Giam Nàng Trong Trướng - Tụ Tụ Yên

Chương 85: Chiến sự



Sở quốc sai sứ giả từ Đàm Châu đến Ngụy quốc cầu hòa, nguyện dâng tiền bạc, gấm vóc, ngựa chiến, cùng trân bảo mỹ nhân. Giang Thịnh xem xong danh mục thì long nhan đại duyệt, chẳng mấy chốc đã cùng sứ thần Ngụy quốc ký kết hòa ước, hạ chỉ triệu Thẩm Kính An hồi triều.

Thẩm Kính An cũng thấy việc phạt Sở không nên nóng vội, liền lãnh chỉ, thu binh trở về Biện Châu.

Lúc hắn rời đi là vào giữa xuân tháng hai, giờ đã là đầu thu tháng bảy, mưa thu lác đác, gió mát hiu hiu.

Quốc quân Giang Thịnh thiết yến trong cung để đón gió tẩy trần cho Thẩm Kính An. Ngoài Hoàng hậu và Quý phi, vị tần phi mới được sủng ái ngồi cạnh Giang Thịnh đã đổi sang người khác. Lưu Thừa huy, nữ tử được hắn tự tay dâng lên tiên đế tranh sủng chẳng rõ đang phiêu bạt nơi nào.

Giang Thịnh vẫn luôn canh cánh trong lòng chuyện Thẩm Kính An lén thả vị cháu gái xinh đẹp, hoa nhường nguyệt thẹn kia đi. Nếu không phải lúc này nước Ngụy đang cần nhân tài, hắn chắc chắn sẽ không dễ dàng bỏ qua.

Ví như cung yến đêm nay, thái độ của Giang Thịnh đối với Thẩm Kính An cũng chỉ qua loa lấy lệ. Tuy có đứng dậy mời rượu, chúc mừng y đại thắng Sở quốc, nhưng lại không có bất kỳ phần thưởng thực chất nào, mà chỉ là chút vàng bạc tiền tài, không bao gồm chuyện thăng quan tiến tước.

Trong số các tướng lĩnh xuất chinh đánh Sở cùng Thẩm Kính An lần này, có hai người là tâm phúc của Giang Tiều. Chẳng hạn như Quách Trừng, người lần đầu được cử làm nguyên soái dẫn quân đánh Sở. Với chiến thắng của quân Ngụy lần này, Giang Thịnh cũng có cớ để ban thưởng cho hắn. Không chỉ được thăng lên tam phẩm, Quách Trừng còn nhận thêm hầu tước.

Thẩm Kính An chẳng mấy để tâm đến những danh vọng hư ảo ấy. Sau khi cung yến kết thúc, y cưỡi ngựa quay về phủ.

Không biết từ lúc nào, y đã dừng chân trước tiểu viện nơi Thi Yến Vi từng ở. Tựa người vào khung cửa, y bất giác hồi tưởng đến dáng vẻ nhẹ nhàng, vui tươi của Lý Lệnh Nghi khi ở bên nàng và Trân Trân.

Cháu gái của y giờ đây đã khác hoàn toàn so với khi còn nhỏ. Ban đầu, y cũng từng tự hỏi liệu Nhị nương, người đã liên tiếp mất đi cả mẫu thân lẫn huynh trưởng, lại bị Tống Hành cưỡng ép đưa về, có thể mạnh mẽ, lạc quan như hiện tại hay không. Tất cả khác xa hoàn toàn so với nét trầm lặng, ít nói khi còn ở Hoằng Nông.

Có thể do tiếp xúc lâu ngày, y dần nhận ra rằng cháu gái này thực lòng coi y như người thân. Trước đây y được Tiên đế coi trọng, thường xuyên đi vắng khỏi phủ, nhưng nàng vẫn sắp xếp chu toàn, quán xuyến gia phủ đâu vào đó. Nàng còn mở tiệm, kiếm được không ít bạc giúp y. Nhờ đó, dù y theo kim thương vội vàng nam tiến đến Hàng Châu nhưng vẫn có thể sống những ngày tháng thong dong, chẳng khác gì lúc còn ở Biện Châu.

Bất luận linh hồn đang trú ngụ trong cơ thể nàng có phải là của Nhị nương hay không, nhưng Nhị nương vẫn đang hiện hữu, điều ấy xem như là sự tiếp nối của sinh mệnh. Vậy thì, hà tất phải truy cứu nhiều hơn?

Khi xưa, lúc nàng cùng công chúa và Trân Trân còn ở trong phủ, viện này lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười. Mỗi khi thấy y, Trân Trân sẽ vui vẻ chạy tới, gọi y một tiếng “cữu ông”, nài nỉ đòi y chơi cùng…

Thẩm Kính An mường tượng cảnh ba người họ vẫn còn ở đây, hốc mắt không khỏi ẩm ướt. Y ngước lên nhìn vầng trăng sáng trên cao, tự hỏi không biết hơn một năm nay, ở Triệu quốc, bọn họ đã sống thế nào?

Tống Hành phong nàng làm Hoàng hậu, vì nàng mà để trống lục cung, hẳn sẽ không bạc đãi nàng.

Nhưng Nhị nương vốn chẳng dành cho hắn chút tình ý, có lẽ nàng cũng chẳng mấy vui vẻ.

Còn cả tiểu lang quân mới một trăm ngày tuổi đã được lập làm thái tử kia nữa, liệu đó có phải là đứa trẻ Nhị nương hạ sinh cho hắn không? Có phải Nhị nương bị ép đến mức không thể không sinh con cho hắn.

Nếu thật vậy, những ngày qua, trong lòng Nhị nương hẳn vô cùng khổ sở.

Là y bất tài, không bảo vệ được họ.

Nghĩ tới đây, Thẩm Kính An rơi vào trầm tư và tự trách.

Nếu có ngày may mắn phá được Triệu quốc, y nguyện cởi bỏ áo giáp, từ bỏ công danh lợi lộc, đưa các nàng cùng về ẩn cư nơi thôn dã, làm một người bình thường.

Hôm sau, Thẩm Kính An mở tiệc chiêu đãi tâm phúc trong phủ.

Vương giáo úy nhớ lại cảnh tượng trong cung yến tối qua, Thánh thượng hậu đãi Quách Trừng nhưng lại qua loa với thượng phong, lòng đầy bất bình. Hắn thẳng thừng nói rằng họ vì Ngụy quốc xả thân liều chết, nhưng Thánh thượng lại thiên vị như vậy, chẳng bằng Tiên đế khi xưa vốn là người biết quý trọng người tài.

Thẩm Kính An nghe xong liền lên tiếng quát mắng, trách hắn uống nhiều rượu rồi ăn nói hàm hồ, lập tức sai người nấu canh giải rượu.

Những kẻ ngồi dưới đều biết y một lòng trung thành với Tiên đế và cơ nghiệp Ngụy quốc, không thích nghe lời oán thán này. Ai nấy đều ngầm hiểu ý, nên không nhắc lại chuyện này nữa

Lạc Dương.

Sau khi thành lập hội Nữ thương, Thi Yến Vi đã tuyển chọn một nhóm nữ quan từ trong cung, thiết lập cục Thượng sử, chuyên trách biên soạn, thu thập và quản lý các sách như Nữ sử, Nữ ký. Cơ cấu chức vụ trong cục được thiết lập theo quy chế Lục thượng, mỗi cục có hai Thượng sử, đều là chính ngũ phẩm. Dưới quyền có các ty gồm Ty thư, Ty điển, Ty ký, Ty giáo, mỗi ty hai người, đều là chính lục phẩm. Dưới mỗi ty lại có từ sáu đến mười hai nữ quan chính thất phẩm.

Theo ý chỉ của Hoàng hậu, cục Thượng phục được giao nhiệm vụ chế lại quan phục nữ quan theo mẫu quan phục triều thần, trên đó có thể thêu các loại chim bay như chim hạc, chim hạt, chim hộc. [1]

[1]

[1] chim hạt: giống như con trĩ mà to, sắc lông đỏ kềnh kệch, đầu có lông mao, tính mạnh tợn, hay đánh nhau, chết không chịu lùi; chim hộc: một loài chim tương tự thiên nga hoặc nhạn trắng (ngỗng trời).

Cục Thượng sử mới được lập vài ngày, liền có ngôn quan là Đặng Y vào điện dâng sớ, trực tiếp tấu ở Minh Đường rằng việc Hoàng hậu lập hội Nữ thương và cục Thượng sử là hành động trái với luân thường, thực sự là dị đoan trong giới nữ, khẩn cầu Thánh thượng hạ chỉ bãi bỏ hội Nữ thương và cục Thượng sử.

Người sáng suốt trong triều đều nhận thấy Thánh thượng vô cùng yêu thương Hoàng hậu. Dù trong lòng có bất mãn đến đâu thì cũng chẳng ai dám nói ra, vì sợ đắc tội với người.

Huống chi, Thánh thượng tính tình quyết đoán, đôi lúc bạo liệt, không thiếu những lần ra lệnh chém giết. Chỉ có Hoàng hậu mới có thể góp lời khuyên ngăn, những triều thân từng được Hoàng hậu ban ân, tính ra cũng không phải là ít. Chỉ cần việc Hoàng hậu làm không liên quan đến khoa cử hay chính sự, họ đều nhắm mắt làm ngơ. Nào ngờ, Gián nghị đại phu Đặng công lại dám liều mạng, cố tình đối đầu, chạm đến vảy ngược của Thánh thượng.

Quả nhiên, mỗi lời ông ta nói ra, sắc mặt Thánh thượng càng thêm phần u ám. Chưa để ông ta nói hết, Thánh thượng đã mặt mày xanh xám, vịn tay lên ngai vàng, khớp ngón tay bị nắm đến trắng bệch, như đang cố gắng kìm chế.

Những quan viên vừa được thăng chức, điều chuyển từ Hoằng Nông hoặc Biện Châu về kinh đều chưa từng chứng kiến cảnh thiên tử nổi giận, bàn tay cầm hốt bản [2] sợ hãi đến run rẩy, lòng bàn tay toát mồ hôi lạnh.

[2]

[2] hốt bản: thẻ bằng ngà, bằng xương, quan lại xưa cầm khi mặc triều phục.

Thánh thượng lên giọng, từng chữ đanh thép: “Xưa nay hậu cung do trung cung chủ trì, dù là trẫm cũng không thể tùy tiện can dự. Huống hồ Hoàng hậu luôn hiền lương, thiên hạ vạn dân đều biết rõ. Hôm nay Đặng công dám ở triều đường buông lời ngông cuồng, công khai phỉ báng mẫu nghi một nước. Có khi ngày mai còn muốn bôi nhọ trẫm thành hạng hôn quân hoang dâm vô độ cũng nên?”

Đặng Y thấy Thánh thượng giận dữ, liền quỳ sụp xuống, giọng điềm tĩnh nhưng không kém phần quả quyết: “Thần tuyệt đối không có ý đó. Lời khuyên hôm nay chỉ vì muốn giữ gìn thể diện cho Thánh thượng và triều đình, hoàn toàn không có nửa phần tư lợi. Dù Thánh thượng yêu mến Hoàng hậu, có ý thiên vị thì cũng nên nghĩ đến thanh danh của điện hạ về sau.”

Tống Hành giận đến nỗi huyệt thái dương giật liên hồi, tay nắm chặt đến mức gân xanh nổi đầy trên mu bàn tay và cánh tay. Hắn cố nén giận, cố gắng giữ giọng điệu bình hòa vì danh dự của Hoàng hậu: “Trẫm thấy, quốc khố Triệu quốc hiện nay dồi dào, không thể tách rời sự đóng góp từ thuế của thương hộ. Nông nghiệp là gốc, tự nhiên không thể xem nhẹ, nhưng trẫm cùng chư vị ái khanh, cho đến bách tính thiên hạ, y phục mặc hằng ngày, giường tủ, bàn ghế, hay thưởng thức trà bánh rượu chè, tất thảy đều nhờ thương hộ mang lại. Nếu Đặng công khinh thường thương nhân thì từ nay hãy tự mình xe tơ dệt vải, pha trà ủ rượu, không dùng một vật một món nào của thương nhân nữa!”

Hắn nói tiếp, giọng vẫn điềm đạm nhưng đầy uy quyền: “Trẫm cho rằng, việc Hoàng hậu lập hội Nữ thương tại Lạc Dương chẳng những không có gì sai trái, ngược lại còn nên được khuyến khích. Về phần cục Thượng sử, đó là nơi ghi lại công lao của những nữ tử có công với quốc gia, hoặc những tài nữ, kỳ nữ. Các khanh đều có mẫu thân, hẳn cũng có vợ con. Thử hỏi, nam tử công thành danh toại có sử quan ghi để chép lưu danh thì vì sao chuyện của nữ tử lại không thể để nữ quan ghi lại thành sách, lưu truyền hậu thế?”

Lời vừa dứt, không đợi Đặng Y phản ứng, đã có không ít võ tướng từng theo Tống Hành chinh chiến nhiều năm, luôn yêu thương thê nữ, đồng loạt bước ra tán dương Thánh thượng anh minh.

Ngay sau đó, Trình Diễm cũng tiến lên phụ họa.

Thái độ của họ đối với Hoàng hậu chính là lập trường của toàn bộ binh tướng. Thấy vậy, các quan văn còn lại cũng đồng loạt quỳ xuống phụng hòa.

Bãi triều, lửa giận trong người Tống Hành vẫn chưa thể tiêu tán, đi thẳng về điện Đại Nghiệp.

Thi Yến Vi vừa trông thấy vẻ mặt hắn, lập tức hiểu ngay có kẻ nào trong triều khiến hắn không hài lòng. Chỉ là lần này, có lẽ hắn đã giận lắm, đến lúc thấy nàng cũng chưa nguôi, nàng không nhịn được trêu chọc vài câu, hỏi xem kẻ nào lớn gan không sợ chết, lại dám chọc hắn thế nhỉ.

Nàng hiếm khi chủ động đùa giỡn với hắn. Sắc mặt Tống Hành liền dịu đi đôi phần, ôm Tống Minh Đình từ tay nhũ mẫu. Như thường lệ, hắn nâng thử trọng lượng đứa trẻ, sau đó mới ngồi xuống cạnh Thi Yến Vi, hỏi cung nhân công chúa đang ở đâu. Cung nhân đáp công chúa đang ôm mèo con ra vườn chơi. Nghe xong, hắn phất tay cho lui.

Tống Minh Đình nay đã hơn nửa tuổi, đang tuổi ham bò trèo. Hắn vừa ôm bé được một chốc, Minh Đình liền nhấp nhổm muốn thoát khỏi vòng tay, bò lên vai hắn. Tống Hành bất đắc dĩ, chỉ có thể giữ hờ phần hông và lưng bé, mặc bé tùy ý bò qua bò lại trên người mình.

“Cũng không phải chuyện gì lớn, chẳng qua chỉ là một kẻ đầu óc cứng nhắc mà thôi. Sáng nay ta đã xử lý ổn thỏa, không đến mức hò hét đánh giết. Âm Nương không cần vì hắn mà mở lời cầu xin.”

Thi Yến Vi cảm thấy mọi chuyện không đơn giản như lời hắn nói. Nhất là khi hắn mang theo vẻ giận dữ bước vào, mãi đến khi nàng bắt chuyện trước mới dần nguôi ngoai.

Nàng trầm ngâm suy nghĩ, đoạn mỉm cười trêu: “Chẳng lẽ trên triều có ngôn quan nào dâng sớ hạch tội ta?”

Tống Hành sợ nàng nghe được sẽ bận lòng, liền nhếch môi, vừa cười vừa nói lời ngọt ngào: “Hoàng hậu của trẫm tài giỏi thế này, lại có tấm lòng Bồ Tát, được muôn dân kính ngưỡng, kẻ nào không có mắt mà lại dám vọng nghị Âm Nương?”

Nếu ban nãy nàng chỉ nghi ngờ năm phần, thì giờ nghe hắn nói vậy, nàng nghĩ đến tám, chín phần là thật, nhưng hắn cố ý che giấu để nàng khỏi bận lòng. Nếu đúng như lời hắn nói mọi chuyện đã xử lý xong xuôi, nàng đâu cần phải truy cứu thêm làm gì.

Tống Hành ở lại cùng nàng một lúc, đến khi dỗ Tống Minh Đình ngủ yên, hắn mới đi đến điện Triều Nguyên phê duyệt tấu chương.

Đêm ấy, hắn ngủ lại điện Đại Nghiệp. Tống Hành kéo nàng vào phòng tắm, ầm ĩ một trận. Đến khi hài lòng, hắn mới bế nàng ra khỏi thùng tắm, tự tay mặc y phục giúp nàng, lau khô tóc, rồi cùng quay về điện.

Dương Quân đã say giấc trên giường lớn, chỉ còn Tống Minh Đình vẫn bò qua bò lại trên giường La Hán, miệng bi bô như đang tập nói. Tống Hành lệnh cho cung nhân lui xuống nghỉ ngơi, tự mình bế Tống Minh Đình lên, quay sang nhìn Thi Yến Vi, vui vẻ dạy bé nói: “Gọi a nương đi nào.”

Thi Yến Vi thấy hắn trẻ con, véo nhẹ đôi má vừa phúng phính vừa mềm mại của Tống Minh Đình, mắng hắn: “Con còn nhỏ lắm, có hiểu gì đâu, cũng không học nhanh thế được.”

“Con của chúng ta đương nhiên phải thông minh hơn chứ, nó sẽ nói được nhanh thôi.” Nói xong, hắn cúi đầu nhìn Tống Minh Đình, luôn miệng dụ dỗ: “A Nô ngoan, gọi một tiếng a nương giống a gia xem nào? A nương.”

Thi Yến Vi kệ hắn dạy con một lúc, vừa định đưa tay bế Tống Minh Đình lên giường ngủ, bỗng nghe thấy tiếng nói tuy chưa rõ ràng nhưng đầy nỗ lực: “A… A nương.”

“Âm Nương, con gọi nàng rồi kìa.” Tống Hành vui mừng như đứa trẻ vừa nếm được mật ngọt. Hắn hôn lên bầu má tròn trĩnh của Tống Minh Đình: “A Nô ngoan, gọi thêm lần nữa nào. A nương.”

Tống Minh Đình đưa bàn tay nhỏ túm lấy cổ áo Tống Hành, vươn tay cấu cằm hắn, miệng bập bẹ: “A nương, a nương.”

Nhớ lại lần đầu Dương Quân gọi nàng là a nương, nàng đã vui mừng đến mức ôm con xoay mấy vòng. Còn đứa trẻ trước mắt này là do nàng mang nặng mười tháng mới hạ sinh, cha của bé lại là một người như hắn, khiến cõi lòng nàng cũng trở nên phức tạp.

Thi Yến Vi ngẫm nghĩ một lúc, rốt cuộc vẫn mỉm cười, đáp lại một tiếng “Ơi,” rồi bế Tống Minh Đình vào lòng, ôm con lên giường: “Muộn lắm rồi, ngủ sớm thôi nào.”

Thấy nàng gần gũi con một cách tự nhiên, Tống Hành theo sau, chờ hai mẹ con nằm yên, hắn mới nằm xuống mép giường, trong lòng cảm thấy ngọt lịm.

Tháng tám, tiết thu trong trẻo mát lành, quân dân Triệu quốc hòa mình trong bầu không khí tưng bừng, chuẩn bị đón Tết Trung thu.

Không ngờ, Khiết Đan bất ngờ xuôi nam, tập kích Đàm Châu, toan cướp lương thực để vượt qua mùa đông. Quân tình khẩn cấp được chuyển đến Lạc Dương bằng tốc độ tám trăm dặm mỗi ngày.

Tống Hành giận dữ, ngay hôm đó điểm mười vạn binh mã ở sa trường, quyết định hôm sau ngự giá thân chinh.

Đêm đến, Tống Hành bước vào điện Đại Nghiệp.

Thi Yến Vi biết hắn sắp đi nhưng lại không biết nên nói gì cùng hắn, chỉ yên lặng ngồi bên, như đang chờ hắn mở lời trước. 

Tống Hành nhìn nàng hồi lâu, bỗng bế nàng lên ngang hông, bước ra hành lang ngắm trăng, an ủi nàng: “Âm Nương yên tâm, Trân Trân và A Nô còn nhỏ, ta nhất định sẽ bình an trở về.”

Tống Minh Đình còn quá nhỏ, trong triều lại không có căn cơ, Tống Hành chính là chỗ dựa duy nhất của bé. Dù trong lòng nàng có oán hắn, cũng không thể mong hắn bỏ mạng lúc này. Thi Yến Vi tựa vào lòng hắn, khẽ gật đầu, nhỏ nhẹ đáp: “Được.”

“Lúc người đánh giặc trở về, có khi A Nô đã biết gọi tiếng a gia rồi cũng nên.”

Lời này của nàng, có thể coi là đang quan tâm đến sự an nguy của hắn hay không? Tống Hành như chìm ngập trong mật ngọt, cúi xuống đặt một nụ hôn nhẹ lên trán nàng. Nụ hôn này dường như vẫn chưa đủ, hắn bế nàng lên, bước vào trong điện, đặt lên giường La Hán, cúi người phủ lên đôi môi mềm mại của nàng.

Bất giác y phục đã rơi xuống một nửa, Tống Hành nâng niu đôi tuyết phù mềm mại, không kìm được bao bọc lên trên.

Máu nóng trong người gào thét đòi thoát ra, ngọn lửa bùng lên dưới bụng khiến cả người hắn căng chặt, từng thớ cơ nổi lên. Hắn phải cố nhịn xuống, khó chịu đến đòi mạng nhưng chỉ dừng lại ở việc đan xen môi lưỡi.

Nàng tựa như dòng suối mát lành chảy ra từ khe núi, khiến hắn lưu luyến không buông, cũng không tài nào dứt bỏ.

Dù không nói thành lời, nhưng hắn tôn sùng nàng. Một lúc lâu sau, người nàng lấm tấm một lớp mồ hôi mỏng, Tống Hành cố nén lòng, lấy khăn lau sạch cho nàng, rồi chỉnh chăn gối, để nàng an ổn ngủ trên giường, sau đó vội vã bước vào phòng tắm.

Khi hắn quay lại, Thi Yến Vi đã ngủ say. Tống Hành vòng tay ôm lấy nàng từ phía sau, dùng thân nhiệt của mình sưởi ấm cho nàng.

Ngày hôm sau, vào giờ Mão khắc thứ hai (~5h30), Tống Hành dẫn mười vạn đại quân xuất phát từ Ứng Thiên Môn, chính thức lên đường chinh chiến.

Quân Hà Đông nổi tiếng dũng mãnh thiện chiến, đặc biệt ba vạn thiết kỵ chưa từng biết mùi thất bại. Cục diện chiến sự tương đối thuận lợi, lại thêm kế sách của Trình Diễm đề xuất: cử một đội quân tiến thẳng về hậu phương đốt cháy đồng cỏ. Thời điểm cuối năm, cỏ khô dễ bén lửa, hành động này chẳng khác nào cắt đứt đường sống của người Khiết Đan vốn dựa vào chăn thả. Bị đẩy đến đường cùng, Khiết Đan buộc phải rút quân, xin giảng hòa với Triệu quốc, còn dâng lên một lượng lớn chiến mã cùng gia súc.

Tống Hành khải hoàn trở về Lạc Dương, khi tháng Chạp đã âm thầm ghé đến.

Tống Minh Đình vừa tròn một tuổi, đúng như lời Thi Yến Vi từng nói, nay đã biết gọi hắn là “a gia.”

Thái hoàng thái hậu đích thân đến Ứng Thiên Môn đón hắn hồi triều. Tống Hành hành lễ với Thái hoàng thái hậu trước nhưng ánh mắt thì không rời khỏi người Thi Yến Vi.

Đêm hôm ấy, trong cung mở tiệc chiêu đãi các võ tướng. Sau khi tiệc tan, hắn không để ai theo hầu, tự mình lần về điện Đại Nghiệp.

Thi Yến Vi đang định đi tắm thì Tống Hành không biết xấu hổ cứ dán sát vào, đã vậy còn không sợ lạnh, kéo áo khoác để lộ vết thương mới, tỏ vẻ đáng thương, “Âm Nương này, nàng thử hỏi xem ta có đau hay không đau đi?”

Nàng nghi ngờ phải chăng hắn đã quá chén, đưa tay chạm vào vết sẹo, dùng giọng như dỗ dành trẻ con: “Quỳ Ngưu Nô, còn đau không?”

Ban đầu hắn không thấy đau, nhưng giờ lại cảm thấy vừa ngứa ngáy vừa nhức nhối. Hắn đáp: “Đau, Âm Nương thổi giúp ta đi.”

Nghe xong, nàng chỉ cảm thấy hắn thật kỳ quặc, liền vỗ nhẹ lên vết sẹo, bóc trần lời nói dối của hắn: “Đã lành rồi, sao mà đau được.”

Tống Hành làm bộ rên khẽ một tiếng, khiến nàng hoảng hốt ngẩng đầu nhìn hắn, đang định hỏi có thật là còn đau không thì hắn đã nhe răng cười, bế nàng lên rồi bước nhanh về phòng tắm.

Chẳng bao lâu sau, trong phòng tắm vang lên tiếng nước róc rách. Tuy hắn không vào trong, nhưng vẫn bày trò khiến nàng mềm nhũn cả người.

Một nhà bốn người cùng đón Nguyên Đán. Đến giờ Tý, trên bầu trời Lạc Dương là cảnh pháo hoa rực rỡ, muôn màu muôn vẻ, đẹp đẽ vô ngần.

Tống Hành ru Dương Quân và Tống Minh Đình ngủ say, để cung nhân bế hai bé về nghỉ ở tẩm điện, rồi tự mình uống một bát thuốc.

Hắn vốn không bệnh không đau, thân thể hoàn toàn khỏe mạnh, vậy mà lại uống thuốc, khiến Thi Yến Vi hiểu ngay ra vấn đề, trong lòng không khỏi thấp thỏm. Khi hắn ghé sát lại, nàng đỏ mặt, dặn hắn nhẹ thôi.

Tống Hành kéo lò than đặt sát mép giường, bế nàng lên đặt vào chăn gấm. Hắn vừa tháo thắt lưng của nàng, vừa cười bảo: “Chỉ sợ lát nữa cả người Âm Nương toát mồ hôi, miệng sẽ không nói vậy nữa.”

“Hôm nay là Nguyên Đán, đáng lẽ phải đón giao thừa.”

Đón giao thừa? Đêm nay Tống Hành định không ngủ thật sao? Thi Yến Vi không hiểu vì lẽ gì, mí mắt cứ giật liên hồi. Còn chưa kịp tiêu hóa những gì hắn vừa nói thì người kia đã quỳ xuống cuối giường.

Đôi tay lớn của Tống Hành giữ lấy nàng, nhẹ giọng dỗ dành nàng cứ thoải mái, đừng sợ hãi, bởi hắn sẽ làm mọi thứ thật từ từ.

Nàng bỗng rơi nước mắt, đôi tay bám chặt lấy vai hắn, hơi thở nóng hổi phả ra từng đợt.

Hắn nhẫn nại chờ nàng thích nghi, sau mới bắt đầu cử động từng chút một, khiến nàng không nhịn được, cầu xin hắn dừng lại. Đôi mày của nàng chau lại, nhưng hắn vẫn mải miết đuổi theo dục niệm của mình.

Đã lâu không gần gũi bên trong, mỗi một động tác đều khiến sống lưng Tống Hành gần như tê dại, lại càng không muốn buông tha nàng. Lần này đến lần khác, hắn chỉ chịu ngừng lại khi trời sắp rạng sáng.

Hậu quả của một đêm phóng túng chính là Đại triều hội diễn ra vào hôm sau bị hoãn lại cả một canh giờ. Thánh thượng vẫn giữ vẻ ung dung, nhưng thần sắc của Hoàng hậu thì không giấu nổi sự mệt mỏi.

Đến ngày Thượng Nguyên, Đế Hậu cùng nhau lên thành lầu Ứng Thiên Môn. Khác với lần đầu tiên, lần này Thi Yến Vi vô cùng bình tĩnh, không có chút gì căng thẳng. Nàng cùng Tống Hành tay nắm tay xuất hiện, rải phong bao đỏ xuống, cùng dân chúng hòa chung niềm vui.

Mùa hạ năm ngoái, nước Ngụy chiếm được vùng Lĩnh Nam phía đông. Đồng ruộng được mùa, quốc khố sung túc. Vì thế vào đầu xuân năm nay, Giang Thịnh nổi lên ý định bắc phạt nước Triệu, thu hồi lãnh thổ bị mất.

Giang Thịnh triệu tập quần thần thương ngị ở Minh Đường, sau khi nhận được sự ủng hộ của các sủng thần và tâm phúc, hắn phớt lờ lời can gián của Trình Cảnh và Thẩm Kính An, ra lệnh cho Thẩm Kính An cùng Quách Trừng mỗi người dẫn theo mười vạn đại quân, chia làm hai ngả vượt sông, tiến đánh Hoài Nam.

Thẩm Kính An phụ trách tấn công Dương Châu. Tống Hành cũng chia quân làm hai đường, dẫn năm vạn quân Hà Đông tiến về Dương Châu.

Trước khi xuất chinh, Tống Hành cúi đầu hôn lên trán nàng.

Thi Yến Vi ngước nhìn hắn, muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi.

Tống Hành thấy nàng cau mày, hiển nhiên nàng lo lắng điều gì, liền lên tiếng trấn an nàng: “Âm Nương yên tâm, ta sẽ không làm hại a cữu của nàng. Nếu người đồng ý, lần này ta sẵn lòng đưa người về Triệu, đến Lạc Dương thăm nàng và Trân Trân.”

Thi Yến Vi thuận tay chỉnh lại áo giáp cho hắn, ôn nhu nói: “Được, ta tin người.”

Đại quân lấy tốc độ mỗi ngày gần sáu mươi dặm, thẳng tiến về Dương Châu. Hơn hai mươi ngày sau, Tống Hành đặt chân tới trận địa.

Thẩm Kính An ra khỏi thành nghênh chiến.

Lần này, y càng cảm nhận rõ sự nương tay của Tống Hành.

Hai người cưỡi ngựa đi thành vòng, Tống Hành cất giọng sang sảng: “Người là a cữu của Âm Nương, tính ra, ta cũng nên gọi người một tiếng a cữu.”

Thẩm Kính An cười lạnh, giọng đầy trào phúng: “Ta chỉ lớn hơn ngươi ba tuổi, tiếng a cữu này, ngươi dám gọi nhưng ta không dám nhận.”

Tống Hành nghe vậy, chẳng những không giận mà còn thấy thú vị. Quả thật hắn lớn hơn Âm Nương rất nhiều tuổi, chẳng trách Thẩm Kính An lại chê hắn già.

Thế nên bình thản nói: “Âm Nương và Trân Trân đều rất nhớ ngài.”

Thẩm Kính An nghe lời này, động tác hơi khựng lại, im lặng giây lát, cuối cùng không nói gì thêm, chỉ đâm một thương về phía hắn, quát lớn: “Đỡ đi!”

Tống Hành giật mạnh dây cương, nghiêng người né tránh, chỉ vận ba phần khí lực để vung kiếm đáp trả.

Hai bên giằng co hồi lâu, cuối cùng kết thúc bằng việc quân Ngụy tạm thời rút lui ba dặm.

Ba ngày sau, quân Ngụy một lần nữa chủ động tấn công. Tống Hành thống lĩnh binh mã chặn đánh, chiến sự kéo dài trong thế cò quay.

Tin tức Tống Hành thân chinh Dương Châu truyền đến nước Sở, khiến nước Sở cũng rục rịch nổi dậy, mưu đồ chia phần. Vệ Tuân và Tiết Phụng nhận lệnh, lập tức ép sát Giang Châu, mang theo mười vạn binh mã, tấn công Cát Châu, thẳng hướng Phủ Châu mà tiến.

Ngụy quốc lâm cảnh bị đánh từ cả hai phía, gấp gáp hạ lệnh cho Thẩm Kính An và Quách Trừng rút quân hồi triều.

Quân Triệu thừa thế xông lên, truy kích bằng chiến thuyền, gây tổn thất nặng nề cho quân Ngụy.

Tống Hành nhiều lần khuyên Thẩm Kính An quy hàng Triệu quốc nhưng không thành, liền hạ lệnh không được gây thương tổn đến tính mạng y và cho phép y rời đi.

Thẩm Kính An trở về Hàng Châu, chưa kịp nghỉ ngơi nửa ngày đã nhận lệnh dẫn quân tới Phủ Châu, chặn đánh đại quân nước Sở.

Quách Trừng cùng Lưu Tuấn tiến về Giang Châu để đối đầu quân đội nước Triệu.

Tháng năm giữa mùa hạ, Giang Tây thất thủ, hai nước chia nhau kiểm soát. Miền Bắc rơi vào tay Triệu quốc, miền Nam thuộc về Sở quốc.

Ngày Tống Hành hồi triều, Thi Yến Vi dẫn theo Tống Minh Đình và Dương Quân đến đón hắn.

Tống Minh Đình, khi ấy mới vừa tròn một tuổi rưỡi, đã có thể nói được vài câu đơn giản, cũng đã tự mình bước đi vững vàng.

Nếu không phải trên người vẫn đang khoác giáp trụ, Tống Hành thật sự muốn bước tới ôm cả hai đứa con đáng yêu này, mỗi bên bế một đứa.

Ánh mắt hắn dừng lại trên gương mặt trắng ngần hơi ửng hồng của Thi Yến Vi. Nếu không phải vì xung quanh có đông đảo tướng sĩ và triều thần, chỉ e rằng hắn đã không kìm được ôm lấy nàng, hôn sâu.

“Đi thôi, hồi cung.” Tống Hành đưa tay nắm lấy tay Thi Yến Vi và Dương Quân, trước tiên dìu cả hai lên bộ liễn, sau đó mới dùng cả hai tay bế Tống Minh Đình.

Cảm nhận bé đã nặng thêm không ít, hắn vừa bế vừa khen: “Con lớn nhanh thật.” Hắn đặt bé ngồi cạnh Thi Yến Vi, xoay người leo lên chiến mã cao lớn, cưỡi ngựa đi trước, mở đường cho phượng liễn.

Cả đoàn chậm rãi tiến đến điện Đại Nghiệp. Tống Hành xuống ngựa, đỡ từng người một xuống liễn, sai cung nhân đưa Tống Minh Đình và Dương Quân đến thiên điện.

Trước đây, mỗi lần hắn từ ngoài cung trở về đều ôm hai bé quấn quýt mấy lượt nhưng lần này lại để cung nhân dẫn đi ngay, nhất định là có điều muốn nói riêng với nàng.

Hắn nắm tay nàng bước vào chính điện. Thi Yến Vi lên tiếng trước: “Có phải Quỳ Ngưu Nô muốn nói chuyện về a cữu với ta không? Người… vẫn ổn chứ?”

Tống Hành kéo nàng ngồi xuống giường La Hán, nhẹ giọng thầm thì: “Ổn cả. Người không chịu quy hàng nước Triệu, nhưng ta nhớ kỹ lời hứa với Âm Nương, cũng coi người như cậu ruột, không hề làm tổn hại người. Ta đã để người trở về Ngụy quốc. Nhưng qua trận chiến này, Ngụy quốc đã tổn hao nguyên khí, khó lòng chống đỡ Triệu quốc, chỉ e ngay cả Sở quốc cũng khó mà kháng cự.”

Lo nàng phiền lòng, hắn vội cam đoan: “Âm Nương cứ yên tâm, sau này dù thành trì nước Ngụy có thất thủ, ta cũng sẽ không làm hại dù chỉ một sợi tóc của người.”

Thi Yến Vi khẽ thở dài như đang tiếc hận: “A cữu vẫn luôn là người trọng tình trọng nghĩa. Tiên đế Ngụy quốc có ơn tri ngộ với người, người một lòng trung thành với Ngụy quốc. Nước Ngụy chưa mất, người sẽ không đời nào đầu hàng nước Triệu. Nếu mai này nước Ngụy diệt vong, chỉ sợ người vẫn không quy hàng, mà chỉ muốn làm một bá tính thường dân.”

“Làm người bình thường cũng không sao. Bất luận người muốn đi đâu, ta đều có thể ban tặng vàng bạc, ruộng đất, bảo đảm cả đời người không lo cơm áo, phú quý vinh hoa.”

Nói xong, Tống Hành đứng dậy cởi bỏ giáp trụ trên người, đứng sau bình phong, quay lại hỏi bảo y trân châu hắn để lại cho nàng trước khi đi, nàng mặc vào có bớt nóng chút nào không.

Chương trước Chương tiếp
Vietwriter; Bongdaso; Bongdapro; Keonhacaivip; W88; NEW88; NEW88;
Tele: @erictran21
Loading...