Huyết Hải Thâm Thù

Chương 13: Đất Phật ba đào



Nguyên Trương Khoái Hoạt có một người bạn thân người Tây Tạng tên là Cát Lý là chủ nhân của một tiểu mục trường nằm cạnh sát với đại mục trường của Giang Bố. Giang Bố có ý đồ muốn thôn tính luôn đất đai tiểu mục trường của Cát Lý để mở rộng thêm nữa nên vu hãm hại Cát Lý vào tội thông đồng với nghĩa quân và bắt giữ con trai độc nhất của Cát Lý. Trương Khoái Hoạt biết chuyện áp bức ấy lấy làm bất bình đang đêm đột nhập vào nhà Giang Bố cạo sạch tóc của lũ con Giang Bố và lưu lại một thư cảnh cáo y nếu không buông tha đứa con Cát Lý lần sau sẽ cắt đầu luôn con của y.

Thực ra Trương Khoái Hoạt chủ ý cảnh giới y thôi nhưng đêm hôm đó Giang Bố ngủ tại “Hùng Ưng các” nên họ Trương không sao đột nhập vào nơi ấy được bèn bắt con trai Giang Bố đi luôn.

Giang Bố sợ hãi đành phải thả con Cát Lý về nhưng qua hai ngày ở tại nhà Giang Bố đứa nhỏ ngày đã bị y tra vấn hành hình rất tàn nhẫn đến độ lúc về nhà máu vẫn còn ướt đẫm chiếc áo. Cát Lý lấy chiếc áo đẫm máu ấy trao cho Trương Khoái Hoạt ân cần dặn :

- Khi nào huynh đài gặp bất cứ việc gì khó khăn, cứ cầm chiếc áo này lại đây, đệ xin tận lực giúp đỡ, dù có phải nhảy vào lửa, đệ cũng xin vâng.

Trương Khoái Hoạt khi biết Mạnh Nguyên Siêu sắp sửa đến Lạp Tát liền đem cái áo đẫm máu ấy trao tặng lại cho ông, nay ông lại trao cho Mạnh Hoa kèm theo địa chỉ của Cát Lý và thư riêng gởi cho Lạt ma thủ tịch hộ pháp Lộng Tán pháp sư.

Mạnh Hoa nhận các tín vật của cha, nghẹn ngào :

- Gia gia, xin bảo trọng thân thể, hài nhi sau khi gặp Lộng Tán pháp vương xin gấp rút trở về.

Mạnh Nguyên Siêu đáp :

- Con không cần phải gấp trở về. Việc quan trọng là lo xong việc lớn do nghĩa quân giao phó. Ở nhà đây đã có Kim cô nương thì cũng không khác gì có con.

Kim Bích Y đưa tiễn Mạnh Hoa một dặm đường dài ân cần dặn dò rồi quay trở lại.

Một mình chàng nhắm hướng Lạp Tát.

Hai ngày sau chàng bình an đến nơi.

Lạp Tát là một tòa thành xây dựng trên vùng núi non chập chùng nhưng vô cùng tráng lệ đông đúc và điều đầu tiên chàng nhận thấy là đô thị này rất nhiều chùa chiền miếu vũ. Nổi bật nhất ở Lạp Tát có hai công trình kiến trúc vĩ đại là Đại Chiêu tự và dinh cơ của Lộng Tán pháp sư tên gọi là Bố Đạt Lạp cung xây trên đỉnh núi Phổ Đà Lạp sơn.

Theo truyền thuyết Bố Đạt Lạp cung được Văn Thành công chúa nhà Đường yêu cầu chồng là Quốc vương Tây Tạng Tùng Tán Can Bố xây nên. Văn Thành công chúa vốn là con gái của Đường Thái Tông Lý Thế Dân năm Trinh Quán thứ mười lăm (Tây lịch 641) được gả cho Quốc vương Tây Tạng Tùng Tán Can Bố lúc mới có mười sáu tuổi. Từ khi lấy được Văn Thành công chúa, Quốc vương Tùng Tán Can Bố đâm ra rất tín ngưỡng Phật giáo, suốt ngày thắp hương niệm Phật trên núi Phổ Đà Lạp sơn. Công chúa sợ chồng cứ chay tụng mãi ở chùa e bị ngoại nhân phiền nhiễu nên cho xây dựng ngay trên núi một tòa miếu mang tên là Bố Đạt Lạp cung.

Theo sách sử Tây Tạng còn chép lại Bố Đạt Lạp cung được xây vào thế kỷ thử bảy quy mô vô cùng to lớn, trên đỉnh núi có một tòa cung điện, dưới lưng chừng núi xây thêm chín trăm chín mươi chín lâu đài vây quanh được bao bọc bởi ba lớp tường thành. Toàn bộ khu kiến trúc này thật là thế gian hi hữu vì cung điện đều được trạm trổ rất tinh xảo từng cột từng kèo, sơn son thếp vàng rực rỡ không sao tả xiết. Tiếc rằng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đa số công trình kiến trúc mỹ lệ ấy đều bị tàn phá. Hiện nay bộ phận chủ yếu của Bố Đạt Lạp cung chỉ còn lại Hồng cung và Bạch cung được tu bổ lại từ thời Minh Sùng Trinh bởi vị Đạt Lại Lạt ma đời thứ năm, tuy có nhỏ bé hơn với quy mô ban đầu nhưng vẫn là một kiến trúc tráng lệ ít có.

Trước mắt là những chùa chiền cung điện rất đẹp nhưng Mạnh Hoa không có thì giờ chiêm ngưỡng lắm vì khi đến Lạp Tát trời đã gần tối, chàng vội vàng tìm địa chỉ nhà Cát Lý.

Cát Lý ở trong một con đường nhỏ. Khi chàng đến Cát Lý và con đang bàn chuyện nhà. Chàng đưa ra chiếc áo nhuộm máu :

- Gia gia tiểu sinh và Trương Khoái Hoạt là bằng hữu...

Chưa kịp hết lời, Cát Lý đã lộ vẻ vui mừng :

- Lệnh tôn có phải là Mạnh đại hiệp không? Chúng tôi ngưỡng vọng đại hiệp đã lâu, nghe nói đại hiệp mới bị thụ thương, không biết nặng nhẹ thế nào?

Chàng đáp :

- Cũng không đến nỗi nào. Tại sao lão ông lại biết chúng ta đến đây?

Cát Lý vui vẻ :

- Cách đây ba ngày Thần thâu Trương Khoái Hoạt có ghé qua đây ngủ một đêm rồi lên đường.

- Té ra Trương đại thúc có đi ngang qua đây ư? Bao giờ người trở lại nữa?

- Y đã về Hồi Cương rồi, ít ra cũng phải mười ngày nửa tháng mới có thể trở lại.

Cát Lý cầm chiếc áo đẫm máu giơ lên trước mặt con trai, nét mặt căng thẳng :

- Hài như, con đã ghi nhớ cừu hận trong đầu thì cũng không được quên ân huệ của người khác.

Người con trai Cát Lý ước độ mười lăm tuổi, thân thể gầy ốm, trên mặt còn in hằn dấu vết bị nhuyễn tiên đánh vào vội “vâng” một tiếng, ôm lấy chiếc áo dính máu mình quỳ xuống trước mặt Mạnh Hoa lạy mấy lạy.

Chàng vội vàng đỡ y lên :

- Ta không dám nhận đâu, xin đừng làm vậy, ta đang cần cha con tiên sinh đây.

Cát Lý nói :

- Chuyện cha con thiếu hiệp đại náo Hùng Ưng các, Trương Khoái Hoạt có kể cho chúng ta nghe, như vậy là thiếu hiệp đã là ân nhân của chúng ta rồi.

Chàng nói đến việc chính :

- Gia phụ có nhờ tiểu sinh đem đến cho Lộng Tán pháp sư một phong thư, không biết có cách nào tìm gặp pháp sư?

Lão Cát Lý lộ vẻ khó nghĩ, Mạnh Hoa hỏi :

- Chắc là khó lắm?

Lão Cát Lý đáp :

- Bố Đạt Lạp cung là nơi nghiêm mật không dễ ra vào. Lộng Tán pháp sư là Thủ tịch hộ pháp Lạt ma, trong Bố Đạt Lạp cung địa vị chỉ dưới đức Hoạt Phật. Nếu muốn gặp pháp sư quả thật thiên nan vạn nan, bất quá chúng ta chỉ là những kẻ tầm thường làm sao vào đó được?

Chàng ướm thử :

- Hay là đợi lúc trời tối, tiểu sinh đột nhập Bố Đạt Lạp cung hy vọng gặp được pháp sư chăng?

Lão Cát Lý xua tay :

- Không thể được đâu, Bố Đạt Lạp cung là nơi thánh địa, trừ phi thiếu hiệp được lệnh mời đến, ngoài ra sẽ phạm vào tội trọng. Ta không hiểu thiếu hiệp cần gì ở Lộng Tán pháp sư nhưng làm như thiếu hiệp nói, ta sợ thiếu hiệp sẽ tự biến thành kẻ thù của pháp sư đó!

- Tiểu sinh còn nhỏ tuổi, đa tạ lão bá chỉ giáo nhưng lá thư này tiểu sinh không thể không đưa đến tận tay pháp sư, chẳng lẽ không còn cách nào nữa?

Lão Cát Lý mỉm cười :

- Thiếu niên nhân, đừng nóng vội, ta chưa nói hết câu mà.

Lão hít một hơi thuốc, nói tiếp :

- Cũng may thiếu hiệp đến đây là vừa đúng dịp. Bố Đạt Lạp cung mỗi năm có một ngày mở cửa cho tất cả chúng sinh vào chiêm bái. Ngày ấy là ngày mồng bốn tháng bốn.

Chàng thất vọng :

- Bây giờ mới là tháng hai, tiểu sinh phải đợi lâu thế sao được?

Lão Cát Lý cười lớn :

- Tại thiếu hiệp không biết, lịch Tây Tạng và lịch Hán tộc khác nhau xa. Hôm nay theo Tạng lịch đã là ngày mồng hai tháng bốn rồi!

Chàng cả mừng :

- Thảo nào ngoài đường phố tiểu sinh vào gặp khá đông tín đồ đã vào thành chắc chờ ngày vào quan chiêm Bố Đạt Lạp cung? Tiểu sinh có thể vào được không?

- Đương nhiên là được, thiếu hiệp cứ đóng một tín đồ Phật giáo. Ngày mai ta sẽ cho thiếu hiệp mượn quần áo dân bản địa, tiếc rằng thiếu hiệp chưa biết qua ít câu Tạng ngữ để đối phó.

- Tiểu sinh trên đường tới đây cũng cố học được vài câu Tạng ngữ thông thường khả dĩ cũng có thể xoay sở được. Đa tạ lão bá chỉ giáo.

- Ngày kia thiếu hiệp và ta sẽ đến Bố Đạt Lạp cung, tất cả mọi chuyện cần ứng phó thiếu hiệp cứ để mặc ta lo liệu, mong sao thiếu hiệp gặp được Lộng Tán pháp sư là ta yên lòng.

Ngày hôm sau rảnh rang, Tiểu Cát Lý dẫn Mạnh Hoa du lãm thành Lạp Tát trước là vì hôm nay mọi người đều rảnh rang, sau nữa để giúp chàng quen thuộc với tình hình ở đây.

Danh thắng ở Lạp Tát rất nhiều nhưng đầu tiên phải kể đến là Đại Chiêu tự.

Đại Chiêu tự trung tâm thành Lạp Tát giữa nơi đô hội phồn hoa nhất nên lúc nào cũng đông đảo thiện nam tín nữ dâng hương cầu phúc.

Giữa cổng vào Đại Chiêu tự có hai cây liễu cực kỳ lớn, theo truyền thuyết đều do Văn Thành công chúa trồng từ mấy trăm năm trước và những cành liễu thướt tha được nhân dân ở đây cho rằng do mái tóc của Văn Thành công chúa biến thành và hai cây đại liễu này được gọi tên là “Công chúa liễu”.

Tiểu Cát Lý dẫn Mạnh Hoa vào chánh điện nơi có bức tượng Thích Ca Mâu Ni sừng sững trên cao, theo đồn đãi thì bức tượng vĩ đại này vẫn do Văn Thành công chúa mang từ Trường An đến Tây Tạng.

Trong chính điện thiện nam tín nữ đông như nêm cối, nhất là ngày mai là ngày Bố Đạt Lạp cung mở cửa nên thập phương tín đồ đến vùng ngày đông không thể tả. Chen chúc trong chính điện đa số là người Tây Tạng, cũng có một ít người Hán đều quỳ cung kính trước tòa sen lầm rầm khấn vái. Tiếng khấn vái cầu xin tuy chỉ nhỏ thôi nhưng vì quá nhiều tiếng hòa lẫn vào nhau tạo thành tạp âm rất hỗn loạn.

Lẫn lộn trong những tiếng khấn khứa đó đột nhiên Mạnh Hoa nghe như có hai âm Bắc Kinh tựa như âm “giác ngọa”. Chàng kinh ngạc hỏi thầm tiểu Cát Lý :

- “Giác ngọa” có nghĩa là gì?

Tiểu Cát Lý giảng giải :

- Hai tiếng ấy là tiếng thề của người Tây Tạng, ở đây khi có chuyện gì cần phải thề bồi với nhau người ta thường dẫn nhau tới đây và hai tiếng “giác ngọa” gần có nghĩa như khi người Hán nói “Xin đức Thích Ca Mâu Ni chứng giám” vậy.

Chàng thấy trong lòng đầy mùi hương khói và mùi mồ hôi người xông lên nồng nặc định kéo tiểu Cát Lý quay ra bỗng nghe lọt tai một câu Hán ngữ “giác ngọa” rất ư quen thuộc. Chàng nhìn về phía phát ra âm thanh ấy, phát hiện ra hai người, chàng giật mình vì hai người ấy một là ca ca của Kim Bích Y là Kim Bích Phong và một là sư huynh nàng Giang Thượng Vân. Hai tiếng “giác ngọa” chính là do Giang Thượng Vân vừa nói ra. Chàng kinh ngạc nghĩ thầm: “Lạ thật, hai người này giao tình không khác gì anh em ruột, tại sao lại đem nhau tới đây cãi cọ và phải theo tập quán Tây Tạng mà đem nhau đến trước mặt Phật Mâu Ni mà thề thốt?”.

Chàng cố nghe thêm một lúc nữa mới biết hai người đang cãi nhau, Kim Bích Phong nói một câu như than thở :

- Nếu nói vậy thì đúng là muội muội rất thú vị tên tiểu tử ấy rồi. Hừ! Chuyện này xảy ra thực ngoài tính toán của ta, ta không thể nào tin được tiểu tử ấy là người tốt!

Mạnh Hoa kinh ngạc khi nghe họ đang tranh cãi về mình.

Kim Bích Phong và Giang Thượng Vân dùng tiếng Hán nói với nhau rất nhỏ giữa những tiếng khấn khứa rì rầm nên không có ai chú ý, chỉ có một mình chàng tập trung thính giác là nghe rõ.

Chàng mặc quần áo người Tạng chen chúc giữa đám người đông đúc, khi thấy hai người chàng vội xoay người lại nên hai người không thể nào phát hiện ra chàng.

Tiếp đó lại nghe tiếng Giang Thượng Vân :

- Đệ cũng không tin tiểu tử ấy là người tốt nhưng sư muội đã quá tin tưởng ở y nên cứ khăng khăng...

Kim Bích Phong “hừ” một tiếng :

- Dù sao đi nữa ta cũng quyết không bằng lòng cho muội muội ta lấy tên tiểu tử lai lịch bất minh ấy.

Tiếng Giang Thượng Vân :

- Tính tình lệnh muội rất quật cường, chỉ sợ nàng không cần đến ca ca nữa thôi.

Kim Bích Phong có vẻ giận :

- Nàng không nghe lời ta, ta sẽ buộc nàng phải quay về nhà. Lần này mà gặp tên tiểu tử, chắc chắn ta phải đánh cho y một trận.

Thoạt đầu phát hiện ra hai người, Mạnh Hoa có ý mừng vì bất quản thế nào, họ vẫn là những người thân của Kim Bích Y, chàng nghĩ mình phải có bổn phận giải thích những điểm ngộ nhận của họ đồng thời báo cho họ biết về tin tức của Kim Bích Y nhưng nghe lời quả quyết vừa rồi của Kim Bích Phong bụng bảo dạ: “Giả như ta xuất hiện trước mặt họ bây giờ chỉ sợ họ không cho ta nói một câu giải thích nào, ta có muốn cùng họ tiêu trừ ngộ nhận cũng không thể được”.

Chàng rủ Tiểu Cát Lý trở về, y dùng dằng đề nghị :

- Tiểu Chiêu tự cũng gần ngay đây may ra không đông đúc như ở đây. Ở đó có tòa kim điện cũng đáng quan chiêm lắm, hay là thiếu hiệp ghé đó một lát?

Chàng đã chán vãn cảnh, uể oải đáp :

- Trời cũng chiều rồi. Tiểu đệ không nhớ ngày mai ta phải có việc cần ứng phó ư?

Tiểu Cát Lý không dám cãi lời :

- Vâng, vâng, ngày mai thiếu hiệp phải đến Bố Đạt Lạp cung, cẩn thận cũng vẫn là hơn.

Giang Thượng Vân và Kim Bích Phong xuất hiện gieo vào lòng chàng ám ảnh day dứt không nguôi. Câu nói của ca ca Kim Bích Y vẫn in sâu vào trí nhớ chàng: “Dù sao đi nữa ta cũng quyết không bằng lòng cho muội muội ta lấy tên tiểu tử lai lịch bất minh ấy!” Câu nói ấy Kim Bích Phong nói dưới tượng Thích Ca Mâu Ni giống như một câu thề với Giang Thượng Vân. Mạnh Hoa tuy đã dự liệu mọi chuyện nhưng không khỏi buồn bã, chàng nghĩ đến chuyện mai hậu giữa chàng và Kim Bích Y chắc sẽ không khỏi sóng gió ít nhiều.

Nhưng bọn họ có biết đâu Mạnh Hoa bây giờ với Dương Hoa hai tháng trước đây đã khác nhau xa. Trước đây hai tháng, chàng còn tự lấy làm hổ thẹn tự ti vì mặc cảm xuất thân, nhưng hiện tại đã khác, chàng rất tự tin vào thân thế của mình. Chàng tự nhủ: “Chỉ cần nàng còn nghĩ đến ta, ta còn yêu thương nàng thì thế giới này không có động lực nào có thể chia ra được tình đôi ta. Ta không nên để tạp niệm làm rối loạn tinh thần. Ngày mai đang có phận sự trọng yếu đang chờ ta đó”. Chàng lập tức loại bỏ hết mọi sự phiền não trong bụng, đêm ấy ngủ một giấc thật ngon không hề vương vấn chút mộng mị. Ngày hôm sau, trong người sảng khoái chàng theo lão Cát Lý đến Bố Đạt Lạp cung.

Trước đây tam sư phụ Đan Khâu Sinh của chàng rất giỏi về thuật cải dung, chàng cũng có học được chút ít bản lãnh ấy nên hôm nay chàng mặc một bộ quần áo người Tạng. Qua một lúc hóa trang, chàng đã biến thành một chú nhỏ người bản địa.

Bố Đạt Lạp cung là một tòa kiến trúc cao mười ba tầng, theo truyền thuyết có tới chín ngàn chín trăm chín mươi chín căn phòng, thực ra đây là con số truyền thuyết tượng trưng cho rất nhiều phòng ốc trong tòa cung điện này chứ không phải có số chính xác. Tọa lạc ở phía Tây bắc của Lạp Tát trên ngọn Bố Đạt Lạp sơn nên đường dẫn tới đa phần là đường núi hiểm trở.

Giữa lưng chừng dãy Bố Đạt Lạp sơn chập chùng có một vùng bình nguyên và Bố Đạt Lạp cung được xây dựng ở đó cao vượt lên đến tận mây không khác gì cảnh Tây Thiên Phật địa.

Lão Cát Lý hướng dẫn cho chàng :

- Ba mươi năm trước lão đã một lần đến Bố Đạt Lạp cung, nay tuổi ta sắp về với Phật Tổ lại có dịp đến đây một lần nữa thật có chết cũng không còn gì phải tiếc. Thật là phúc đức của lão, hãy nhìn những bức tường kìa.

Lão cứ sợ Mạnh Hoa không lưu tâm đến công trình xuất chúng này nên hết lời tán thán :

- Những bức tường này xây vòng theo chân núi, công trình thật là vĩ đại. Thiếu hiệp hãy để ý trên tường chỗ nào cũng chạm trổ điêu khắc cực kỳ tinh mỹ. Cảnh chư thiên Phật tượng la liệt không sao đếm hết. Tương truyền rằng khi xây dựng phải tập trung rất nhiều thợ giỏi của Tây Tạng và cả thợ của Trung Nguyên nữa, ba năm vắt hết mồ hôi sức lực mới hoàn thành đó.

Chàng nhìn quanh một lượt, quả là la liệt những hình chạm trổ tinh mỹ sặc sỡ đủ màu sắc, tuy không phải là tín đồ Phật giáo tự nhiên chàng cũng sinh lòng kính ngưỡng.

Đến gần chân tường Bố Đạt Lạp cung cảnh tượng lại càng thêm tráng lệ.

Bố Đạt Lạp cung chập chùng có gần mười vạn gian phòng, trùng trùng điệp điệp toàn được dát vàng khối nên phản chiếu ánh sáng mặt trời thành một cảnh sắc vô cùng huy hoàng.

Lão Cát Lý vừa đi vừa chỉ chỉ trỏ trỏ giảng giải :

- Từ bậc thang đến tầng thứ sáu toàn một màu trắng bạch bích nên gọi là Bạch Trại do Đạt Lại Thiên Huệ đời thứ năm trùng tu, từ tầng thứ bảy đến tầng thứ mười ba là chính điện toàn màu hồng gọi là Hồng Trại. Hồng Trại lại chia ra bốn sắc đỏ, vàng, đen và tía. Phòng màu đỏ tía chính là chính điện.

Khi hai người leo lên thang cấp của Bố Đạt Lạp cung mặt trời mới mọc lên chiếu những tia nắng rực rỡ, tưởng là còn sớm ai ngờ trên các bậc thang dẫn lên cung điện thiện nam tín nữ đã đông đúc xếp thành hàng lối chờ giờ cửa mở. Trước cánh cửa vĩ đại lớp người chen chúc tìm một chỗ đứng huyên náo tranh giành đinh tai nhức óc.

Lão Cát Lý kéo Mạnh Hoa sang cổng bên cạnh ít người hơn để vào Bố Đạt Lạp cung. Vừa bước vào cánh cổng chàng nhìn thấy bốn bức tường bốn võ sĩ tay cầm vũ khí sát khí đằng đằng cực kỳ to lớn sinh động không kém gì người thật. Lão Cát Lý cho chàng biết bốn võ sĩ này có tên Tây Tạng là “Cát Khâm Nhật Dịch” là thần thủ hộ của Hoàng giáo Lạt ma.

Đi xuyên qua một loạt các gian phòng, các hành lang, lão Cát Lý dẫn chàng tới một tòa Phật điện cổ kính nhất trong Bố Đạt Lạp cung có tên gọi là Bạc Ba Lỗ Khố Học Nhiệt Phật điện. Trong trùng trùng lớp lớp phòng ốc của Bố Đạt Lạp cung thì gian Phật điện này chính là di tích duy nhất còn sót lại từ thời mới xây dựng dưới triều đại của Quốc vương Tùng Tán Can Bố.

Trong gian phòng này còn thấy cả di tượng của Tùng Tán Can Bố và Văn Thành công chúa ngồi song song bên nhau. Cả hai chen chúc theo dòng người tham lãm hết phòng nọ sang phòng kia, trời giữa trưa mới đến trung tâm của Bố Đạt Lạp cung. Đây là nơi cao nhất trong tòa cung điện này, màu sắc vàng chóe xán lạn những kim cương châu ngọc. Chính nơi này có một loạt các linh tháp của nhiều đời Đại Lạt ma.

Dòng người ở nơi này cực kỳ đông đảo, hình như có bao nhiêu người vào cung điện đều tập trung ở đây. Mạnh Hoa chen chúc theo dòng người đưa đẩy lúc sang phòng này khi sang phòng nọ, quanh co vòng lên vòng xuống một lúc bỗng nhìn lại không còn thấy lão Cát Lý đâu nữa, thì ra trong sóng người xô bồ kia, lão đã lạc mất từ lúc nào.

Chàng vừa đi vừa cố ngoái đầu lại tìm lão Cát Lý. Lúc ấy đã là giờ Thân quá ngọ rồi mà thiện nam tín nữ vẫn còn tuôn vào cung điện hết lớp này đến lớp khác nhưng cũng có nhiều tín đồ mệt mỏi quá phải lui trở ra ngoài. Phần đông mọi người đang kéo ra khoảng đất trống ở giữa cung điện giở cơm khô ra ăn uống vui vẻ cùng nhau. Mạnh Hoa than thầm trong bụng: “Giữa đám đông ồn ào náo nhiệt thế này không biết làm sao gặp được Lộng Tán pháp sư đây?”.

Lúc ấy trước mặt chàng có hai ông cháu người Tây Tạng đang đi qua, người con kêu gào :

- Gia gia, con đói bụng quá rồi.

Người ông đã già lắm vỗ vỗ vào đầu cháu :

- Hài tử, cố nhẫn nại chút nữa, để ta vào tòa cung Bạc Ba Lỗ Khố lạy Xá Lợi Phật một chút xong ra ta dẫn con về.

Nhưng tòa điện ấy là nơi đang chen chúc đông nhất không có chỗ mà đặt chân nữa, cậu bé giãy nảy :

- Gia gia, trong ấy đông đến chết ngạt làm sao mà vào cho nổi? Sao gia gia không đến cái phòng vắng người kia dâng hương có được không?

Ông lão đáp :

- Ta phải vào vì đấy chính là phòng trụ trì của đức Đại Lạt ma, ngày thường không ai được vào đâu.

Qua một lúc bỗng cậu bé la lên :

- Ủa! Gia gia xem kìa, sao người ta vào được kìa?

- Ồ! Hôm nay đức Đại Lạt ma thay mặt đức “Hoạt Phật” ra chúc phúc cho chúng sinh đó.

Hai ông cháu chen chân cố len vào gian phòng của Đại Lạt ma để nhận lãnh cái gọi là “pháp thủy” do Đức Lạt ma chúc phúc.

Giữa lúc ấy có tiếng chuông đồng ngân nga vang lên kèm theo tiếng sênh tiếng phách rất rộn ràng, vị lão ông kêu lên với cháu :

- Đó là tiếng chuông báo hiệu có khách quý đến, không biết là ai thế?

Qua một lúc đám người đông đảo bỗng như vẹt hẳn ra rồi tin tức lao xao truyền từ miệng này sang miệng kia, vị lão ông hình như nói trống không :

- À! Thì ra đây là khách quý do triều đình phái lại Lạp Tát là Tuyên phủ sứ Triệu Đình Lộc đại nhân. Nghe nói đại nhân ấy đến đây để cầu kiến Quảng Tuệ pháp sư.

Mạnh Hoa vội xen vào hỏi lão :

- Quảng Tuệ pháp sư là ai vậy? So địa vị với Lộng Tán pháp sư có cao hơn không?

Vị lão nhân đáp :

- Quảng Tuệ pháp sư và Lộng Tán pháp sư là một người. Quảng Tuệ là danh hiệu triều đình phong cho pháp sư đó.

Mạnh Hoa chợt nhớ Lộng Tán pháp sư còn có tên Tây Tạng là “Di La Giác Tô” dịch nghĩa là ân trạch quảng cập bốn phương thì hiệu phong triều đình là “Quảng Tuệ” cũng là rất hợp lý. Chàng hy vọng sẽ gặp Lộng Tán pháp sư xuất hiện.

Vì quá sốt ruột gặp Lộng Tán pháp sư, chàng chen hẳn lên hàng người đầu tiên để nhìn cho rõ. Lúc ấy Tuyên phủ sứ Triệu Đình Lộc cùng với ba tên quân quan vừa mới bước vào đi xuyên qua đám đông đã vẹt ra hai bên. Trong ba tên quân quan tháp tùng Triệu Đình Lộc, chàng nhận ra mặt của hai tên. Hai tên này đã qua một lần đụng độ với chàng ở giữa đường Sài Đạt Mộc một tên gọi là Diệp Cốc Hồn và một tên là Lưu Đĩnh Chi.

Chàng thầm nghĩ: “Ta nghe Đinh Triệu Đông nói trong tuyên phủ sứ có tên tham tán võ quan tên là Vệ Thác Bình võ công cực kỳ lợi hại có lẽ là tên thứ ba kia chăng? Diệp Cốc Hồn, Lưu Đĩnh Chi, Vệ Thác Bình xưng là Đại nội tam đại cao thủ thì Vệ Thác Bình đứng đầu. Cả bọn đều đến đây cùng lúc, ta phải cẩn thận lắm mới được”.

Triệu Đình Lộc dẫn bọn tùy tùng hùng hổ lướt qua hai hàng người trong lúc Mạnh Hoa đang tính toán cách nào gặp được Lộng Tán pháp sư, bỗng chàng thấy như có ai nhìn chàng, quay lại chàng nhìn thấy hai mắt Diệp Cốc Hồn đang đảo tới như đang tìm ai đó trong đám đông ồn ào chen chúc trước mặt. Chàng hoảng hốt quay mặt đi chỗ khác vì chưa muốn bị phát giác ra chân tướng. Chàng quay nhìn lại đằng sau thấy lố nhố trong rừng người thấp thoáng dường như có cả Giang Thượng Vân và Kim Bích Phong cũng lẫn vào trong đám người hỗn độn ở đây. Mạnh Hoa lấy làm kinh lạ nghĩ thầm: “Kim Bích Phong đã cùng hai tên họ Diệp họ Lưu đụng độ nhau một lần, y tại sao dám mạo hiểm vào đây để làm chi? Không lẽ y và Giang Thượng Vân cũng có nhiệm vụ gì do nghĩa quân giao phó ư?”.

Bỗng nhiên đám đông ồn ào xao động hẳn lên như đàn ong vỡ tổ, có tiếng hô lớn :

- Đức Di La Giác Tô đã xuất hiện.

- Đâu? Đâu? Ở chỗ nào? Xuất hiện ở chỗ nào?

- Ồ! Ngài không ra chúc phúc cho tất cả tín đồ chúng ta, ngài bận tiếp khách quý trong cung rồi.

Mạnh Hoa cố kiễng chân lên nhìn, chàng chỉ thấy cánh cửa lớn vừa mở ra, thấp thoáng có bóng cà sa đỏ trong ấy rồi trong chốc lát, cánh cửa lại đóng kín. Tuy chàng chưa có cơ hội tiếp cận Lộng Tán pháp sư nhưng cũng mừng thầm là đã biết được chỗ ở của ngài. Nên biết cung điện Bố Đạt Lạp cực kỳ rộng lớn, phòng ốc liên tiếp trùng điệp, nếu hôm nay không có bọn Triệu Đình Lộc đến bái kiến thì chàng không có cách nào biết được ngài ở phòng nào.

Không bao lâu mặt trời đã nghiêng về phía tây treo lơ lửng trên nóc tháp chuông tầng thứ mười ba.

Tiếng chuông lại rền rĩ ngân lên, đó là dấu hiệu báo cho biết trời sắp tối và thúc giục thiện nam tín nữ mau mau sửa soạn rời khỏi Bố Đạt Lạp cung vì sắp tới giờ đóng cửa. Trong chốc lát khách thập phương đều lục tục kéo ra cổng lớn như nước triều dâng cuốn đi mọi vật.

Bố Đạt Lạp cung mỗi năm chỉ mở cửa có một ngày, chưa bao giờ có trường hợp khách thập phương đến chiêm bái ở lại đêm cho nên vị Lạt ma chấp sự rất yên tâm không cần phải đi tra xét có ai còn sót lại không. Vả chăng tòa ngang dãy dọc, phòng ốc chập chùng muốn đi tra xét cũng không thể nào tra xét hết được. Không ai ngờ hôm nay lại có kẻ cố ý vi phạm giới luật ẩn thân ở lại, người đó chính là Mạnh Hoa.

Đằng sau cung điện là một dãy cây trùng cây bách cổ thụ, Mạnh Hoa đã lén nấp vào một cành cao chót vót nhìn xuyên vào quan sát tình hình bên trong cung điện.

Trong Bố Đạt Lạp cung văng vẳng vọng ra tiếng đàn tiếng sáo và giọng người nói ồn ào. Giữa gian khách sảnh đèn đuốc sáng trưng có thể thấy rõ một cuộc yến hội đang đến hồi vui vẻ.

Đêm càng sâu, cảnh hoạt càng yên tĩnh, chỉ còn tiếng huyên náo ở cuộc tiệc vọng ra ngoài. Sân điện cũng hết sức vắng lặng chỉ có một chú tiểu Lạt ma đi qua đi lại trên tay cầm cái chổi quét rác.

Mạnh Hoa nằm im một lúc nữa rồi nghĩ nếu không đột nhập cung điện sẽ không còn cách nào bái kiến Lộng Tán pháp sư để trao thư của cha chàng, chàng đành mạo hiểm, bất kể đến sự có mặt của ba tên cao thủ ở bên trong. Chàng đứng trên một cành cây bách bắn người lên không như một con diều vượt cao quá bức tường cung điện rồi phiên thân vào bên trong.

Chàng không dám đến khách sảnh, liền ẩn thân vào một nơi kín đáo với ý định đợi bọn Triệu Đình Lộc trở ra liền theo lối ấy đột nhập vào tìm Lộng Tán pháp sư.

Đại bộ phận các tiểu Lạt ma lúc ấy đều phải chầu chực nơi khách sảnh để thị tiếp khách quý chỉ có một vài tiểu Lạt ma đi tuần bên ngoài mà cung điện thì bao la nên chàng dễ dàng ẩn nấp.

Bỗng nhiên chàng nghe có tiếng chân người. Thì ra bữa tiệc đã tan. Lộng Tán pháp sư đang tiễn chân mấy vị khách quý ra ngoài cửa khách sảnh. Chàng dư biết bọn quan quân này đều la võ lâm cao thủ, chỉ cần thở mạnh một tiếng là bị chúng phát hiện liền, chàng nhanh chân quặt vào một gian phòng trống.

Chàng vừa nép thân vào bỗng giật mình vì phát hiện một người cao lớn tay cầm vũ khí đang trừng trừng nhìn chàng, chàng dợm lui chân lại nhưng thấy người nọ hoàn toàn không động tĩnh bèn nhìn kỹ vào y, té ra đó chỉ là một tượng Phật bằng đồng lớn như người thật, chàng nhìn xung quanh tường đầy những bích họa vẽ đủ mọi cảnh sinh hoạt của cuộc đời đức Phật, chàng kinh hoảng bụng bảo dạ: “Nguy rồi! Chắc phòng này không phải là phòng bình thường”.

Chưa nghĩ dứt bỗng nghe có tiếng chân người bước đến gần rồi tiếng của Lộng Tán pháp sư :

- Xin mời Triệu đại nhân.

Cửa nhẹ nhàng mở ra.

Té ra chàng đã lầm, vào đúng vào tịnh thất của Lộng Tán pháp sư. Trong lúc gấp rút quá không còn đường thoát ra cửa nữa chàng nép thân vào bức tượng Phật bằng đồng, thu người lại ẩn sau bức tượng.

Bọn Triệu Đình Lộc bước vào phòng nhưng không ai chịu ngồi mà lại đứng ngay trước mặt tượng Phật. Mạnh Hoa đặt tay vào đốc kiếm sẵn sàng nếu bị phát hiện.

Một lúc chẳng thấy động tĩnh gì cả, chàng theo kẽ hở của tòa sen hé mắt nhìn ra, chỉ nhìn thấy Triệu Đình Lộc quỳ trước mặt tượng Phật đang làm lễ.

Lễ xong, Triệu Đình Lộc đứng dậy hỏi :

- Dám hỏi pháp sư, tượng tôn thần này là ai?

Lộng Tán pháp sư cung kính :

- Đó chính là đức bộ pháp đại thần Bạc Ba Lỗ Khố Bồ Tát của tệ giác.

Mạnh Hoa nghe tên vị thần này quá quen liền nhớ lại lời giảng giải ban sáng của lão Cát Lý, cứ theo truyền thuyết thì toàn bộ cung điện này đã được trùng ty cải dựng gần hết chỉ có phòng cung này là di tích duy nhất từ thời Quốc vương Tùng Tán Can Bố và Văn Thành công chúa. “Thảo nào ta nghe quen quá”, Mạnh Hoa vừa nghĩ vậy liền nghe bên ngoài Triệu Đình Lộc nói :

- Thảo nào ta nghe quen quá! Vậy thì tượng Bồ Tát này thật là bảo vật vô giá.

Lộng Tán pháp sư hỏi liền :

- Triệu đại nhân hẹn ta vô đây sẽ nói chuyện cơ mật, cớ sao chưa nhập đề?

Triệu Đình Lộc ha hả cười lớn :

- Néu vô sự việc gì ta phải vào bảo điện? Ha ha, ta chính thị phụng mệnh triều đình đến nhờ pháp sư giúp một việc.

- Xin đại nhân cứ nói.

Triệu Đình Lộc xua tay :

- Không vội, xin pháp sư trước tiên hãy vui lòng nhận chút lễ vật này của Tát tổng đốc đặc biệt xin hoàng thượng xuất ra từ trong nội khố trao tặng cho pháp sư.

Lộng Tán pháp sư xụ lông mày :

- A di đà Phật, kẻ xuất gia coi tứ đại giai không, đâu dám nhận lễ hậu như vậy.

Triệu Đình Lộc cười vui vẻ :

- Mới pháp sư hãy cứ nhìn lễ vật đã rồi hãy nói.

Vệ Thác Bình nâng một hộp bằng gỗ đàn hương đến, cung kính đặt lên bàn. Triệu Đình Lộc vái ba vái rồi mới trịnh trọng mở nắp hộp. Lộng Tán pháp sư là cao tăng xưa nay đã diệt hết lòng ham muốn nên nghĩ thầm: “Trong Bố Đạt Lạp cung này bảo vật nhiều vô số, ngươi có vật gì hữu trên quý đến đâu mà khiến ta động tâm được?” nhưng thấy vẻ mặt quan trọng của Triệu Đình Lộc không thể không nảy sinh nghi tâm không hiểu trong hộp đựng bảo vật gì.

Nắp hộp mở ra, ánh sáng rực rỡ chiếu lên, Triệu Đình Lộc nhấc lên một tượng Phật bằng ngọc cao độ hơn ba xích.

Màu ngọc sáng ngời rất đẹp, nhìn qua biết ngay đó là bảo vật vô giá khiến Lộng Tán pháp sư vô cùng kinh dị, pháp sư kinh dị không phải kinh dị vì giá trị của nó mà vì bản thân hình tượng của bức tượng.

Tượng tạc hình một tăng nhân trẻ tuổi, điêu khắc sinh động không khác gì người sống, hai con mắt long lanh như có thần khí, tướng mạo cực kỳ uy võ hoàn toàn khác hẳn với vẻ mặt từ bi của các tượng Phật khác. Quả tượng có vẻ võ sĩ hơn là một tượng tăng nhân vì bên lưng có đeo một thanh bội kiếm.

Lộng Tán pháp sư hơi ngẩn người ra rồi vội vàng thắp một nén hương quỳ mọp trước bức tượng khấu đầu làm lễ.

Thì ra bức tượng này chính là tạc hình đức hộ pháp thần linh của Lạt ma Hoàng giáo Bạc Ba Lỗ Khố Bồ Tát thời kỳ còn thiếu niên pháp tướng trang nghiêm.

Trong Bố Đạt Lạp cung cũng có tượng của Bạc Ba Lỗ Khố Bồ Tát nhưng chỉ có tượng ngài thời kỳ trung niên và lão niên, thiếu hẳn tượng thời kỳ thiếu niên.

Đợi Lộng Tán pháp sư lạy xong, Triệu Đình Lộc đỡ pháp sư dậy chậm rãi hỏi :

- Tát tổng đốc tặng pháp sư lễ vật này, không biết có hợp ý pháp sư hay không?

Lộng Tán pháp sư đáp :

- Đa tạ đại nhân đã đem thần linh của tệ giáo từ Bắc Kinh đến đây, ta không dám đặt trong tư thất. Ngày sau ta sẽ kiến trúc riêng một điện tôn thờ.

Triệu Đình Lộc tươi cười :

- Thế là lễ vật này đã được ở đặt vào nơi thích đáng, thú thật cùng pháp sư, Tát tổng đốc tặng pháp sư lễ vật này là đã suy nghĩ kỹ lắm.

Lộng Tán pháp sư đột nhiên tỉnh táo hỏi lại :

- Vâng, ta cũng muốn hỏi lại đại nhân, vì sao quý Tổng quản lại có thể tặng ta một lễ vật quý trọng như thế?

Triệu Đình Lộc cười ha hả :

- Tát tổng quản tuy ở xa mãi kinh thành nhưng vẫn biết Bố Đạt Lạp cung và pháp sư chỉ có tượng Bồ Tát Phật tượng thôi.

Hai tượng Bồ Tát trân quý này xưa nay chỉ đặt trong tịnh thất riêng của Lộng Tán pháp sư. Tuy một năm Bố Đạt Lạp cung có mở cửa một ngày nhưng chưa hề một ai được chiêm bái tượng Bồ Tát, tại sao riêng Tát tổng quản lại biết? Thì ra từ lâu bọn họ đã theo dõi và hôm nay đem tượng ngọc Phật tặng ta là có ý bắt buộc ta phải nhận đồng thời ngụ ý uy hiếp ta đây.

Sau khi thụ lễ vật, Lộng Tán pháp sư nói :

- Tát tổng quản dụng tâm thật khéo tặng, cho bần tăng xiết bao cảm kích.

Triệu Đình Lộc lại cười lớn :

- Pháp sư đừng khách khí nữa, chính là Tát tổng quản có việc muốn nhờ pháp sư đó.

Lộng Tán pháp sư hỏi :

- Không dám. Chẳng hay Tát tổng quản muốn nhờ việc gì?

Triệu Đình Lộc hạ thấp giọng :

- Tát tổng quản phụng ý Hoàng đế muốn liên kết cùng quý giáo và pháp sư.

- Ồ! Bần tăng thật đa tạ nhưng sức lực bần tăng thì giúp được gì cho triều đình?

- Chỉ cần pháp sư hết lòng giúp đỡ, mọi việc sẽ ổn thỏa.

Vừa nói hết câu, Triệu Đình Lộc liếc nhanh ra ngoài cửa sổ, Lộng Tán pháp sư bảo :

- Ta đã dặn dò bọn để tử, nếu không có lệnh của ta không ai dám đến đây đâu.

Triệu Đình Lộc yên tâm và tự cho mình đã nghe lầm có tiếng động ngoài cửa sổ: “Có lẽ ta nghe lầm vì quy củ ở Bố Đạt Lạp cung rất nghiêm mật, mấy tiểu Lạt ma đâu dám nghe trộm ở ngoài?”, thì ra trước đây một chút y chợt nghe bên ngoài cửa sổ có tiếng động như tiếng gió thổi qua: “Hoặc là tiếng gió đập vào cây lá chăng?” Y yên tâm với ý nghĩ ấy.

Y càng hạ thấp giọng :

- Gần đây triều đình được tin mật báo ngoài miền Thanh Hải vị Bạch giáo Lạt ma là Khổng Tước Minh Luân pháp sư liên kết bang trợ với bọn cướp đường, pháp sư nên lưu tâm.

Lộng Tán pháp sư hỏi :

- Liên kết ra sao?

- Bạch giáo Lạt ma luôn luôn giúp đỡ lương thực, thuốc men, khí giới cho bọn phản nghịch chống lại triều đình. Triều đình có ý muốn nhờ pháp sư xuất binh tiêu diệt Bạch giáo.

Lộng Tán pháp sư niệm liền Phật hiệu “A di đà Phật” rồi nói :

- Triều đình dụng binh thì là danh chính ngôn thuận chứ bọn Phật môn chúng ta làm sao dám vọng động?

- Pháp sư đầy lòng từ bi thật là đáng kính. Nhưng xin nhắc pháp sư là việc này có liên quan tới sự hưng vong của quý giáo, pháp sư nên suy nghĩ kỹ.

- Xin đại nhân chỉ giáo.

- Bạch giáo vẫn là một mối lo của chư vị. Khi xưa đức tổ khai sáng quý giáo là Hoạt Phật tảo trừ tà ma ngoại đạo đem chính giáo về một mối thì Hoàng giáo quy phục ngay, chỉ có Bạch giáo là không chịu quy thuận còn đuổi Hoàng giáo của chư vị ra ngoài đất Tây Tạng đến nay đã hơn trăm năm mà quý giáo vẫn chưa thống nhất được. Nay thế lực của Bạch giáo đã suy lắm rồi không thể so được với Hoàng giáo, ta nghĩ đây là thời cơ thích hợp để Hoàng giáo thôn tính Bạch giáo.

Lộng Tán pháp sư chau mày :

- Chúng ta và Bạch giáo tùy về giáo nghĩa cũng có đôi khi phải tranh chấp nhưng vẫn là từ một gốc mà ra...

Triệu Đình Lộc ngắt lời :

- Pháp sư nói vậy nghĩa là không đồng ý giúp triều đình?

Lộng Tán pháp sư ú ớ :

- Không... ta không có ý chống cự lại triều đình... nhưng... ta đem quân đi với danh nghĩa gì?

- Bạch giáo pháp vương tư thông với phản nghịch, pháp sư vâng lệnh thánh chỉ xuất binh như vậy không đủ danh nghĩa hay sao?

- Không, nếu Bạch giáo phạm vào vương pháp, triều định cứ việc xuất binh chinh phạt chứ sao lại là chúng ta?

Mặt mũi Triệu Đình Lộc nhăn nhó thực khó coi, nửa như gượng cười nửa như không cười rồi đột nhiên y phá lên cười ha hả thật lớn :

- Pháp sư, chúng ta đã hết lời rồi, nếu triều đình xuất binh thuận lợi thì việc gì chúng ta phải có hậu lễ đến đây? Chẳng qua vì Thanh Hải là đất biên viễn xa xôi chúng ta khó động binh đến và nhất là vì Bạch giáo pháp vương rất được lòng dân Thanh Hải. Triều đình không phải sợ y nhưng muốn tránh tiếng đàn áp tôn giáo nên mới nhờ tới pháp sư mong danh hai giáo phái tranh chấp tiêu diệt nhau và coi như đó là việc nội bộ của Lạt Ma giáo. Hừ! Ta đã mang hết bí mật quân cơ ra nói cho pháp sư nghe mà pháp sư không đáp ứng thì không thể được đâu. Ha ha! Pháp sư phải nể nang ta một chút chứ? Hừ! Nếu không...

Lộng Tấn pháp sư vẫn bình tĩnh :

- Nếu không thì sao?

Triệu Đình Lộc cười nhạt :

- Pháp sư là người thông minh, cần gì ta phải nói toạc ra?

Lộng Tấn pháp sư nghe âm thanh của y rất giận dữ đành tìm kế hoãn binh :

- Truyện này trọng đại, ta không dám tự quyết, cứ như lời đại nhân nói chúng ta mượn danh nghĩa Hoạt Phật để hỏi tội Bạch giáo thì phải thỉnh ý Hoạt Phật xem sao.

Triệu Đình Lộc đáp liền :

- Đức Hoạt Phật hiện nay chỉ là một hài tử đâu có biết cái gì, tất cả mọi chuyện đều do pháp sư quyết định, hà tất phải hỏi?

Pháp sự nghiêm mặt :

- Tệ giáo có pháp quy của tệ giáo, Hoạt Phật là đấng thần thánh, ngài đừng xúc phạm.

Triệu Đình Lộc định nói nặng lời nhưng Vệ Thác Bình đã nhã nhặn bước tới :

- Triệu đại nhân, pháp sư đã nói vậy việc này vẫn có thể thương lượng lại.

Triệu Đình Lộc hiểu ý ôn tồn hơn :

- Cũng được, lúc nãy ta có hơi nóng, xin pháp sư đừng giận. Nhờ pháp sư nói hộ với đức Hoạt Phật giúp chúng ta được chăng?

Lộng Tấn pháp sư đáp :

- Ta chỉ biết làm hết sức mình, còn chấp nhận hay không vẫn là quyết định của đức Hoạt Phật.

Lời của pháp sư tuy mềm mỏng nhưng lại hàm ý ương ngạnh khiến Triệu Đình Lộc không vừa ý.

- Nghe nói Phật gia có thập giới trong đó có cấm giới vọng ngữ, không biết có phải không?

- Đệ tử Phật gia đương nhiên không được vọng ngữ, đại nhân hỏi vậy là có ý gì?

Triệu Đình Lộc cười lớn :

- Xin đại sư yên long, cảm tạ đại sư đã đáp ứng vì chúng ta mà tận tâm, tiểu quan ta lấy làm cảm kích lắm. Xin cáo từ!

Lộng Tấn pháp sư không ngờ đó là quỷ kế của bọn Triệu Đình Lộc nên khi bọn chúng đứng dậy cáo lui pháp sư ôn tồn nói :

- Xin tha thứ cho ta không thể tiễn khách!

Vừa ngay lúc ấy Vệ Thác Bình bỗng sán lại gần pháp sư vỗ nhẹ vào vai :

- Đại pháp sư không cần khách sáo Hành động của y rất mau lẹ tựa như một cử chỉ vô lễ vì dám vỗ vào vai pháp sư. Chỉ qua một lúc, Lộng Tấn pháp sư bỗng nghe đau ngấm ngầm ở chỗ bả vai. Vết đau cơ hồ càng lúc càng lan rộng làm pháp sự vô cùng khó chịu. Pháp sư nửa cười nửa nghiêm mặt hỏi :

- Ngươi làm gì vậy?

Vệ Thác Bình giả ra vẻ kinh ngạc :

- Ta xin cáo từ pháp sư, đại sư có gì dạy bảo thêm?

Lộng Tấn pháp sư cả giận :

- Bần tăng với ngươi không oán thù gì mà ngươi nỡ hạ độc thủ?

Vệ Thác Bình cười nhạt :

- Đại pháp sư tha lỗi, nếu pháp sư không giúp bọn ta xong chuyện này, chúng ta đành tiễn pháp sư về Tây Thiên thôi.

Triệu Đình Lộc nét mặt nhăn nhó độc ác cười gằn :

- Ta xin nói rõ cho pháp sư biết, pháp sư đã trúng độc chưởng của Vệ huynh đây, nhưng độc chưởng này không thể khiến pháp sư chết ngay được đâu, nó cứ ở trong phủ tạng của ngài mỗi ngày thêm trầm trọng, nửa năm sau mới hoàn toàn phát tác và giết chết pháp sư. Thuốc giải chỉ có mình Vệ huynh là có. Đại sư có muốn có thuốc giải hay không là hoàn toàn do đại sư đó.

Pháp sư ngơ ngẩn :

- Ta phải làm sao?

Triệu Đình Lộc nói :

- Đức Hoạt Phật chuyện gì mà không nghe lời pháp sư? Chỉ cần pháp sư và ta phát thệ trước bàn thờ Phật sẽ động binh với danh nghĩa đức Hoạt Phật tiêu diệt Bạch giáo là được!

Lộng Tấn pháp sư cảm thấy khí độc chạy rần rần trong cơ thể, hoảng hốt la lên :

- Bọn ngươi... ngươi... giết chết ta rồi!

Triệu Đình Lộc cười nhạt :

- Chưa sao đâu, rồi pháp sư sẽ còn thấy chín tầng Địa ngục nữa kìa!

Bỗng nhiên Vệ Thác Bình hô lớn.

- Cút đi ngay!

Y vung tay phát ra hai tiếng vù vù, hai mũi Thấu Cốt đinh theo tay y bắn ra ngoài cửa sổ. Diệp Cốc Hồn và Lưu Đĩnh Chi lập tức như hai mũi tên bắn vọt người ra cửa sổ đuổi theo liền.

Triệu Đình Lộc hoảng kinh vì sợ Lộng Tấn pháp sư đã cho người ngầm nấp sau cửa sổ nghe biết câu chuyện trong phòng, y sợ chuyện uy hiếp Lộng Tấn pháp sư lộ ra ngoài hỏng mất đại sự triều đình giao phó.

Một lúc sau hai tên họ Diệp và Lưu quay về thở hổn hển.

- Bên ngoài không có một ai, Vệ huynh, e rằng huynh nghe lầm chăng?

Vệ Thác Bình nói :

- Ta không thể nghe lầm được!

Từ nhỏ y đã tinh luyện công phu ám khí, thính giác so với người khác cực kỳ mẫn nhuệ. Lần thứ nhất nghe tiếng động ngoài cửa y còn ngờ là tiếng gió động, nhưng lần này rõ ràng không phải là tiếng gió.

Triệu Đình Lộc bảo :

- Việc này nên cẩn thận, các ngươi hãy ra ngoài coi xét thật kỹ lại và truyền mệnh lệnh của pháp sư cấm ngặt bất cứ ai không được đến gần đây, ai không vâng lệnh, ta cho quyền cứ giết.

Y quét mắt thăm dò phản ứng của Lộng Tấn pháp sư. Pháp sư không để lộ phản ứng nào nhưng trong lòng hết sức cay đắng vì đang nằm trong tay đối phương mà không có hy vọng các Lạt ma khác biết được vì lệnh cấm không một ai được đến gần.

Triệu Đình Lộc cười nhạt truyền lệnh :

- Đại pháp sư, hãy quỳ tại đây mà thề!

Pháp sư không nói một lời chậm rãi tiến tới trước tượng Bồ tát.

Đột nhiên khi đến cạnh bức tượng pháp sư dùng đầu đập mạnh vào, trong lúc đi tới lòng pháp sư đã nghĩ: “Tương lai ta muốn sống không được muốn chết không xong. Âu là bây giờ chết ngay dưới chân đức hộ giáo đại thần, xin Bồ tát độ ta về đất Phật!”.

Triệu Đình Lộc đứng gần pháp sư, y nhanh chóng xuất thủ kéo pháp sư lại.

Cùng lúc ấy chuyện kỳ dị xảy ra.

Đằng sau tượng Phật bỗng có một chưởng đánh vào Triệu Đình Lộc và một chưởng khác kéo pháp sư lùi về phía sau tấm bình phong.

Trong lúc bất ngờ Triệu Đình Lộc cứ tưởng Bồ tát hiển linh nên sợ đến toát mồ hôi.

Nói thì chậm, nhưng sự thực mau không thể tả, Mạnh Hoa vươn thân vọt ra ngoài, Triệu Đình Lộc thân thủ không được nhanh lắm, một tiếng “xoẹt” kéo dài, vai áo của y đã trúng trảo kéo rách toạc.

Vệ Thác Bình nhanh như chớp nhảy lại, đánh một chưởng xuống, Mạnh Hoa la lên :

- Thủ pháp giỏi lắm!

Chàng rút nhanh trường kiếm xỉa thẳng vào trung tâm chưởng của y đúng vào Lao Cung huyệt. Nếu bị đánh trúng Lao Cung huyệt thì công phu độc chưởng mười năm khổ luyện của Vệ Thác Bình coi như ném xuống nước.

Quả không hổ danh là Đại nội đệ nhất cao thủ, Vệ Thác Bình trong lúc cực kỳ nguy cấp ấy, y vội vàng “đại loan yêu, tà tháp liễu” cong rạp mình xuống tránh kiếm rồi bật người lên liền dùng cước đá vào tay cầm kiếm của chàng. Đây là một chiêu biến ảo rất mau, đang từ thế phòng thủ chuyển thành công kích hết sức lợi hại.

Không ngờ công phu của Vệ Thác Bình đã lão luyện, nhưng Vô Danh kiếm pháp của Mạnh Hoa còn kỳ diệu hơn, đầu kiếm nghiêng tới rồi đột nhiên thay đổi phương hướng khác hẳn ý đoán của đối phương, cước bộ của y giơ lên cao không thể thay đổi phương hướng như bị kiếm của chàng chém đứt tới nơi. Vệ Thác Bình ứng biến cực kỳ mau lẹ thân hình y đang nghiêng đá lên như hình con đại bàng xòe cánh bỗng xoay một vòng vọt thẳng lên không dùng trảo đánh xuống.

Chiêu thế ra nhanh như chớp giật, cả hai đều thi thố toàn những công phu thượng thừa, chỉ cần không cẩn thận một chút lập tức bị đẩy vào thế nguy liền. Vệ Thác Bình chưa kịp đặt chân xuống đất, Mạnh Hoa đã chuyển thân đến sát Triệu Đình Lộc.

Vệ Thác Bình không thể tưởng tượng kiếm pháp của thiếu niên này lại tinh diệu đến như vậy, liền vội kêu lên :

- Triệu đại nhân, mau ra ngoài đi!

Y biết rằng bên ngoài còn có Lưu Đình Chi và Diệp Cốc Hồn, nếu Triệu Đình Lộc chạy kịp ra ngoài sẽ có hai tên này bảo vệ để y rảnh tay yên tâm đối phó với Manh Hoa.

Nhưng thực kỳ quái Triệu Đình Lộc cứ đứng ngây ra không chịu chạy đi mà lại dựa vào một bên cửa, thân thể phát run lên. Mạnh Hoa nhanh như chớp đã dùng trảo chụp vào bên vai gần cổ y.

Thực ra Triệu Đình Lộc xuất thân từ một tướng quân trải qua nhiều cuộc chiến đấu có sợ gì nguy hiểm tuy nhiên lần này y bị chàng đánh trúng vào Kiên Tĩnh huyệt nên không thể động đậy.

Đầu kiếm của chàng đặt ngay vào cổ y, chàng cười lớn :

- Ngươi không sợ tính mạng của Triệu đại nhân thì bước lại đây!

Triệu Đình Lộc run rẩy :

- Muốn gì cứ nói đừng động thủ!

Chàng truyền lệnh :

- Trước tiên hãy bảo Vệ Thác Bình đem thuốc giải lại đây!

Vệ Thác Bình quờ tay vào trong túi rồi hoảng hốt kêu :

- Ối chao! Ta quên mang thuốc giải mất rồi. Để ta về lấy rồi lập tức mang tới cho ngươi. Vả lại tuy Lộng Tán pháp sư trúng độc nhưng chưa phát tác ngay bây giờ, còn cả nửa năm nữa lận!

Chàng cười nhạt.

- Ngươi coi ta là dứa con nít à? Không đưa thuốc giải ra đây ta đẩy mũi kiếm tới thì Triệu đại nhân không còn thủ cấp để sống đó!

Triệu Đình Lộc gằn giọng :

- Ta được triều đình phái tới Lạp Tát làm tuyên sứ, ngươi giết ta sợ rằng đến Bố Đạt Lạp cung cũng không chứa nổi ngươi.

Mạnh Hoa cười ha hả nói to vào tai y :

- Ngươi biết ta là ai không? Ta ở Sài Đạt Mộc đến đây đó! Ta không cần biết Bố Đạt Lạp cung có chứa nổi cái gì hay không chỉ cần biết nghĩa quân của ta cần lấy luôn cả thủ cấp của Hoàng đế bọn bay nữa.

Đầu kiếm lay động nhè nhẹ, khí lạnh xông vào yết hầu khiến Triệu Đình Lộc hồn phi phách tán.

Lộng Tán pháp sư từ sau tấm bình phong đi ra :

- Triệu đại nhân! Vỏ quýt dày có móng tay nhọn! Đời người ai mà không chết phải không?

Triệu Đình Lộc vội đáp :

- Đại sư yên tâm, thuốc giải độc nhất định chúng ta sẽ trao cho đại sư, xin đại sư bảo vị này hãy thả ta ra đi.

Chàng lừ mắt :

- Đại sư đừng nghe xảo ngôn hoa ngữ của tên này. Ta là người Hán chỉ biết nói thật, bắt hổ thì dễ chứ thả hổ không bao giờ đâu!

Lộng Tán pháp sư nói :

- Lời ấy đúng, Triệu đại nhân, ta thả ngươi không khó, chỉ sợ ngươi lại hại ta nữa.

Triệu Đình Lộc mau miệng đáp liền :

- Tiểu quan nhất định không dám, đại sư không tin, ta sẽ thề trước tượng Bồ tát cho coi! Ta thành tâm hối lỗi!

Nên biết lúc bấy giờ nhà Thanh rất sợ tình hình biên giới với Tây Tạng đang ra sức mua chuộc đức Hoạt Phật để khống chế vùng Tây Tạng mà Lộng Tán pháp sư là người thay Hoạt Phật nắm cả binh quyền. Tổng quản Tát Phúc Đỉnh ở kinh đô đã mật lệnh cho Triệu Đình Lộc phải dùng lợi mà chiêu dụ tuyệt đối không được uy hiếp. Triệu Đình Lộc tưởng nhờ Vệ Thác Bình ra tay hạ độc thủ trong phòng kín là có thể khuất phục được pháp sư nhưng không ngờ sự việc lại ngoài dự tính. Hiện nay y không biết sao hơn là cầu Trời Phật gia hộ cho Lộng Tán pháp sư sống trăm tuổi vì nếu pháp sư chết bất tử vì độc thủ của y tất bản cung khai sẽ được công bố, Hoàng giáo Lạt ma tất nhiên sẽ trở thành thế lực đối đầu Thanh triều, nếu Hoàng đế vấn tội thì Triệu Đình Lộc y biết tránh vào đâu?

Lộng Tán pháp sư cười nhìn Vệ Thác Bình.

- Vệ đại nhân, hãy xem kỹ lại xem có đúng quên cầm thuốc giải không hay đãng trí nhớ lầm?

Vệ Thác Bình nhìn Triệu Đình Lộc, họ Triệu nói :

- Ờ ta nhớ ngươi có mang thuốc theo mà, ngươi hãy xem cẩn thận lại lần nữa đi!

Vệ Thác Bình lại thò tay vào túi lục lọi một lúc rồi giả vờ reo :

- Tìm thấy rồi, thì ra cất mãi ở đây!

Lộng Tán pháp sư đã lấy mấy viên thuốc giải độc, tin rằng y không dám dùng thuốc giả lừa pháp sư nên uống ngay. Quả nhiên qua một lúc cảm thấy khí huyết thông suốt, tinh thần sảng khoái.

Đột nhiên có tiếng huyên náo dưới tầng lầu, có tiếng người gọi to pháp danh của Lộng Tán bằng tiếng Tạng :

- Di La Giặc Tô! Di La Giặc Tô! Ngài không sao chứ?

Cùng lúc ấy Diệp Cốc Hồn và Lưu Đĩnh Chi vọt thân vào cửa sổ, chúng phát hiện một thiếu niên lạ mặt bên cạnh Lộng Tán pháp sư, bất giác cả kinh.

Triệu Đình Lộc nói :

- Ta và pháp sư đã thương lượng ổn thỏa, chúng bay làm gì mà ồn ào vậy?

Diệp Cốc Hồn nhỏ giọng :

- Chúng tôi phát hiện ba kẻ dạ hành trong đó có hai người một là con trai của Kim Trục Lưu tên Kim Bích Phong, một là con trai của Giang Hải Thiên tên Giang Thượng Vân còn một tên nữa thân pháp cực mau lẹ chưa kịp nhìn rõ thì chúng tăng Lạt ma đi tuần ban đêm phát hiện ra chúng tôi bèn đuổi chúng tôi chạy về đây.

Lộng Tán pháp sư bảo :

- Được rồi để ta giải thích cho họ biết.

Pháp sư trao tờ cung khai cho Mạnh Hoa giữ.

- Tiểu nghĩa sĩ, chờ ta trở vào sẽ cùng nhau đàm luận.

Mạnh Hoa biết chắc trong tình hình này bọn Triệu Đình Lộc nhất định không dám thi hành độc thủ với Lộng Tán pháp sư nên yên tâm ở lại trong phòng.

Hai tên Diệp Lưu liếc Mạnh Hoa một cái trong lòng nghi ngại nhưng không dám mở lời. Ra khỏi cửa phòng Diệp Cốc Hồn hạ giọng nói nhỏ hỏi Triệu Đình Lộc :

- Tên tiểu tử này tôi có cảm giác đã gặp ở đâu rồi, y là ai vậy?

Triệu Đình Lộc bụng đang buồn phiền, gắt gỏng :

- Đừng nhiều chuyện, chúng ta mau mau tìm cách rời khỏi nơi đây cho rồi!

Lộng Tán pháp sư ra bên ngoài nhìn đám đệ tử đang đứng lố nhố trước cửa tịnh thất :

- Các ngươi làm gì náo động thế?

Vị Lạt ma phụ trách thủ hộ là đệ tử của Lộng Tán pháp sư tên gọi là Gia Vệ Tích trả lời :

- Chúng con phát hiện có hai tên đạo tặc hình như chạy vào trong phòng của sư phụ.

Pháp sư vui vẻ :

- Không phải đạo tặc đâu, là Diệp đại nhân và Lưu đại nhân đó!

Gia Vệ Tích không nói gì nữa nhưng một Lạt ma khác lên tiếng :

- Hai vị quan đó sao lại không ra vào bằng lối cửa chính mà lại nhảy qua cửa sổ.

Diêp Cốc Hồn vội nói :

- Chúng tôi cũng ngờ có đạo tặc nên vội đuổi theo đó mà Lại một Lạt ma khác :

- Tôi cũng thấy hình như có người chạy theo hướng khác, không biết là đạo tặc hay là quan quân?

Lộng Tán bảo :

- Các ngươi khỏi kinh mang nữa, ta đã hỏi rõ, Diệp Lưu hai vị đều nói đã nhìn rõ chim bay ngoài cửa sổ chứ không phải đạo tặc nào đâu.

Vị Lạt ma ấy không lấy làm tin ở lời nói của sư phụ nhưng không có chứng cớ gì nên không dám hỏi gì nữa.

Lộng Tán pháp sư truyền :

- Các ngươi hãy tiễn Triệu đại nhân về phủ!

Quay lại Triệu Đình Lộc, pháp sư cúi mình :

- Triệu đại nhân, xin tha cho bần tăng khỏi đưa tiễn.

Bọn Triệu Đình Lộc đi rồi, Lộng Tán pháp sư trở vào tịnh thất nói với Mạnh Hoa :

- Tiểu nghĩa sĩ, tối nay hoàn toàn nhờ tiểu nghĩa sĩ bạt đao tương cứu, xin hỏi tên tuổi là gì?

Chàng cung kính đáp :

- Gia phụ có một phong thư gửi pháp sư, pháp sư xem xong sẽ hiểu minh bạch.

Lộng Tán pháp sư đọc xong lá thư của Mạnh Nguyên Siêu vui vẻ nói :

- Té ra người là con trai của Mạnh đại hiệp. Lệnh tôn đã là đại ân nhân của ta nay ngươi cũng là đại ân nhân của ta nữa. Ta thọ ân của cha con ngươi thật nhiều rồi đó!

- Xin đại sư tha tội cho vãn bối đường đột vào cung cấm!

Lộng Tán pháp sư rũ lông mày xuống :

- Sao ngươi lại nói những lời khách khí ấy. Ngươi là con trai của cố nhân ta, nếu không có chuyện đêm nay, ta cũng vẫn coi ngươi như khách.

Chàng cẩn trọng :

- Gia phụ có việc cầu với đại sư...

Lộng Tán đại sư không đợi chàng nói hết câu liền mỉm cười :

- Sự việc lệnh tôn đề cập tới ta đã sớm đáp ứng rồi, chẳng phải ngươi tự thân nghe rồi sao? Cần gì phải hỏi nữa?

Mạnh Hoa tỉnh ngộ liền bụng bảo dạ: “Đúng rồi, việc chúng ta cầu pháp sư là đừng giúp Thanh đình, hưng binh đánh Bạch giáo. Pháp vương, pháp sư vừa mới cự tuyệt bọn Triệu Đình Lộc xong, đâu cần nhờ chúng ta yêu cầu”.

Lộng Tán pháp sư tiếp tục nói :

- Còn chuyện lệnh tôn hy vọng chúng ta Hoàng giáo và Bạch giáo quên hiềm khích cũ hợp nhất làm một, đó cũng là ý muốn xưa nay của bần tăng nhưng muốn giải trừ oán hết cả năm nay đâu phải chuyện một sớm một chiều? Phải có thời gian để thành kiến đôi bên vơi bớt, bỏ dị biệt thành đồng nhất. Mạnh thiếu hiệp xin hãy đem ý kiến này của ta về bẩm báo với lệnh tôn, thứ cho lão khỏi phải viết thư.

- Đại sư cao kiến, kế sách chu toàn, vãn bối xin thay gia phụ cảm tạ.

- Nếu nói đa tạ thì chính ta cần đa tạ hơn mới phải. Ân nghĩa của cha con thiếu hiệp với riêng ta kể khôn xiết, nội việc nghĩa quân của thiếu hiệp kháng cự với Thanh triều tại Sài Đạt Mộc đối với Tây Tạng cũng là tự nhiên bảo vệ chúng ta rồi.

Mạnh Hoa không ngờ nhiệm vụ của mình lại thành đạt một cách quá dễ dàng như vậy, liền vui mừng xin cáo từ.

Lộng Tán pháp sư lưu lại :

- Thiếu hiệp mỗi lần đến Bố Đạt Lạp cung một khó, xin lưu lại vài hôm để ta nhờ Gia Vệ Tích tiếp đãi và dẫn thiếu hiệp tham quan cung điện.

- Gia phụ có lệnh, Lãnh đầu lĩnh cũng đang đứng chờ, ngày khác vãn bối xin đến để thỉnh giáo đại sư.

- Nếu đã quyết như vậy ta không dám cố cưỡng. Xin đợi ta một lát.

Lúc ấy Gia Vệ Tích vừa đưa khách trở về, Lộng Tán pháp sư gọi y vào phòng. Vừa bước vào phòng Gia Vệ Tích nhìn thấy có một thiếu niên lạ mặt không khỏi lạ lùng.

Lộng Tán pháp sư hỏi :

- Mấy vị quan quân ấy ra sao?

Gia Vệ Tích đáp :

- Bọn họ chẳng nói chẳng rằng gì cả. Hình như có gì không vừa ý?

Pháp sư cười :

- Họ định hại ta nhưng không được, đương nhiên là chẳng vui vẻ chút nào.

- Bọn họ dám hại sư phụ ư?

- Nếu không có vị tiểu nghĩa sĩ này thì ta đã chết vì độc thủ của Vệ Thác Bình rồi.

Lộng Tán pháp sư đem chuyện xảy ra kể lại cho người đồ đệ thân tín nghe, Gia Vệ Tích nổi giận :

- Nếu đồ đệ biết sớm việc này quyết không để cho bọn họ ra khỏi Bố Đạt Lạp cung, Sư phụ, người đã quá nhân từ đó.

Lộng Tán pháp sư ôn tồn :

- Chúng ta chưa tiện chống đối triều đình nhà Thanh nhưng kể từ nay về sau Triệu Đình Lộc không dám đụng tới ta nữa đâu!

Pháp sư chậm rãi rút ra một lệnh phù bằng gỗ đẽo rất khéo đưa cho Mạnh Hoa :

- Ta tặng Mạnh hiền điệt lệnh phù này có thể vào Bố Đạt Lạp cung bất cứ lúc nào mà khỏi cần báo trước.

Chàng kính cẩn đón lấy lệnh phù :

- Đa tạ đại sư ban cho ân sủng, tiểu điệt khôn xiết cảm kích.

- Chớ có khách khí, cha con hiền điệt thi ân lớn với ta, ta còn chưa đáp được một vài. Xin về thay ta có lời vấn an lệnh tôn và chúc lệnh tôn mau bình phục.

Gia Vệ Tích đưa chàng ra khỏi phòng.

Khi ra khỏi cổng Bố Đạt Lạp cung cũng vừa lúc canh ba. Trên đường vắng lặng không một bóng người. Chàng thi triển khinh công vào trong thành.

Về đến nhà Cát Lý mặt trời mới le lói chiếu những tia đầu tiên, chàng vượt thân lên bức tường nhà tiến vào đình viện nhìn thấy liền lão Cát Lý đang đợi chàng về. Chàng liền nói :

- Phiền lão tiền bối phải chờ tiểu điệt suốt đêm, thực là có lỗi.

Lão Cát Lý vẫn cười tươi :

- Ta đợi ngươi một đêm ăn nhằm gì, ba đêm không ngủ ta vẫn cứ đợi được miễn là có tin vui.

- Lão bá, làm sao người biết là có tin vui?

- Có một vị bằng hữu của ngươi cũng đợi ngươi, biết là ai không?

Lão chưa dứt lời bỗng một người xuất hiện, trước mặt chàng chính là Thiên hạ đệ nhất thần thâu Trương Khoái Hoạt.

Mạnh Hoa vừa mừng vừa lạ, chàng hỏi :

- Trương đại hiệp đến từ bao giờ?

Trương Khoái Hoạt cười đùa :

- Cậu bé mau quên quá sao lại gọi ta là đại hiệp? Ta cũng mới đến đây thôi, trước đây không lâu ta đã gặp ngươi mà, ngươi không biết ư?

Mạnh Hoa chợt hiểu liền đáp :

- Thì ra cái bóng người thứ ba trong Bố Đạt Lạp cung là đại thúc chứ gì? Thảo nào Cát Lý bá bá biết tiểu điệt đem tin vui về.

Chàng nhớ rõ lời bẩm báo của Diệp Cốc Hồn với Triệu Đình Lộc khi còn trong Bố Đạt Lạp cung khi y chạy ra ngoài thám thính phát hiện ba bóng người, chỉ biết được hai người là Kim Bích Phong và Giang Thượng Vân còn người thứ ba không biết là ai, lúc ấy chàng đã hơi có lòng ngờ là Trương Khoái Hoạt nhưng chưa dám quyết vì không ngờ họ Trương lại về đây mau quá như vậy.

Trương Khoái Hoạt cười vui :

- Tất cả mọi hành vi của tiểu điệt trong Bố Đạt Lạp cung ta đều theo dõi biết hết cả.

- Trương địa thúc, đại thúc đã vào Lạp cung sao không yết kiến Lộng Tán pháp sư?

- Một mình tiểu điệt là được rồi, cần gì đến ta cho thêm phiền? Vả lại ta còn phải theo bọn Kim Giang nhị công tử xem bọn chúng định làm gì nữa chứ.

- Thế nhị vị công tử ấy có làm gì không?

Họ Trương cười ha hả :

- Làm quái gì được? Nếu không có tiểu điệt đánh bọn Triệu Đình Lộc hai công tử ấy không thoát khỏi Lạp cung nữa ấy chứ.

- Không biết bọn họ có biết việc làm của tiểu điệt không?

- Sao lại không? Hai thằng ngốc ấy cũng là tay lợi hại đó, chúng ngầm theo dõi tiểu điệt, không biết để làm cái giống quái gì?

Nghe giọng hình như Trương Khoái Hoạt không có cảm tình gì mấy với Kim Bích Phong và Giang Thượng Vân nên chàng không tiện hỏi thêm nữa. Chàng nói lảng qua chuyện khác :

- Trương đại thúc định ngày mai đi đâu?

- Ta định về thăm gia gia của ngươi nhưng nay có ngươi rồi, cho ta gửi lời thăm gia gia, còn ta trở về Hồi Cương vì có ước hẹn với Úy Trì Quýnh.

- Sự việc đã ổn thỏa, ngày mai tiểu điệt sẽ trở về nhà, chúc đại thúc lên đường bình an.

- Ờ, nhưng ngươi cũng nên ngủ một giấc cho lại sức. Suốt đêm không ngủ rồi còn gì.

Chàng bèn lên giường nằm, người cảm thấy mỏi mệt rã rời, vừa hiu hiu nhắm mắt bỗng thấy Kim Bích Y ở đâu xuất hiện đang đi về phía chàng nhưng cùng lúc ấy Giang Thượng Vân cầm kiếm vẹt ngang đường chận nàng lại. Chàng kinh hoảng không kịp rút kiếm đành để Giang Thượng Vân đâm xuyên qua người. Kim Bích Y vừa khóc vừa kêu :

- Sư huynh chớ có giết chàng, chớ có giết chàng!

Thực là kỳ quái, tuy thân hình trúng kiếm mà chàng hoàn toàn không thấy đau đớn gì, cũng không thấy chảy một giọt máu. Chàng muốn gọi tên Bích Y nhưng cổ họng như có gì nhét cứng, cứ ú ớ không ra tiếng rồi bỗng có người lay chàng và gọi vào tai :

- Mạnh thiếu hiệp, tỉnh lại mau, tỉnh lại mau!

Mạnh Hoa mở choàng mắt, chỉ thấy ảo ảnh của Kim Bích Y biến mất, bên người chỉ có lão Cát Lý. Ngọn đèn nhỏ bé chập chờn trong góc nhà báo cho chàng biết, tất cả những hình ảnh vừa rồi chỉ là một ác mộng. Nhìn ra ngoài song trời sắp gần đứng bóng từ lúc nào.

Lão Cát Lý hạ giọng nói rất nhỏ :

- Có quan binh kéo đến bên ngoài, lão vừa nhìn qua cửa sổ, chúng nó chính đang kéo đến xóm này, ngõ này có ba căn nhà, xem tình hình chắc chúng đến đây tìm ta đó.

Chàng liền vội hỏi :

- Tạng binh hay Thanh binh?

Lão đáp :

- Có hai Tạng binh dẫn đường, đằng sau là một lũ quân quan Thanh triều.

Chưa dứt lời nghe ngoài cửa đã có tiếng đập cửa rầm rầm. Lão Cát Lý vội vàng nói :

- Mạnh thiếu hiệp hãy gấp thoát thân, đằng sau nhà có một gian phòng gỗ có đường ngầm thông sang ngõ bên cạnh, thiếu hiệp đi đi!

Mạnh Hoa tuy hành tẩu giang hồ chưa đầy một năm nhưng cũng đã có chút ít kiến thức, kinh nghiệm, bụng bảo dạ: “Bọn chó săn này vì ta và không phải là những tay tầm thương, lẽ nào chúng không biết ngõ bên cạnh? Vả lại ta đâu nỡ để liên lụy đến cha con Cát Lý?”.

Chủ ý đã định chàng lập tức chỉnh đốn lại quần áo, mặc lại bộ đồ người Tạng đã mưa hay hôm trước nói vội với lão Cát Lý :

- Lão và lệnh lang hãy theo đường ấy mà thoát trước, để tiểu điệt chận bọn chúng lại.

Hãy mau đi thôi!

Lão Cát Lý lắc đầu :

- Sao được? Thiếu hiệp... để đó...

Chàng cắt lời :

- Tiểu điệt biết võ nghệ còn cha con lão bá thì không, liên lụy đến gia đình lão bá, làm sao tiểu điệt yên tâm được. Mau đi thôi!

Ngoài cửa tiếng bọn Tạng binh rầm rộ la hét :

- Mở cửa! Mau mở cửa!

Rồi tiếp theo một tiếng “Rầm” rất lớn bọn quan quân không thể chờ lâu hơn đã xô tung cánh cửa ùa vào.

Mạnh Hoa lập tức vọt ra ngoài. Lão Cát Lý chẳng đặng đừng đành kéo đứa con trai trốn vào phòng trong.

Hai tên Tạng binh đi đầu líu lo ồn ào nói một tràng tiếng Tây Tạng, chàng nghe câu được câu chăng nhưng cũng biết chúng đổ cho nhà này chứa vật ăn cắp của Đại trường chủ gần bên (tức nhà Giang Bố). Một tên quan quân chỉ mặt Mạnh Hoa :

- Chúng ta đã biết ngươi ở đâu lai rồi. Định tiếp tay với thằng chủ nhà này chống lại Đại trường chủ sao? Hừ, ngươi bảo nhà này không chứa vật phi pháp ư? Thế ngươi không là vật phi pháp thì là gì?

Người nói câu ấy là Vệ Thác Bình.

Chỉ một mình Vệ Thác Bình thì không lấy gì đáng sợ, nhưng đứng sau y còn có ba tên nữa gồm: Lưu Đĩnh Chi, Diệp Cốc Hồn và Đặng Trung Ngãi. Nguyên lai, gia đình lão Cát Lý từ lâu đã đối đầu với Giang Bố, bọn này định kiếm chuyện gây sự lâu rồi, hay ngày trước biết tin có một thiếu niên lạ mặt khẩu âm khác thường đến đây bọn chúng nghi lắm nên đã lén lút điều tra.

Đại nội tam đại cao thủ và thủ lãnh Ngũ quan Đặng Trung Ngãi xuất hiện cùng lúc khiến Mạnh Hoa không khỏi thất kinh.

Vệ Thác Bình cười lớn :

- Đêm qua ở trong Bố Đạt Lạp cung bọn ta không làm gì được ngươi, nay thì ngươi có mọc cánh cũng khó trốn khỏi đây. Tiểu tử nếu muốn sống, hãy mau đầu hàng đi.

Chàng văng tục :

- Hàng con cóc khô!

Thân ảnh nghiêng tới, kiếm bắn ra khỏi bao xuất liền chiêu Bạch Hồng Quán Nhật, đâm tới liền. Chiêu này lấy thối làm tiến, tỵ chiêu, bạt kiếm, tấn công mấy động tác liền kết thành nhất khí, mau hơn điện xẹt.

Kiếm chiêu của chàng phát ra sau mà đã đến trước khiến Vệ Thác Bình kinh dị quát lên :

- Tiểu tử lợi hại thật! Hừ, lợi hại tới đâu cũng không thoát khỏi chưởng của ta đâu!

Mạnh Hoa xuất kiếm nhanh như điện, Vệ Thác Bình cũng vận chưởng lẹ như gió, không chậm hơn chút nào. Chưởng này y dùng sức gió của ống tay áo trái chuẩn bị chụp lấy mũi kiếm của chàng còn hữu chưởng thì chém xuống định đánh gãy cổ tay chàng.

Không ngờ chàng biết trước tâm ý của y, kiếm thế đột nhiên chuyển biến đâm tới các phương hướng mà y không thể ngờ tới, khiến chưởng đầu tiên của y đánh vào khoảng không.

Nói thì chậm, sự thực mau không thể ta, Mạnh Hoa vừa tránh chưởng của Vệ Thác Bình đã rượt đến bên người Lưu Đĩnh Chi, chiêu Bạch Hồng Quán Nhật dư thế chưa hết đầu kiếm chỉ thẳng vào yết hầu họ Lưu.

Khoái đao của Lưu Đĩnh Chi cũng thập phần mau lẹ, y vừa kêu: “Tốt lắm!” đao đã cuốn vào kiếm vang lên một tiếng kim khí chạm nhau. Chàng lay động thân ảnh kiếm chiêu biến thành Huyền Điểu Hoạch Sa vẽ một đường trên không rồi vươn kiếm tới, tay trái xuất trảo chụp xuống đầu Diệp Cốc Hồn. Liên Hoàn Khoái Hoạt Đao của Lục Đĩnh Chi vốn phải đánh liên tiếp thập bát đao một lúc bỗng nhiên địch nhân của y biến mất, y không dừng thế đánh tới được, chiêu thứ chín và mười cứ thế chém tới đã trúng ngay Phán Quan bút của Đặng Trung Ngãi đang định tập kích sau lưng Mạnh Hoa.

Diệp Cốc Hồn bị trảo sắp trúng liền xuất Phụng Điểm Đầu, tả chưởng chuyển động quào vào vai trái ngay chỗ xương tỳ bà của chàng. Chiêu này nếu đánh trúng sẽ phế bỏ võ công của đối phương liền.

Mạnh Hoa cười gằn :

- Làm gì mà đánh chiêu quyết định thế. Để ta còn đùa giỡn chơi chứ!

Liền di hình hoán kiếm, đầu kiếm đâm thẳng vào huyệt phong thủ sau lưng Lưu Đĩnh Chi đánh bật ra chưa kịp thu về trong lúc cấp thiết chưa biết làm sao thì Vệ Thác Bình đã rống lên một tiếng lớn đánh một thế Phách Không chưởng giải cứu Đặng Trung Ngãi.
Chương trước Chương tiếp
Vietwriter; Bongdaso; Bongdapro; Keonhacaivip; W88; NEW88; NEW88;
Tele: @erictran21
Loading...