Kiếm Lai - Phong Hỏa Hí Chư Hầu

Chương 399-2: Lễ vật (Phần 2)



Sau đó thời gian trên chiếc thuyền tiên gia này thong thả trôi đi.

Rất nhiều nơi địa thế thuận lợi treo biển hiệu động phủ tiên gia trên núi, nhưng lại không xây dựng được một bến thuyền tiên gia cần liên tục tiêu hao tiền thần tiên, cho nên chiếc thuyền này không thể “cập bến”. Có điều đã sớm chuẩn bị một số thuyền nhỏ có thể ngự gió trên không, đưa khách trên thuyền đến những bến thuyền nhỏ của các ngọn núi kia.

Khi đến đài câu cá nổi tiếng nằm ở biên cảnh phía bắc nước Thanh Loan, người xuống thuyền rất nhiều. Trần Bình An, Bùi Tiền và Chu Liễm đi tới đầu thuyền, nhìn thấy giữa hai ngọn núi lớn nguy nga, có biển mây to lớn chảy qua như khe suối. Hai đài câu cá lớn nằm hai bên đối diện nhau, xây dựng bên bờ biển mây trên đỉnh núi lớn. Thỉnh thoảng có thể nhìn thấy chim chóc nhiều màu sắc rung cánh phá vỡ biển mây, vẽ một vòng cung sau đó lại rơi vào biển mây.

Bùi Tiền nhìn đến mê mẩn, chỉ hận mình không thể ngự gió đi lại. Nếu không vù một cái chạy qua, tay cầm gậy leo núi đập vào đám chim chóc cá bay kia, bắt lấy rồi chạy về thuyền, chắc có thể bán được không ít tiền. Không chừng chạy thêm mấy chuyến, cô sẽ có thể mua một hộp đựng bảo vật, thậm chí là giá để bảo vật rồi.

Chu Liễm là võ phu cảnh giới thứ tám, nhưng trên đường theo Trần Bình An vẫn luôn đi bộ, chưa từng ngự gió đi xa.

Trần Bình An tò mò hỏi:

- Chu Liễm, ngươi không suy nghĩ một chút sao? Không cảm thấy bạc đãi cảnh giới của mình à?

Chu Liễm lắc đầu cười nói:

- Thiếu gia, lão nô ở quê nhà đã sớm chán ngấy ánh mắt kinh ngạc của người khác rồi, thật sự không có hứng thú với chuyện này.

Thạch Nhu ở một bên im lặng ngắm cảnh. Đối với những suy nghĩ khác thường của Chu Liễm, cô đã không cảm thấy ngạc nhiên, nhìn mãi thành quen rồi.

- --------

Lúc nhóm người Trần Bình An ngắm cảnh, Vi Lượng đang ngồi bên cạnh bàn đọc sách trong một gian phòng, viết chút gì đó. Bên tay đặt một hộp gỗ tử đàn cổ xưa, trong đó chứa đầy dao rọc giấy “quân tử võ bị”.

Hắn lấy một con dao khắc bằng trúc bên trong ra, dùng làm đồ chặn giấy tạm thời.

Mặc dù Vi Lượng dùng lý do du sơn ngoạn thủy cho khuây khỏa để rời khỏi kinh thành, nhưng thực ra trên đoạn đường này vẫn đang làm một việc. Chuyện này quan hệ với nước Thanh Loan nói lớn không lớn, nói nhỏ không nhỏ.

Hắn đang giúp một người biên soạn xếp hạng của tiên sư gia phả Bảo Bình châu, cần lập một phần danh sách nêu rõ nội dung cốt lõi.

Vi Lượng đã soạn ra một bản phác thảo gồm chín thứ hạng.

Hạng một, chỉ có cảnh giới Tiên Nhân trong năm cảnh giới cao ở Bảo Bình châu, mới có thể bước vào hàng ngũ này.

Hạng hai, cảnh giới Ngọc Phác trong năm cảnh giới cao. Hoặc là lập nên công lao diệt quốc, giúp kỵ binh họ Tống Đại Ly xuôi nam.

Hạng ba, cảnh giới Nguyên Anh. Hoặc là công lao tương đương với mở rộng lãnh thổ một châu.

Hạng tư, cảnh giới Kim Đan.

Dần dần hạ xuống, cho đến hạng chín cuối cùng.

Phân chia cụ thể khá phức tạp, không liên quan tuyệt đối đến cảnh giới của luyện khí sĩ. Phải tham khảo triều đình Đại Ly, nhất là quân đội lần này xuôi nam, ghi chép công lao lớn nhỏ.

Trong đó Nguyễn Cung của Long Tuyền kiếm tông là người đứng đầu hạng hai, còn là người tạm thời đứng ở vị trí thứ nhất trong sổ tiên nhân, tương lai sẽ được họ Tống Đại Ly dùng làm sổ công lao.

Ngoài ra còn có hai tổ đình Binh gia là núi Chân Vũ và miếu Phong Tuyết, cùng với đại phái kiếm tu là vườn Phong Lôi và núi Chính Dương.

Phía dưới nữa là những thế lực như cung Trường Xuân Đại Ly, núi Vân Hà, họ Hứa thành Thanh Phong.

Tất cả đều cần có một hai danh ngạch, nhất định phải được ghi vào sổ sách vinh quang này, hơn nữa xếp hạng chắc chắn không thấp.

Còn như tu sĩ sở hữu lệnh bài thái bình vô sự do Hình bộ Đại Ly ban phát, tất nhiên cùng nằm trong hàng ngũ.

Sau này các lộ tiên sư dẫn đầu quy phục Đại Ly, bất kể xuất thân là tiên sư gia phả hay tu sĩ sông núi, đều có thể bước vào trong đó.

Gần đây Vi Lượng vẫn đang hoàn thiện chi tiết, chuyện này cần người kia cung cấp cho hắn rất nhiều tình báo, thậm chí là nội tình liên quan đến vận mệnh của một nước, sống chết của đế vương.

Vi Lượng đặt bút lông trong tay vào giá bút, sau đó đứng lên, chậm rãi đi dạo trong phòng.

Sở dĩ hắn chịu làm chuyện này, cũng không phải vì đại thế ép buộc, phải nương nhờ con hổ thêu kia. Trên thực tế với tính tình của Vi Lượng, nếu Thôi Sàm không thể thuyết phục hắn, hắn có thể từ bỏ công sức hơn hai trăm năm ở nước Thanh Loan, đi châu khác làm lại. Chẳng hạn như Bắc Câu Lô Châu càng coi trời bằng vung, hay như Đồng Diệp châu thế cuộc khá vững chắc. Đã có nền tảng của nước Thanh Loan, chẳng qua là vất vả thêm một hai trăm năm mà thôi.

Nhưng lần này Thôi Sàm tự mình tới nước Thanh Loan, người đầu tiên mà lão tìm đến chính là Vi Lượng hắn. Thôi Sàm và hắn đã trò chuyện thẳng thắn với nhau một phen, sau khi biết được phương hướng quốc sách của vị quốc sư Đại Ly này và vương triều Đại Ly, Vi Lượng đã quyết định hợp tác.

Hợp tác chứ không phải quy phục. Vi Lượng không nhân nhượng vì lợi ích, không cò kè bớt một thêm hai, Thôi Sàm cũng không chất vấn chuyện này.

Không thể phủ nhận, thứ mà Thôi Sàm theo đuổi còn sâu xa hơn Vi Lượng. Cho nên Vi Lượng rất mong chờ một ngày nào đó, cảnh tượng mà Thôi Sàm nói sẽ xuất hiện trước mắt mình.

“Khắc quốc pháp Đại Ly lên bia văn, lập bia trên đỉnh dãy núi Bảo Bình châu!”

Vi Lượng đi tới cửa sổ, ánh mắt nóng bỏng, trong lòng có hào khí sôi sục, còn hơn cả biển mây cuồn cuộn dưới chân chỉ chảy qua giữa hai ngọn núi lớn.

Đại trượng phu làm như vậy, mới có thể không uổng đời này, không phụ học vấn bản thân.

- --------

Trần Bình An đã từng ngồi ba chiếc thuyền vượt châu, biết chiếc thuyền tên là Thanh Y này vốn chạy chậm, không ngờ lại đi khá nhiều đường vòng. Thuyền cố ý đi dọc theo đông bắc và vùng biên giới phía bắc nước Thanh Loan, thả vài nhóm khách xuống, sau đó mới rời khỏi lãnh thổ nước Thanh Loan.

Vốn tưởng rằng có thể đi nhanh hơn một chút, nhưng thuyền lại dừng ở lãnh thổ một nước chư hầu phía bắc nước Vân Tiêu. Cuối cùng một ngày vào giữa trưa, thuyền dứt khoát lơ lửng giữa trời, dừng lại ở khu vực Trung Nhạc của nước nhỏ này. Bọn họ nói là hoàng hôn ngày mai mới lên đường, hành khách có thể đến ngọn Trung Nhạc kia ngắm cảnh. Nhất là vừa dịp gặp được đánh cược đá một năm bốn lần, có cơ hội thì nên cược nhỏ cho vui, biết đâu gặp được may mắn thì càng là chuyện tốt.

Ngọn Trung Nhạc này của nước Thừa Thiên có đá đăng hỏa, được khen là “núi Vân Hà nhỏ”. Một khi đặt cược đúng, dùng mấy đồng tiền hoa tuyết là có thể mở ra tủy đá đăng hỏa thượng đẳng, chỉ cần lớn chừng nắm tay thì cũng có thể phất lên chỉ trong một đêm.

Mười năm trước có một tu sĩ sông núi, đã dùng hai mươi sáu đồng tiền hoa tuyết còn lại trên người, mua một khối đá đăng hỏa không ai coi trọng, lớn như cái đôn. Kết quả mở ra tủy đá đăng hỏa đỏ như ngọn lửa, giá trị ba mươi đồng tiền tiểu thử.

Đương nhiên nếu khách không muốn xuống thuyền, cũng có thể ở lại trên thuyền nghỉ ngơi.

Nghe tỳ nữ trên thuyền giải thích, Trần Bình An nhất thời không biết nói gì. Sau khi tỳ nữ kia rời đi, Trần Bình An đi tới cửa sổ, nhìn cái gọi là Trung Nhạc một nước cách đó không xa, dở khóc dở cười.

Gọi là Trung Nhạc, nhưng không cần so sánh với núi Phi Vân ở quê nhà, ngay cả núi Lạc Phách chỉ thuộc về hắn cũng hùng vĩ hơn ngọn núi này rất nhiều.

Trần Bình An đành phải dẫn theo ba người chuẩn bị xuống thuyền, chờ những chiếc thuyền nhỏ qua lại, đưa bọn họ tới ngọn “núi lớn” Trung Nhạc nước Thừa Thiên kia.

Hắn dùng cái mông để nghĩ cũng biết, thần linh của ngọn Trung Nhạc này và chủ nhân của thuyền Thanh Y, chắc chắn là đồng bạn làm ăn, đôi bên cùng có lợi.

Trong lúc bọn Trần Bình An chờ thuyền nhỏ đón người, đám hành khách xung quanh đều theo bản năng tránh ra, dù không ngang nhiên chỉ chỉ trỏ trỏ nhưng khó tránh khỏi thì thầm.

Lúc trước đám người giang hồ chịu thiệt dưới tay “kiếm tu trẻ tuổi”, đến phòng xin lỗi không có kết quả, đã sớm ảo não xuống thuyền, không dám ở lâu.

Tâm tình của mọi người khác nhau. Tiên sư gia phả dù tuổi tác lớn hay nhỏ, phần nhiều là đố kị Trần Bình An nuôi dưỡng ra hai thanh phi kiếm bản mệnh, chỉ là ẩn giấu rất tốt. Tu sĩ sông núi thì rất sợ hãi. Còn những người thế tục có tiền, sau khi nghe nhân sĩ các phương trên thuyền đàm luận thổi phồng, phần lớn đều cảm thấy kiếm tu quả nhiên ngang ngược bá đạo giống như lời đồn.

Chỉ có phía nhà thuyền gần đây khá cung kính với nhóm người Trần Bình An, chọn ra một cô gái xinh đẹp, thỉnh thoảng gõ cửa đưa tới một mâm rau quả tiên gia.

Trên thuyền còn có một lầu các nhỏ được gọi bằng cái tên khá hay là “nhà Tiên Khí”, dùng cho một số khách quý ngồi thuyền Thanh Y lưu lại thư pháp.

Trần Bình An khéo léo từ chối, chỉ bảo Chu Liễm đi viết một bức tranh chữ ứng phó.

Bọn Trần Bình An ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ dưới đáy có khắc bùa chú, ánh sáng vàng lưu chuyển, đi tới chân núi Trung Nhạc kia.

Khách hành hương chân chính không nhiều, đa số là con cháu quyền quý và hào kiệt giang hồ nước Thừa Thiên tới đây cược đá. Có điều những nhân vật đã quen ngước mặt lên trời ở vương triều thế tục này, đụng phải khách từ thuyền nhỏ đi xuống, âm thanh đi đường nói chuyện đều nhỏ hơn bình thường rất nhiều.

Trên thuyền có ba người đưa hương thuộc các miếu thờ khác nhau ở Trung Nhạc, vì tranh đoạt khách mà thiếu chút nữa đánh nhau. Người buôn bán hương khói của thần miếu Trung Nhạc là tính tình nóng nảy nhất. Còn lại là người buôn bán hương khói của một đạo quán giữa sườn núi và một ngôi chùa ở chân núi, mặc dù nhìn như tránh né xung đột, nhưng trong lời nói cũng là dao mềm bay loạn.

Ba người thi triển sở trưởng, đều có thu hoạch. Lần này bọn họ ngồi thuyền nhỏ đi lên lôi kéo, đều dẫn theo một số hành khách muốn thắp hương xuống thuyền.

Quản sự trên thuyền đặc biệt dẫn người đưa hương của miếu sơn thần Trung Nhạc kia tới chỗ nhóm người Trần Bình An, giới thiệu một chút.

Sau khi nghe nói Trần Bình An tạm thời không muốn xin hương, người đàn ông kia vẫn tươi cười, nói vài câu khách sáo theo thông lệ, chẳng hạn như Trần công tử đại giá quang lâm đã là vinh hạnh rồi.

Đợi đến khi Trần Bình An đặt chân xuống đất, người buôn bán hương khói kia vẫn ở trên thuyền, đứng bên cạnh lan can, nhổ một ngụm nước bọt ra bên ngoài.

Chu Liễm cười híp mắt nói:

- Thiếu gia thấy thế nào? Hay là lão nô lần đầu tiên ngự gió, khen thưởng cho tên tráng sĩ này?

Trần Bình An xua tay:

- Không chừng cả đời cũng chỉ gặp nhau một lần, không ân không oán, so đo chuyện này làm gì.

Bùi Tiền tò mò hỏi:

- Sao vậy?

Chu Liễm cười nói:

- Có người đang đi tiểu trên đầu ngươi, mau ngẩng đầu nhìn.

Bùi Tiền trợn mắt.

Dưới chân núi có một con đường dài chuyên môn cung cấp cược đá. Trên đường có mấy chục cửa tiệm lớn lớn nhỏ nhỏ, trong ngoài chất đầy đá đăng hỏa màu xám, nhỏ nhất chỉ bằng bàn tay, lớn nhất cao bằng thân người, nặng đến hơn vạn cân. Đá lớn như vậy phần nhiều là bảo vật trấn tiệm. Truyện Xuyên Không

Loại đá đặc biệt của Trung Nhạc nước Thừa Thiên này, được gọi là đá đăng hỏa. Nguyên nhân là vì tủy đá đăng hỏa phẩm chất cao nhất trong truyền thuyết, đỏ tươi như máu, hình dáng sền sệt, không có tạp chất, hơn nữa còn chập chờn giống như như đèn đóm, tay cầm một khối có thể chấn nhiếp ma quỷ. Mà điểm đặc biệt là trước khi mở đá, ngay cả tu sĩ địa tiên cũng không nhìn thấu tình trạng bên trong.

Trần Bình An không cảm thấy hứng thú với chuyện này, bèn cho ba người Bùi Tiền mỗi người mười đồng tiền hoa tuyết, bảo bọn họ đi lựa chọn mở đá. Hắn thì một mình lên núi, muốn đến miếu thờ Trung Nhạc trên đỉnh núi xem thử, ước hẹn lúc hoàng hôn sẽ gặp nhau ở một nhà trọ dưới chân núi.

Bùi Tiền hơi ngại ngùng, hỏi xem có thể không mua đá hay không.

Trần Bình An cười đưa tay nhéo gương mặt đen nhẻm của cô bé:

- Dù sao mười đồng tiền hoa tuyết đã thuộc về ngươi rồi, thích xài thế nào cứ tùy ý.

Bùi Tiền à một tiếng.

Đợi đến khi Trần Bình An đi xa, bắt đầu bước chân lên núi, Bùi Tiền lập tức nhảy nhót một cái, nhe nanh múa vuốt, chơi đùa Phong Ma kiếm pháp một phen.

Chu Liễm còn chưa đi dạo hết hai cửa tiệm, đã mua một khối đá đăng hỏa thuận mắt, mở ra tại chỗ, kết quả tiền vốn không về. Bùi Tiền giận đến mức thiếu chút nữa liều mạng với lão.

Chu Liễm dùng một tay ấn đầu Bùi Tiền, mặc cho tay chân Bùi Tiền vung loạn.

Thạch Nhu cầm mười đồng tiền hoa tuyết, nhìn thật cẩn thận, nghe rất dụng tâm, đi dạo từng tiệm. Cô thường cầm một khối đá đăng hỏa lên xem kỹ cả buổi, sau đó lại để xuống, chần chừ không tiêu một đồng tiền hoa tuyết nào.

Chu Liễm khen ngợi không thôi:

- Thật là biết cách sống.

Bùi Tiền đi theo bên cạnh Thạch Nhu, mỗi lần đều nhìn chằm chằm vào đá đăng hỏa kích thước khác nhau, giống như muốn dán cả con ngươi lên đó. Cái mông bị Chu Liễm đá nhiều lần, còn bị Chu Liễm cười nhạo là trong mắt chỉ có tiền, vậy trong mắt chỉ có đá thì tính là gì?

Rất nhanh Chu Liễm lại hối hận vì không theo Trần Bình An lên núi.

Hai nữ nhân lớn nhỏ Thạch Nhu và Bùi Tiền, đi dạo cửa tiệm đúng là nghị lực trác tuyệt, chẳng những muốn dạo qua từng nhà từng nhà, còn muốn xem qua từng khối từng khối đá đăng hỏa. Hơn nữa chỉ cần có khách mua đá đăng hỏa, bảo cửa tiệm mở giúp, hai người đều sẽ dừng chân không đi tiếp, nhìn từ đầu đến cuối, vẻ mặt nghiêm túc, giống như còn quan tâm kết quả hơn đám phú hào tiêu tiền như nước kia.

Chu Liễm đi đường không tốn sức, nhưng trong lòng mệt mỏi.

Đến khi Chu Liễm ngẩng đầu nhìn sắc trời, đoán rằng Trần công tử đã sắp xuống núi đi tới chân núi, Thạch Nhu cuối cùng đã mua một khối đá đăng hỏa lớn chừng bàn tay. Theo như cửa tiệm đề giá, tốn hai đồng tiền hoa tuyết.

Mở đá ra, lại có tủy đá đỏ tươi lớn chừng ngón cái, ngay cả chủ tiệm cũng cảm thấy ngạc nhiên. Không phải vì một chút tủy đá như vậy giá trị bao nhiêu, mà là đá đăng hỏa rất nhỏ lại có thể mở ra nhiều tủy đá như vậy, quả thật rất hiếm thấy.

Thạch Nhu mỉm cười, không định bán khối tủy đá đỏ tươi sền sệt kia.

Sau khi rời tiệm, Bùi Tiền đột nhiên kéo kéo tay áo Thạch Nhu, nhỏ giọng mở miệng nói:

- Thạch Nhu tỷ tỷ, tỷ cho ta mượn tám đồng tiền hoa tuyết được không?

Thạch Nhu hiếu kỳ hỏi:

- Ngươi không mua đá, mượn tiền làm gì?

Bùi Tiền nghiêm túc nói:

- Ta mua đá.

Thạch Nhu càng nghi ngờ:

- Đã đi dạo xong rồi, nhiều cửa tiệm như vậy, ngươi còn nhớ là khối nào sao?

Bùi Tiền gật đầu.

Thạch Nhu liền cười đưa tám đồng tiền hoa tuyết còn lại cho Bùi Tiền.

Bùi Tiền hít sâu một hơi, bắt đầu ba chân bốn cẳng chạy như bay. Thạch Nhu và Chu Liễm nhìn nhau một cái, cùng bước nhanh theo, không biết trong hồ lô của Bùi Tiền rốt cuộc bán thuốc gì.

Cuối cùng tại một cửa tiệm lớn các loại đá đăng hỏa chất đống thành núi, hai người phát hiện Bùi Tiền đứng ở một góc, cố sức “lôi ra” một khối đá đăng hỏa, đoán chừng phải nặng mấy trăm cân, hai tay cô bé cũng chưa chắc ôm hết.

Đá đăng hỏa mặc dù không nhìn ra tình trạng bên trong, nhưng đã có lịch sử khai thác mấy trăm năm, cũng có nghiên cứu về mấy mạch đá ở chân núi Trung Nhạc. Cộng thêm kinh nghiệm phong phú mở ra tủy đá nhiểu lần, cho nên người giám định của từng tiệm sẽ có suy đoán đại khái, mặc dù khó tránh khỏi có chút sai lệch, nhưng bình thường cũng không lớn. Thỉnh thoảng sẽ có khách hàng kiếm được lời nhỏ, nhưng gần như sẽ không để người ta kiếm được lời lớn.

Cho nên không ít đá đăng hỏa mặc dù kích thước lớn nhưng giá cả lại rất thấp, ngược lại có một số đá không lớn nhưng giá cả rất cao.

Khối đá đăng hỏa bên chân Bùi Tiền kích thước rất lớn, nhưng chỉ đề giá hai mươi đồng tiền hoa tuyết, đã đặt trong tiệm hơn một trăm năm nhưng không ai hỏi thăm.

Bùi Tiền bắt đầu nghiêm túc mặc cả với chủ tiệm, nói rằng cô chỉ có mười lăm đồng tiền hoa tuyết, đã là tất cả tài sản vất vả tích góp nhiều năm rồi.

Lão chủ tiệm cảm thấy cô bé này rất thú vị, nhìn không giống như con cháu của gia đình giàu có, da dẻ rất đen, nhưng lại có thể sở hữu mười lăm đồng tiền hoa tuyết. Đó là một vạn năm ngàn lượng bạc trắng, ở thành trì quận huyện nước Thừa Thiên đã xem như giàu có rồi.

Thực ra lão chủ tiệm cảm thấy giảm năm đồng tiền hoa tuyết, còn mười lăm đồng, cái giá này cũng không chịu thiệt. Khối đá đăng hỏa lớn này đã được thầy giám định tính toán là mười đồng tiền hoa tuyết, có đặt ở đây thêm một trăm năm nữa, cửa tiệm đã truyền đến tay cháu mình rồi cũng chưa chắc bán được.

Có điều lão và Bùi Tiền vẫn một người chào giá quá cao, một người hạ giá quá thấp, mặc cả với nhau khoảng nửa nén nhang. Lão chủ tiệm chỉ muốn xem thử, tiểu khuê nữ này vì muốn tiết kiệm năm đồng tiền hoa tuyết, sẽ nghĩ ra những lý do và cái cớ nào.

Cuối cùng lão cười ha hả đồng ý. Kết quả lại thấy nha đầu đen nhẻm kia lấy ra một nắm tiền hoa tuyết, nhặt ra ba đồng bỏ vào tay áo của mình, còn dư mười lăm đồng đều đưa cho lão. Ông lão thấy vậy khóe miệng co giật, tiểu cô nương ngươi đúng là không phúc hậu lắm.

Bùi Tiền giả ngốc, nhếch miệng cười.

Thạch Nhu làm như không quen biết Bùi Tiền.

Chu Liễm lại giơ ngón cái lên với cô bé:

- Không hổ là đại đệ tử khai sơn.

Lão chủ tiệm cũng không tức giận, ngược lại cảm thấy tiểu cô nương thông minh tinh nghịch này là một nhân tài buôn bán, bèn cười hỏi:

- Có muốn tiệm chúng ta giúp ngươi mở đá tại chỗ không?

Bùi Tiền gật đầu nói:

- Muốn mở, nếu không nặng như vậy ta không ôm được. Dựa theo quy củ chỗ các người, đá đăng hỏa dưới hai mươi đồng tiền hoa tuyết không có đền bù mở đá. Còn nữa, nếu như mở ra đá tốt, có cho cửa tiệm một chút hoa hồng hay không là do người mua tự nguyện. Đến lúc đó ta không cho lão tiên sinh ngài hoa hồng, ngài cũng không được tức giận.

Lão chủ tiệm vui vẻ gật đầu đáp ứng.

Bùi Tiền đột nhiên bảo ông lão chờ một chút, quay đầu nhìn Chu Liễm.

Chu Liễm hiểu ngầm trong lòng, gật đầu nói:

- Mở đi, thiếu gia không có mặt, còn có ta ở đây.

Bùi Tiền nghiêng đầu, cười rạng rỡ, bỗng nhiên quay đầu vung tay lên với lão chủ tiệm:

- Mở đá!

Sau đó cô trả lại ba đồng tiền hoa tuyết còn dư cho Thạch Nhu, nhỏ giọng nói:

- Còn thiếu tỷ năm đồng, sau này sẽ trả lại cho tỷ.

Một nén nhang sau, cả con đường dài ở chân núi đều rung động.

Bùi Tiền vốn đeo nghiêng cái bọc, lúc này lại có thêm một bọc hành lý nặng nề.

Ở phía sau, ông chủ cửa tiệm kia đấm ngực giậm chân, hối hận không thôi.

Tủy đá đăng hỏa trăm năm khó gặp, giá trị ba đồng tiền cốc vũ!

Hai tay Chu Liễm lồng trong tay áo, cười híp mắt chậm rãi theo sau Bùi Tiền nghênh ngang.

Thạch Nhu chỉ cảm thấy khó tưởng tượng.

Trần Bình An vừa lúc xuống núi, đi tới đầu cuối con đường.

Thấy Bùi Tiền bị nhiều người nhìn chăm chú, Trần Bình An không hiểu chuyện gì.

Vừa nhìn thấy bóng dáng quen thuộc kia, Bùi Tiền lập tức chạy như bay tới, mệt đến thở hồng hộc.

Trần Bình An cười hỏi:

- Thế nào rồi, là Chu Liễm hay Thạch Nhu mua hời à?

Bùi Tiền chỉ cười.

Chu Liễm và Thạch Nhu đi đến bên cạnh hai thầy trò. Chu Liễm nhẹ giọng cười nói:

- Thiếu gia, con nhóc bồi tiền này đã dùng mười lăm đồng tiền hoa tuyết, mở ra một khối tủy đá đăng hỏa, giá trị ít nhất ba đồng tiền cốc vũ.

Trần Bình An cười xoa đầu Bùi Tiền:

- Lợi hại như vậy à.

Cao hứng thì có cao hứng, nhưng không đáng nói là kinh ngạc hay mừng rỡ.

Cặp mắt Bùi Tiền híp lại thành hình trăng non, nghiêng đầu qua, vất vả lấy cái bọc xuống, đưa cho Trần Bình An:

- Sư phụ, tặng cho ngài.

Trần Bình An cười khoát tay nói:

- Tự mình giữ đi, sau này chờ ngươi tích góp tiền mua giá để bảo vật rồi, đặt ở chỗ trên cùng dễ thấy nhất. Ai nhìn thấy cũng hâm mộ, biết ngươi là một tài chủ nhỏ.

Bùi Tiền lắc đầu, giải thích:

- Con nhớ ra rồi, ngày mà con bắt được thỏ hoang rồi lại thả, hóa ra là ngày sinh của sư phụ ngài. Vừa lúc dùng thứ này làm quà sinh nhật tặng sư phụ.

Trần Bình An ngạc nhiên, trầm mặc rất lâu, lòng bàn tay đặt trên đầu nhỏ của Bùi Tiền, cười nheo mắt lại:

- Thế à, vậy sư phụ sẽ nhận nhé.

Đây là lần đầu tiên Chu Liễm nhìn thấy Trần Bình An vui vẻ như vậy.

Lúc trước trùng phùng với Trương Sơn Phong và Từ Viễn Hà, Trần Bình An dĩ nhiên cũng rất vui vẻ, nhưng không phải loại vui vẻ hiện giờ.

Bùi Tiền gật đầu, xin lỗi:

- Nhưng mà sư phụ, mồng năm tháng năm sang năm, con chưa chắc có thể tặng lễ vật tốt như vậy.

Trần Bình An cầm lấy cái bọc kia, bỏ vào hòm trúc sau lưng, dắt tay Bùi Tiền cùng đi trên đường.

Bùi Tiền phấn khởi kể lại cảnh tượng sau khi mở đá, mọi người đều mở to mắt. Trần Bình An mỉm cười nghe cô bé lải nhải.

Trời chiều ngả về phía tây.

Ánh tà dương kéo dài bóng dáng một lớn một nhỏ.

Hai tay Chu Liễm vẫn lồng trong tay áo, ánh mắt Thạch Nhu dịu dàng.
Chương trước Chương tiếp
W88

SAO WIN

NEW88

Tele: @erictran21
Loading...