[Hệ Liệt Bệnh Kiều] Ao Thần
Chương 7: Ngược dòng (6) – Áo cưới
Dự đoán của ông Lý không hề sai, chờ đợi huyện Nghi là một cuộc ác chiến.
Là nơi không ngừng chi viện lương thực và binh lính cho Cát Châu kế cận, bản thân Chương Châu đã có phần hụt sức.
Chín tháng sau, Cát Châu thất thủ.
Thời gian ấy có một trận quân Thanh bại lui, tiếc thay tới tháng 7 củng cố quân lực, cuối cùng lui về Chương Châu.
Chương Châu, là cột mốc khó nhằn cuối cùng.
Binh lính dần dần xâm nhập huyện Nghi, binh mã có thể điều động của sáu tỉnh phía nam cũng kéo cả về chốn nhỏ bé không ai hay tên này. Các cánh viện quân với đủ kiểu phương ngữ láo nháo, thống soái bất đồng, quân đội Nam Minh tuy nhân số quá năm vạn hai ngàn người nhưng lại khó tạo thành sức mạnh, quả là xấu hổ.
Chủ soái hạ lệnh, toàn dân thành lính, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ yếu sức cũng được huy động, thanh niên trai tráng lại càng là lực lượng chiến đấu cốt lõi.
Đã là giờ khắc quyết định sinh tử. Tòa thành này, giữ được rồi, cuộc sống hãy còn hi vọng. Nhược bằng thành phá, vậy chẳng còn gì hết.
Bản dịch bạn đang đọc chỉ đăng trên địa chỉ duonglam.design-blog và wattp@d @namonade. Nếu không đọc ở hai địa chỉ này, tức bạn đã đọc ở trang đăng lại trái phép. Đọc truyện ở trang đăng lại trái phép là bạn đang giết chết đam mê và nhiệt huyết dịch truyện của người chuyển ngữ.
Điều duy nhất ông Lý liệu sai, là cuộc chiến này kéo dài lâu hơn, khốc liệt hơn ông nghĩ.
Tháng 6 năm Long Vũ nguyên niên (1946), cùng với viện binh kéo tới là tin dữ Long Vũ Đế bỏ mình.
Đây là cọng rơm cuối cùng đè quân đội Nam Minh và dân chúng đổ sụp.
Sẽ không còn viện quân nữa.
Còn vạn quân Nam Minh này, thân phận hỗn tạp, lòng quân không vững, chưa chiến đã vỡ, cuối cùng số lùi về trong thành phòng thủ chỉ mới quá sáu ngàn.
Tiệm vải đã đóng cửa ngưng kinh doanh từ sớm.
Lý phu nhân chỉ hận sao lúc đầu mình không chất thêm về nhà vài tạ gạo. Trong nhà cứ cô quạnh hơn mỗi ngày, lòng bà kín nỗi sầu lo, dầu có chồng con khuyên nhủ cũng vẫn ốm đổ ra giường, không dậy được.
Lý Cảnh không nhớ nổi lần trước được ăn một bữa đàng hoàng là khi nào. Mỗi bữa cơm hiện giờ chỉ có một lớp váng mỏng nổi lềnh bềnh miệng bát, vớt được có mấy hột gạo.
Lương thực trong nhà tạm để mẹ phần hơn, thuốc thì từ lâu đã chẳng đào đâu ra, nay chỉ còn cách cầm ngày nào hay ngày nấy.
Mấy tháng nay Lý Cảnh đã trông hết những sinh ly tử biệt phải thấy suốt một đời. Nàng đã cất gọn di cốt của cha đâu đấy. Trên người cha có ba vết dao làm gãy xương, do người Thát chém mà thành. Nàng tự tay khâu lại cho cha, thay áo liệm, thuê người khiêng lên núi chôn trong mộ tổ họ Lý.
Lý Cảnh cúng bái mỗi ngày, cầu mong cha trên trời có thiêng phù hộ cho mẹ.
Rồi Lý phu nhân vẫn đi. Bên cạnh ông Lý có thêm một tấm bài vị.
Lý Cảnh dốc hết sức lực tâm trí tìm kiếm lương thực dỗ mẹ nuốt xuống, hiềm nỗi Lý phu nhân đã không cất nổi tiếng từ lâu lắm, nước thấm còn không vào, chớ nói chi là thức ăn.
Rốt bà cũng theo chồng mà đi, coi như không uổng nghĩa vợ chồng ân ái một kiếp.
Tim nguội lạnh rồi, người cũng khô héo, không giữ được.
Lý Cảnh không khóc, cặp mắt chỉ biết tê buốt. Nàng đã không khóc nổi từ lâu.
Nàng đã không còn là cô tiểu thư nhà Lý có thể vơ lấy ai đó nhõng nhẽo.
Không còn ai nữa, đi cả rồi, cái gì nên khóc đã khóc cạn rồi.
Tháng 9, đã không còn tìm được thức ăn trong thành.
Lương cạn.
Lý Cảnh nghĩ, nàng của một năm về trước tuyệt nhiên không thể ngờ mình lại ra đến nông nỗi này.
Trong bộ dạng nhếch nhác bẩn thỉu, nàng lên núi lùng tìm từng cọng cỏ. Nhưng làm gì còn tới lượt nàng, cả vùng này đã bị bới tung từ đời nào.
Chỗ cao hơn, nàng không bò lên nổi. Thậm chí cả đứng thôi cũng là quá đỗi nhọc nhằn.
Nhân khi mặt trời chưa tắt hẳn, nàng trông thử xem còn có thể đào được tí chút thứ gì. Cầu trời không tuyệt đường người, cho nàng gặp may.
Lý Cảnh bước về trước hai bước, thấy mắt tối sầm, người chợt ngã đổ xuống đất, lăn vài vòng, may nhờ có gốc cây ngăn trở mới không lăn thẳng xuống núi.
Khi tỉnh lại đã là khuya khoắt, gió lạnh rít gào, nàng lần mò xuống núi trong bóng tối, bước từng bước khập khễnh về tới ngõ Bát Đài. Cổng lớn nhà Lý in vết máu bắn đã khô. Mấy bữa trước quân Thanh chém giết tới đây, bị ép chạy khỏi sau cuộc chiến trong ngõ, đứa con gái yếu sức là nàng ấy thế cũng giơ dao chém được vài kẻ.
Quả thật may mắn, nhặt được cái mạng này về.
Cũng chẳng được coi là đứa gái yếu sức lâu rồi. Từ khi cố thủ thành trì, mọi việc nặng nhọc nàng đã làm cả. Lý Cảnh cười méo.
Lý Cảnh lục tìm hết dao chẻ củi, dao thái, sào tre, cuốc, liềm… trong nhà ra, cả cũ cả mới, là dao thì mài, sào tre thì vót đầu cho nhọn.
Dân binh đào đâu ra vũ khí chính quy, nàng cũng chỉ đành kiếm tạm mấy món thế, tốt xấu vẫn dùng được.
Ban ngày, dao giắt trên mình, hoặc lên cổng thành phụ giúp ném đá từ trên xuống khi địch công phá, hoặc trông bên trên ra lệnh, có gì làm nấy, lắm bận lo cả việc chăm sóc lính bị thương.
Đêm, độc mình nàng ngủ giữa căn nhà trống vắng, chẳng cảm thấy nỗi sợ. Có lẽ do xác tàn chi gãy gì đã chứng kiến cả rồi.
Đêm ngày 3 tháng 10 năm Long Vũ nguyên niên, phản thần hiến mưu, quân Thanh phát động tổng tiến công, trọng binh hướng mũi dùi công phá cổng Nam thành.
Rạng sáng ngày 4 tháng 10 năm Long Vũ nguyên niên, sương lên, thành phá.
Quân đội Nam Minh đang gượng nốt trận chiến cuối cùng với quân Thanh.
Lý Cảnh thẫn thờ bò dậy từ giữa đống người chết.
Suýt nàng đã quên, trán nàng được mảnh vảy của Tắc Duy, nước không thể dìm chết nàng.
Thành đã không giữ được.
Trong thành có mười mấy ao sen, nối liền thành dải, nay đều đã lấp kín xác chết.
Không phải thanh niên trai tráng, không có thanh niên trai tráng, Lý Cảnh nhìn khắp, nhiều hơn cả là con gái trẻ tuổi và người già không muốn chịu lăng nhục.
Dưới những cành sen héo úa còn lại lềnh bềnh những xác là xác, chèn kín lên nhau không kẽ hở.
Nơi này đã không dung chứa được nàng.
Tiếng la giết chóc của quân Thanh tiến tới gần hơn.
Lý Cảnh gỡ một cánh tay vướng chân mình ra. Nàng phải về nhà.
Về nhà.
Đi thôi, về ngõ Bát Đài, về phủ Lý.
Đi thôi!
Suốt đường loạng choạng va vấp, ngã dúi dụi mấy lần, dọc con đường đâu cũng thấy vết máu, nghĩ ắt ban nãy quân Thanh đã quét qua đây, dám khi còn sẽ trở lại, nàng phải nhanh hơn, nhanh hơn nữa.
Lý Cảnh gần như bò vào cổng nhà.
Nàng vịn trụ cửa đứng dậy. Căn nhà bị lùng sục khiến đồ đạc tứ tán, một số bị dao khều vỡ.
Nàng không lo được nữa.
Nàng kéo mạnh ngăn tủ dưới chiếc giường lớn chạm trổ.
Thứ đặt bên trong, là áo cưới.
Áo mẹ bắt nàng tự tay thêu cho mình.
Nàng không thạo thêu, làm chậm hơn người khác, sửa rồi lại thêu, thêu rồi lại sửa, bấy mới làm được một món như thế.
Không kịp tô son phấn, nàng vốc nước rửa qua loa đầu mặt mình cho sạch. Đã không tìm được thứ gì giống trang sức trong nhà. Nàng mặc áo cưới, bẻ đại cành hoa quế trong vườn, búi tròn tóc thành kiểu tóc có chồng. Nàng soi bóng mình trong ao nước, tự thấy hài lòng, trở vào phòng lấy kéo mang ra.
Nàng trông thiếu nữ áo đỏ tựa máu dưới ao nước, nhắm mắt dằn lòng, tay trái đẩy cây kéo dúi vào ổ ngực.
Lý Cảnh mềm người, đổ gục xuống lòng ao, áo cưới thắm đỏ trải rộng trên mặt ao, thấm nước kéo nàng từng bước dấn sâu vòng ôm của cái chết.
Tay trái nàng hãy siết giữ thứ gì trong tuyệt vọng, kiên quyết không buông.
Thành rơi vào tay giặc.
Ngõ Bát Đài lặng im phăng phắc.
Tiếng rao hàng tưng bừng ngày cũ nay đã về nơi xa. Gánh hàng rong rao kẹo hồ lô đường đã tìm chẳng thấy, hàng tạp hóa mỗi bận ghé ngang đều gọi đám trẻ con bu kín cũng không còn tới, càng chẳng thể nghe tiếng mời gọi “mài dao đây, giũa kéo đây” hay cố ý ngân dài kia nữa.
Phương nam mưa nhiều, trời tháng 7, tháng 8 lại càng như rỉ nước.
Mưa tí tách buông rèm, máu bị nước mưa rửa trôi, gột sạch sẽ.
Giữa trưa, ngõ Bát Đài chẳng có lấy một cuộn khói, không một hộ nổi lửa nấu cơm, cũng không ai lạ vì người ngõ này đã đi đâu mất.
“Cộc, cộc.” Từ cuối con ngõ vọng tới tiếng gậy gõ lên mặt đất theo quy luật.
Chương Châu thất thủ, từ khi quân Thanh chiếm Xương Châu rồi càn quét những châu khác cùng tỉnh, tổng cộng một năm lẻ tám tháng.
Kiểm kê số trai đinh sau cuộc chiến, số lượng không tới ba, bốn phần mười trước chiến tranh.
Đi tới từ đằng cuối kia, là một ông lão còng lưng lòa mắt. Ông lão gõ cây gậy tre, ngâm nga câu hát lạc tông lỡ nhịp như cười lại như khóc, vẻ như điên dại.
“Thịnh suy việc ông trời, xoay vòng nay đến ai. Ngày qua máu nhuộm thành, buổi mai vui chung lối. Thế nhân quên nhiều sự, nghe điệu hát xưa ôi là hay: “Con dân triều cũ già mòn mõi, du nữ vui ca lần lữa về”…”
Là nơi không ngừng chi viện lương thực và binh lính cho Cát Châu kế cận, bản thân Chương Châu đã có phần hụt sức.
Chín tháng sau, Cát Châu thất thủ.
Thời gian ấy có một trận quân Thanh bại lui, tiếc thay tới tháng 7 củng cố quân lực, cuối cùng lui về Chương Châu.
Chương Châu, là cột mốc khó nhằn cuối cùng.
Binh lính dần dần xâm nhập huyện Nghi, binh mã có thể điều động của sáu tỉnh phía nam cũng kéo cả về chốn nhỏ bé không ai hay tên này. Các cánh viện quân với đủ kiểu phương ngữ láo nháo, thống soái bất đồng, quân đội Nam Minh tuy nhân số quá năm vạn hai ngàn người nhưng lại khó tạo thành sức mạnh, quả là xấu hổ.
Chủ soái hạ lệnh, toàn dân thành lính, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ yếu sức cũng được huy động, thanh niên trai tráng lại càng là lực lượng chiến đấu cốt lõi.
Đã là giờ khắc quyết định sinh tử. Tòa thành này, giữ được rồi, cuộc sống hãy còn hi vọng. Nhược bằng thành phá, vậy chẳng còn gì hết.
Bản dịch bạn đang đọc chỉ đăng trên địa chỉ duonglam.design-blog và wattp@d @namonade. Nếu không đọc ở hai địa chỉ này, tức bạn đã đọc ở trang đăng lại trái phép. Đọc truyện ở trang đăng lại trái phép là bạn đang giết chết đam mê và nhiệt huyết dịch truyện của người chuyển ngữ.
Điều duy nhất ông Lý liệu sai, là cuộc chiến này kéo dài lâu hơn, khốc liệt hơn ông nghĩ.
Tháng 6 năm Long Vũ nguyên niên (1946), cùng với viện binh kéo tới là tin dữ Long Vũ Đế bỏ mình.
Đây là cọng rơm cuối cùng đè quân đội Nam Minh và dân chúng đổ sụp.
Sẽ không còn viện quân nữa.
Còn vạn quân Nam Minh này, thân phận hỗn tạp, lòng quân không vững, chưa chiến đã vỡ, cuối cùng số lùi về trong thành phòng thủ chỉ mới quá sáu ngàn.
Tiệm vải đã đóng cửa ngưng kinh doanh từ sớm.
Lý phu nhân chỉ hận sao lúc đầu mình không chất thêm về nhà vài tạ gạo. Trong nhà cứ cô quạnh hơn mỗi ngày, lòng bà kín nỗi sầu lo, dầu có chồng con khuyên nhủ cũng vẫn ốm đổ ra giường, không dậy được.
Lý Cảnh không nhớ nổi lần trước được ăn một bữa đàng hoàng là khi nào. Mỗi bữa cơm hiện giờ chỉ có một lớp váng mỏng nổi lềnh bềnh miệng bát, vớt được có mấy hột gạo.
Lương thực trong nhà tạm để mẹ phần hơn, thuốc thì từ lâu đã chẳng đào đâu ra, nay chỉ còn cách cầm ngày nào hay ngày nấy.
Mấy tháng nay Lý Cảnh đã trông hết những sinh ly tử biệt phải thấy suốt một đời. Nàng đã cất gọn di cốt của cha đâu đấy. Trên người cha có ba vết dao làm gãy xương, do người Thát chém mà thành. Nàng tự tay khâu lại cho cha, thay áo liệm, thuê người khiêng lên núi chôn trong mộ tổ họ Lý.
Lý Cảnh cúng bái mỗi ngày, cầu mong cha trên trời có thiêng phù hộ cho mẹ.
Rồi Lý phu nhân vẫn đi. Bên cạnh ông Lý có thêm một tấm bài vị.
Lý Cảnh dốc hết sức lực tâm trí tìm kiếm lương thực dỗ mẹ nuốt xuống, hiềm nỗi Lý phu nhân đã không cất nổi tiếng từ lâu lắm, nước thấm còn không vào, chớ nói chi là thức ăn.
Rốt bà cũng theo chồng mà đi, coi như không uổng nghĩa vợ chồng ân ái một kiếp.
Tim nguội lạnh rồi, người cũng khô héo, không giữ được.
Lý Cảnh không khóc, cặp mắt chỉ biết tê buốt. Nàng đã không khóc nổi từ lâu.
Nàng đã không còn là cô tiểu thư nhà Lý có thể vơ lấy ai đó nhõng nhẽo.
Không còn ai nữa, đi cả rồi, cái gì nên khóc đã khóc cạn rồi.
Tháng 9, đã không còn tìm được thức ăn trong thành.
Lương cạn.
Lý Cảnh nghĩ, nàng của một năm về trước tuyệt nhiên không thể ngờ mình lại ra đến nông nỗi này.
Trong bộ dạng nhếch nhác bẩn thỉu, nàng lên núi lùng tìm từng cọng cỏ. Nhưng làm gì còn tới lượt nàng, cả vùng này đã bị bới tung từ đời nào.
Chỗ cao hơn, nàng không bò lên nổi. Thậm chí cả đứng thôi cũng là quá đỗi nhọc nhằn.
Nhân khi mặt trời chưa tắt hẳn, nàng trông thử xem còn có thể đào được tí chút thứ gì. Cầu trời không tuyệt đường người, cho nàng gặp may.
Lý Cảnh bước về trước hai bước, thấy mắt tối sầm, người chợt ngã đổ xuống đất, lăn vài vòng, may nhờ có gốc cây ngăn trở mới không lăn thẳng xuống núi.
Khi tỉnh lại đã là khuya khoắt, gió lạnh rít gào, nàng lần mò xuống núi trong bóng tối, bước từng bước khập khễnh về tới ngõ Bát Đài. Cổng lớn nhà Lý in vết máu bắn đã khô. Mấy bữa trước quân Thanh chém giết tới đây, bị ép chạy khỏi sau cuộc chiến trong ngõ, đứa con gái yếu sức là nàng ấy thế cũng giơ dao chém được vài kẻ.
Quả thật may mắn, nhặt được cái mạng này về.
Cũng chẳng được coi là đứa gái yếu sức lâu rồi. Từ khi cố thủ thành trì, mọi việc nặng nhọc nàng đã làm cả. Lý Cảnh cười méo.
Lý Cảnh lục tìm hết dao chẻ củi, dao thái, sào tre, cuốc, liềm… trong nhà ra, cả cũ cả mới, là dao thì mài, sào tre thì vót đầu cho nhọn.
Dân binh đào đâu ra vũ khí chính quy, nàng cũng chỉ đành kiếm tạm mấy món thế, tốt xấu vẫn dùng được.
Ban ngày, dao giắt trên mình, hoặc lên cổng thành phụ giúp ném đá từ trên xuống khi địch công phá, hoặc trông bên trên ra lệnh, có gì làm nấy, lắm bận lo cả việc chăm sóc lính bị thương.
Đêm, độc mình nàng ngủ giữa căn nhà trống vắng, chẳng cảm thấy nỗi sợ. Có lẽ do xác tàn chi gãy gì đã chứng kiến cả rồi.
Đêm ngày 3 tháng 10 năm Long Vũ nguyên niên, phản thần hiến mưu, quân Thanh phát động tổng tiến công, trọng binh hướng mũi dùi công phá cổng Nam thành.
Rạng sáng ngày 4 tháng 10 năm Long Vũ nguyên niên, sương lên, thành phá.
Quân đội Nam Minh đang gượng nốt trận chiến cuối cùng với quân Thanh.
Lý Cảnh thẫn thờ bò dậy từ giữa đống người chết.
Suýt nàng đã quên, trán nàng được mảnh vảy của Tắc Duy, nước không thể dìm chết nàng.
Thành đã không giữ được.
Trong thành có mười mấy ao sen, nối liền thành dải, nay đều đã lấp kín xác chết.
Không phải thanh niên trai tráng, không có thanh niên trai tráng, Lý Cảnh nhìn khắp, nhiều hơn cả là con gái trẻ tuổi và người già không muốn chịu lăng nhục.
Dưới những cành sen héo úa còn lại lềnh bềnh những xác là xác, chèn kín lên nhau không kẽ hở.
Nơi này đã không dung chứa được nàng.
Tiếng la giết chóc của quân Thanh tiến tới gần hơn.
Lý Cảnh gỡ một cánh tay vướng chân mình ra. Nàng phải về nhà.
Về nhà.
Đi thôi, về ngõ Bát Đài, về phủ Lý.
Đi thôi!
Suốt đường loạng choạng va vấp, ngã dúi dụi mấy lần, dọc con đường đâu cũng thấy vết máu, nghĩ ắt ban nãy quân Thanh đã quét qua đây, dám khi còn sẽ trở lại, nàng phải nhanh hơn, nhanh hơn nữa.
Lý Cảnh gần như bò vào cổng nhà.
Nàng vịn trụ cửa đứng dậy. Căn nhà bị lùng sục khiến đồ đạc tứ tán, một số bị dao khều vỡ.
Nàng không lo được nữa.
Nàng kéo mạnh ngăn tủ dưới chiếc giường lớn chạm trổ.
Thứ đặt bên trong, là áo cưới.
Áo mẹ bắt nàng tự tay thêu cho mình.
Nàng không thạo thêu, làm chậm hơn người khác, sửa rồi lại thêu, thêu rồi lại sửa, bấy mới làm được một món như thế.
Không kịp tô son phấn, nàng vốc nước rửa qua loa đầu mặt mình cho sạch. Đã không tìm được thứ gì giống trang sức trong nhà. Nàng mặc áo cưới, bẻ đại cành hoa quế trong vườn, búi tròn tóc thành kiểu tóc có chồng. Nàng soi bóng mình trong ao nước, tự thấy hài lòng, trở vào phòng lấy kéo mang ra.
Nàng trông thiếu nữ áo đỏ tựa máu dưới ao nước, nhắm mắt dằn lòng, tay trái đẩy cây kéo dúi vào ổ ngực.
Lý Cảnh mềm người, đổ gục xuống lòng ao, áo cưới thắm đỏ trải rộng trên mặt ao, thấm nước kéo nàng từng bước dấn sâu vòng ôm của cái chết.
Tay trái nàng hãy siết giữ thứ gì trong tuyệt vọng, kiên quyết không buông.
Thành rơi vào tay giặc.
Ngõ Bát Đài lặng im phăng phắc.
Tiếng rao hàng tưng bừng ngày cũ nay đã về nơi xa. Gánh hàng rong rao kẹo hồ lô đường đã tìm chẳng thấy, hàng tạp hóa mỗi bận ghé ngang đều gọi đám trẻ con bu kín cũng không còn tới, càng chẳng thể nghe tiếng mời gọi “mài dao đây, giũa kéo đây” hay cố ý ngân dài kia nữa.
Phương nam mưa nhiều, trời tháng 7, tháng 8 lại càng như rỉ nước.
Mưa tí tách buông rèm, máu bị nước mưa rửa trôi, gột sạch sẽ.
Giữa trưa, ngõ Bát Đài chẳng có lấy một cuộn khói, không một hộ nổi lửa nấu cơm, cũng không ai lạ vì người ngõ này đã đi đâu mất.
“Cộc, cộc.” Từ cuối con ngõ vọng tới tiếng gậy gõ lên mặt đất theo quy luật.
Chương Châu thất thủ, từ khi quân Thanh chiếm Xương Châu rồi càn quét những châu khác cùng tỉnh, tổng cộng một năm lẻ tám tháng.
Kiểm kê số trai đinh sau cuộc chiến, số lượng không tới ba, bốn phần mười trước chiến tranh.
Đi tới từ đằng cuối kia, là một ông lão còng lưng lòa mắt. Ông lão gõ cây gậy tre, ngâm nga câu hát lạc tông lỡ nhịp như cười lại như khóc, vẻ như điên dại.
“Thịnh suy việc ông trời, xoay vòng nay đến ai. Ngày qua máu nhuộm thành, buổi mai vui chung lối. Thế nhân quên nhiều sự, nghe điệu hát xưa ôi là hay: “Con dân triều cũ già mòn mõi, du nữ vui ca lần lữa về”…”
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương