Lúc Thi Yến Vi bước ra thì hắn đang nâng một khay sơn mài. Nàng không xách đèn, hai tay trống trơn, xoay sang chắp tay trước ngực thi lễ, đôi môi đỏ mọng hơi hé, đáp lời hắn: “Lang quân nói đúng, nơi này quả thực rất lạnh, nên khi ta ngồi ở thuỷ tạ chưa tới một khắc đồng hồ đã thấy cổ họng trướng đau, tốt nhất là anh và gia chủ cũng đừng nên qua đó.”
Dương nương tử là đang quan tâm gia chủ sao? Phùng Quý nghĩ thế thì không khỏi mừng thầm trong lòng, liền cười nói: “Nô da dày thịt béo không sợ gió lạnh, gia chủ chinh chiến trên sa trường nhiều năm, hành quân qua không biết bao nhiêu địa hình băng thiên tuyết địa, chút gió lạnh nho nhỏ này đối với gia chủ mà nói, đương nhiên là chẳng sá gì.”
Miệng Phùng Quý đầy ắp những lời tán dương dành cho Tống Hành, dưới góc nhìn của Thi Yến Vi mà nói thì có vài phần tương đồng với bà tám Vương mụ, mèo khen mèo lắm lông.
Thi Yến Vi nhớ đến Ngân Chúc vẫn đang trốn sau hòn giả sơn, ngược lại lang quân bí ẩn kia đã bỏ đi nhanh như một cơn gió, làm khổ nàng một thân một mình ở đây lo lắng đề phòng.
Nàng đang nghĩ nên nói gì để khuyên hai người này bỏ đi thì một cơn gió mạnh bỗng nhiên thổi tới, nàng bị gốc cổ thụ không ngừng lắc lư đằng sau làm cho rùng mình, hơi lạnh phát ra cũng khiến nàng bất giác khoanh tay ôm lấy trước ngực.
Ánh mắt thâm sâu của Tống Hành đảo qua giữa khuỷu tay nàng, hắn mặt mũi sa sầm bước lên một bước chắn tầm mắt Phùng Quý nhưng đồng thời cũng dời mắt nhìn về phía khác.
Phùng Quý nhất thời tỉnh ra, rối rít hạ đèn lồng xuống, mày nhăn thành hình chữ xuyên rồi mới tiếp lời nàng: “Trời đã tối nhưng không thấy Dương nương tử mang theo đèn, chẳng hay cô định quay về thế nào đây?”
Thi Yến Vi đáp: “Tối nay trăng sáng, cũng không quá khó để nhìn đường, đi chậm thôi thì hẳn là không đáng ngại.”
Dáng vẻ cự tuyệt như muốn cách xa ngàn dặm của nàng khiến Tống Hành không khỏi nghiền ngẫm, hắn từ từ mở miệng, thản nhiên nói: “Tạm thời không cần đi tiếp nữa, trước mắt hãy đưa Dương nương tử về đã.”
Gia chủ xưa nay thanh tâm quả dục, khắc kỷ phục lễ, [1] chưa từng đối xử nhiệt tình với nữ lang không khân không thích mà không cần đến lý do.
[1][1] khắc kỷ phục lễ: “Khắc kỷ lễ phục” là để thông qua sự sưỡng chế bên ngoài của chế độ và quy phạm cùng với sự tu dưỡng phẩm chất hoàn mỹ và tinh thần cao thượng khiến cho con người đạt tới đỉnh cao của “nhân”. Nguồn chú thích: Dương Bảo Quân – Ban Á Phi, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh (website: Đại học Quốc gia Hà Nội)
Nghĩ đến đây, trên mặt Phùng Quý dù không có biểu hiện gì, nhưng tim hắn đã sớm sôi lên như nước đặt trên bếp, kém chút là tưởng tượng ra quang cảnh khi hai người điên loan đảo phượng.
Nếu là trước kia thì chắc chắn Thi Yến Vi sẽ uyển chuyển từ chối nhưng hôm nay thì không giống như vậy. Tống Hành ở đây nhiều hơn nửa khắc thì Ngân Chúc sẽ phải lo lắng hãi hùng thêm nửa khắc. Không chối từ cũng không tỏ ra ngại ngùng nữa, nàng khảng khái hướng người hành lễ, xem như tạ ơn.
“Nếu đã thế, thiếp xin được cảm ơn gia chủ.”
Tống Hành im lặng không đáp, xoay người đi trước, Phùng Quý bèn nói: “Đừng ngại, còn phải nhờ Dương nương chỉ đường.”
Thi Yến Vi gật đầu, nói câu “Làm phiền lang quân”, rồi chỉ Phùng Quý đi thẳng ra khỏi cổng vòm hình tròn.
Tống Hành này trời sinh khôi ngô cường tráng, hơn nữa vai rộng chân dài, đi phía trước nhìn chẳng khác gì toà núi di động, hắn lại luôn giữ vẻ nghiêm túc thận trọng, ấn tượng này khiến Thi Yến Vi khó tránh khỏi có cảm giác hơi sợ hắn, dù rất cố gắng để đuổi theo Phùng Quý nhưng từ đầu chí cuối đều không dám nhìn Tống Hành lấy một lần.
Thi Yến Vi cúi đầu, khăn gấm thêu mẫu đơn bị nàng vặn xoắn trong tay, lòng thầm nghĩ tới Ngân Chúc và vị lang quân mà nàng còn chưa kịp biết mặt, mải nghĩ nên không biết người đằng trước đã đổi thành Tống Hành. Tống Hành thấy nàng bị tụt lại phía sau, cố ý thả chậm bước chân chờ nàng, nào biết nàng suy nghĩ quá mức nhập tâm, chẳng mấy chốc đã đụng vào vòng eo rộng rãi rắn chắc của hắn.
Cơn đau ập đến khiến nàng lập tức ngẩng đầu hít một hơi, miệng nhẹ nhàng kêu “ui” một tiếng, trong mắt hiện lên một tầng hơi nước mù mịt, con mắt cũng hơi đỏ lên.
Tống Hành cảm giác được có gì đó đụng phải sau lưng liền dừng bước, đợi đến khi nghe thấy tiếng lẩm bẩm khe khẽ, mới xoay người lại nhìn Thi Yến Vi.
Thi Yến Vi cố nén những giọt nước mắt sinh lý đang trào ra vì cơn đau, cuối cùng chỉ hơi đỏ mắt, lùi lại hai bước, tự nhiên phóng khoáng mà nói: “Thiếp không nhìn kỹ đường đụng phải gia chủ, thiếp nên bồi tội với gia chủ mới đúng.”
Ánh trăng rót xuống, phủ lên gương mặt trắng như sứ của Thi Yến Vi, mắt ngọc long lanh, mi dài cong vút, bước chân gấp rút khiến nàng thở gấp, bộ ngực cũng theo đó mà có phần phập phồng.
Tống Hành dường như không nghe thấy lời xin lỗi của Thi Yến Vi, hắn cúi đầu rũ mi, ánh mắt sáng rực: “Có bị thương không?”
Thi Yến Vi lắc đầu, đợi đến khi hơi thở bình ổn lại mới nhẹ giọng đáp: “Không.”
Mắt đỏ hoe nhưng ngoài miệng vẫn bảo không sao, điều này cho thấy nàng là người có sức nhẫn nại cực kỳ tốt. Tống Hành chợt nghĩ, im lặng một lúc lâu sau mới trầm giọng nói: “Sau này đi đứng nhớ nhìn kỹ đường, đừng mải nghĩ tới chuyện khác.”
Sao hắn biết nàng đang mải nghĩ chuyện khác?
Thi Yến Vi nhớ đến cái đêm tình cờ gặp nhau ở đình Tê Hà, Tống Hành cũng hỏi nàng có tâm sự đúng không, lòng khó tránh khỏi căng thẳng. Nàng nhận ra người này rất giỏi nhìn thấu lòng người, sau này “kính nhi viễn chi” mới là điều đúng đắn.
Nghĩ xong, cố ý bảo trì khoảng cách, gượng gạo đáp: “Gia chủ dạy phải.”
Tống Hành thản nhiên “ừ” một tiếng, thu hồi tầm mắt, xoay người đi trước Phùng Quý, không hiểu vô tình hay cố ý vẫn rảo chậm bước chân. Thi Yến Vi xoa xoa chóp mũi, xách váy bước lên thềm đá, đi hết hành lang thì bảo hai người kia rẽ phải.
Đi một mạch đến bên ngoài tiểu viện của Thi Yến Vi, Phùng Quý thấy không nên đi tiếp nữa, nhìn sang Tống Hành đợi hắn quyết định.
Còn không đợi Tống Hành mở lời, Thi Yến Vi đã hướng hắn chắp tay trước ngực thi lễ, nói lời cảm tạ: “Thiếp cảm ơn gia chủ và lang quân, sắc trời không còn sớm, hai người hãy đi về đi, tự thiếp vào được.”
Dứt lời bước vào viện môn mà không thèm ngoảnh lại.
Tống Hành nhìn theo bóng lưng nàng, liếc mắt một cái, sắc mặt âm trầm không rõ ràng, hạ giọng nói câu: “Về thôi.”
Trên chiếc bàn là chân nến bằng đồng mạ bạc hình hoa sen, ánh nến vàng cam được thắp lên xua tan góc tối trong phòng.
Thi Yến Vi ngồi trên ghế nguyệt nha, dùng khăn nóng đắp lên mũi, ngẫm nghĩ chuyện xảy ra giữa Ngân Chúc và lang quân đến tận canh hai thì bị cơn buồn ngủ dâng lên đánh úp, lúc này mới thay y phục rửa mặt cởi áo, lên giường ngủ một giấc không mộng mị.
Bên trong Đại Tụ cư, Ngân Chúc lòng đầy u sầu, vẫn chưa thể bình tĩnh lại. Nàng không chợp mắt cả đêm, nơm nớp lo sợ đến hết ngày, thấy không có ai tìm đến hỏi, lúc này mới thoáng yên tâm, sắc mặt so với lúc trước cũng khá hơn chút đỉnh.
Họa Bình hầu hạ Tống Thanh Hòa luyện chữ xong, vừa bước ra khỏi thư phòng đã bắt gặp Ngân Chúc đứng dưới hành lang dựa vào cửa hóng gió, nhìn thẳng nàng chỉ điểm: “Đêm qua không biết em đi đâu nhưng cả ngày nay cứ như người trên mây, giờ còn đứng đó ỉu xìu nữa thì tối nay không được phép ra ngoài đâu nhé!”
Ngân Chúc chột dạ vô cùng, không dám nhìn thẳng vào mắt nàng, gục đầu xuống nhẹ nhàng nói câu “Đã biết” rồi xoay người đi vào phòng.
Lúc này Tống Thanh Hòa cũng vừa rời thư phòng trở lại chính phòng. Thu Thiền đứng bên cửa sổ nói chuyện với Tiểu Phiến, chợt thấy hình bóng nữ lang xách đèn lồng đi về phía cửa viện. Thu Thiền ôm Đạp Vân nhìn kỹ hơn thì nhận ra người tới là Dương nương tử.
Thu Thiền thả Đạp Vân xuống ngoài cửa sổ, mỉm cười cùng Tiểu Phiến dẫn người vào phòng trong. Tống Thanh Hòa thấy Thi Yến Vi bước vào, lập tức mỉm cười, vội gọi người lấy bàn cờ song lục lại đây.
Bên kia Họa Bình đang dùng vỉ sao lá trà bên cửa sổ, thấy Thi Yến Vi ngồi xuống ghế nguyệt nha, liền nói: “Dương nương tử đến thật đúng lúc, tiểu nương tử mới luyện chữ được một lúc đã bảo nô tỳ pha trà, tiểu nương tử muốn trà Tử Dương, không biết Dương nương tử muốn loại trà nào đây?”
Lúc còn ở hiện đại Thi Yến Vi không hay uống trà nên đương nhiên nàng cũng không hiểu gì về trà đạo, bèn cười đáp: “Không cần phải phiền thế đâu, ta uống trà Tử Dương với Nhị nương là được.”
Vừa nói vừa tập trung quan sát Họa Bình nghiền nát lá trà đã sao nóng lên để vào cối xay đá, tiếp tục xay nhỏ ra.
Họa Bình nhận ra Thi Yến Vi tựa hồ rất có hứng thú với trà đạo, liền nhìn sang nàng nói: “Trà đã nghiền xong còn phải lọc lại mới cho vào pha.”
Thi Yến Vi rất có vẻ khiêm tốn thụ giáo. Họa Bình dùng hỏa sách đảo nhẹ than trong lò. Không lâu sau, nước trong nồi bạc bắt đầu sôi lăn tăn.
“Đây là nhất phí.” [2] Vừa nói vừa bỏ thêm một thìa muối vào nồi, nước không còn sôi sùng sục như ban đầu nữa.
[2][2] chữ “phí” (沸) nghĩa là “sôi”.
Khi nước sôi lại lần hai, Họa Bình thả vụn trà vào, dùng muôi khuấy nhẹ rồi đặt sang một bên, lại nói: “Đây là nhị phí.”
Đợi đến khi nước sôi nguội bớt lại bỏ lên lò đun sôi lần ba, gọi là “tam phí”.
Tiểu Phiến mang tới hai chén trà men xanh, Hoa Bình rót trà vào chén, nâng lên cho Thi Yến Vi và Tống Thanh Hòa
Tống Thanh Hòa bưng chén trà thổi mấy hơi, mỉm cười nói: “Trà để nguội sẽ không ngon, phần còn lại các em chia nhau đi.”
Tiểu Phiến tủm tỉm cười đồng ý, gọi Ngân Chúc lấy chén gốm đế cao đến, Ngân Chúc chậm chạp nghe theo. Họa Bình thấy nàng cả ngày đứng ngồi không yên, nên không khỏi có chút nghi hoặc.
Uống trà xong, Họa Bình đếm thẻ giúp Tống Thanh Hòa và Thi Yến Vi đang cùng nhau chơi cờ song lục trên giường La Hán.
Tâm tư Thi Yến Vi không đặt trên bàn cờ, một trận thua một trận hòa. Đến giữa giờ Tuất (20h), Thi Yến Vi cáo từ rời đi, Tống Thanh Hòa vẫn như mọi khi, để Ngân Chúc ra tiễn nàng.
Vì chuyện tối qua nên Ngân Chúc lúc này vẫn cảm thấy thẹn thùng, chỉ cúi thấp đầu, xách đèn lặng lẽ sóng vai cạnh nàng.
“Sắc trời còn sớm, vào phòng ta nói chuyện một lát rồi hẵng về.”
Ngân Chúc gật đầu đồng ý, theo nàng đi vào trong, thổi tắt đèn lồng, tiện tay đặt lên bàn.
Thi Yến Vi đóng kín cửa sổ, ngồi xuống tháp, nghiêm mặt nói: “Về lý thì ta không có quyền hỏi đến chuyện riêng của cô, nhưng ta thật lòng xem cô là bạn thân, không thể nhắm mắt làm ngơ, nhìn cô hồ đồ phạm phải sai lầm.”
Ngân Chúc nghe vậy xấu hổ đến đỏ bừng mặt, hai tai nóng lên, cúi gằm không đợi Thi Yến Vi hỏi trước đã kể lại toàn bộ mọi chuyện, như nước đổ ra khỏi ống trúc.
“Chàng họ Triệu, tên là Tu Minh, ở nhà xếp thứ hai và là môn khách được Tam lang quân đưa tới quý phủ. Chàng nguyên là người phủ Phần Châu ở Hà Trung, ông chàng làm đến chức tế tửu quốc tử tam phẩm, [3] nhưng năm bốn mươi tuổi thì đột ngột qua đời. Cha chàng và cấp trên chính kiến bất đồng, ỷ vào chút sản nghiệp nhỏ bé tổ tiên để lại rồi từ quan, về sau chiến loạn, gia đạo sa sút, thấy Hà Đông có gia chủ tọa trấn thập phần thái bình, nên mới đến Thái Nguyên mưu sự.”
[3][3] tế tửu quốc tử: chức quan đứng đầu quốc tử giám, có thể xem là hiệu trưởng.
“Thoạt đầu ta và chàng không hề quen biết nhau, mãi đến một ngày mùa thu năm ngoái, chàng vào nhị môn tìm Nhị Lang. Lúc ta thấy thì chàng đang đứng tần ngần dưới tàng hoa quế trong vườn, vừa hay gặp ta liền hỏi đường đến viện tử Nhị lang. Sau này lại tình cờ gặp nhau thêm vài lần ở cổng, nên mới dần nảy sinh tâm tư.”
“Ta tự biết lương tiện không thể lấy nhau. Dù đã cầu xin tiểu nương tử đợi đến khi nàng xuất giá sẽ chuộc thân thoát tịch, nhưng để thử lòng chàng, ta hoảng sợ nói tiểu nương tử nhất định đòi ba trăm lượng mới bằng lòng thả ta đi. Chàng liền mong chờ gom góp được hai trăm lượng, phần còn lại sẽ gắng thu xếp càng nhanh càng tốt để ta có thể sớm chuộc thân. Chàng từng thề tương lai chàng cưới được ta sẽ chỉ một lòng một dạ bảo vệ ta, cũng không nạp thêm người khác, càng không nói đến có những đứa con do người khác sinh ra.”
Nam tử cổ đại có thể làm được điều này thực sự rất khó. Tống phủ dù tốt đến đâu đi nữa thì vẫn là nô tỳ mặc người sai phái, không được tự do thì so với cùng người trong lòng ở bên nhau cả đời thế nào được?
Tư vị tình yêu như đường như mật, Thi Yến Vi từng trải qua nên biết rõ cảm giác tốt đẹp này, lòng khẽ rung động, cuối cùng không đành lòng trách cứ, chỉ nhẹ nhàng cầm tay Ngân Chúc, thành khẩn nói: “Nếu chàng ta thực sự giống như những lời cô nói, ta đương nhiên chúc phúc cho cô. Tiểu nương tử đã đồng ý để cô thoát tịch rời phủ thì càng không được nôn nóng. Có câu “tâm loạn không ăn được cháo nóng”, cô và chàng ta đều nên kiềm chế, tạm thời nhịn xuống tình cảm dư thừa, đừng như hôm qua hẹn nhau gặp riêng, cực dễ bị người khác bắt gặp. Nếu lúc ấy ta không ở đó, gia chủ nhìn thấy hai người, dùng bản tử trách phạt hẵng còn nhẹ, chỉ e tính mạng khó bảo toàn.”
Ngân Chúc nghe sau gật mạnh đầu, rút tay lại đứng dậy khỏi tháp, định quỳ trước mặt Thi Yến Vi, “Đại ân Âm Nương, ta và với Triệu lang suốt đời khó quên, nguyện kiếp sau kết cỏ ngậm vành, báo đáp ân tình.”
Thi Yến Vi vội vàng tiến lên đỡ tay nàng, không cho nàng quỳ, mỉm cười trêu ghẹo: “Kiếp này còn phải ở bên Triệu lang, đương nhiên không thể kết cỏ ngậm vành rồi. Chuyện có gì đáng để hai người phải làm thế đâu? Đừng nghĩ nhiều. Còn nữa bàn về tuổi tác, cô ngốc như cô còn lớn hơn ta một tuổi, bái ta như thế chẳng phải muốn làm tổn thọ ta sao? Bên ngoài trời cũng không còn sớm, cô về đi, hầu hạ tiểu nương tử thật tốt mới là chuyện trọng yếu.”
Dứt lời, Ngân Chúc bỏ đi suy nghĩ quỳ trước mặt nàng, châm đèn lồng, nói lời từ biệt với Thi Yến Vi xong thì đẩy cửa cáo lui.
Thối Hàn cư.
Phùng Quý từ ngoài vườn đi vào, bởi vì có chuyện bẩm nên dưới mái hiên trêu đùa chim tước, nhờ Thương Lục vào thư phòng truyền lời.
Tống Hành lệnh nàng bảo người đi vào, chậm rãi đốt thư tín trên ngọn đèn rồi đứng dậy đi về cửa sổ, chắp tay sau lưng nhìn mây đen bế nguyệt ngoài cửa sổ, ánh sao ảm đạm, có vẻ như trời sắp mưa.
Trong đầu mơ hồ hiện ra nữ lang nhìn thấy qua màn mưa ngày ấy, tâm tình trở nên khoan khoái một cách đầy khó hiểu.
Trong phòng tràn ngập mùi trang giấy bị đốt nhàn nhạt, Phùng Quý lau lau mũi, quỳ gối hành lễ cung kính nói: “Bẩm gia chủ, người được phái đi tìm hiểu tin tức ở Văn Thủy vài ngày trước đã truyền tin báo về…”
Giam Nàng Trong Trướng - Tụ Tụ Yên
Chương 8: Mắt ngọc long lanh
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương