Giam Nàng Trong Trướng - Tụ Tụ Yên

Chương 83: Lễ thân tằm*



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

* Lễ thân tằm từ cổ đại Trung Quốc đều do Hoàng hậu đích thân chủ trì tế bái. Được thờ cúng với sự tin tưởng đoàn kết của nhân dân, người thờ cúng đều là phụ nữ. Hàng năm vào cuối mùa xuân (tháng ba âm lịch) là ngày tốt, sẽ do Hoàng hậu đích thân tế bái hoặc do Hoàng đế hạ chỉ cho người khác tiến hành. Gồm có: Tế tằm thần, cung tang (tự mình hái dâu cho tằm ăn) và hiến kén ươm tơ. Nguồn chú thích: Fanpage Thanh Cung Đình – 清宫廷

Thái hoàng thái hậu trông thấy Tống Hành đối xử với Dương Quân còn thân thiết hơn cả con ruột, không khỏi cảm thán về tấm chân tình hắn dành cho nữ tử họ Dương kia.

Dương Quân nhìn qua không giống cốt nhục của hắn, lại càng không giống Thi Yến Vi. Thái độ khác biệt mà nàng dành cho hai đứa trẻ càng khiến Thái hoàng thái hậu thêm phần khẳng định, Dương Quân là đứa trẻ được nàng nhận nuôi bên ngoài cung.

Nàng vẫn không thể nảy sinh cảm tình với Nhị lang, nên mới không thể toàn tâm toàn ý chấp nhận đứa trẻ là máu mủ giữa nàng và Nhị lang.

Khi Thái hoàng thái hậu còn đang mải nghĩ ngợi, Tống Hành đã đứng dậy hành lễ, gọi bà một tiếng “A bà,” nhưng trong giọng nói mang theo vài phần đối phó, xa cách, chẳng còn sự cung kính, trọng vọng như xưa.

Còn nữ lang ở cạnh hắn cũng không hề đứng lên hành lễ, thậm chí chẳng buồn ngẩng đầu lên nhìn bà, chỉ cúi mặt, lặng lẽ theo sau Tống Hành, gọi bà một tiếng: “Thái hoàng thái hậu.”

Bởi nàng còn đang trong kỳ ở cữ, Thái hoàng thái hậu cũng không muốn so đo, chỉ hơi nghiêng đầu, dùng ánh mắt ra hiệu cho cung nhân phía sau trình lên chiếc vòng cổ bằng vàng có gắn kỳ lân.

Dù không mấy vừa ý, Thái hoàng thái hậu vẫn cố gắng gượng cười, nhẹ nhàng nói: “Nhị lang vừa đón mừng quý tử, lão thân chẳng có bảo vật quý giá nào để tặng. Chiếc vòng vàng kim kỳ lân này là thứ Nhị lang từng đeo lúc nhỏ, lão thân đặc biệt giữa lại cho chắt trai. Tam lang có hai nhi tử liên tiếp nhưng lão thân chưa từng đem vật này trao đi. Nay tặng nó cho trưởng tử của Nhị lang vẫn là thích hợp nhất.”

Nói rồi, bà định bế đứa trẻ lên. Nào ngờ hài tử như có thiên tính, không thích bà, bà còn chưa ôm vào lòng đã òa khóc nức nở.

Không cách nào khác, Thái hoàng thái hậu đành tự tay đeo chiếc vòng vàng lên cho đứa bé.

Tống Hành nhìn thấy, cũng chỉ thản nhiên nói câu: “Tạ Thái hoàng thái hậu ban thưởng,” giọng điệu xa lạ vô cùng.

Nghĩ kỹ lại, việc mối quan hệ giữa bà và Nhị lang trở nên lạnh nhạt như ngày hôm nay, Dương thị không tránh khỏi có liên quan. Thái hoàng thái hậu kín đáo quan sát nàng, nhận ra dù vừa mới sinh xong, khuôn mặt tái nhợt không chút huyết sắc, trông có phần yếu ớt, nhưng vẫn chẳng thể che lấp dung mạo kiều diễm, tựa như Tây Thi mắc bệnh. Thảo nào Nhị lang vẫn một mực say mê nàng.

Thái hoàng thái hậu vẫn luôn cho rằng Tống Hành bị vẻ ngoài của nàng mê hoặc, do đó vẫn mong có một ngày Nhị lang tỉnh ngộ, biết quay đầu lại là bờ, mở rộng hoàng cung, khai chi tán diệp cho hoàng tộc Tống Triệu.

Ngồi lại thêm chốc lát, Thái hoàng thái hậu cũng không tiện quấy rầy hai người, bèn dặn dò cung nhân ở điện Đại Nghiệp những điều cần chú ý khi Hoàng hậu ở cữ, sau đó rời đi.

Úc Kim vẫn luôn lo chuyện Thái hoàng thái hậu đến vì muốn giành nuôi đứa trẻ, mãi đến khi bà rời đi, nàng mới nhẹ nhõm thở ra.

Dương Quân chăm chú nhìn chiếc vòng vàng hình kỳ lân trên cổ a đệ, bật cười nói: “Nhìn đẹp quá.”

Nghe vậy, Tống Hành vẫy tay, gọi Dương Quân lại gần, “Nếu Trân Trân thích, a gia sẽ sai người làm một chuỗi vòng ngọc hình kỳ lân còn đẹp hơn cái này nữa cho Trân Trân đeo nhé?”

Dương Quân không biết “chuỗi vòng ngọc hình kỳ lân” đó là gì, nhưng nghe bảo thứ đó càng đẹp hơn nên bé liền tươi cười gật đầu, nghiêm túc đưa ngón út ra: “A gia, ngoắc tay!”

Tống Hành dùng ánh mắt đầy sự cưng chiều, nở nụ cười đầu tiên sau mấy ngày qua: “Được, a gia và Trân Trân ngoắc tay nàop.”

Lúc này Thi Yến Vi đã thấm mệt, mí mắt nặng trĩu, nàng xoay người, tìm chỗ nằm xuống giường. Tống Hành thấy thế, vội gọi nhũ mẫu và Úc Kim dẫn bọn trẻ lui ra ngoài, sau đó cởi áo, nằm xuống bên cạnh nàng.

Người trong lòng đã tròn trịa hơn hẳn so với lúc mới mang thai, tuy không nhiều nhưng ít nhất cũng không còn gầy gò như khi ở Thái Nguyên. Bàn tay hắn vô tình chạm đến nơi mềm mại, chỉ thấy càng lúc càng khó nắm trọn.

Lòng bàn tay hắn ấm áp rộng lớn, cả người như một lò sưởi, không ngừng tỏa nhiệt. Thi Yến Vi vốn sợ lạnh, nên cũng không đẩy hắn ra, cứ để mặc hắn ôm lấy mình.

Những ngày ở cữ không thể ra gió, Thi Yến Vi luôn phải ở một chỗ trong điện. Vì thế nên Tống Hành bèn xử lý tấu chương ngay tại điện Đại Nghiệp, trừ khi có việc hệ trọng thì cũng ít khi đến điện Triều Nguyên.

Tống Hành sợ nàng cảm lạnh khi tắm rửa, mỗi ngày đều tự tay lau mình cho nàng. Nàng muốn gội đầu, hắn sẽ bọc nàng kỹ trong chăn, một tay bế nàng vào lòng, tay còn lại giúp nàng gội tóc. Những lúc ấy, sẽ luôn có một cung nhân bên cạnh giúp hắn múc nước.

Đêm mồng một Tết, Tống Hành buộc phải tham dự gia yến. Không có Thi Yến Vi bên cạnh, hắn thấy mọi việc đều trở nên nhạt nhẽo, chẳng thiết tha gì với ca vũ hay rượu ngon. Vất vả lắm mới chịu đựng được đến cuối buổi tiệc, hắn lập tức đứng dậy cáo lui.

Tống Thanh Hòa cùng những người khác lần lượt đến thăm đứa trẻ, nhân tiện hỏi Tống Hành đã đặt tên cho đứa bé chưa. Hắn đáp rằng việc này cần bàn bạc thêm với Hoàng hậu. Nghe vậy, Tống Thanh Hòa bèn ngỏ ý muốn đến thăm nàng, nhưng Tống Hành lại viện cớ rằng nàng đang ở cữ, cần tĩnh dưỡng để từ chối.

Tống Hành trở về điện Đại Nghiệp, đứng cạnh chậu than một lúc lâu, đợi đến khi cảm thấy hơi ấm đã thấm vào người mới dám bước vào bên trong điện.

Thi Yến Vi vừa dùng xong một bát vằn thắn, tâm trạng nhìn có vẻ thoải mái hơn so với hồi sáng. Tống Hành bước tới, ôm lấy nàng, để nàng dựa vào lòng mình. Sợ nàng không vui, hắn cẩn thận hỏi dò: “Âm Nương, chúng ta cùng đặt tên cho con được không?”

Nàng chưa từng cho đứa bé bú dù chỉ một lần. Tống Hành sợ nàng sẽ bài xích đứa trẻ, nên chỉ dám dè dặt hỏi một câu. Nếu nàng không trả lời, hoặc nói rằng lúc này chưa muốn, nhất định hắn sẽ ngoan ngoãn im lặng, không nhắc lại chuyện này nữa.

Không ngờ nữ lang trong lòng hắn chỉ trầm mặc giây lát, không muốn phí công nghĩ nhiều, dịu dàng hỏi ngược lại: “Người đã nghĩ được cái tên nào chưa?”

Thấy nàng không trốn tránh chuyện đặt tên cho con, Tống Hành mừng rỡ ra mặt, khẽ cười đáp: “Cũng đã nghĩ được vài tên, nhưng vẫn chưa quyết định. Chi bằng Âm Nương và ta, mỗi người chọn ra một chữ?”

Thi Yến Vi nhớ kỹ hôm nay là đêm Nguyên Nhật, lúc này tinh thần vẫn khá tốt, nàng khẽ gật đầu: “Cũng được.”

Tống Hành không biết phải diễn tả niềm vui ngay bây giờ bằng cách nào.

Hài nhi của hắn và nàng được sinh ra vào những ngày đông lạnh giá. Tống Hành trầm tư suy nghĩ, cuối cùng chọn chữ “Đình”, nơi quân vương nhận triều bái của quần thần, thuộc hành Hỏa trong ngũ hành.

Chữ “Minh” có nghĩa là ánh sáng.

Nhật nguyệt giao hòa, ánh sáng chói lòa, ngay thẳng chính trực.

Thi Yến Vi cầm bút chấm mực, chậm rãi viết lên giấy một chữ “Minh.”

Minh Đình, Tống Minh Đình.

Hắn từng làm quá nhiều chuyện hèn hạ với nàng. Đứa trẻ của nàng, tất nhiên phải giống như nàng, quang minh lỗi lạc.

Không biết Tống Hành đã nhẩm đi nhẩm lại cái tên này bao nhiêu lần trong lòng. Hắn không kìm được, hôn lên trán nàng hết lần này đến lần khác, dịu giọng nói: “Cảm ơn nàng, Âm Nương. Trong mắt nàng ta là một kẻ ti tiện, nhưng cảm ơn nàng vẫn đồng ý đặt tên cho con của chúng ta. Tống Minh Đình, sau này nó nhất định sẽ trở thành một minh quân được vạn dân kính ngưỡng.”

Bị hắn vừa hôn vừa tán dương mãi, Thi Yến Vi có chút không chịu nổi, bỗng thấy hắn vừa ồn ào vừa dính người, đành chuyển mắt nhìn lên màn lụa xanh bên cửa sổ, đổi sang chuyện khác: “Trân Trân và mọi người làm gì ở thiên điện thế?”

Tống Hành cố nhớ lại bóng dáng hiện lên bên cửa sổ thiên điện khi hắn đi ngang qua, đáp: “Chắc là đang cắt hoa dán cửa sổ hoặc làm cờ xuân.”

Nghe xong, Thi Yến Vi cũng cảm thấy hứng thú, nhưng khổ nỗi nàng vẫn đang ở cữ, không thể tham gia được.

Tống Hành nhận ra mong muốn của nàng, liền đề nghị: “Chi bằng để ta đi lấy ít đồ, ta và nàng cùng cắt hoa trang trí cửa sổ?”

Đêm dài thăm thẳm, nàng vốn cũng chẳng có việc gì làm, nên khẽ gật đầu đồng ý.

Tống Hành cũng chưa từng làm việc nàng, nên không tránh khỏi phải nhờ người khác hướng dẫn lại một phen. Sau khi lĩnh ngộ được rồi, hắn mới trở lại tìm Thi Yến Vi, cùng nàng cắt giấy.

Hôm sau, cửa sổ ở chính điện dán đầy hoa văn, cửa sổ mà Thi Yến Vi dán dù có ít hơn đôi chút nhưng cũng một chín một mười.

Dương Quân đến thăm, còn đặc biệt mang theo mấy mảnh giấy do chính tay bé cắt.

Con thỏ bé cắt méo mó không đều, vậy mà Thi Yến Vi lại rất thích, Tống Hành cũng thế, mặt dày xin bé hai tờ.

Qua Tết Nguyên Đán, sắp đến ngày Thượng Nguyên, Thi Yến Vi cũng trải qua hết những ngày ở cữ, thân thể nàng hồi phục khá tốt, việc xuống giường đi lại đã không còn là vấn đề.

Mỗi ngày, Tống Hành đều dành chút thời gian cùng nàng tản bộ trong hoa viên. Nếu nàng thấy mệt, hắn sẽ bế nàng quay về.

Thấm thoát đã đến ngày Thượng Nguyên, theo lệ cũ, Đế Hậu sẽ sóng vai, tiếp kiến vạn dân trên thành lầu Ứng Thiên Môn.

Mấy năm trước vì triều đình chưa có Hoàng hậu, Tống Hành đành đơn độc bước lên thành lầu, nhưng năm nay, hắn sẽ đi cùng Hoàng hậu của hắn. 

Tống Hành sợ nàng vất vả, đích thân giúp nàng mặc huy y, chỉ vấn cho nàng kiểu tóc đơn giản, giữa búi tóc cài một cây trâm vàng hình loan phượng ngậm châu, hai bên cài thêm điền đầu khảm châu bằng vàng.

Cung nhân đã sớm chuẩn bị sẵn hồng bao, dùng xe ngựa vận chuyển lên thành lầu từ sớm. Đợi Thi Yến Vi sửa soạn xong xuôi, lúc này Tống Hành mới dắt tay nàng bước lên long liễn, tiến về Ứng Thiên Môn.

Lần trước, nàng được sắc phong làm Hoàng hậu trên đài cao ở Ứng Thiên Môn; lần này, nàng cùng dân chúng vui hội trên thành lầu. Thi Yến Vi cũng không nói rõ được lần nào khiến nàng căng thẳng hơn, chỉ thấy cả hai lần đều mang đến cảm giác mới lạ và hồi hộp.

Tống Hành nắm chặt tay nàng không rời, lòng bàn tay nàng đã lấm tấm mồ hôi. Hắn khẽ vỗ mu bàn tay nàng, dịu giọng trấn an: “Âm Nương đừng lo. Mọi chuyện sẽ thuận lợi cả thôi.”

Thi Yến Vi gật đầu, đáp lại một tiếng “Được”.

Khi long liễn dừng trước cửa Ứng Thiên Môn, Tống Hành đỡ nàng xuống, hai tay đan chặt, thong thả bước lên thành lầu.

Lúc ấy, bên ngoài cung môn đã tụ tập rất nhiều bách tính đến góp vui, muốn được ngắm nhìn Đế Hậu. Tiếng người huyên náo không dứt.

Binh sĩ mặc giáp sáng loáng giữ gìn trật tự, nơi này tuy đông người nhưng cũng không xảy ra hỗn loạn.

Khi hai người xuất hiện trên thành lầu, trong đám đông liền có người cao giọng hô to: “Thánh nhân và Hoàng hậu tới rồi!”

Tiếng hô vừa dứt, mọi ánh mắt đều hướng về phía hai người trên lầu thành.

Chốc lát sau, tiếng bàn tán rì rầm nổi lên không ngớt, đa phần đều ca ngợi Thánh nhân cao lớn uy vũ, anh dũng phi phàm, còn Hoàng hậu thì tiên tư ngọc sắc, dung mạo tú lệ tuyệt trần.

Cung nhân dâng lên một giỏ đầy hồng bao. Tống Hành bốc lấy một nắm lớn, ra hiệu cho Thi Yến Vi cũng làm như hắn.

Bàn tay nàng nhỏ nhắn, không bì được với bàn tay to lớn của hắn, nên chỉ bốc được mấy cái. Nàng bước đến lan can, nhìn Tống Hành thả phong bao xuống dưới.

Sợ rằng phong bao rơi xuống sẽ làm đau người khác, nàng ngập ngừng không dám mở tay. Thấy vậy, Tống Hành liền hiểu nàng đang lo lắng điều gì, dịu giọng trấn an nàng: “Không sao đâu, những đồng tiền này rất nhẹ, sẽ không làm ai bị thương. Năm đó Âm Nương ở nước Ngụy, ta một mình thả suốt ba năm, chưa từng gây hại đến ai.”

Những người nhận được phong bao đỏ cười rạng rỡ, đồng thanh hô vang: “Thánh thượng vạn tuế! Hoàng hậu thiên tuế!”

Nghe vậy, tâm trạng Tống Hành càng thêm hân hoan, quay sang nói với Thi Yến Vi: “Hoàng hậu của trẫm cũng phải vạn tuế!”

Khi đã thả xong phong bao và hoàn thành nghi lễ, Tống Hành vòng tay ôm nhẹ lấy eo nàng, ghé sát tai nàng hỏi nàng có thấy mệt không.

Thi Yến Vi khẽ lắc đầu, thành thật đáp: “Nãy giờ có làm gì nhiều đâu, sao mà mệt được?”

“Đêm nay không có lệnh giới nghiêm, nếu nàng không mệt thì chúng ta đổi y phục, dẫn theo Trân Trân dạo một vòng chợ đêm nhé?”

Thi Yến Vi đã ở trong cung quá lâu, lòng luôn khao khát bầu không khí đượm khói lửa dân gian, chẳng cần nghĩ ngợi gì nhiều, nàng đã gật đầu đồng ý.

“Ngồi kiệu chậm quá, ta và Âm Nương cưỡi ngựa về đi.” Nói xong, cũng không màng xung quanh có biết bao thị vệ và cung nhân túc trực, hắn bế ngang nàng lên, bước xuống khỏi thành lầu, đặt nàng lên lưng ngựa.

Điện Đại Nghiệp.

Dương Quân ngồi ăn một bát đường viên nhưng chưa ăn được mấy viên thì đã cảm thấy chán, liền quay sang hỏi khi nào thì cha và mẹ bé mới về.

Thu Sương nhìn ra ngoài cửa sổ, nhẹ giọng dỗ dành: “Chắc cũng sắp rồi, giờ này hẳn Thánh thượng và Hoàng hậu cũng đang trên đường về.”

Đang nói dở, chợt nghe bên ngoài cung có tiếng vó ngựa từ xa vọng lại, tiếng động ấy càng lúc càng dần, rồi cuối cùng dừng hẳn. Không lâu sau, Tống Hành đã ôm Thi Yến Vi bước vào cửa cung.

Dương Quân thấy bóng dáng hai người qua cửa sổ, liền nhảy khỏi giường La Hán, chạy ra đón.

“A gia, a nương, cuối cùng hai người cũng về rồi!” Dương Quân níu lấy tà váy của Thi Yến Vi không buông.

Tống Hành giơ tay xoa nhẹ đầu bé, cười nói: “Trân Trân mau thay y phục đi nào. Cả nhà mình xuất cung, mua đèn hoa, thả đèn hoa đăng, rồi thổi kẹo đường nữa, con có thích không nào?”

Nhũ nương bế Tống Minh Đình đứng bên trong điện, trông thấy cảnh một nhà ba người vui vẻ hòa thuận, chần chừ không biết có nên bế tiểu điện hạ tới để Thánh thượng và Hoàng hậu gặp mặt một lúc không.

Tuy Thi Yến Vi không định dẫn Tống Minh Đình ra ngoài nhưng vẫn bước vào điện trông chừng cậu bé, dặn dò vài câu rồi đi thay y phục. Tống Hành theo sát sau nàng, chỉ véo nhẹ má Tống Minh Đình nhưng không nói gì thêm, cũng quay về thay đổi y phục.

Phố phường nhộn nhịp, người qua kẻ lại đông như mắc cửi, xe ngựa dập dìu, tiếng cười nói tràn ngập khắp mọi nơi.

Thân hình Dương Quân bé nhỏ, chỉ như một nắm tay. Tống Hành sợ bé không theo kịp, bị tụt lại phía sau nên một tay bế bé lên, tay còn lại nắm tay Thi Yến Vi, bước chân chậm rãi để bắt kịp tốc độ của hai người.

“A gia ơi, Trân Trân muốn cái kia!” Dương Quân bị một chiếc đèn hình cá chép trên quầy đố đèn thu hút ánh nhìn, bàn tay nhỏ bé đập nhẹ lên vai Tống Hành.

Tống Hành rất cưng chiều cô bé, “Được, nếu Trân Trân thích thì để a gia tới đó lấy về cho con nha.”

Đèn cá chép được làm rất công phu nên phải trả lời đúng ba câu thì mới giành được. Thi Yến Vi tự biết đầu óc mình không so được với Tống Hành nên chỉ lặng lặng đứng một bên, chờ hắn đối đáp.

Chủ quầy đưa ra ba câu hỏi và cả ba lần Tống Hành đều trả lời chính xác một cách nhanh chóng. Dù có chút nuối tiếc thì ông vẫn phải hạ đèn xuống, giao tận tay Tống Hành.

Tống Hành đưa ngay cho Dương Quân, hỏi bé có vui không, có thấy a gia cực kỳ lợi hại không. Dương Quân vừa nâng đèn cá chép bằng cả hai tay, mí mắt cong lên, ríu rít khen ngợi: “Trân Trân vui lắm ạ! A gia lợi hại nhất!”

“Trân Trân có đèn cá chép rồi, giờ a gia lấy thêm một cái đèn thỏ nữa cho a nương nhé, được không?”

Dương Quân nghe xong càng thêm phấn khích, gật đầu lia lịa, giọng nói ngọt lịm: “Được ạ, Trân Trân cũng thích đèn thỏ!”

Trên gương mặt Tống Hành hiện lên ý cười, ánh mắt lướt qua một cung nhân cải trang đứng phía sau, ra hiệu lấy một nắm tiền đồng đưa cho chủ quầy.

“Bé nhà ta rất thích đèn lồng ngươi làm, số tiền này ta thưởng cho ngươi.”

Chủ quầy vội vàng nhét nắm tiền vào túi, thần sắc thay đổi, miệng liên tục thốt ra những lời chúc tốt lành.

Tống Hành dừng chân trước một quán nhỏ có trò ném tên nhận thưởng, hỏi Dương Quân: “Trân Trân thấy chiếc đèn thỏ kia có đẹp không?”

Dương Quân nhìn theo hướng hắn chỉ, chớp mắt, “Đẹp lắm ạ, có phải a nương nhất định sẽ thích đèn mà chúng ta chọn cho người không?”

Tống Hành nhân cơ hội ấy, nghiêng đầu nhìn Thi Yến Vi, dường như muốn tìm kiếm sự đồng tình từ nàng. Thi Yến Vi bị ánh mắt long lanh của Dương Quân nhìn đến, nàng khẽ mỉm cười rồi đáp: “thích.”

Tống Hành giao Dương Quân cho Thi Yến Vi trông chừng, bước lên sân khấu chơi trò ném tên nhận thưởng. Mười hai mũi tên, mũi nào cũng trúng vào bình, hoàn thành một lượt toàn thắng.

Tuy Dương Quân không hiểu luật chơi, nhưng thấy mọi người xung quanh vỗ tay tán thưởng không ngớt, thì biết ngay rằng a gia của bé đã thắng.

Tống Hành tiến đến, cầm chiếc đèn thỏ trao cho Thi Yến Vi bằng cả hai tay, Khi nàng cúi đầu ngắm nghía chiếc đèn, hắn bất ngờ hạ một nụ hôn lên trán nàng, rồi xem như không có chuyện gì xảy ra, lại bế Dương Quân, bảo rằng muốn dẫn hai người đi thổi kẹo đường.

Thi Yến Vi chỉ cảm thấy hành động ban nãy của hắn thật đáng ghét. Nàng xách chiếc đèn thỏ trong tay, bất giác nghĩ đến a cữu ở nước Ngụy xa xôi, rồi lại nhớ về người thân, bạn bè và Trần Nhượng ở một thời không khác.

Khi đang mải mê suy nghĩ, nàng theo chân Tống Hành dừng bước trước một quầy nhỏ thổi đồ chơi bằng đường. Chờ Dương Quân thổi xong, hắn sẽ gọi nàng đến thử.

Dương Quân chơi đến thỏa mãn, quấn quýt bên Tống Hành một lúc, mua được nhiều thật nhiều những món đồ chơi nhỏ thú vị, sau đó sẽ ríu rít kể chuyện không ngừng với Thi Yến Vi. Vì không còn thời gian để nghĩ ngợi mông lung nữa nên dần dà, Thi Yến Vi cũng cảm thấy vui vẻ hơn. 

Khi đi đến bờ sông Lạc, Tống Hành mua đèn hoa đăng, thả xuống dòng nước, chân thành cầu nguyện.

Nguyện Âm Nương bình an vui vẻ, trường thọ vô lo. Mong sao năm nào hắn cũng được trải qua những ngày thế này cùng với nàng.

Thi Yến Vi đứng bên cạnh hắn, khua nhẹ mặt nước, giúp đèn hoa đăng trôi càng xa hơn. Dương Quân thấy thế, liền hỏi nàng đã ước nguyện gì.

“Nguyện ước nói ra thì sẽ không linh nghiệm, Trân Trân cũng không được nói điều con cầu mong với người khác nhé.”

Sau ngày Thượng Nguyên, tiết xuân kề cận, cục Thượng Y bắt tay vào việc may đo trang phục mùa xuân.

Đến tháng Hai, cục Thượng Nghi bắt đầu chuẩn bị Lễ thân tằm.

Mỗi ngày, Thi Yến Vi đều ở điện Đại Nghiệp xử lý công việc của sáu cục, hội kiến nữ quan, bàn bạc việc sửa đổi cung quy.

Một là, thêm chế độ nghỉ phép cho cung nhân, mỗi tháng được nghỉ hai ngày; riêng cung nga được thêm một ngày nghỉ phép khi có nguyệt sự.

Hai là, cải thiện đãi ngộ cho nữ quan.

Ba là, cải cách chế độ tuyển chọn và thăng chức cho nữ quan.

Bốn là, cung nga đến tuổi hai mươi lăm, nếu có nơi nương thân khác ở bên ngoài thì có thể xin rời cung, cung chính sơ thẩm trước rồi mới trình lên để trung cung phê duyệt.

Đến cuối tháng, cung quy mới được ban bố, Lễ thân tằm cũng sắp sửa diễn ra.

Dương Quân tò mò ngắm nhìn những con tằm non mà Thi Yến Vi mang về, chỉ cảm thấy chúng vừa nhỏ lại vừa đen đúa, trông chẳng đẹp mắt chút nào.

Thi Yến Vi thêm ít lá dâu vào chiếc hộp gỗ: “Trân Trân đừng chê chúng nhỏ, chúng lớn rất nhanh. Nếu con để ý quan sát thì sẽ thấy chúng thay đổi theo từng ngày. Đợi thêm mấy hôm nữa, chúng sẽ trắng trẻo, mập mạp ngay thôi.”

Ngày Tân Mão tháng ba, Thi Yến Vi cùng nữ quan Lục Thượng và nội ngoại mệnh phụ đến Mang Sơn, [1] cử hành nghi thức thân tằm.

[1]

[1] Mang Sơn, (邙山) ngày nay ở phía bắc Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc, có địa hình hiểm trở khó lường, dễ giữ khó đánh, trở thành một vị trí chiến lược quan trọng cần phải nắm giữ nếu muốn chiếm được trọng trấn Lạc Dương, từ đó giành quyền khống chế toàn bộ khu vực Hà Nam. Nguồn chú thích Wikipedia

Lều trướng và bàn tiệc đã được dựng xong từ ba ngày trước, Thái quan thự giết bò dê làm lễ vật hiến tế.

Sau khi nhạc lễ tấu vang, Thi Yến Vi dẫn theo các nữ quan cùng mệnh phụ tiến lên bậc cao, đến trước tế đàn tế bái Luy Tổ [2], kính dâng tơ lụa mới dệt trong năm nay.

[2]

[2] Luy Tổ (tiếng Trung: 嫘祖; bính âm: Léi Zǔ), còn gọi Tây Lăng Thị (西陵氏), là một nhân vật nữ trong truyền thuyết Trung Quốc. Theo đó, bà là vợ cả của Hoàng Đế Công Tôn Hiên Viên và là người đầu tiên chế ra việc nuôi tằm với điển tích Luy Tổ thủy tằm (嫘祖始蚕). Nguồn chú thích Wikipedia

Sau khi rửa tay trong đồng lôi [3], nữ quan dâng chén rượu đựng trên khay đồng. Thi Yến Vi cầm lấy chén rượu, kính cẩn dâng trước thần vị, kế đến là một nữ quan dâng lên lễ vật Tam Sinh.

[3]

[3] đồng lôi (銅罍) là một loại vật dụng bằng đồng, thường được chế tác tinh xảo, sử dụng để đựng nước trong các nghi lễ trang trọng. Trong văn cảnh này, đồng lôi được dùng làm bồn để rửa tay, biểu thị sự thanh tịnh trước khi thực hiện nghi lễ. Chú thích hình ảnh đặt ở cuối chương.

Tế bái thần vị Luy Tổ xong, Thi Yến Vi cùng các nữ quan đích thân hái lá dâu, cho tằm non ăn.

Tới đây, nghi thức thân tằm hoàn tất, cung nhân chia thành từng đoàn, dẫn các mệnh phụ vào lều trướng nghỉ ngơi, dùng bữa, đến xế chiều mới về thành Lạc Dương.

Thi Yến Vi về tới điện Đại Nghiệp thì trời đã tối. Dương Quân vừa trông thấy nàng đã ôm ngay hộp gỗ chạy đến: “A nương, người xem, sao chúng ngả vàng hết thế này?”

“Trân Trân ngoan, vậy là chúng đã lớn, chuẩn bị nhả tơ rồi đấy.” Thi Yến Vi xoa đầu con gái, kiên nhẫn giải thích.

Tống Hành xử lý xong chính sự, đến điện Đại Nghiệp, thấy hai mẹ con nàng đang bàn luận về đám tằm nhỏ, liền nhập hội ngay. Sau khi dỗ dành Dương Quân rồi sai cung nhân bế cô bé sang thiên điện cho tằm ăn lá dâu, hắn lập tức tiến lại gần Thi Yến Vi, tay chân bắt đầu không yên phận.

Thi Yến Vi ngồi trong xe đã lâu, lại thêm nghi thức tế lễ phức tạp khiến cả người nàng đã mệt không chịu nổi. Nàng không do dự gạt tay hắn xuống, tự mình xoa bóp vùng eo.

Tống Hành vội vàng ngồi xuống, thay nàng xoa vai bóp chân, trên mặt là vẻ nịnh nọt: “Âm Nương, hôm nay nàng thưởng ta một một chút xem nào.”

Tống Minh Đình còn không ăn nhiều bằng hắn, không biết hắn lấy bụng dạ đâu ra.

Nàng mới sinh chưa lâu, quả thật có hơi căng trướng.

Tống Hành xoa bóp vai và chân nàng đến khi nàng cảm thấy dễ chịu, sau đó bế nàng vào phòng tắm để ngâm mình trong nước ấm, thư giãn gân cốt.  

Bàn tay hắn dường như không thể ôm trọn, bèn cúi xuống hôn lên đôi môi đỏ của nàng, giục nàng hé mở môi son để hắn tận hưởng vị ngọt dịu nơi đó.

Rất lâu sau, hắn rời khỏi đôi môi nàng, tiếp tục hạ xuống.  

Ngọc ngà ấm áp.

Tống Hành tham lam ngậm lấy.

Ngón tay của Thi Yến Vi len lỏi vào tóc hắn, co lại theo từng nhịp thở.

Những dấu răng mờ nhạt và vết đỏ phơn phớt hiện lên trên da thịt nàng.

Khi đã thỏa mãn cơn khát, Tống Hành lại bế nàng từ trong bồn nước ra, đặt nàng lên án, quỳ xuống trước nàng, giọng nói khàn khàn: “Âm Nương, thưởng thêm cho ta chút nữa.”  

Đôi tay nhỏ nắm lấy mép bàn, không nhìn rõ gương mặt hắn, chỉ thấy tóc mai và phát quan của hắn hơi lệch, mái tóc vì bị nàng nắm mà trở nên rối bời.

Vì e ngại thân thể nàng còn yếu, rốt cuộc hắn vẫn kiềm chế, không tiến thêm bước nữa.

Gió xuân thổi qua, mang theo cảm giác lành lạnh, Tống Hành bế ngang nàng lên, người trong lòng hắn nhỏ nhắn, tóc đen mượt mà vẫn còn nhỏ nước thành giọt, thấm ướt tay áo hắn.

Vừa bước vào trong điện, hắn lập tức lấy khăn giúp nàng lau tóc.  

“Nghe nói Âm Nương muốn thành lập Hội Nữ thương, nàng đã nghĩ đến nên bắt đầu từ đâu chưa?” Tống Hành vừa nhẹ nhàng lau tóc cho nàng, vừa mỉm cười hỏi.  

Thi Yến Vi hiếm khi không phiền lòng vì sự lắm lời của hắn, nhẫn nại đáp: “Khi ta ở Thái Nguyên, thành Cẩm Quan và Biện Châu từng phát hiện có không ít tiệm vải, xưởng thêu, nhà khách cũng như trà quán, tửu quán đều do nữ nhân làm chủ; chẳng hạn như Lâm Nhị nương ở Lạc Dương mà ta từng quen, nàng ấy cũng kinh doanh những thứ tương tự. Vì vậy, ta nghĩ có thể thử tìm các nữ thương nhân trong thành Lạc Dương, hỏi xem họ có muốn tham gia không.”

Tống Hành trầm ngâm một lát, tán thành ý tưởng của nàng: “Âm Nương suy nghĩ không sai. Những nghề này quả thực có thể giúp không ít nữ nhân tìm được kế sinh nhai. Nàng đã sai người đón Lâm Nhị nương vào cung để bàn bạc chưa?”  

Ánh mắt Thi Yến Vi thoáng trầm xuống, khẽ liếc nhìn hắn rồi đáp: “Ta muốn xuất cung gặp nàng.”

Khi nói lời này, nàng hơi ngập ngừng, lo rằng Tống Hành sẽ nghi ngờ hoặc ngăn cản nàng, nhưng ngoài dự đoán, hắn chẳng những không phản đối mà còn tin tưởng nàng hoàn toàn, chỉ quan tâm đến sự an nguy của nàng, ngoài ra không nhắc thêm gì khác.

“Nếu Âm Nương muốn xuất cung thì nhớ cải trang rồi mới được ra ngoài, ta sẽ không gò bó nàng quá mức. Duy chỉ một điều, nàng phải mang đủ người để bảo đảm an toàn cũng như trở về trước giờ cấm cung.”

Người ta thường nói: “Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ” (Dưới trời, đất nào chẳng phải của vua). Nàng ở ngay dưới tầm mắt hắn thì có thể trốn đi đâu được? Từ ngày bước theo hắn vào cung, nàng đã hiểu rằng mình không còn đường lui. Điều duy nhất nàng có thể giữ vững chỉ là trái tim này mà thôi.

“Được.” Thi Yến Vi bình thản đáp.

Vào cuối tháng ba, vào ngày sinh thứ một trăm của Tống Minh Đình, Tống Hành hạ chiếu, sắc phong cậu bé làm Hoàng Thái tử.

Trong tiệc mừng một trăm ngày, các thành viên tông thất và bá quan văn võ trong triều lần lượt dâng lên lễ vật, như dòng nước chảy vào khố phòng của điện Đại Nghiệp. Thi Yến Vi sai người ghi chép cẩn thận, lập sổ sách đầy đủ để sau này tiện tra xét.

Thoắt cái đã đến tháng tư. Sau tiết Lập Hạ, thời tiết dần trở nên oi bức.

Thi Yến Vi thay y phục mỏng nhẹ hơn, giảm bớt nếp gấp trên váy áo để tiết kiệm vải vóc. Người ta thường nói “Thượng hành hạ hiệu” (Trên sao dưới thế),  từ đó đến mùa hè, phong cách ăn mặc trong cung cũng đổi mới hoàn toàn.

Qua Tết Đoan Ngọ, Thi Yến Vi đi gặp Lâm Vãn Sương, cùng bàn bạc về việc thành lập Hội Nữ thương hội nhằm bảo vệ quyền lợi của các nữ thương nhân.

Lâm Vãn Sương là người từng đọc sách, biết chữ, lại trải qua nhiều trắc trở trong cuộc đời nên ánh mắt và tầm nhìn đều rộng mở. Nghe xong lời đề nghị của Thi Yến Vi, nàng liền tán thành.

“Trong thành này, những nữ thương làm ăn lớn, mười người thì sáu, bảy ta đều quen biết. Nếu Tam nương muốn gặp bọn họ, ta có thể làm trung gian giới thiệu. Chỉ là, công nông sĩ thương, thương đứng ở hàng thấp nhất. Cô và ta lại là nữ tử, trong ta không có quyền lực, muốn đạt được chuyện này quả là nói luôn dễ hơn làm.”

Nàng vẫn chưa biết vị nữ lang trước mặt chính là Hoàng hậu đương triều, lại hỏi Thi Yến Vi những năm qua đã đi đâu, sống thế nào.

Thi Yến Vi rũ mắt, đáp lời bằng giọng bình tĩnh: “Kỳ thực năm đó, kẻ quyền quý muốn nạp ta làm thiếp không phải ai xa lạ, chính là đương kim Thánh thượng, khi ấy là Tam trấn Tiết độ sứ Tống Hành. Ta cũng không phải họ Trịnh, mà là họ Dương. Nay Hoàng hậu của người chính là ta. Năm ấy chẳng thể nói rõ chân tướng, chung quy là ta không phải. Ta còn phải tạ lỗi với cô đấy.”

Lâm Vãn Sương nghe xong, chấn động đến mức không nói nên lời. Hồi lâu sau, khi tiêu hóa hết sự thật này, nghìn lời muốn nói cũng chỉ hóa thành một câu: “Thánh thượng đối xử với người có tốt không?”

Thi Yến Vi khẽ lắc đầu, nhớ lại những ngày tháng đã qua, lại hơi gật đầu: “Trước kia không tốt, giờ thì tạm ổn.”

“A đệ cô và Minh Nguyệt Nô vẫn khỏe chứ?”

Lâm Vãn Sương nhìn dáng vẻ này của nàng, biết rằng nàng kiệt sức, không thể không thỏa hiệp với vị Thánh thượng kia, cứ thế mà sống qua ngày.

“Lúc ở Tây Bắc, a đệ thần làm quen được với một nữ lang, chừng tháng Chạp năm nay sẽ dẫn nàng về Lạc Dương thành thân. Minh Nguyệt Nô lên sáu đã bắt đầu học hành, giờ đang theo học tại một học đường dành cho nữ sinh.”

*

Chú thích hình ảnh

[3] đồng lôi:

Chương trước Chương tiếp
Vietwriter; Bongdaso; Bongdapro; Keonhacaivip; W88; NEW88; NEW88;
Tele: @erictran21
Loading...