Hạ Đắng
Chương 1
Năm 1999, Yến Lê lần đầu đặt chân đến Nam Bình. Cô và mẹ xách theo túi lớn túi nhỏ, đứng trong nhà ga xe lửa Cổ Lâu tấp nập người qua lại. Cô lớn lên ở miền Nam, lúc bé mang nét dịu dàng mềm mại của con gái miền sông nước, khi đó cô vẫn vô cùng trông mong cuộc sống trong tương lai.
Năm ấy, cô mười ba tuổi.
Cha cô vừa qua đời không lâu thì mẹ cô rất nhanh đã tìm về cho cô người cha dượng khác, mẹ bảo cha dượng là người tốt, sau đó cô cũng dần cho người cha vô tâm, cộc cằn đã khuất vào quên lãng.
Nhưng cô không ngờ rằng, những chuỗi ngày bất hạnh thực sự là từ năm cô mười ba tuổi, giống như sân khấu bây giờ mới được vén hết màn, vở kịch lúc này mới chính thức bắt đầu.
Quận Cổ Lâu được chia thành khu nhà cũ, mới rõ rệt, vào những năm chín mươi, khu nhà cũ đa phần đều là các tòa nhà đổ nát, chật chội và ẩm thấp là hai từ để miêu tả nơi đây. Nam Bình là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất cả nước, vậy mà khu nhà Cổ Lâu cũ vẫn tồn tại như khu ổ chuột, tuy không ăn nhập gì với xung quanh, nhưng vẫn cố gắng bám lấy thành phố cho dù đang hấp hối hơi tàn.
Yến Lê bị tiếng cãi cọ inh ỏi ngoài cửa đánh thức. Cô hé mắt nhìn ra, bên ngoài vẫn chưa sáng hẳn. Cái se se lạnh của buổi sáng đầy sương giữa ngày hè tràn qua những ô cửa sổ rỉ sét đang hé mở. Cô làm như không nghe thấy tiếng chửi bới, bình tĩnh gấp gọn chiếc chăn mỏng vừa đắp, lại thong thả khoác lên người chiếc áo đã bạc màu.
Cửa bỗng bật mở, tiếp sau là gạt tạt thuốc lá bay tới. Nghiêm Lê nhẹ nhàng tránh người, chiếc gạt tàn rơi xuống đất, đánh choang một tiếng, tiếng chửi người đàn ông lúc này nghe còn khó nghe hơn bản nãy: "Con mẹ sao chổi! Giờ tao nhìn thấy mày chỉ thấy ngứa mắt, cút sớm đi cho tao. Để tao nhìn thấy mày lần nữa, tao bóp chết con mày!"
Tiếng chửi cay nghiệt, nghe như ông ta thực sự sắp phát điên. Nghiêm Lê vẫn làm như không nghe thấy gì, bước qua đống bừa bộn trong phòng khách, vào phòng tắm rửa mặt đánh răng rồi vào bếp dọn đồ ăn sáng.
Mặc kệ mọi thứ lộn xộn và tiếng la hét, đập phá của đôi vợ chồng.
Triệu Văn Sơn nghèo nên Yến Lê và mẹ cô Châu Cầm cũng nghèo theo. Gọi là bữa sáng nhưng chỉ có bát cháo loãng còn sót lại của đêm qua và vài chiếc bánh bao chay nửa cứng nửa ỉu.
Chiếc đèn trần dùng lâu năm đã bắt đầu ngả vàng, phát ra thứ ánh sáng vàng vọt hệt như màu của những vết dầu bắn loang lổ khắp nơi trong bếp, khiến người ta thấy buồn nôn. Hôm nay Yến Lê phải đi làm thêm, cô nhìn chiếc bánh bao, chần chừ đúng hai giây rồi cầm lên ăn.
Cô năm nay mười bảy tuổi, hết kỳ nghỉ hè này sẽ lên lớp mười một.
Bởi học kỳ trước thành tích xếp thứ sáu toàn thành phố nên cô được chuyển từ trường trung học số 13 lên Nhất trung, được miễn học phí và một khoản tiền thưởng không nhỏ.
Yến Lê nhớ tới đây, cúi đầu nhìn vết sẹo mờ mờ trên cánh tay, tiền thưởng bị Triệu Văn Sơn cướp mất, ông ta đẩy cô ngã xuống dưới đất, cánh tay quệt vào góc nhọn của tủ, để lại vết sẹo này.
Triệu Văn Sơn là người cha dượng mà mẹ cô nói với cô.
Màn cãi nhau trong phòng khách không những không kết thúc, bây giờ còn có thêm cả tiếng người phụ nữ vừa khóc vừa hét chói tai. Yến Lê nuốt xuống miếng bánh cuối cùng, húp một ít cháo rồi quay về phòng. Cô bước qua phòng khách, tránh bị bọn họ nhìn thấy lại trút hết lời mắng mỏ lên người cô.
Chỉ cần nghe vài ba câu, Yến Lê cũng biết nguyên nhân hai người họ cãi nhau. Cho dù là chút chuyện cỏn con, Triệu Văn Sơn cũng sẽ tìm cách soi mói, chửi bới hai mẹ con cô, chẳng qua cũng chỉ để trút hết cơn thịnh nộ của mình. Ông ta ngu dốt, bất tài, làm việc gì cũng thua lỗ, nên về đến nhà kiếm cớ đánh hai người một trận cho hả giận.
Ông ta nên đổi tên thành Triệu Vất Sọt mới phải.
(赵文山 zhào wénshānvà 赵窝囊 zhào wōnāng có cách đọc gần giống nhau, 窝囊 còn dùng để chỉ người vô tích sự, đồ bỏ đi)
Yến Lê đeo chiếc túi vải lên rồi bước xuống lầu, tấm biển "Cộng đồng dân văn hóa" trước cổng vào không biết bị nghiêng lệch từ bao giờ, giờ đây thấm ướt sương sớm.
Tiếng chào mời xôn xao của các quán ăn sáng từ xa cũng có thể nghe thấy, mùi hoành thánh, bánh bao hấp, tào phớ thoang thoảng, vấn vít trong không khí ban sớm.
Cả ngày cô làm thêm trong tiệm mỳ bò Thái Gia ở phía đông khu nhà cũ. Ban ngày quán bán mì, tối đến lại bày bàn ghế nhựa bán đồ nướng bên đường.
Giờ này trong tiệm chỉ lác đác vài người, nhưng Yến Lê muốn tìm lý do để rời khỏi nhà. Cô chầm chậm men theo những bậc thang bằng đá, thứ bị coi là xây dựng trái phép ở thành phố mới nhưng đâu đâu trong khu nhà cũ cũng thấy, dọc đường là những ngôi nhà cũ kỹ nằm rải rác, cao thấp ngổn ngang, lớp lá hàng cây dâu, cây du, cây nhãn rậm rạp xen lẫn đống dây điện chằng chịt, che hết cả ánh sáng mặt trời.
Mặt trời chưa quá chói chang, nhưng dù sao cũng đang là tháng bảy, tiếng ve sầu đã râm ran không ngừng, càng làm cho những người phải dậy sớm thêm mệt mỏi.
Khi đến cửa hàng, cô chỉ thấy một mình bà chủ ngồi trước quầy, những ngón tay ngắn ngủn trắng muốt đang nhấn chiếc máy tính không ngừng, trên trán lấm tấm mồ hôi, Yến Lê chỉ biết bà chủ họ Triệu, dáng người mũm mĩm, tính khí nóng nảy.
Yến Lê vừa vào bếp cất túi xách, đã nghe thấy tiếng bà chủ gọi bên ngoài: "Tiểu Yến Tử, ra đây rửa bò để lát nữa đầu bếp còn có thịt mà ướp, tay chân nhanh nhẹn lên."
Tiểu Yến Tử là tên mà bà chủ đặt cho Yến Lê. Những người làm việc ở đây, già trẻ lớn bé, kể cả chủ quán, đều có tên riêng. Bà chủ thích xem phim Quỳnh Dao nên biệt danh cũng liên quan đến những bộ phim đó.
Yến Lê nghe theo, mặc tạp dề xong lại đến bê chậu nhựa dính đầy màu máu bò ra ngoài, bên trong đựng miếng thịt bò mà người ta mới đưa đến sáng nay, vẫn còn tươi, mùi tanh nồng nặc. Khi cô vén rèm cửa bước ra, thì một người đàn ông cũng từ bên ngoài đi tới, ông ta để râu, áo sơ mi cởi phanh sang một bên.
“Nóng chết mất thôi, sao không chịu bật quạt lên vậy?” Giọng người đàn ông sảng sảng, nhưng do nghiện hút thuốc nên lúc nói chuyện giống như đang bị mắc đờm trong cổ.
"Bật, bật, bật! Lúc nào cũng chỉ biết bật! Ông biết một tháng ông lãng phí bao nhiêu tiền điện của tôi không hả. Mới sáng sớm thì nóng gì mà nóng, không thích nóng thì biến ra ngoài kia. Đây không phải nhà của ông, nên ông không biết tiếc phải không hả."
Bà chủ mắng dứt lời, người đàn ông cũng không dám phàn nàn thêm câu nào nữa. Cảnh này hầu như sáng nào cũng diễn ra trong tiệm, chủ quán là người đàn ông nghiện thuốc phiện, tiêu xài hoang phí, nhưng vợ ông ta lại là một con người keo kiệt, bủn xỉn có tiếng trong khu, miệng lúc nào cũng treo hai từ “tiết kiệm”.
Người nóng đến toát mồ hôi là chị ta mà. Tất nhiên những lời này Yến Lê chỉ dám nói thầm trong bụng.
Hơn mười một giờ, khách mới lần lượt đến ăn.
Yến Lê vừa làm tạp vụ, vừa làm bồi bàn, chạy đi chạy lại hơn chục lần, chưa đến ba mươi phút lưng cô đãướt đẫm mồ hôi. Đến mười một giờ rưỡi, con trai hai ông bà chủ đi học thêm về, dẫn theo một nhóm bạn nhốn nháo tới quán mì.
"Thái Cảnh Huy, nhà hàng nhà chú mày cũng ra gì đó chứ. Bữa này mày mời đi, ăn xong bọn anh dẫn chú mày đến Thành Nam chơi net."
"Theo bọn anh đi, sau này không phải sợ gác cổng gì nữa. Cái trò khỉ đó, mấy cái lão già vô tích sự đó sao ngăn được bọn anh…”
Đám người vây quanh chiếc bàn ngay giữa tiệm, anh một câu chú một câu hò hét ầm ĩ, khách trong tiệm liếc nhìn mấy lần nhưng cũng chỉ lắc lắc đầu rồi cúi xuống tiếp tục ăn mì.
Đầu Yến Lê còn cúi thấp hơn bọn họ, cô cầm bán đũa, nhanh chóng đi vòng qua bàn bọn họ.
“... tối nay đưa chú đi gặp anh Giang của bọn anh…” Đứng ở xa, Yến Lê vẫn loáng thoáng nghe ra giọng đắc ý của người nhuộm tóc vàng.
Lúc đi qua quầy thu ngân, Yến Lê đánh mắt thì thấy bà chủ vẫn ngồi vắt chân ngồi đó, vẻ mặt dịu dàng nhìn con trai. Yến Lê chần chừ, muốn nói lại thôi, cô im lặng bước vào bếp.
Cô biết mấy người mà Thái Cảnh Huy dẫn đến. Những người đó đều nổi như cồn ở trường trung học 13, cả ngày rảnh rỗi đi gây chuyện, giỏi nhất việc ăn chơi tụ tập, hút thuốc đánh nhau cũng không thua ai. Yến Lê không phán xét chuyện của người khác, nhưng trước đây cô không ít lần bạn gái của đám người đó gây khó dễ.
Nhà họ Thái chỉ có đúng một người con trai, nếu chơi với bọn họ, sớm muộn gì cũng có chuyện.
Yến Lê rửa sạch rau, nhặt lá rau bị hỏng ra, vứt vào trong góc.
“Liên quan gì đến mình chứ, lo chuyện bao đồng!” Cô nghĩ, cất lại lời muốn nói, tránh cho bản thân gặp phiền phức.
Bảy, tám giờ tối là thời điểm đường phố Sùng An nhộn nhịp nhất.
Con phố này vắt ngang khu nhà cũ, ở đầu hay cuối con đường đều có sạp ăn vặt và cửa hàng tạp hóa, đoạn giữa còn mọc lên toà sinh hoạt tập thể, đắp cao tới bảy tám tầng, nhưng so với khu nhà mới bên kia thì chẳng đáng là gì.
Lúc Thái Cảnh Huy vén rèm bếp ra, Yến Lê vẫn đang rửa bát.
“Yến Lê, một bát mì, không rau thơm, không cho hành, nhiều thịt bò.” Cậu con trai đen gầy, vừa nhìn đã thấy nét mặt giảo hoạt giống như những con buôn.
Trước đây, cả hai đều là học sinh trường trung học số 13 nhưng không cùng lớp. Sau này khi Yến Lê đến để xin làm việc bán thời gian, mẹ Thái Cảnh Huy vốn không đồng ý vì thấy Yến Lê gầy quá, nhưng Thái Cảnh Huy biết cô cũng học cùng trường thì nói mẹ giữ cô lại.
Con người Thái Cảnh Huy nói tốt không tốt, nhưng nói xấu thì lại không phải, dù sao anh ta từng giúp cô một lần, cũng không làm hại gì đến cô, nên lúc gặp mặt cô vẫn giữ thái độ thân thiện.
“Được, đem lên bàn của cậu lúc nãy à, thêm bốn chai Lao Sơn nhé?”
Thái Cảnh Huy cười hi hi, giơ tay ra: “Không không không, sáu bình, hôm nay tôi mời thêm bạn mới.”
Yến Lê gật đầu, cậu ta liền rời đi.
Trong bếp nóng nực, Yến Lê rửa tay rồi buộc lại tóc, tấm kính đã ngả sang màu vàng, hình ảnh cô phản chiếu trên đó mơ hồ không rõ.
Khuôn mặt cô không chút phấn son, cũng không tính là xinh đẹp, ngoại trừ trắng, điều nổi bật nhất là đôi mắt vừa dài vừa nhỏ vừa lạnh lùng, làm người khác không mấy thiện cảm.
Cô bê khay ra ngoài, một bát mì thịt bò tiêu chuẩn cỡ vừa và hai mươi xiên thịt cừu nướng.
Gió hè oi nóng, trộn lẫn với mùi gia vị cay mũi, âm thanh cười nói rôm rả, tiếng ve sầu kêu ra rả, tiếng bài hát Quảng Đông ồn ào truyền tới từ tiệm làm tóc cách vách, Yến Lê đứng tìm kiếm bàn của Thái Cảnh Huy giữa một không khí hỗn loạn ấy.
Trời nhá nhem tối, đèn đường Sùng An vẫn cứ nhập nhèm như thường lệ, nhưng Yến Lê lại nhìn thấy ngay từ khi mới bước ra – cũng do cậu quá nổi bật trong đám người kia. Chàng trai mặc bộ đồng phục màu xanh, khuôn mặt tuấn tú, trắng trẻo nhưng cũng đủ cứng rắn, lạnh lùng.
Giữa cái nơi lộn xộn này, trắng đến mức chói mắt.
Ps: Phải nói là lâu rồi mình mới tìm được quyển truyện có bối cảnh như này. Mình rất là thích mấy cuốn giống như Những tháng năm hổ phách, Thời niên thiếu, Cà phê đợi một người, mà cuốn này làm mình nhớ đến mấy truyện đấy nên mình đã quyết định dịch thử. Vì mình vừa đọc vừa làm nên sẽ có một vài chỗ sai sót, mình sẽ sửa lại sau khi hoàn thành xong nhé. Hy vọng mọi người sẽ thích truyện ạ🥺
Năm ấy, cô mười ba tuổi.
Cha cô vừa qua đời không lâu thì mẹ cô rất nhanh đã tìm về cho cô người cha dượng khác, mẹ bảo cha dượng là người tốt, sau đó cô cũng dần cho người cha vô tâm, cộc cằn đã khuất vào quên lãng.
Nhưng cô không ngờ rằng, những chuỗi ngày bất hạnh thực sự là từ năm cô mười ba tuổi, giống như sân khấu bây giờ mới được vén hết màn, vở kịch lúc này mới chính thức bắt đầu.
Quận Cổ Lâu được chia thành khu nhà cũ, mới rõ rệt, vào những năm chín mươi, khu nhà cũ đa phần đều là các tòa nhà đổ nát, chật chội và ẩm thấp là hai từ để miêu tả nơi đây. Nam Bình là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất cả nước, vậy mà khu nhà Cổ Lâu cũ vẫn tồn tại như khu ổ chuột, tuy không ăn nhập gì với xung quanh, nhưng vẫn cố gắng bám lấy thành phố cho dù đang hấp hối hơi tàn.
Yến Lê bị tiếng cãi cọ inh ỏi ngoài cửa đánh thức. Cô hé mắt nhìn ra, bên ngoài vẫn chưa sáng hẳn. Cái se se lạnh của buổi sáng đầy sương giữa ngày hè tràn qua những ô cửa sổ rỉ sét đang hé mở. Cô làm như không nghe thấy tiếng chửi bới, bình tĩnh gấp gọn chiếc chăn mỏng vừa đắp, lại thong thả khoác lên người chiếc áo đã bạc màu.
Cửa bỗng bật mở, tiếp sau là gạt tạt thuốc lá bay tới. Nghiêm Lê nhẹ nhàng tránh người, chiếc gạt tàn rơi xuống đất, đánh choang một tiếng, tiếng chửi người đàn ông lúc này nghe còn khó nghe hơn bản nãy: "Con mẹ sao chổi! Giờ tao nhìn thấy mày chỉ thấy ngứa mắt, cút sớm đi cho tao. Để tao nhìn thấy mày lần nữa, tao bóp chết con mày!"
Tiếng chửi cay nghiệt, nghe như ông ta thực sự sắp phát điên. Nghiêm Lê vẫn làm như không nghe thấy gì, bước qua đống bừa bộn trong phòng khách, vào phòng tắm rửa mặt đánh răng rồi vào bếp dọn đồ ăn sáng.
Mặc kệ mọi thứ lộn xộn và tiếng la hét, đập phá của đôi vợ chồng.
Triệu Văn Sơn nghèo nên Yến Lê và mẹ cô Châu Cầm cũng nghèo theo. Gọi là bữa sáng nhưng chỉ có bát cháo loãng còn sót lại của đêm qua và vài chiếc bánh bao chay nửa cứng nửa ỉu.
Chiếc đèn trần dùng lâu năm đã bắt đầu ngả vàng, phát ra thứ ánh sáng vàng vọt hệt như màu của những vết dầu bắn loang lổ khắp nơi trong bếp, khiến người ta thấy buồn nôn. Hôm nay Yến Lê phải đi làm thêm, cô nhìn chiếc bánh bao, chần chừ đúng hai giây rồi cầm lên ăn.
Cô năm nay mười bảy tuổi, hết kỳ nghỉ hè này sẽ lên lớp mười một.
Bởi học kỳ trước thành tích xếp thứ sáu toàn thành phố nên cô được chuyển từ trường trung học số 13 lên Nhất trung, được miễn học phí và một khoản tiền thưởng không nhỏ.
Yến Lê nhớ tới đây, cúi đầu nhìn vết sẹo mờ mờ trên cánh tay, tiền thưởng bị Triệu Văn Sơn cướp mất, ông ta đẩy cô ngã xuống dưới đất, cánh tay quệt vào góc nhọn của tủ, để lại vết sẹo này.
Triệu Văn Sơn là người cha dượng mà mẹ cô nói với cô.
Màn cãi nhau trong phòng khách không những không kết thúc, bây giờ còn có thêm cả tiếng người phụ nữ vừa khóc vừa hét chói tai. Yến Lê nuốt xuống miếng bánh cuối cùng, húp một ít cháo rồi quay về phòng. Cô bước qua phòng khách, tránh bị bọn họ nhìn thấy lại trút hết lời mắng mỏ lên người cô.
Chỉ cần nghe vài ba câu, Yến Lê cũng biết nguyên nhân hai người họ cãi nhau. Cho dù là chút chuyện cỏn con, Triệu Văn Sơn cũng sẽ tìm cách soi mói, chửi bới hai mẹ con cô, chẳng qua cũng chỉ để trút hết cơn thịnh nộ của mình. Ông ta ngu dốt, bất tài, làm việc gì cũng thua lỗ, nên về đến nhà kiếm cớ đánh hai người một trận cho hả giận.
Ông ta nên đổi tên thành Triệu Vất Sọt mới phải.
(赵文山 zhào wénshānvà 赵窝囊 zhào wōnāng có cách đọc gần giống nhau, 窝囊 còn dùng để chỉ người vô tích sự, đồ bỏ đi)
Yến Lê đeo chiếc túi vải lên rồi bước xuống lầu, tấm biển "Cộng đồng dân văn hóa" trước cổng vào không biết bị nghiêng lệch từ bao giờ, giờ đây thấm ướt sương sớm.
Tiếng chào mời xôn xao của các quán ăn sáng từ xa cũng có thể nghe thấy, mùi hoành thánh, bánh bao hấp, tào phớ thoang thoảng, vấn vít trong không khí ban sớm.
Cả ngày cô làm thêm trong tiệm mỳ bò Thái Gia ở phía đông khu nhà cũ. Ban ngày quán bán mì, tối đến lại bày bàn ghế nhựa bán đồ nướng bên đường.
Giờ này trong tiệm chỉ lác đác vài người, nhưng Yến Lê muốn tìm lý do để rời khỏi nhà. Cô chầm chậm men theo những bậc thang bằng đá, thứ bị coi là xây dựng trái phép ở thành phố mới nhưng đâu đâu trong khu nhà cũ cũng thấy, dọc đường là những ngôi nhà cũ kỹ nằm rải rác, cao thấp ngổn ngang, lớp lá hàng cây dâu, cây du, cây nhãn rậm rạp xen lẫn đống dây điện chằng chịt, che hết cả ánh sáng mặt trời.
Mặt trời chưa quá chói chang, nhưng dù sao cũng đang là tháng bảy, tiếng ve sầu đã râm ran không ngừng, càng làm cho những người phải dậy sớm thêm mệt mỏi.
Khi đến cửa hàng, cô chỉ thấy một mình bà chủ ngồi trước quầy, những ngón tay ngắn ngủn trắng muốt đang nhấn chiếc máy tính không ngừng, trên trán lấm tấm mồ hôi, Yến Lê chỉ biết bà chủ họ Triệu, dáng người mũm mĩm, tính khí nóng nảy.
Yến Lê vừa vào bếp cất túi xách, đã nghe thấy tiếng bà chủ gọi bên ngoài: "Tiểu Yến Tử, ra đây rửa bò để lát nữa đầu bếp còn có thịt mà ướp, tay chân nhanh nhẹn lên."
Tiểu Yến Tử là tên mà bà chủ đặt cho Yến Lê. Những người làm việc ở đây, già trẻ lớn bé, kể cả chủ quán, đều có tên riêng. Bà chủ thích xem phim Quỳnh Dao nên biệt danh cũng liên quan đến những bộ phim đó.
Yến Lê nghe theo, mặc tạp dề xong lại đến bê chậu nhựa dính đầy màu máu bò ra ngoài, bên trong đựng miếng thịt bò mà người ta mới đưa đến sáng nay, vẫn còn tươi, mùi tanh nồng nặc. Khi cô vén rèm cửa bước ra, thì một người đàn ông cũng từ bên ngoài đi tới, ông ta để râu, áo sơ mi cởi phanh sang một bên.
“Nóng chết mất thôi, sao không chịu bật quạt lên vậy?” Giọng người đàn ông sảng sảng, nhưng do nghiện hút thuốc nên lúc nói chuyện giống như đang bị mắc đờm trong cổ.
"Bật, bật, bật! Lúc nào cũng chỉ biết bật! Ông biết một tháng ông lãng phí bao nhiêu tiền điện của tôi không hả. Mới sáng sớm thì nóng gì mà nóng, không thích nóng thì biến ra ngoài kia. Đây không phải nhà của ông, nên ông không biết tiếc phải không hả."
Bà chủ mắng dứt lời, người đàn ông cũng không dám phàn nàn thêm câu nào nữa. Cảnh này hầu như sáng nào cũng diễn ra trong tiệm, chủ quán là người đàn ông nghiện thuốc phiện, tiêu xài hoang phí, nhưng vợ ông ta lại là một con người keo kiệt, bủn xỉn có tiếng trong khu, miệng lúc nào cũng treo hai từ “tiết kiệm”.
Người nóng đến toát mồ hôi là chị ta mà. Tất nhiên những lời này Yến Lê chỉ dám nói thầm trong bụng.
Hơn mười một giờ, khách mới lần lượt đến ăn.
Yến Lê vừa làm tạp vụ, vừa làm bồi bàn, chạy đi chạy lại hơn chục lần, chưa đến ba mươi phút lưng cô đãướt đẫm mồ hôi. Đến mười một giờ rưỡi, con trai hai ông bà chủ đi học thêm về, dẫn theo một nhóm bạn nhốn nháo tới quán mì.
"Thái Cảnh Huy, nhà hàng nhà chú mày cũng ra gì đó chứ. Bữa này mày mời đi, ăn xong bọn anh dẫn chú mày đến Thành Nam chơi net."
"Theo bọn anh đi, sau này không phải sợ gác cổng gì nữa. Cái trò khỉ đó, mấy cái lão già vô tích sự đó sao ngăn được bọn anh…”
Đám người vây quanh chiếc bàn ngay giữa tiệm, anh một câu chú một câu hò hét ầm ĩ, khách trong tiệm liếc nhìn mấy lần nhưng cũng chỉ lắc lắc đầu rồi cúi xuống tiếp tục ăn mì.
Đầu Yến Lê còn cúi thấp hơn bọn họ, cô cầm bán đũa, nhanh chóng đi vòng qua bàn bọn họ.
“... tối nay đưa chú đi gặp anh Giang của bọn anh…” Đứng ở xa, Yến Lê vẫn loáng thoáng nghe ra giọng đắc ý của người nhuộm tóc vàng.
Lúc đi qua quầy thu ngân, Yến Lê đánh mắt thì thấy bà chủ vẫn ngồi vắt chân ngồi đó, vẻ mặt dịu dàng nhìn con trai. Yến Lê chần chừ, muốn nói lại thôi, cô im lặng bước vào bếp.
Cô biết mấy người mà Thái Cảnh Huy dẫn đến. Những người đó đều nổi như cồn ở trường trung học 13, cả ngày rảnh rỗi đi gây chuyện, giỏi nhất việc ăn chơi tụ tập, hút thuốc đánh nhau cũng không thua ai. Yến Lê không phán xét chuyện của người khác, nhưng trước đây cô không ít lần bạn gái của đám người đó gây khó dễ.
Nhà họ Thái chỉ có đúng một người con trai, nếu chơi với bọn họ, sớm muộn gì cũng có chuyện.
Yến Lê rửa sạch rau, nhặt lá rau bị hỏng ra, vứt vào trong góc.
“Liên quan gì đến mình chứ, lo chuyện bao đồng!” Cô nghĩ, cất lại lời muốn nói, tránh cho bản thân gặp phiền phức.
Bảy, tám giờ tối là thời điểm đường phố Sùng An nhộn nhịp nhất.
Con phố này vắt ngang khu nhà cũ, ở đầu hay cuối con đường đều có sạp ăn vặt và cửa hàng tạp hóa, đoạn giữa còn mọc lên toà sinh hoạt tập thể, đắp cao tới bảy tám tầng, nhưng so với khu nhà mới bên kia thì chẳng đáng là gì.
Lúc Thái Cảnh Huy vén rèm bếp ra, Yến Lê vẫn đang rửa bát.
“Yến Lê, một bát mì, không rau thơm, không cho hành, nhiều thịt bò.” Cậu con trai đen gầy, vừa nhìn đã thấy nét mặt giảo hoạt giống như những con buôn.
Trước đây, cả hai đều là học sinh trường trung học số 13 nhưng không cùng lớp. Sau này khi Yến Lê đến để xin làm việc bán thời gian, mẹ Thái Cảnh Huy vốn không đồng ý vì thấy Yến Lê gầy quá, nhưng Thái Cảnh Huy biết cô cũng học cùng trường thì nói mẹ giữ cô lại.
Con người Thái Cảnh Huy nói tốt không tốt, nhưng nói xấu thì lại không phải, dù sao anh ta từng giúp cô một lần, cũng không làm hại gì đến cô, nên lúc gặp mặt cô vẫn giữ thái độ thân thiện.
“Được, đem lên bàn của cậu lúc nãy à, thêm bốn chai Lao Sơn nhé?”
Thái Cảnh Huy cười hi hi, giơ tay ra: “Không không không, sáu bình, hôm nay tôi mời thêm bạn mới.”
Yến Lê gật đầu, cậu ta liền rời đi.
Trong bếp nóng nực, Yến Lê rửa tay rồi buộc lại tóc, tấm kính đã ngả sang màu vàng, hình ảnh cô phản chiếu trên đó mơ hồ không rõ.
Khuôn mặt cô không chút phấn son, cũng không tính là xinh đẹp, ngoại trừ trắng, điều nổi bật nhất là đôi mắt vừa dài vừa nhỏ vừa lạnh lùng, làm người khác không mấy thiện cảm.
Cô bê khay ra ngoài, một bát mì thịt bò tiêu chuẩn cỡ vừa và hai mươi xiên thịt cừu nướng.
Gió hè oi nóng, trộn lẫn với mùi gia vị cay mũi, âm thanh cười nói rôm rả, tiếng ve sầu kêu ra rả, tiếng bài hát Quảng Đông ồn ào truyền tới từ tiệm làm tóc cách vách, Yến Lê đứng tìm kiếm bàn của Thái Cảnh Huy giữa một không khí hỗn loạn ấy.
Trời nhá nhem tối, đèn đường Sùng An vẫn cứ nhập nhèm như thường lệ, nhưng Yến Lê lại nhìn thấy ngay từ khi mới bước ra – cũng do cậu quá nổi bật trong đám người kia. Chàng trai mặc bộ đồng phục màu xanh, khuôn mặt tuấn tú, trắng trẻo nhưng cũng đủ cứng rắn, lạnh lùng.
Giữa cái nơi lộn xộn này, trắng đến mức chói mắt.
Ps: Phải nói là lâu rồi mình mới tìm được quyển truyện có bối cảnh như này. Mình rất là thích mấy cuốn giống như Những tháng năm hổ phách, Thời niên thiếu, Cà phê đợi một người, mà cuốn này làm mình nhớ đến mấy truyện đấy nên mình đã quyết định dịch thử. Vì mình vừa đọc vừa làm nên sẽ có một vài chỗ sai sót, mình sẽ sửa lại sau khi hoàn thành xong nhé. Hy vọng mọi người sẽ thích truyện ạ🥺
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương