng có thể cố gắng đến mức nào. Miệng thì nói không muốn dùng bạc của ta nhưng chi phí tiêu dùng của nàng khi bỏ trốn, chẳng lẽ không được đổi từ đôi vòng tay ta tặng nàng?”

Thi Yến Vi cố nhịn xuống không vung tay lau đi chỗ bị hắn hôn qua, dưới ống tay áo dài hẹp, móng tay nàng cắm sâu vào lòng bàn tay, khóe môi nhếch lên, tự nhủ trong lòng: Trước kia nàng yên ổn làm việc ở phòng bếp của Thanh Phong Phố, nếu hắn không cậy thế ức hiếp nàng thì nàng đâu rơi vào cảnh dùng trang sức hắn tặng đổi lấy tiền trốn đi?

Chu Nhị nương từng ra mặt giáo huấn không ít thiếp thất hoặc ngoại thất không biết nghe lời của những chu môn tú hộ trong lớp quyền quý, làm nên danh tiếng hiện giờ không thể không kể đến bản lĩnh tai thính mắt tinh, dù đang ở trước dẫn đường nhưng vẫn để ý lắng nghe hai người đằng sau nói chuyện. Bà thầm nghĩ:

Rõ ràng Tấn vương không ghét bỏ tính tình cố chấp không biết điều của vị nương tử này mà trái lại còn rất hứng thú, nếu xuống tay hành hạ nàng quá mức, đợi đến mùa thu tính sổ, [2] nàng nằm bên gối thổi gió vào tai Tấn vương thì bà ta đâu hưởng được trái ngọt.

[2] đợi đến mùa thu tính sổ: (gốc: 待秋后算起账) Trong văn hóa Trung Quốc, mùa thu là thời điểm thu hoạch, vì vậy câu này gợi đến việc đợi đến lúc thích hợp để tính toán hoặc xử lý mọi chuyện. Mình không tìm được cụm tương đương để thay thế nên sẽ để nguyên kèm chú thích như trên. 

Chỉ vì đã quá quen với không ít dạng thủ đoạn hạ lưu, yêu cầu khiến một người khuất phục bằng cách khiến người ấy chịu khổ thì bà ta vẫn gặp phải lần đầu. 

Đang mải mê suy nghĩ thì sân viện đã hiện ra trước mắt. Chu Nhị nương dừng bước lại, cười hỏi: “Nương tử thấy viện này có được không?”

Thi Yến Vi nghe vậy quay đầu nhìn sang, đập vào mắt là sân viện trồng vài gốc hoa hải đường cùng một vườn mẫu đơn đỏ thắm, cảnh sắc phồn hoa, xanh tươi mơn mởn. Tòa lầu ba tầng cao lớn sừng sững, song đỏ ngói xanh, điêu lan nhiễu thế. [3]

[3] điêu lan nhiễu thế: câu này mình để ý thì thấy hay xuất hiện trong truyện cổ trang, dùng để miêu tả lan can chạm khắc bao quanh bậc thềm. 

Nàng hờ hững gật đầu, dường như cố ý nói to để Tống Hành nghe rõ, giọng điệu bất cần: “Có câu ổ vàng ổ bạc không bằng ổ chó nhà mình, dù sao cũng không phải nơi ta muốn nên ở đâu thì có gì khác nhau.”

Chưa bàn đến tính tình thế nào, trước mắt thì chỉ thấy vị nương tử này quả nhiên miệng lưỡi bén nhọn. 

Sắc mặt Chu Nhị nương thoáng khựng lại, hơi cúi đầu, lén lút quan sát biểu cảm của Tống Hành, thấy hắn mảy may không đổi, lúc này mới an tâm, tiếp tục cất bước vào viện.

Tống Hành sao lại không nhận ra vừa rồi Thi Yến Vi cố tình nói mấy lời để đâm chọc hắn, bàn tay ôm nàng vô thức siết chặt thêm, chỉ khi nghe thấy tiếng than rất khẽ phát ra từ môi nàng, mây mù trong lòng hắn mới dần tản đi, rảo bước theo kịp tốc độ của Chu Nhị nương.

Bên trong gian phòng không quá cũ cũng không quá mới, Tống Hành đặt nàng xuống sạp thấp, hiệu để Chu Nhị nương theo hắn ra ngoài, sau khi giao phó một số việc xong thì bỏ đi ngay mà không hề ngoái đầu lại. 

Khi Chu Nhị nương quay về thì thấy Thi Yến Vi đang ngồi trên sạp xoa cả bụng lẫn eo, vùng cổ trắng nõn bị che khuất bởi lồng ngực Tống Hành lúc trước giờ lộ ra, dày đặc những vết bầm tím.

Không nghi ngờ gì nữa, chỉ cần liếc mắt thì Chu Nhị nương đã nhận ra đó là những dấu mới, lại cẩn thận đánh giá dung mạo đến dáng người của nàng. Bà ta không khỏi cảm thán trước nhan sắc lẫn tư thái động lòng người của nàng, cũng không nhịn nổi cảm thấy kinh ngạc: Vị nương tử này Tấn vương nhất định đã hưởng dụng qua, đã nằm lên giường Tấn vương thì hà tất phải chống đối ngài rồi tự mình chuốc lấy cực khổ.

Huống hồ, bằng tướng mạo lẫn quyền cao chức trọng của Tấn vương, trên đời này những người như hắn có thể nói là đếm trên đầu ngón tay, vị nương tử nhìn có vẻ nhu nhược này không biết thế nào lại trời sinh phản cốt, dám làm bộ làm tịch trước mặt Tấn vương. Nàng có phải ngốc không thế?

“Sau này mọi chi phí ăn ở sinh hoạt hằng của nương tử thiếp thân đều sẽ cẩn thận ghi lại, một tháng sau, nương tử chỉ việc giao lại đúng hạn là được. Sáng mai, nương tử có thể tự mình rời phủ đi tìm việc, hoặc thiếp có thể giới thiệu vài việc vặt cho nương tử.”

Chỉ riêng tiền công cho nhóm hạ nhân chưa chắc nàng đã đủ sức gánh vác. Chu Nhị nương tính toán cẩn thận, không thể viết ra quá nhiều, nếu không, dù nàng có làm việc không ăn không nghỉ suốt một ngày dài, e rằng cũng khó kiếm đủ bạc.

Thi Yến Vi gật đầu đồng ý, thấy bầu không khí trong phòng có phần ngột ngạt liền gắng sức đứng dậy, mở cửa sổ cho thoáng. Chu Nhị Nương thấy nàng đi đứng khó nhọc, tư thế có vẻ khác lạ liền biết ngay nàng vừa bị Tấn vương giày vò, nhưng vẫn vờ như bình thường, tự đứng dậy tận tay mở cửa sổ. 

“Nương tử cứ nghỉ ngơi trên sạp, mấy việc vặt này cứ để cho thiếp thân.” Nói xong, bà bước nhanh tới đỡ nàng ngồi trở lại sạp thấp, cầm gậy tre chống cửa sổ lên. 

Thi Yến Vi gật đầu đáp nhẹ, tự rót một chén trà.

Giờ đã là hạ tuần tháng ba, vừa qua tiết Lập Hạ, [4] trăm hoa trong vườn dần có dấu hiệu héo tàn, thời tiết cũng trở nên oi ả. Chiều hôm đó, Chu Nhị nương sai người mang tới vài chiếc quạt xếp và quạt tròn đến đây, Thi Yến Vi ngước mắt nhìn qua, rồi bảo giữ lại tất cả.

[4] tiết Lập Hạ: một trong 24 tiết khí trong lịch truyền thống của các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, và Triều Tiên. Đây là tiết khí đánh dấu sự khởi đầu của mùa hè, thường bắt đầu vào khoảng ngày 5 hoặc 6 tháng 5 dương lịch, khi Mặt Trời ở vị trí có kinh độ 45° trên hoàng đạo. Lập Hạ cũng là thời điểm mà thời tiết bắt đầu ấm lên rõ rệt, nhiệt độ tăng cao và cây cối bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn sau thời kỳ xuân.

Hôm sau, giờ Mão nhị nhắc (~5h30), Thi Yến Vi bị tỳ nữ đánh thức. Sau khi rửa mặt chải đầu, vì để tiết kiệm chi tiêu, nàng chỉ ăn một chén cháo loãng, hai cái bánh bao đậu hũ và một quả trứng luộc. Ăn xong chén cháo và một cái bánh bao, nàng gói cái bánh còn lại cùng quả trứng gà cho vào giấy vàng. 

Đến gần giờ Thìn (~7h), Thi Yến Vi đội mũ che mặt đi ra ngoài, khỏi phải nghĩ cũng biết Tống Hành ắt sẽ phái người đi theo, âm thầm canh chừng nàng. 

Vì phải chắt chiu từng đồng bạc, nàng không chọn xe ngựa mà dựa vào đôi chân, đi bộ đến khu chợ trên phố.

Khu vực này cách sông Lạc không xa, Thi Yến Vi đi khoảng hai khắc thì đến bên bờ sông, tìm được công việc giặt giũ, tiền công tính theo sản phẩm, vì không biết một ngày có thể giặt được chừng nào nàng nên chỉ xách theo một thùng rồi ra thẳng bờ sông.

Bây giờ đang là mùa xuân, dòng nước cũng không quá lạnh, hai bên bờ sông có không ít nữ lang đang chăm chỉ giặt giũ, người thì giặt quần áo cho cả nhà, người thì vì hoàn cảnh nghèo khó nên giặt thuê để kiếm tiền.

Hôm đó, Thi Yến Vi dùng cái bánh bao còn lại và quả trứng luộc làm bữa trưa, giặt đi giặt lại ba thùng quần áo, kiếm được hai mươi ba văn tiền.

Tính ra, dù không nghỉ ngày nào thì khó khăn lắm mới kiếm được khoảng bảy trăm văn tiền trong một tháng, còn chưa tới một quan tiền.

Làm việc từ sáng đến chiều, không tránh khỏi eo mỏi lưng đau, vất vả đi bộ về quý phủ thì hai bắp đùi đã mềm nhũn cả ra, bụng cũng đói cồn cào, bèn bảo nhà bếp mang lên một món mặn, một món chay.

Cùng trong đêm đó, Chu Nhị Nương mang theo sổ sách, không tính phần chi phí của hạ nhân, chỉ riêng mỗi mình nàng, dù cố tình viết ít đi nhưng cũng tiêu tốn ba mươi văn tiền. 

Thi Yến Vi tính toán một hồi, tự nhủ chỉ giặt thuê e là không đủ, chi bằng nhận thêm việc chép sách, mỗi tối sao chép nửa canh giờ, cuối tháng cũng có thể chép xong một quyển. 

Trong lòng đã quyết định xong, chiều hôm sau, giặt quần áo xong, lúc ra về Thi Yến Vi kéo thân thể mệt mỏi ghé vào thư trai ven đường, nhận thêm việc chép sách. 

Liên tiếp ba ngày như thế, Thi Yến Vi đều đến đây giặt giũ, nàng kết thân với nữ lang họ Liễu, ở nhà xếp hàng thứ hai. Vị Liễu Nhị nương kia tóc đen như lụa, khuôn mặt trái xoan, mày cong như dãy núi xa, dưới cặp mắt hạnh là sống mũi xinh xắn cùng môi đỏ như son, đích thực là một giai nhân thanh tú.

Đừng nói những lang quân dạo qua bờ sông ngắm cảnh đem lòng yêu thích khi nhìn thấy nàng mà ngay cả Thi Yến Vi cũng không thể không nhìn nhiều thêm mấy lần.

Mỗi ngày Thi Yến Vi đều cùng nàng ấy giặt quần áo ven sông, hai người rôm rả chuyện trò nên thời gian dường như cũng trôi nhanh hơn. Buổi trưa, cả hai ngồi dưới gốc cây liễu bên bờ dùng bữa, thấy Thi Yến Vi chỉ ăn tất la khô và màn thầu chay, liền chia một phần dưa muối và cải xào của mình cho nàng.

Thi Yến Vi mỉm cười cảm ơn, lấy quả trứng gà luộc ra chia cho nàng một nửa.

Buổi chiều, sau khi giặt xong nàng nhận được hai mươi lăm văn tiền công, liền mua một cái bánh hoa tự thưởng cho mình.

Trở về biệt viện, Thi Yến Vi thả tiền đồng vào hũ đất, rồi thong thả đi tắm nước nóng, kế nữa là chong đèn, bắt đầu công việc chép sách.

Khoảng thời gian này, nàng ở biệt viện lâu dần cũng thành quen, trừ việc không có ai để nói chuyện ra thì cũng không có gì phải bất mãn.

Chu Nhị nương thấy nàng chép sách cả đêm, cố tình bỏ thêm một ít thảo quyết minh [5] có tác dụng bổ mắt vào chén trà của nàng.

[5] Thảo quyết minh là loài cây bụi, thuộc họ đậu. Từ xa xưa, thảo quyết minh được biết đến như một vị thuốc giúp sáng mắt, trị các bệnh về mắt như viêm màng kết mạc, võng mạc bị viêm, bệnh quáng gà. Ngoài ra, thảo quyết minh còn có tác dụng điều trị mất ngủ, đau đầu, tăng huyết áp, táo bón, nấm chàm ở trẻ em.

Lại thêm hai ngày nữa trôi qua, Thi Yến Vi đang ở bờ sông giặt quần áo thì nền trời bỗng trở nên u ám, cuồng phong nổi lên, thổi bay mạng che mặt, khiến gương mặt thuần khiết nõn nà của nàng lộ ra. 

Trên chiếc thuyền du ngoạn trên sông, lang quân mặc thanh sam đứng ở ngoài khoang thuyền nhìn trọn cảnh đẹp này, liền gọi thuyền phu chèo sát vào bờ, chăm chú nhìn theo bóng lưng nữ lang đang vội vã chạy đi, để rồi nhẹ giọng phân phó gã sai vặt theo hầu.

Thi Yến Vi và Liễu Nhị nương cùng nhau chờ dưới mái hiên một lúc, cơn mưa chỉ rơi chừng hai khắc thì dần tạnh, bầu trời quang đãng trở lại. 

Chỉ là một cơn mưa rào.

Thi Yến Vi trở lại bờ sông tiếp tục giặt quần áo, vì bị chậm mất một khoảng thời gian nên chỉ giặt thêm hai thùng rồi về sớm.

Hôm sau, Thi Yến Vi dậy sớm, đến tiệm giặt nhận quần áo, giờ Dậu lại cùng Liễu Nhị nương và những người khác mang đồ đi trả. Sau khi phơi đồ giữa sân, chưởng quầy kiểm lại số lượng, phát tiền công cho từng người, tự rót một chén trà để uống rồi mời mọi người cùng thưởng thức. 

Liễu Nhị nương cùng mấy người đã làm lâu ở đây nên không ai nghi ngờ gì, đều thoải mái uống trà. Thi Yến Vi thấy vậy, hơn nữa nàng cũng đang thấy khát, lại biết có người của Tống Hành đang lẳng lặng trông chừng, nàng nhận chén trà từ tay chưởng quầy, không dám uống nhiều mà chỉ nhấp hai ngụm sau đó vội cáo từ.

Ra đến con hẻm cách xa đám đông, nàng chợt cảm thấy có người theo sau. Đúng lúc đó, thân thể bứt rứt khó chịu, phải vịn vào tường mới có thể đứng vững, từ trong ra ngoài đều là cảm giác nóng bừng, đầu óc cũng bắt đầu quay cuồng.

“Có phải tiểu nương tử cảm thấy khó chịu không?” Lang quân lạ mặt với biểu hiện gian tà bỗng từ đâu nhảy ra, cười nói, “Để mỗ đỡ nàng đến khách điếm phía trước ngồi nghỉ có được không?”

Gã vừa nói vừa định tiến tới đỡ nàng, nhưng tay còn chưa kịp chạm vào vạt áo của Thi Yến Vi thì đã có hai bóng đen lao tới, chỉ trong vài chiêu đã đánh ngã hắn xuống đất.

Hai tên thị vệ theo sau hắn cũng không phải đối thủ của đám tử sĩ, nhanh chóng bị đá sang một bên. 

“Cha ta là…” Lời còn chưa kịp nói hết thì đã bị nhét vải vào miệng, nửa chữ cũng không thốt ra được. 

Hai tử sĩ, một người ở lại trông chừng, người còn lại vội trở về biệt viện, gọi người chuẩn bị xe ngựa đến đón nàng.

Chu Nhị nương chỉ cần liếc mắt đã biết Thi Yến Vi trúng dược, gấp gáp cho mời cả y sư lẫn Tấn vương.

Tống Hành mặc một bộ trường bào viên lĩnh đỏ thẫm, vừa về từ Tử Vi Thành, nghe người của biệt viện đến báo tin, lòng hắn đại loạn, không kịp suy nghĩ đã vội vã cưỡi ngựa phi nhanh về biệt viện.

Đến nơi thì thấy hai tử sĩ đang ghì chặt ba người kia xuống đất. Tống Hành chỉ hỏi qua loa vài câu, không kịp suy nghĩ nên xử trí thế nào, lòng dạ không yên vội về phòng chính để gặp Thi Yến Vi.

Khi Tống Hành bất an đuổi tới, Thi Yến Vi đã uống hai chén trà hoa cúc lạnh, nhưng thân thể vẫn như bị nung cháy. Nàng vỗ vỗ ngực nửa nằm nửa ngồi trên giường, ngón tay kéo nhẹ cổ áo để tản bớt hơi nóng. Dòng nhiệt nóng bức không ngừng lan tỏa khắp tứ chi, gương mặt nàng đỏ ửng như chu sa, mồ hôi rịn dày đặc trên trán. 

Nhìn thấy cảnh này, Tống Hành khẽ cau mày kiếm, các khớp ngón tay nắm chặt, phát ra tiếng kêu răng rắc, cõi lòng nổi lên sát ý muốn giết những kẻ bị dục vọng làm mờ lý trí, nhẫn tâm làm hại đến nàng. 

Tống Hành cực kỳ phẫn nộ, đang định quay đi muốn tự tay kết liễu tên súc vật kia thì chợt đối diện với vẻ mặt mê man của Thi Yến Vi, cơn giận trong lòng bỗng tan đi quá nửa.

Hắn còn chưa thấy nàng như thế bao giờ. 

Tống Hành nổi lên hứng thú, đứng cạnh rèm châu cụp mi mắt, nhàn nhã quan sát nàng.

Dược hiệu trong cơ thể Thi Yến Vi càng phát tác mạnh hơn khi cảm nhận được hơi thở nam tính kia. Nàng cảm thấy cực kỳ bức bối, máu nóng toàn thân dường như cũng sôi trào, tê ngứa như có ngàn vạn con trùng gặm nhấm khắp cơ thể, áo trong của nàng ướt đẫm mồ hôi, cả người cũng bất giác run rẩy.

“Nương tử có muốn ta giúp nàng giải đi dược hiệu không?” Tống Hành nhếch nhẹ môi mỏng từ từ dẫn dụ nàng. Hắn muốn xem xem khi ngọn lửa dục vọng thiêu đốt, liệu nàng có giữ lại được cái mà nàng vẫn gọi là khí tiết không. 

Thi Yến Vi thấy rõ trong ánh mắt hắn là sự giễu cợt, trào phúng cùng khinh miệt, thậm chí còn mang theo chút chờ mong mơ hồ, như thể chỉ đợi nàng vứt bỏ liêm sỉ, vẫy đuôi mừng chủ, chủ động quấn lấy hắn để làm những chuyện xấu xa. 

Tống Hành đã quá coi thường nàng. Nếu nàng chịu khuất phục trước phản ứng nguyên thủy hay cảm giác khó chịu mà loại thuốc đê tiện này gây ra thì còn mặt mũi nào để nói câu: “Ngọc có thể vỡ nhưng không thể thay đổi màu trắng trong của nó. Tre có thể đốt nhưng không thể hủy đi các đốt trên thân nó.”

“Không phiền… Tấn vương… Phí tâm, thiếp tự… Chịu được…” Thi Yến Vi thu lại bàn tay đang kéo áo để giải nhiệt. Nàng đặt tay trên chăn gấm mềm mại, nắm chặt đệm giường, mặc những giọt mồ hôi nhỏ rơi xuống thấm vào chăn. 

“Thật sao? Vậy ta cũng muốn nhìn thử, bằng cốt cách ngọc có thể vỡ, tre có thể đốt, rốt cuộc nương tử có thể chịu được đến khi nào.” Tống Hành vừa nói, vừa bước ra ngoài. Ánh mắt quét qua ấm trà nhỏ đang đặt trên bàn, tay cầm theo bầu rượu và chén sứ, chậm rãi đi vào phòng trong rồi thản nhiên ngồi xuống ghế thái sư. Hắn đặt bộ đồ uống rượu lên bàn dài, mắt phượng lạnh nhạt liếc nhìn nàng. 

Thi Yến Vi cố nhịn đến mức mắt đỏ môi run, bụng dưới co thắt từng cơn hành hạ nàng suýt rên thành tiếng, chỉ có thể đưa ngón tay trỏ vào miệng cắn chặt, xua đi dòng nhiệt trong người, khôi phục một chút thần trí.

Nhưng hành động này trong mắt Tống Hành là nàng sắp không nhịn nổi nữa, và giờ, người không nhịn nổi nữa cũng không phải chỉ mỗi mình nàng…
Chương trước Chương tiếp
Vietwriter; Bongdaso; Bongdapro; Keonhacaivip; W88; NEW88; NEW88;
Tele: @erictran21
Loading...