Giam Nàng Trong Trướng - Tụ Tụ Yên

Chương 87: Rời cung (Hoàn chính văn)



Lý Lệnh Nghi và Thẩm Kính An quen biết đã nhiều năm, mỗi lần bên y, nàng đều cảm thấy thanh thản, tâm tình yên ả, không chút lo toan.

“Đã nhiều năm không gặp, ngài và ta đều đã bước vào tuổi bất hoặc. [1] Nay nước Nguỵ đã vong, ngài không còn là Vũ An hầu, triều cũ cũng sụp đổ từ lâu, ta cũng chẳng còn là công chúa Tuyên Thành. Từ nay, ngài cứ làm theo Âm Nương, gọi ta Lệnh Nghi thôi là được.”

[1]

[1] Cụm từ này bắt nguồn từ Luận Ngữ của Khổng Tử, trong câu: Tứ thập nhi bất hoặc (四十而不惑). Nghĩa là: “Đến bốn mươi tuổi thì không còn nghi hoặc.”

Theo Khổng Tử, 40 tuổi là giai đoạn mà con người đã tích lũy đủ tri thức, kinh nghiệm và sự trưởng thành về tư duy, không còn bị dao động hay hoang mang bởi những điều xung quanh. Đây là lúc con người đạt được sự vững vàng và thấu suốt trong nhận thức, sống với sự tự tin và minh triết.

Trong văn hóa phương Đông, “bất hoặc chi niên” thường được sử dụng để nhấn mạnh sự trưởng thành và chín chắn của một người khi bước vào tuổi 40.

Hai tay giấu trong tay áo của Thẩm Kính An nắm chặt lấy lớp vải, trái tim đập thình thịch, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi vì hồi hộp. Y cất giọng, gọi thử một tiếng: “Lệnh Nghi.”

Lý Lệnh Nghi nhoẻn miệng cười, đôi mắt hạnh trong trẻo, dịu dàng nhìn về phía y, nhẹ nhàng đáp lại: “Ừm.”

“Ngài có chuyện gì muốn nói với ta sao?” Qua nét mặt và tâm tình y, Lý Lệnh Nghi nhận ra hôm nay y có điều khác lạ. Nàng cúi mắt nhìn xuống đôi tay đang siết chặt thành nắm đấm của y, ôn tồn hỏi.

Thẩm Kính An lúng túng, không dám ngẩng mặt đối diện với ánh mắt nàng, mười đầu ngón tay càng nắm chặt hơn, mồ hôi thấm đẫm lớp vải áo. Y cố lấy lại tinh thần, một lúc sau mới chầm chậm mở lời: “Ta nghe Nhị nương nói, nàng muốn đến Tây Vực. Tuy ta tuy không có tài buôn bán, cũng không giỏi ăn nói, nhưng ta có sức mạnh và võ công, có thể đi theo bảo vệ nàng. Nếu nàng không chê ta, ta muốn…”

Đến đây, Lý Lệnh Nghi đã hiểu rõ tâm ý của y dành cho mình. Cả đời này nàng vốn không có ý định kết hôn, nhưng cũng không tránh khỏi xúc động, nhớ lại tất cả những gì y đã làm cho nàng suốt hơn mười năm qua. Bất giác, một cảm giác bối rối pha chút căng thẳng len lỏi trong lòng nàng.

“Ngài muốn làm gì?” Lý Lệnh Nghi giữ vẻ bình thản, hỏi với giọng trầm tĩnh.

Gương mặt Thẩm Kính An bất giác đỏ ửng, trái tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Y dồn hết can đảm, ngẩng mặt nhìn thẳng vào đôi mắt nàng, chân thành nói: “Ta muốn cùng nàng đến Tây Vực, bên cạnh nàng, bảo vệ nàng, chăm sóc nàng. Ta tuyệt đối không vượt quá lễ nghi, nàng chỉ cần xem ta như một thị vệ theo hầu là được. Nếu nàng thấy không quen khi có nam lang ở cách nàng quá gần, ta sẵn lòng giữ khoảng cách xa hơn.”

Y không thốt ra hai chữ “thích nàng,” nhưng từng lời nói đều ẩn chứa tình yêu sâu nặng mà y đã chôn giấu trong lòng suốt nhiều năm qua.

Lý Lệnh Nghi không thể phớt lờ một tình cảm chân thành đến như thế, nhưng cũng không thể hứa hẹn bất kỳ điều gì đối với y. Sau một hồi im lặng, nàng chỉ trầm giọng đáp: “Cả đời này ta sẽ không thành thân, càng không sinh con. Ta khao khát một cuộc sống tự do, chỉ muốn làm điều mình thích, không còn tâm trí để nghĩ đến những chuyện khác. Dù ngài có đi cùng ta đến Tây Vực, dốc lòng vì ta, ta cũng chưa chắc sẽ dành cho ngài dù chỉ một chút tình cảm nam nữ…”

Thẩm Kính An nghe nàng nói đến đây, không chút do dự mà lắc đầu, tỏ ý mình tuyệt nhiên không mong cầu nàng phải hồi báo. Y nói: “Ta không để tâm nàng có thích ta hay không, cũng không để tâm trong lòng nàng có dành vị trí nào cho ta hay không. Ta chỉ muốn được ở bên nàng, nhìn thấy nàng. Chỉ cần được ở bên cạnh nàng, ta sẵn sàng chấp nhận mọi thứ.”

Cho dù nàng không dành lấy nửa phần yêu thương hay hy vọng nào cho y, câu trả lời của y vẫn quả quyết và kiên định thế đó. Lý Lệnh Nghi hiển nhiên không ngờ tình cảm của y lại thuần khiết như thế, có thể vì nàng mà làm được đến mức này.

Rốt cuộc, nàng cũng không đành lòng làm lỡ dở y. Ánh mắt Lý Lệnh Nghi thoáng trầm xuống, giọng điệu điềm đạm: “Tấm lòng của ngài, ta đã biết.”

“Giờ đây Âm Nương đã là Hoàng hậu nước Triệu, ngài là cậu của nàng ấy, nhất định Tống Hành sẽ không bạc đãi ngài. Nay ngài vẫn còn khỏe mạnh, tự khắc có thể cưới vợ sinh con, hưởng trọn niềm vui gia đình. Ngài không cần phải phí công vô ích vì ta, hy sinh đến mức này vì ta.”

Thẩm Kính An lặng lẽ nghe hết lời nàng, ánh mắt càng thêm kiên định: “Thẩm mỗ không có gia nghiệp, chẳng có gì để kế thừa, cũng chẳng cần sinh con nối dõi. Chuyện hôn nhân nam nữ, chẳng phải là điều nhất thiết phải làm khi sống trên đời. Thẩm mỗ đã chọn con đường này, nhất định không oán, không hối. Chỉ mong Lệnh Nghi đừng ghét bỏ ta, hãy cho phép ta cùng nàng đi tiếp.”

Bỗng một cơn gió thổi qua bên ngoài điện, luồng gió ấy len qua cửa sổ, làm lay động tà áo của hai người, đồng thời mang theo hương thơm nhè nhẹ của hoa mùa hạ. Thẩm Kính An ngửi thấy mùi hoa, trái tim đập loạn, khẩn trương đến cực điểm. Y buộc mình phải bình tĩnh hơn, lặng lẽ chờ đợi câu trả lời của nàng.

Một nhịp thở rồi lại một nhịp thở, thời gian tựa hồ trôi qua chậm rãi đến mức khó tin. Bàn tay Thẩm Kính An siết chặt lấy vạt áo, rồi lại buông ra, cứ lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần. Cuối cùng, bên tai y vang lên giọng nói quen thuộc, nàng chỉ thốt ra một chữ: “Được.”

Trước khi đáp ứng y, trong lòng Lý Lệnh Nghi đã giằng xé hồi lâu, chẳng rõ bản thân đã phân tích thiệt hơn ra sao để đi đến quyết định ấy, chỉ cảm thấy khi nói ra chữ “được,” tâm trạng nàng nhẹ nhõm vô cùng.

Khoảnh khắc đó, Thẩm Kính An mừng rỡ như một đứa trẻ, dường như bất kỳ ngôn từ nào cũng không thể diễn tả hết niềm hân hoan trong lòng. Y cố gắng kiềm chế bản thân, nhưng vẻ mặt rạng ngời vui sướng vẫn không tài nào che giấu được, hưng phấn đến mức lắp bắp: “Cảm, Lệnh Nghi, cảm ơn nàng.”

Nụ cười rạng rỡ của y bừng lên như ánh mặt trời xán lạn, khiến Lý Lệnh Nghi cũng cảm thấy một niềm vui nho nhỏ lan tỏa, nàng khẽ mỉm cười, dịu dàng nói: “Ngài đã muốn đồng hành cùng ta và Vọng Tình thì trên giấy thông hành phải ghi đủ tên cả ba người chúng ta. Chỉ là không biết sẽ mất bao lâu mới làm xong. À, ngài nhất định phải nói trước với Âm Nương, đừng để nàng ấy hấp tấp đến tiễn biệt.”

Thẩm Kính An nghe vậy, lập tức gật đầu đồng ý, nhưng khi nghĩ đến chuyện mình đang lâm vào cảnh túng thiếu, lại không khỏi lúng túng.

Tuy nhiên, nỗi lo ấy đã sớm được Tống Hành nghĩ tới thay y. Hắn đặc biệt sai người cất giữ cẩn thận giấy tờ ruộng đất ở Biện Châu và Hàng Châu của y, tiền bạc cũng không động đến một xu, lại còn bổ sung thêm không ít.

Tống Hành sắp xếp cho Thẩm Kính An một nơi ở cách điện Đại Nghiệp không xa, đi bộ chừng nửa khắc là đến. Vào gần giữa trưa, cung nhân đến hỏi y và Lý Lệnh Nghi trưa nay muốn dùng món gì.

Thẩm Kính An nhường nàng chọn trước, sau đó mới gọi thêm hai món nàng thích.

Trưa hôm đó, Thi Yến Vi và họ cùng nhau dùng cơm.

Tống Minh Đình ngồi ngoan ngoãn trên ghế, biết tự xúc cơm.

Từ trước đến nay Thi Yến Vi đều không để cung nhân hầu hạ khi ăn, hôm nay cũng không ngoại lệ.

Ánh mắt nàng hết dừng trên người Lý Lệnh Nghi, rồi lại chuyển sang Thẩm Kính An. Lý Lệnh Nghi trông còn ổn, nhưng dáng vẻ giấu đầu lòi đuôi của a cữu thật khiến người ta phải nghi ngờ.

“A cữu muốn đi Tây Vực à?” Thi Yến Vi nhấp một ngụm trà, làm như vô tình hỏi.

Câu hỏi này khiến Thẩm Kính An không khỏi khựng lại, còn Vọng Tình thì nhìn y bằng ánh mắt dò xét.

Hôm qua, công chúa mới nói với nàng rằng sẽ hoàn tục, dự định đến Tây Vực để buôn bán và du ngoạn.

Lý Lệnh Nghi liếc nhìn Thi Yến Vi và Vọng Tình một lượt, giọng điệu bình thản: “Y lo ta và Vọng Tình gặp nguy hiểm. Lại thêm không có việc gì quan trọng ở Lạc Dương, nên mới quyết định như vậy.”

Nghe xong lời này, Thi Yến Vi cũng thấy mừng thay Thẩm Kính An. Lý Lệnh Nghi và Vọng Tinh được một người có võ nghệ cao cường như y bảo vệ, nàng sẽ vô cùng an tâm.

“Như vậy cũng tốt. A cữu không muốn ở lại triều làm quan, nay đến Tây Vực, vừa có việc để làm, vừa có thể bảo vệ hai người chu toàn, ta cũng yên tâm phần nào.” Thi Yến Vi nói, trên môi thoáng hiện nụ cười chân thành.

Đêm ấy, khi Tống Hành duyệt xong tấu chương, đã sang canh hai, hắn ôm theo ngọc tỷ truyền quốc được tạc từ Hòa Thị Bích tiến vào điện Đại Nghiệp.

Chiều hôm đó, Thẩm Kính An chơi đùa cùng Tống Minh Đình một lúc, sau đó để cung nhân dẫn y về nơi ở.

Lý Lệnh Nghi ở lại điện Đại Nghiệp, nghỉ chung một gian phòng với Dương Quân. Hôm nay Dương Quân vừa học được vài bài phú mới, đọc cho Lý Lệnh Nghi nghe xong thì chạy đến chính điện tìm Thi Yến Vi.

Hai cha con đồng thời kéo đến, khiến nàng phải tạm ngừng công việc. Sau khi cùng Tống Hành nghe bé đọc thơ và dỗ bé đi ngủ, nàng mới rảnh tay một mình.

Tống Hành bế Thi Yến Vi ngồi lên đùi mình, nâng ngọc tỷ truyền quốc đưa cho nàng bằng cả hai tay, bắt đầu xoa bóp vai cho nàng.

Nếu không phải lúc này hắn đưa ngọc tỷ đoạt được từ nước Ngụy đặt vào tay nàng, thì Thi Yến Vi suýt nữa đã quên mất chuyện mấy năm trước, vào một đêm nọ, Tống Hành từng nói một ngày nào đó sẽ đem vật này tới, để nàng tùy ý ngắm nghía.

Nhớ lại bài học năm xưa, thầy giáo từng giảng rằng ngọc tỷ truyền quốc đã thất truyền từ thời Ngũ Đại Thập Quốc, nàng không kìm được cầm lên nhìn kỹ. Dưới đáy ngọc tỷ có khắc tám chữ nàng không đọc được, có lẽ là tiểu triện đời Tần, chưa qua giản hóa.

Ngắm một hồi, nàng dần mất hứng, đặt ngọc tỷ qua một bên.

Tống Hành không liếc mắt nhìn ngọc tỷ lấy một lần, chỉ chăm chú quan sát nàng. Hôm nay tâm trạng nàng có vẻ tốt, còn chủ động bắt chuyện trước với hắn: “A cữu của ta không muốn ở lại Lạc Dương làm quan, người muốn cùng Lệnh Nghi đến Tây Vực.”

Nghe nàng nói xong, Tống Hành lập tức nắm được thái độ của nàng đối với việc này, gật đầu đồng tình: “Đến Tây Vực cũng tốt, có thể mở mang tầm mắt. Dù ta chinh chiến khắp nơi đã nhiều năm, hiện nay lại là đế vương, nhưng cũng chưa từng đặt chân đến Tây Vực. Tính ra, chỉ có a cữu và Lệnh Nghi là tự tại hơn cả.”

Hắn gọi Lý Lệnh Nghi là “Lệnh Nghi” một cách rất tự nhiên, giống như Lý Lệnh Nghi là tri kỷ của hắn, vô cùng thân thuộc.

Thi Yến Vi bỗng nhớ đến điều gì đó, khẽ thì thầm: “Tây Vực tuy tốt, nhưng ta vẫn muốn đến thành Cẩm Quan hơn. Ở đó có những nơi ta yêu thích, có cả những món ăn mà ta rất muốn thưởng thức.”

Tống Hành không hiểu vì sao nàng lại đặc biệt lưu luyến thành Cẩm Quan và cả Trần Nhượng mà nàng từng nhắc tới. Rõ ràng hắn đã điều tra rất kỹ cuộc sống của nàng tại Hoằng Nông, Tấn Châu và Văn Thủy, trong số những người xung quanh nàng không hề có ai tên là Trần Nhượng. Vậy mà nàng lại khẳng định một Trần Nhượng luôn đối xử tốt với nàng thật sự tồn tại.

Từ khi nàng ngã đập đầu trong Tống phủ ở Thái Nguyên, những chuyện cũ đều bị nàng quên sạch, nhưng tại sao lại chỉ nhớ mỗi Trần Nhượng, và muốn đến một nơi mà trước đây nàng chưa từng đặt chân đến?

Tống Hành ghép nối những thông tin này lại, không khỏi nghĩ đến những truyền thuyết kì bí trong dân gian: Trong các dị bản đó, có không ít người sau khi chết đã nhập vào thân thể của một người vừa qua đời, rồi mượn thân thể đó sống lại một đời khác.

Nếu thật sự là vậy, phải chăng trước kia Âm Nương từng sống tại thành Cẩm Quan, và tên thật của nàng vốn không phải là Dương Sở Âm…

Suy nghĩ của hắn càng lúc càng xa rời thực tế, đến khi bị giọng nói của Thi Yến Vi cắt ngang dòng suy tưởng, chính hắn cũng cảm thấy hoang đường. Đó toàn là chuyện bịa đặt, vậy mà hắn còn tin là thật.

Câu chuyện của nàng đã chuyển sang việc làm thế nào để xin giấy thông hành, nhưng Tống Hành vẫn vương vấn câu nói về món ăn nàng yêu thích.

Thành Cẩm Quan có món gì mà Lạc Dương không có? Ý nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu hắn chính là quả vải.

Âm Nương chắc chắn không vì khẩu vị mà làm chuyện tổn hao nhân lực, cho nên hắn cũng không hỏi có phải nàng thích ăn quả vải không. Dù sao đi nữa thì nàng cũng thích ăn anh đào, sơn trà thạch lựu, quả hồng hoặc nho, nên không lo nàng không được ăn món mình ưa thích.

Nghĩ đến đây, ánh mắt Tống Hành rơi vào đĩa nho trên bàn nhỏ. Hắn rửa tay, rồi bắt đầu bóc từng trái nho, đồng thời giải thích cặn kẽ về thủ tục chuẩn bị giấy thông hành.

Thi Yến Vi ăn vài trái nho hắn bóc, chưa hết nửa chùm đã cảm thấy no, bèn hỏi hắn trước khi đến đây đã rửa tay chưa.

Tống Hành cố ý hiểu sai ý nàng, hỏi: “Âm Nương, nàng muốn ta không rửa tay trước sao?”

 Thi Yến Vi bắt đầu hờn trách, bảo hắn đã ba mươi bảy rồi mà vẫn như trẻ con.

Tống Hành cười, nắm ngay cơ hội chọc ghẹo: “Âm Nương chê ta lớn tuổi, sợ ta chẳng còn sung sức được như trước chứ gì?” Nói đoạn, hắn chẳng cần nàng đáp đã bế bổng nàng lên chỉ bằng một tay, ôm chặt trong lòng.

“Âm Nương chớ quên, nhũ danh của ta là Quỳ Ngưu Nô đấy. Trước khi đến đây, tuy chưa kịp rửa tay, nhưng thuốc thì ta đã uống rồi.” Vừa nói, Tống Hành vừa bế nàng rời khỏi điện, đi thẳng đến phòng tắm.

Trong bồn tắm, Tống Hành ôn lại những kỷ niệm cũ, lặp lại toàn bộ những điều thân mật mà mười năm trước hắn từng làm với nàng ở hồ Hải Đường.

Thi Yến Vi mỏi nhừ hai tay, không còn sức chống đỡ, chỉ có thể vòng tay qua cổ hắn, vô lực tựa vào ngực hắn. Nhưng Tống Hành thì chẳng chịu buông nàng ra, vẫn quấn quýt không rời.

Phải đến tận canh ba, hắn mới chịu tha cho nàng, cẩn thận lau khô thân thể, mặc y phục, rồi bế nàng trở về chính điện nghỉ ngơi.

Vì Lý Lệnh Nghi và Thẩm Kính An không vội rời đi, giấy thông hành được xử lý theo quy trình bình thường, mãi nửa tháng sau mới đến tay Lý Lệnh Nghi.

Trên giấy thông hành, Thẩm Kính An được ghi dưới danh nghĩa hộ vệ, còn nàng và Vọng Tình thì được ghi là một đôi tỷ muội.

Hôm họ rời đi, Lý Lệnh Nghi cởi bỏ đạo bào, thay vào đó là một bộ váy áo nhẹ nhàng, đơn giản. Mái tóc đen óng của nàng được vấn thành một búi tóc đơn giản, chỉ cài duy nhất một cây trâm bạc.

Đúng như Tống Hành dự liệu, Thẩm Kính An không muốn nhận số bạc từ tay hắn. May sao Tống Hành đã sớm nghĩ đến đối sách, chỉ bảo rằng số vàng bạc châu báu này đều là từ trong phủ của y mà ra. Thẩm Kính An lúc này mới chịu nhận, cất kỹ chiếc rương nhỏ vào xe ngựa.

Thi Yến Vi và Tống Hành đều mặc thường phục để tiễn.

Dương Quân có chút không nỡ rời xa Lý Lệnh Nghi và Thẩm Kính An, đôi mắt hoe đỏ, cổ họng nghẹn ngào. Bé nén nước mắt, khẽ hỏi: “A di và cữu ông có còn về đây nữa không?”

Lý Lệnh Nghi vuốt nhẹ bờ vai bé, dịu dàng an ủi: “Đương nhiên là thế rồi. Con và a nương đang ở đây, sao a di cùng cữu ông có thể không về kia chứ? Trong sách có viết rượu nho của Khang quốc là ngon nhất, ta sẽ mang hạt giống nho về để Trân Trân trồng trong vườn, chịu không nào?”

Dương Quân vẫn còn chút không yên lòng, lại quay sang hỏi Thẩm Kính An: “Cữu ông, hai người sẽ về thật chứ?”

Thẩm Kính An gật đầu thật mạnh, đáp: “Đương nhiên rồi.”

Tống Minh Đình tuy chỉ mới bốn tuổi, nhưng cũng mơ hồ hiểu được cảm giác ly biệt. Bé không thường xuyên ở cạnh vị cữu ông này, nhưng thấy a tỷ và a nương đều buồn bã, lòng bé cũng khó chịu theo, chỉ là khuôn mặt không lộ ra chút gì. Bé bước lên, kéo tay áo Thẩm Kính An, trông như một tiểu đại nhân, nghiêm nghị nói: “Cữu ông đã hứa với chúng con thì nhất định phải quay về nhé.”

Thẩm Kính An cúi đầu nhìn bé, nhận ra tướng mạo bé rất giống Tống Hành, nhưng tính cách lại không hoàn toàn giống. Bên ngoài cứng cỏi, bên trong ngọt ngào.

Trong lòng y càng thêm yêu mến đứa cháu ngoại này, bèn dùng giọng ôn hòa gần gũi đáp: “Được, cữu ông và a di nhất định sẽ quay về.”

Thi Yến Vi cảm thấy sống mũi cay cay, cũng cố kìm nước mắt, cố gắng giữ vẻ điềm tĩnh: “Đường xa vạn dặm, Lệnh Nghi và a cữu nhất định phải cẩn trọng mọi bề, bình an trở về.”

“Được”. Lý Lệnh Nghi vỗ nhẹ lên mu bàn tay nàng mấy lần, sau đó lưu luyến buông ra. Sợ mình ở lại thêm sẽ không cầm được nước mắt, nàng dứt khoát quay người bước lên xe ngựa, không ngoảnh đầu lại.

Thẩm Kính An đứng một bên, chăm chú nhìn Thi Yến Vi và Dương Quân một hồi, rồi cũng lên xe theo.

Thi Yến Vi dõi mắt theo chiếc xe ngựa khuất xa, cõi lòng tuy có chút trống trải, nhưng lại mừng cho Lệnh Nghi và a cữu vì có thể ra ngoài, tận hưởng những tháng ngày tự do.

Tiễn biệt Lý Lệnh Nghi và Thẩm Kính An xong, Thi Yến Vi bắt đầu suy nghĩ về việc dạy vỡ lòng cho Tống Minh Đình. Tống Hành cũng cân nhắc rất kỹ lưỡng, cuối cùng chọn một vị lão thần đức cao vọng trọng trong triều làm thái phó cho thái tử.

Từ khi đi học, mỗi ngày Tống Minh Đình đều dậy sớm học chữ và đọc sách, thời gian bé có thể ở bên Thi Yến Vi cũng giảm đi rất nhiều.

Tống Hành thì bận rộn chính sự, nhưng mỗi khi xử lý xong việc triều chính, hắn chẳng làm gì khác, chỉ một mực quấn lấy Thi Yến Vi.

Chớp mắt đã vào thu. Tống Hành đi săn tại Mang Sơn, mang theo cả Thi Yến Vi và Dương Quân, định dạy nàng săn bắn. Nhưng Thi Yến Vi không thích sát sinh, liền từ chối thẳng.

Tống Hành đành bất đắc dĩ, chuyển sang giúp Dương Quân và Tống Minh Đình bắt thỏ rừng. Sau khi bắt được hai con, hắn đặt cung tên xuống, tự mình dắt ngựa quý Bạch Long đến, bế Thi Yến Vi ra khỏi doanh trướng, đặt nàng lên lưng ngựa, nài nỉ nàng cùng hắn cưỡi ngựa.

Thi Yến Vi đã lâu không cưỡi ngựa, phải mất một lúc mới quen. Tống Hành kiên nhẫn chờ nàng, dẫn nàng đến một đồng cỏ vắng vẻ để cưỡi ngựa.

Ánh nắng chiều thu không quá gay gắt, Thi Yến Vi cưỡi ngựa đến lúc mệt thì thu dây cương cho ngựa dừng lại, cẩn thận nhảy xuống, rồi ngồi xuống bãi cỏ phơi nắng.

Tống Hành trông thấy, liền xoay người xuống ngựa, dắt cả hai con ngựa buộc vào gốc cây gần đó, sau đó đến ngồi bên cạnh nàng, dịu dàng hỏi nàng có mệt không, có muốn chợp mắt một lúc không.

Hắn không hỏi thì thôi, vừa hỏi nàng liền thấy quả thật có chút buồn ngủ. Nàng lấy khăn tay che miệng, ngáp nhẹ một cái. Nhân cơ hội đó, Tống Hành liền ôm lấy nàng, để nàng dựa vào lòng hắn. Cứ như vậy, cơn buồn ngủ của Thi Yến Vi càng thêm rõ rệt. Chẳng mấy chốc, đôi mắt nàng đã bắt đầu khép hờ.

Tống Hành dứt khoát cởi ngoại bào trên người, trải xuống đất, rồi ôm nàng nằm xuống. Hắn lo đám cỏ dại sẽ làm nàng khó chịu, bèn để nàng tựa vào lồng ngực mình, một tay ôm lấy vòng eo nàng, tay kia khoác hờ đặt sau lưng nàng.

Thi Yến Vi vừa cưỡi ngựa nên cả người toát ít mồ hôi, giờ đây ngủ rất ngon lành, hơi thở đều đều, dịu nhẹ. Tống Hành ngắm khuôn mặt nàng khi ngủ một lát, cũng dần thiếp đi.

Khi cả hai tỉnh dậy, mặt trời đã ngả bóng về tây. Một nửa thân người hắn bị nàng đè lên đến tê dại. Đợi nàng ngồi dậy, Tống Hành phải mất một lúc mới có thể đứng lên.

Cơn gió nhẹ thổi tung tà váy và chiếc áo choàng mỏng trên vai Thi Yến Vi. Ánh hoàng hôn vàng nhạt chiếu xuống, phủ lên khuôn mặt ngọc ngà của nàng, tựa như một vị thần nữ từ trong tranh bước ra, mà ngay cả tấm lòng nàng cũng giống như thần nữ, dạt dào thiện ý và tình thương dành cho vạn vật khắp thiên hạ.

Tống Hành nhìn đến ngây dại, mắt không rời khỏi nàng, thốt lên lời khen từ tận đáy lòng: “Âm Nương, nàng thật đẹp.”

Thi Yến Vi nghe xong thì chỉ thấy hắn thật sến sẩm, xoay người định đi dắt ngựa, nhưng lại bị Tống Hành nhanh tay vịn eo, kéo ngã nàng vào lòng.

Ánh tà dương kéo dài hai cái bóng, nhập lại làm một. Tống Hành đỡ phần eo nàng, khiến nàng phải nhón chân lên. Lần thứ bao nhiêu hắn cúi người trước nàng, nàng cũng không đếm nổi nữa. Hắn thấp giọng, nhẹ nhàng hôn lên đôi môi đỏ mọng của nàng, đến khi nàng mềm nhũn tựa vào người hắn, chỉ có thể mơ hồ để hắn dìu ngã xuống thảm cỏ. Mọi chuyện cứ thế, thuận theo tự nhiên.

Quần áo cả hai vẫn chỉnh tề, từ xa nhìn lại chỉ thấy hai bóng người dựa sát vào nhau.

Thi Yến Vi bỗng nhớ đến điều gì đó, lòng kinh hãi, vội vàng đẩy bờ vai hắn. Tống Hành ghé sát tai nàng trấn an: “Không sao, ta đã uống thuốc từ sau bữa sáng rồi.”

Người này thật sự lòng dạ khó lường, sớm đã tính toán xong xuôi. Đã không đấu lại được, Thi Yến Vi đành không nghĩ ngợi nữa, vòng tay qua cổ hắn, để mình bớt tốn sức.

Khi trở về doanh trại, trời đã nhá nhem tối. Dương Quân và Tống Minh Đình đang ngồi bên đống lửa, chăm sóc hai chú thỏ rừng.

Chẳng biết hai chị em hái hoa dại từ đâu về, bó lại thành chùm, mang tặng nàng. Lòng Thi Yến Vi vừa ngọt ngào vừa ấm áp, nàng thử ôm em trai Tống Minh Đình lên. Lúc này nàng mới nhận ra mình đã lâu không bế nó, nay nó đã lớn đến mức nàng suýt không bế nổi nữa.

Vào giữa tháng mười một, Lạc Dương đón trận tuyết đầu mùa. Trùng hợp là hôm sau không phải thượng triều, Tống Hành xử lý xong quốc sự, đêm đó ở lại điện Đại Nghiệp.

Hôm sau ăn sáng xong, Tống Hành dẫn hai đứa trẻ ra sân chơi trò ném tuyết. Thi Yến Vi sợ lạnh, ngồi trong đình nhỏ ôm lò sưởi, nhìn ba cha con vui đùa.

Tống Hành lo nàng bị lạnh, không dám gọi nàng ra chơi, bèn cùng hai đứa trẻ chung sức nặn một người tuyết để nàng nhìn thử.

Thi Yến Vi mỉm cười khi thấy người tuyết bọn họ làm chỉ có đôi mắt và chiếc mũi làm từ đá cuội, nhưng lại thiếu mất cái miệng. Nàng đứng dậy, đi tìm một cành cây khô cong cong để làm miệng cho người tuyết.

Tống Hành thấy tay nàng dính chút tuyết lạnh, bất chấp việc hai đứa trẻ và đám cung nhân đều ở đây, hắn nắm lấy tay nàng, đưa lên môi hà hơi, rồi xoa nhẹ bàn tay nàng sưởi ấm.

“Âm Nương, chúng ta sẽ mãi hạnh phúc như thế.” Tống Hành thủ thỉ bên tai nàng.

Từ đó, trong năm năm tiếp theo, chiến sự giữa Triệu quốc và Sở quốc ngày càng trở nên khốc liệt. Tống Hành thường xuyên chinh chiến xa nhà, Thi Yến Vi không thể không thay hắn gánh vác một số việc triều chính.

Năm Thiên Hữu thứ chín, khi Tống Hành vừa tròn bốn mươi hai tuổi, hắn hoàn thành đại nghiệp thống nhất Nam Bắc, chấm dứt thế cục loạn lạc kéo dài hàng chục năm kể từ cuối tiền triều.

Khoảng thời gian ấy, Lý Lệnh Nghi và Thẩm Kính An trở về Lạc Dương hai lần, mang cho Dương Quân và Tống Minh Đình không ít món đồ nhỏ thú vị. Mỗi lần họ ở lại khoảng hai ba tháng, sau đó lại tiếp tục hành trình về phía Tây Vực.

Năm Thiên Hữu thứ mười, vào Đại triều hội ngày mồng một tháng Giêng, các nước phiên bang và hải ngoại đồng loạt tiến cống.

Cao Câu Ly cùng Phù Tang đều tiến tặng trân bảo mỹ nhân.

Tống Hành không thu nhận những thiếu nữ tuổi chưa đến đôi mươi ấy vào cung mà lệnh họ trở về quê hương. Trước mặt bá quan văn võ trong điện, hắn nắm chặt tay Thi Yến Vi, hạ chỉ: “Cả đời này trẫm chỉ cần mỗi mình Thánh hậu, từ nay về sau, các nước đừng dâng mỹ nhân lên nữa.”

Hôm đó, sau khi kết thúc triều hội, Tống Hành xem xét danh mục, chọn ra một số bảo vật dành riêng cho Thi Yến Vi, còn lại đều nhập vào quốc khố.

Từ năm ngoái, sau khi thiên hạ thái bình, Tống Hành và Thi Yến Vi đã cùng bàn bạc, hạ nhiều chiếu chỉ nhằm khôi phục dân sinh. Đến mùa thu năm nay, sản lượng lương thực và dân số các nơi trong cả nước đều có sự gia tăng đáng kể.

Dương Quân lúc này đã mười bốn tuổi, dung mạo thanh tú, khí chất đoan trang, hơn nữa cũng có những quan điểm độc lập và sắc bén trong việc lý giải quốc sự.

Cục Thượng sử đã biên soạn đến phần nữ sử triều trước, sau khi tìm hiểu thấu đáo, nữ quan đã chỉnh lý mối quan hệ giữa công chúa Thái Bình và Thượng Quan Uyển Nhi. Hai người không phải kẻ thù chính trị như nam sĩ ghi chép, mà là tri kỷ thấu hiểu lẫn nhau.

Câu đối “Thiên tuế vạn tuế, tiếu hoa tụng thanh” [2] mà Thái Bình viết trên bia mộ của Uyển Nhi chính là bằng chứng rõ ràng nhất.

[2]

[2] “Thiên tuế vạn tuế, tiếu hoa tụng thanh” mang ý nghĩa chúc phúc và ca tụng. Nghĩa là ngàn năm, vạn năm sau hoa tiêu (một loại cây tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và trường thọ trong văn hóa Trung Hoa cổ) vẫn còn sống mãi.

Sang năm sau, trường nữ sinh được mở rộng từ Lạc Dương ra các châu quận. Tuy chỉ có số ít các huyện xây dựng trường nữ, nhưng tình hình ở Trường An, Thái Nguyên, Dương Châu hay Giang Ninh nhìn chung đều rất khả quan.

Tháng sáu, Dương Quân nghênh đón lễ cập kê.

Tống Hành tổ chức lễ cập kê cho nàng vô cùng long trọng, mời bá quan văn võ và tướng sĩ đến dự lễ, sau đó ban phong hiệu “Trấn Quốc” cho nàng, phong làm Trấn Quốc Vĩnh An công chúa.

Ba năm sau, Triệu quốc ngày càng cường thịnh, bách tính an cư lạc nghiệp, trời yên biển lặng, thiên hạ thái bình.

Đầu mùa thu, như mọi năm, Thi Yến Vi lại mắc phải một trận phong hàn. Nhưng lần này, bệnh tình trở nặng, dưỡng hai tháng vẫn không thuyên giảm. Sự vụ trong hậu cung và Thất Thượng đều được giao lại cho Dương Quân xử lý.

Khi không phải lên triều, Tống Hành dành cả ngày ở điện Đại Nghiệp phê duyệt tấu chương, xử lý quốc sự. Còn những ngày lên triều, vừa xong việc triều chính, hắn liền quay về điện Đại Nghiệp, mỗi ngày đều tự tay đút thuốc cho Thi Yến Vi uống, chỉ khi thấy nàng uống hết hắn mới an tâm.

Dương Quân và Tống Minh Đình vô cùng lo lắng cho sức khỏe và bệnh tình của nàng, dù bận rộn đến mấy cũng phải đến thăm mỗi ngày.

Thi Yến Vi bệnh tật triền miên, hằng ngày chỉ quẩn quanh trong điện Đại Nghiệp nên không tránh khỏi suy nghĩ luẩn quẩn. Trời lại mỗi lúc một lạnh, cơ thể nàng càng thêm mỏi mệt, tâm tình cũng vì thế mà u ám.

Tống Hành nhìn nàng, lòng như lửa đốt. Hắn hạ lệnh treo bảng vàng, ban thưởng ngàn lượng hoàng kim, mong tìm được thần y trong dân gian đến chữa trị cho nàng.

Hôm ấy, cung nhân bưng hộp thức ăn vào chuẩn bị bữa trưa.

Tống Hành đỡ Thi Yến Vi dậy, dìu nàng xuống giường dùng bữa. Sau khi ăn xong, Thi Yến Vi nói trong phòng ngột ngạt, hiếm hoi lắm nàng mới chịu bước ra ngoài. Hai người đến bờ hồ trước điện Đại Nghiệp. Nàng ngồi trên tảng đá, lặng lẽ nhìn đàn cá nhỏ bơi lượn trong hồ rồi lại ngước lên ngắm đôi chim sẻ đang ríu rít cãi cọ trên cây.

Một lúc sau, một con chim bất ngờ vỗ cánh bay đi. Thi Yến Vi lại quay về ngắm nhìn đàn cá trong hồ, bất giác thở dài, khẽ nói: “Thế gian này vốn không nên có hồ nước hay lồng sắt.”

Tống Hành toàn tâm chú ý đến nàng, đôi tai nhạy bén khiến từng lời nàng nói hắn đều nghe rõ mồn một.

Dù đã qua rất nhiều năm, nàng vẫn luôn khát khao thế giới bên ngoài hồ nước và lồng son.

Mười mấy năm ở trong cung, nàng chưa từng thổ lộ điều này, chỉ mượn danh nghĩa Hoàng hậu để làm những việc mình muốn. Thế nhưng, trong sâu thẳm lòng nàng, thành Tử Vi vẫn là một cái lồng khổng lồ đang giam cầm nàng.

Có lẽ, nếu rời khỏi cung, khúc mắc trong lòng nàng sẽ được hóa giải, bệnh tình sẽ chuyển biến tốt hơn?

Như người sắp chết đuối vớ được cọng rơm, Tống Hành gắng nén nỗi đau, dịu dàng hỏi: “Âm Nương không thích điện Đại Nghiệp, cũng không thích thành Tử Vi đúng không?”

Thi Yến Vi không hiểu sao hắn lại hỏi vậy, chậm rãi ngẩng đầu lên, ánh mắt có phần bối rối nhìn hắn.

Hắn nhất định không muốn nghe câu trả lời khẳng định, nhưng nàng cũng chẳng thể dối lòng mà bảo nàng thích nơi này. Nghĩ vậy nên Thi Yến Vi im lặng, hồi lâu không đáp.

Nàng không phủ nhận. Tống Hành thừa hiểu điều đó nghĩa là gì. Dù trong lòng có nghìn vạn lần không nỡ, hắn vẫn phải đưa ra quyết định khó khăn nhất. “A Nô và Trân Trân đều đã lớn, chúng và ta đều ủng hộ những việc Âm Nương đã làm. Dù Âm Nương không ở trong cung, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục hoàn thành những việc đang dang dở đó. Âm Nương thích cuộc sống bên ngoài hồ nước, bên ngoài lồng chim. Vậy ta sẽ để Âm Nương xuất cung dưỡng bệnh, nàng thấy có được không?”

Hắn muốn để nàng rời cung. Thi Yến Vi hoài nghi, không biết bản thân có nghe nhầm hay đang nằm mộng, ánh mắt nhìn hắn càng thêm ngỡ ngàng, mang theo vài phần không dám tin.

Tống Hành lập tức nhận ra nàng đang nghĩ gì, vội vàng trấn an, như muốn cho nàng một liều thuốc an thần: “Âm Nương không nghe nhầm, cũng không phải đang nằm mơ đâu.”

“Ta đồng ý để nàng rời cung dưỡng bệnh. Với bên ngoài, chỉ cần nói rằng Hoàng hậu phượng thể bất an nên đến cung Hoa Thanh trên núi Ly Sơn để dưỡng sức.”

Tối đó, Tống Hành triệu Dương Quân và Tống Minh Đình tới điện Triều Nguyên, thông báo quyết định này cho hai người.

Ba ngày sau, mọi việc được chuẩn bị chu toàn, Tống Hành đích thân đưa Thi Yến Vi rời khỏi thành Tử Vi.

Xe ngựa dừng lại trước phường Tuân Thiện bên bờ sông Lạc. Tống Hành ôm nàng xuống xe, chậm rãi đưa vào trong phủ.

“Nơi này cách sông Lạc không xa, đứng trên lầu ba có thể nhìn ra dòng sông Lạc. Nam thị cũng gần đây, nếu Âm Nương muốn dạo phố thì đi bộ chưa đầy hai khắc là đến nơi. Còn phủ của Lâm Nhị nương, nếu đi xe ngựa, cùng lắm chỉ mất một khắc rưỡi đồng hồ.”

Vừa nói, Tống Hành vừa đặt nàng xuống giường La Hán, giúp nàng cởi giày tất, rồi lấy chăn đắp lên chân nàng. “Đợi đến mùa xuân, Âm Nương còn có thể tự tay trồng hoa vun cỏ. Nàng thích mộc phù dung và mẫu đơn, ta đã dặn người trồng thật nhiều ở tiền viện. Còn thạch lựu và quả nho nàng thích ăn sẽ được trồng ở hậu viện, giàn cây cũng dựng xong cả rồi.”

Thi Yến Vi lặng lẽ lắng nghe hắn nói hết lời, tâm trạng nhẹ nhõm hơn hẳn, khẽ gật đầu, đáp một chữ được nhu mì.

Cung nhân mang lò than vào, Tống Hành cẩn thận mở hé cửa sổ để thông gió. Hắn ở lại cùng nàng dùng bữa tối, tự tay bón cho nàng uống thuốc, chăm chút giúp nàng súc miệng. Sau khi dặn dò kỹ lưỡng những cung nhân và hoàng môn được cử đến hầu hạ nàng tại đây, hắn mới hồi cung.

Thi Yến Vi ở lại nơi này được hơn một tháng, bệnh tình quả nhiên thuyên giảm, tinh thần cũng khởi sắc hơn nhiều. Dương Quân và Tống Minh Đình thỉnh thoảng đến thăm, thấy nàng khỏe hơn mỗi ngày, trong lòng cũng yên tâm phần nào.

Hai tháng sau, bệnh của Thi Yến Vi đã hoàn toàn bình phục.

Hôm ấy, Dương Quân đến thăm, hỏi nàng có muốn hồi cung không.

Thi Yến Vi lắc đầu, thẳng thắn đáp: “Con và A Nô đều đã lớn, những việc ta có thể làm cũng đã làm xong cả rồi. Từ nay, ta không muốn trở về cung nữa. Nếu a gia của các con thấy nhớ ta thì có thể đến đây gặp ta, các con cũng vậy.”

Dương Quân nghe vậy, không hỏi thêm gì nữa, chỉ chuyển sang kể nàng nghe những chuyện xảy ra gần đây trong cung, rồi lấy bản thảo mới của cục Thượng Sử ra, đưa nàng xem.

Tối hôm đó, Dương Quân trở về cung, việc đầu tiên nàng làm là đến điện Triều Nguyên.

Tống Hành hỏi nàng rằng a nương có muốn hồi cung không.

Dương Quân im lặng, lắc đầu.

Tống Hành sớm đã lường trước kết quả này, nhưng lúc chính tai nghe thấy, lòng hắn vẫn không tránh khỏi cảm giác buồn bã và hụt hẫng.

“A gia…” Dương Quân định an ủi người, nhưng cũng muốn hỏi người một câu, rằng vì sao năm xưa a nương dù không hề thích thành Tử Vi nhưng vẫn đi theo người về đây. 

Nhưng khi nhìn thấy ánh mắt chất chứa nỗi đau của người, rốt cuộc nàng vẫn không hỏi được, đổi sang an ủi: “A nương dặn nếu a gia nhớ người thì có thể đến thăm người bất kỳ lúc nào đều được.”

Đúng vậy, dù nàng không ở trong cung, hắn vẫn có thể ra ngoài gặp nàng, đâu cần phải nhốt nàng vào chiếc lồng này thêm nữa?

A Nô đang từng ngày trưởng thành, còn hắn thì từng ngày già đi. Tâm tính và trí tuệ của A Nô chẳng thua kém gì hắn, tính tình lại ôn hòa, điềm đạm hơn nhiều, có phần giống với Tam Lang. Ngày nay thiên hạ đã thái bình, không còn khói lửa chiến tranh, một vị quân vương biết cương nhu đúng lúc như A Nô mới là người lý tưởng.

Năm năm, nhiều nhất là năm năm nữa, đợi đến khi A Nô cập quan, chắc chắn có thể tự mình gánh vác đại cục. Lúc ấy, hắn sẽ thoái vị, cùng Âm Nương ở ngoài cung sống như một đôi phu thê bình dị giữa nhân gian.

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Nguyên Nhật.

Âm Nương của hắn vừa kịp bình phục trước ngày Nguyên Nhật, từ nay về sau nhất định sẽ không còn bệnh tật, năm tháng an khang.

“A nương của con sẽ không hồi cung nữa.”

Tống Hành lên tiếng, giống như tự nhủ với chính mình, “Nhưng không sao cả, a gia sẽ ra ngoài bầu bạn cùng nàng.”

*HOÀN CHÍNH VĂN*

Chương trước
Vietwriter; Bongdaso; Bongdapro; Keonhacaivip; W88; NEW88; NEW88;
Tele: @erictran21
Loading...