Lục Nhi cứ nghĩ mình là thê thảm nhất, nhưng nhìn mẹ của Hỉ Thước,
cắt tim cắt gan bán nữ nhi của mình đi, cuối cùng lại nhận lấy kết cục
như vậy.
Bàng Lục Nhi cũng không khuyên Hỉ Thước gả chồng nữa.
Trịnh Tuân bận bịu việc trong nha môn, hàng ngày kiện cáo tranh cãi
nhiều khiến hắn phải tự ngồi ở công đường xử, còn có hàng hóa, trạm
dịch trong huyện, tuy rằng có người quản nhưng đều lớn tuổi, cuối cùng
cũng tới tay hắn.
Hơn nữa, Trịnh Tuân vừa đến huyện Yển Thành không được bao lâu,
thanh danh đã không được tốt
Ngày hắn nhậm chức đã khiến cho huyện thừa và các chủ bộ thống kê
nhân khẩu rơi vào tình huống khó xử, hắn muốn “Tuyển đinh”. Triều
đình này mười mấy năm không có chiến tranh, Yển Thành lại nằm ở
bụng Trung Nguyên, thiên tai cũng ít, bá tánh nơi này đã năm sáu năm
trời chưa phải làm lao dịch.
Hiện giờ hắn mới đến đã đòi “tuyển đinh”, còn lấy gần một nửa, quá
đáng hơn nữa là chỉ còn hai mươi này nữa là phải phục dịch. Bá tánh nơi
này làm sao mà không oán hận hắn, huống hồ mỗi hộ lấy một đinh,
những hộ nông gia neo người chẳng khác nào lấy mất lao động chính nhà
họ.
Nhưng khởi công kiến tạo thủy lợi, khai thông đường thủy đối với dân
sinh rất quan trọng, từ Lạc Dương đến Nhữ Nam chỉ bằng một kênh đào
đã khai thông, còn thôn Thạch Ma ở Yển thành này nằm giữa nam bắc,
địa thế bằng phẳng, thông thoáng, rất thích hợp để xây dựng bến tàu
trung chuyển.
Bởi vì nhờ bến tàu trung chuyển này, chưa tới hai năm, huyện Yển
Thành sẽ trở thành một trong bốn huyện lớn nhất Hứa Châu, độ giàu có
và phồn hoa có thể sánh ngang với thành Trường An.
Hiện giờ huyện Yển Thanh do Trịnh Tuân định đoạt, quan phủ ra bố cáo,
dân thôn quê xem không hiểu, chỉ chăm chăm chỉ trích chuyện lao dịch,
chính sách của triều đình thì không thể giải thích rõ với bá tánh. Trịnh
Tuân phải đem nhốt mấy tên nông thôn cầm đầu gây chuyện vào nhà lao
mấy ngày.
Nhưng chung quy lại là chỉ trị được ngọn không trị được gốc.
Bàng Lục Nhi nói Trịnh Tuân tuy lớn lên ở nông thôn nhưng lại rất khác
những gia đình khác, lời này cũng không phải nói bừa. Trịnh gia tuy
xuống dốc, nhưng tốt xấu gì tổ tiên Trịnh gia còn có chút tài sản, mỗi lần
tuyển đinh đều lấy vải quyên góp thay cho phục dịch.
Đến khi Trịnh Tuân 21 tuổi là nam đinh phải nhập dịch thì hắn đã có
công danh trên người, nào biết được nổi khổ sai khi phục dịch.
Vào mùa đông, sông đóng băng, việc thu mua cá không còn thuận lợi
nữa, Lục Nhi cách 10 ngày mới cùng Hỉ Thước và hai đứa trẻ đến thôn
Thạch Ma một lần.
Lục Nhi để Hỉ Thước ở lại trên xe trông chừng hai đứa trẻ, tự nàng đi lấy
cá.
“Bàng quả phụ, đến đầu xuân tạm thời ngươi đừng tới nữa, miễn cho
ngươi chạy không công, đến mùa thu cũng không biết còn làm hay
không.” Khương Đại Ngưu kia than ngắn thở dài.
Lục Nhi nói: “Ngày xuân cá nhiều dễ bắt hơn bây giờ, ngươi phải gieo
giống trong nhà sao? Ta cũng không ngại chuyện này, khoảng bao lâu?”
Khương Đại Ngưu trước giờ đối với Lục Nhi có chút tình cảm, nhưng
Lục Nhi không hề có tâm tư kia, sau này hắn hoàn toàn chặt đứt hy vọng.
“Bàng quả phụ, ngươi là nữ hộ đương nhiên không biết, huyện lệnh kia
vừa mới đến nhậm chức không bao lâu đã nói muốn tuyển đinh, còn
tuyển thời gian dài nữa. Nhà ta chỉ có quả phụ, ngày xuân cũng không có
cách nào gieo ngô được, cứ ngỡ huyện lệnh này từ trong kinh thành tới
thì nơi đây sẽ tốt lên, ai ngờ đâu hắn ác đến vậy.”
Bàng Lục Nhi nhớ tới bộ dạng ủ rũ nhiều ngày qua của Trịnh Tuân, nàng
thay hắn nói vài câu: “Huyện lệnh kia trông cũng không giống kẻ ác gì,
rất chăm chỉ lại thương dân như con.”
Chăm chỉ thì là thật, còn thương dân thì không biết có được bao nhiêu.
“Hai ngày trước trong thôn có người lên huyện để nói lý lẽ, liền bị nhốt
ba ngày mới được thả ra. Nếu không phải sự việc bí bách, ai dám đi tìm
quan phủ chứ!”
Lục Nhi không nói chuyện nữa.
Trên đường trở về, Lục Nhi rõ ràng có tâm sự, nữ nhân ôm hai đứa trẻ
nghiêng đầu nhìn đồng ruộng xung quanh. Bây giờ nàng dùng cao Trịnh
Tuân mang tới, thêm dược thiện, nàng đã dần dần lấy lại bộ dạng xinh
đẹp của tuổi 17-18, mười đầu ngón tay thô ráp cũng đã trơn láng hơn rất
nhiều.