Hào Khí Đông A

Chương 30: Khói Lửa Chiến Tranh



Bờ Nam sông Mai Giang ( sông Hoàng Mai), tiền đồn đầu cầu.

Phía trước cầu có một khoảng đất rộng, chiều dài chừng năm trăm mét, chiều rộng chừng bảy trăm mét, xung quanh được bao bọc bởi các đầm lầy, ruộng ngập nước và các khoảng rừng cây bụi.

Trước khoảng đất lại có một con sông nhỏ chắn ngang, khiến cho nó trở thành một ốc đảo nhỏ thu nhỏ, một vị trí dễ thủ khó công.

Chính vì vậy, quân Đại Việt đã quyết định xây dựng tiền đồn bảo vệ cầu tại khoảng đất này.

( Vị trí tiền đồn tương ứng với phường Mai Hùng, TX Hoàng Mai, đoạn quốc lộ 1 chạy từ cầu Hói Bãi đến cầu Hoàng Mai)

Quân Chiêm Thành muốn chiếm được cầu thì buộc phải chiếm được tiền đồn này trước.

Vốn trên nhánh sông nhỏ có một cây cầu bằng gỗ nhưng sau khi nhận được tin quân Chiêm Thành đang tiến đến, quan quân Đại Việt đã mau chóng phá hủy cây cầu.

Hai bên bờ của nhánh sông nhỏ đều khá dốc, cây cối, bụi gai um tùm, cơ bản là không thể leo lên được từ phía dưới sông.

Chỉ có khoảng bãi bồi nhỏ dài chừng hai trăm mét ngay trước đồn là có địa hình thoải, có thể leo lên bờ được.

Để phòng ngừa quân Chiêm đổ bộ, phía Đại Việt đã huy động quân lính và cả người dân cắm đầy tre nhọn trên bãi bồi này.

Trên bờ được rào lại bằng những cây gỗ lớn và tre già, cứ cách một mét lại có một lỗ châu mai để quan sát và bắn tên ra.

Sau khi nhận được tình báo quân Chiêm đang tiến đến, toàn bộ quan quân nhà Trần ở tuyến phòng thủ đầu tiên được lệnh vào vị trí chiến đấu.

Trong đồn lúc này cũng đứng đầy binh lính nhà Trần, quân số trong đồn từ tám mươi lính tăng đến tám trăm lính.

Đây là quân số đầy đủ của một doanh, chính là doanh số một thuộc vệ Thiên Uy.

Tướng chỉ huy là Trần Thúc Quỳnh, là con trai của Chương túc quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán.

Trần Thúc Quỳnh năm nay ba mươi mốt tuổi, tòng quân mười sáu năm, chức thăng đến chính lục phẩm, quan thăng đến “Thị vệ tướng quân”.

Trần Nguyên Đán là chắt đời thứ năm của Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, nên Trần Thúc Quỳnh chính là chắt đời thứ sáu.

Xét theo họ hàng thì Nguyên Hãng phải gọi Trần Nguyên Đán là chú xưng cháu, còn Trần Thúc Quỳnh phải gọi cậu là anh.

Tuy cùng hàng nhưng do là chi phụ nên Trần Thúc Quỳnh chỉ được phong tước đến á hầu, kém cậu tới hai bậc.

Dù là tôn thất nhưng do không có công lao gì, bản thân cũng không xuất sắc nên dù đã ở trong quân mười mấy năm cũng chỉ có thể leo lên vị trí doanh trưởng.

Trong mắt ông ta không dấu dược sự lo lắng, dù không phải lần đầu đánh trận nhưng đây là lần đầu tiên ông ta phải một mình chỉ huy quân lính chống lại đội quân đông gấp mấy lần.

Quan trọng nhất là tinh thần của binh lính rất kém.

Binh lính xung quanh đều có vẻ mặt lo lắng, bồn chồn, hoàn toàn không có khí thế quyết chiến.

Điều này cũng khó trách, bởi lẽ mấy năm gần đây quân Đại Việt đều thua trận khi đối đầu với quân Chiêm Thành.

May mắn quân đội nhà Trần vẫn là đội quân có kỷ luật rất tốt nên dù khí thế không cao nhưng hàng ngũ vẫn rất chỉnh tề.

Trần Thúc Quỳnh hướng ánh mắt về phía bên kia sông, cách chừng ngàn mét có thể thấy thấp thoáng lều trại của quân Chiêm Thành.

Một tiếng trước quân Chiêm đã xuất hiện nhưng chúng không ngay lập tức tấn công mà hạ trại từ xa, có lẽ là nghỉ ngơi hồi phục, hoặc để đợi thủy quân phối hợp.

Mà lúc này, binh lính bỗng xung quanh trở lên ồn ào, đánh thức Trần Thúc Quỳnh từ trong suy tư.

Nhìn lên vọng gác, nói to

- Có chuyện gì xay ra?

Một tên lính gác bên trên thò đầu ra, vừa nói vừa chỉ tay về phía đông, hướng bờ biển.

- Tướng quân, phía cửa biển có khói hiệu, là ba cột khói.

Trần Thúc Quỳnh nhìn theo hướng tên lính chỉ, quả nhiên thấy ba cột khói màu trắng ở hướng đông, cùng với đó là tiếng trống dồn dập.

Ba cột khói là báo hiệu có quân địch với số lượng lớn xuất hiện, ít nhất phải có trên năm ngàn quân.

Từ vị trí này đến cửa biển chỉ khoảng ba km theo đường chim bay nên có thể quan sát rõ cột khói cũng như nghe rõ tiếng trống trận.

Một vị võ tướng tiến đến.

- Tướng quân, có thể là thủy quân của chúng đang tấn công cửa biển.

Trần Thúc Quỳnh gật đầu rồi nói.

- Lệnh quân lính sẵn sàng, có thể quân địch bên kia sẽ có động tĩnh.

Lời vừa dứt thì trên vọng gác vang lên tiếng trống báo hiệu, kèm với tiếng hô to của binh lính trên vọng gác.

- Quân địch tấn công, quân địch tấn công.

Quan quân nhà Trần đổ dồn ra phía tường lũy, nhìn về con đường lớn phía xa đang bay lên từng đợt khói bụi.

Cửa Cờn.

Cửa Cờn là nơi sông Mai Giang ( sông Hoàng Mai) đổ ra biển đông.

Do sông Mai Giang thời Trần có lưu lượng lớn hơn nhiều so với thời hiện đại nên cửa Cờn thời này cũng lớn hơn rất nhiều.

Cửa biển rộng ngàn mét, khắp nơi là xoáy nước ngầm và những ngọn sóng lớn.

Một bên cửa biển là vùng đồng bằng châu thổ được phù xa bồi đắp, ngày nay là địa phận xã Quỳnh Phương.

Phía bên kia là vùng đồi núi cao ven biển thuộc địa phận xã Quỳnh Lập ngày nay.

Lúc này, mặt nước chỗ cửa biển đang diễn ra một trận hỗn chiến của hàng trăm chiếc thuyền.

Cả hai bên đều trang bị nhiều loại thuyền chiến từ nhỏ đến lớn.

Bên Đại Việt lấy Lâu Thuyền làm thuyền chỉ huy, thuyền Mông Đồng làm chủ lực, thuyền nhẹ là hỗ trợ.

Một Lâu Thuyền chỉ huy ba mươi chiến thuyền Mông Đồng, vài chục chiếc thuyền nhẹ.

Một chiếc Mông Đồng của Đại Việt lao nhanh vào giữa thân một chiếc thuyền chiến của quân Chiêm Thành.

Cú va chạm mạnh khiến chiếc thuyền chiến của Chiêm Thành bị hất nghiêng về một bên, binh lính bên trên nhiều người bị hất xuống nước.

Thủy quân nhà Trần lúc trước khi va chạm đều hạ thấp thân người, bám chặt vào thành thuyền nên chỉ bị ngả nghiêng chút ít.

Con thuyền vừa ổn định, hơn hai mươi lính Đại Việt đồng loạt giương cung bắn về phía quân Chiêm ở thuyền bên kia.

Bị đâm mạnh khiến binh lính Chiêm Thành không thể ổn định đội hình, khiên chắn trên tay cũng trở lên xộc xệch, để lộ ra rất nhiều khe hở.

Xoẹt, xoẹt….

Hự, á á…

Sau một loạt tiếng xé gió là âm thanh mũi tên xuyên vào da thịt, và âm thanh đau đớn của đám lính Chiêm Thành.

Thuyền chiến của quân Chiêm dài hơn của Đại Việt chút ít lên số lượng binh lính cũng nhiều hơn, thông thường có khoảng 40 tên so với chỉ 25 lính của Đại Việt.

Qua một cú đâm húc và một loạt tên, số lượng đã giảm đi gần một nửa.

Đến loạt tên thứ hai của quân nhà Trần, quân Chiêm đã ổn định lại đội hình nên hiệu quả không còn được tốt nữa, chỉ có vài tên trúng tên rơi xuống nước.

Vũ khí tầm xa đã không còn hiệu quả, ngay lập tức những tay chèo thuyền của quân Đại Việt sử dụng những sợi dây thừng, ở đầu có một cái móc 3 cạnh hình lưỡi câu, ném về phía thuyền địch.

Hơn chục sợi dây móc bám chắc chắn vào thành thuyền địch.

Những tay chèo thuyền dùng hết sức kéo thật mạnh, thuyền chiến của hai bên lập tức ghép sát vào nhau.

Chưa đợi thuyền cố định, binh lính nhà Trần tay phải cầm gươm, tay trái cầm mộc chắn, nhanh nhẹn nhảy sang thuyền của quân Chiêm đánh giáp lá cà.

Những tay chèo thuyền cũng bỏ lại mái chèo, lấy gươm, đao để cạnh ùa sang thuyền địch.

Quân chiêm tuy thiệt hại gần 30 tên nhưng những tay chèo thuyền của địch cũng đã chuyển sang dùng vũ khí, khiến quân số hai bên lập tức trở nên cân bằng.

Tiếng binh khí va chạm vào nhau, tiếng chém vào da thịt, tiếng kêu đau đớn của con người tạo nên một mớ hỗn tạp về âm thanh.

Quan quân chỉ huy của nhà Trần là một viên phó đô ngoài ba mươi tuổi, anh ta cầm một thanh đao cán dài, không ngừng bổ chém.

Không có động tác hoa mỹ, mỗi lưỡi đao bổ xuống đều có máu kẻ thủ tuôn ra.

Chỉ vài phút đã có ba, bốn tên Chiêm Thành gục dưới lưỡi đao.

Vừa chém gục tên lính địch phía trước, viên chỉ huy nhìn về phía giữa chiếc thuyền, tên chỉ huy của quân Chiêm cũng đang nổi điên chém giết, thoáng chốc đã có hai binh lính nhà Trần gục gã.

Hét to một tiếng, viên chỉ huy lao về phía tên tướng địch, tên này cũng gầm lên rồi lao đến.

Binh lính 2 bên vô thức đều nhường ra một con đường cho 2 vị chỉ huy.

Choangggg

Âm thanh chát chúa vang lên khiến cho mấy tên lính bên cạnh nổi hết da gà.

Viên chỉ huy của quân Đại Việt chỉ khẽ hừ một tiếng, cán đao khẽ run lên và bật lại phía sau một chút rồi lập tức vững lại.

Hét lên một tiếng, anh ta lại mạnh mẽ vung đao chém xuống một lần nữa.

Tên chỉ huy Chiêm Thành thì hét lên một tiếng đau đớn, thanh đao hắn cầm xém chút bị đánh bay, hổ khẩu ( phần bàn tay giữa ngón cái và ngón trỏ) bị rách ra, máu từ đó chảy ra nhuộm đỏ cả cán đao.

Thân hình hắn cũng vì vậy mà lùi lại mấy bước, khó khăn lắm mới giữ được đao không bị rơi khỏi tay.

Chưa kịp hoàn hồn đã thấy đối thủ một lần nữa vung đao chém xuống.

Kêu lên một tiếng sợ hãi, hắn phải dùng cả hai tay một lần nữa giơ đao lên đón đỡ.

Cây đao mà hắn sử dụng là loại đao thường thấy của quân Chiêm Thành, lưỡi đao dài và nhỏ, trọng lượng khá nhẹ, phù hợp khi tác chiến khoảng cách xa.

Mà cây trường đao viên chỉ huy nhà Trần sử dụng lại là loại đao to bản, lưỡi đao tuy ngắn hơn nhưng lại dày và nặng hơn, kết hợp với chuôi đao dài, khi chém cần dùng lực cả hai tay nên lực tạo ra cũng lớn hơn loại đao của tên Chiêm Thành.

Vì vậy mà vừa đối đầu tên tướng Chiêm Thành đã ăn phải thiệt thòi.

Tuy đau đớn nhưng sinh tử trước mắt, tên tướng Chiêm cắn rang giơ đao lên chống đỡ.

Choang, choang, choang..

Viên chỉ huy nhà Trần liên tiếp vung hơn chục đao, tên tướng địch liên tiếp lùi về sau.

Nhận thấy tên tướng địch đã hết đà, viên chỉ huy Đại Việt gầm lên một tiếng, người phát lực nhảy lên cao, lưỡi đao cũng vung cao ra sau đầu, sau đó chém mạnh một nhát xuống đầu tên tướng địch.

Luống cuống, tên tướng Chiêm chỉ đành vội vàng giơ đao lên chặn trước đầu.

Choang..xoẹt.

Thanh đao của tên tướng Chiêm bị chém văng ra khỏi tay của hắn, trong mắt hắn chỉ kịp nhìn thấy một đạo hàn quang lóa lên, cảm giác mát lạnh lướt qua cổ, sau đó là cột máu đỏ oạch vọt lên.

Hắn kêu thảm một tiếng, đau đớn khiến cả người hắn mất hết sức lực, sau đó mọi thứ tối xầm lại.

Chém chết tướng địch, viên chỉ huy nhà Trần gầm lên hung phấn, quân binh Đại Việt xung quanh cũng hò reo vang dội, sĩ khí cao vút, lao vào chém giết quân Chiêm.

Mà trái ngược, binh lính Chiêm Thành sau khi thấy chỉ huy của mình bị chém chết tại trận đều sợ hãi, ánh mắt nhìn về phía tướng nhà Trần đầy kinh sợ.

Chưa kịp hoàn hồn đã bị binh lính Đại Việt như hổ đói lao đến, ý chí tan rã, sĩ khí giảm đến múc thấp nhất.

Rất nhanh quân Chiêm đã không chống cự được, bị quan quân nhà Trần giết cho tan tác, nhiều kẻ vứt cả vũ khí nhảy xuống lòng sông để trốn thoát.

Chỉ vài phút sau, trên thuyền chỉ còn lại quan quân nhà Trần, quân Chiêm kẻ chạy kẻ chết.

Sau khi reo hò, quan quân nhà Trần lại bước bước sang thuyền Mông Đồng, một lần nữa chèo sang vị trí đang chém giết khác.

Khung cảnh như vậy đang có ở khắp mọi nơi trên mặt sông.

Mấy trăm chiếc thuyền chiến đủ cỡ lao vào nhau.

Có thuyền của quân Chiêm bị đâm chìm, cũng có thuyền của Đại Việt bị gãy làm đôi sau khi va chạm.

Thỉnh thoảng lại có những chiếc thuyền trống không, bên trên ngoài xác chết của binh lính hai bên thì không còn một người sống.

Có chỗ quân Đại Việt chiếm ưu thế nhưng cũng có chỗ quân Chiêm lại tạo được bước tiến.

Trận chém giết kéo dài từ giữa buổi sáng đến tận gần tối mới kết thúc.

Quân Chiêm Thành sau cùng phải rút khỏi cửa biển, để lại một thuyền lớn, mười thuyền cỡ trung và trên năm mươi thuyền nhẹ cùng với khoảng hai ngàn quân bị tiêu diệt.

Thủy quân Đại Việt giữ được chiến tuyến, tuy vậy cũng chịu thiệt hại mười ba thuyền mông đồng, bốn mươi thuyền nhỏ và khoảng hơn một ngàn quân thương vong.

Thủy quân Chiêm Thành tạm thời không thể tiến sâu vào nội địa tiếp ứng cho bộ binh tiến quân.
Chương trước
Maxvin

W88

Game bài nhiều người chơi
Tele: @erictran21
Loading...