Kiếm Lai - Phong Hỏa Hí Chư Hầu
Chương 57: Hồ Lô nuôi kiếm
Khi gần tới trấn nhỏ, tu sĩ Binh gia núi Chân Vũ buông vai Mã Khổ Huyền ra. Mã Khổ Huyền hơi choáng đầu hoa mắt, bèn lắc lắc đầu, hỏi:
- Có biết là ai xảy ra chuyện không? Chẳng lẽ là cha tôi hoặc bác cả, bảo bối trong nhà bị người bên ngoài nhìn trúng, một bên không đồng ý đưa ra còn một bên cưỡng ép đòi lấy, kết quả là chọc phải phiền phức lớn giống như Lưu Tiện Dương?
Người đàn ông đeo kiếm dẫn theo Mã Khổ Huyền bước nhanh về phía trước, lắc đầu nói:
- Sở dĩ con vượn Bàn Sơn núi Chính Dương ngang nhiên ra tay, không tiếc phá hư quy củ, một phần nguyên nhân là do bộ Kiếm Kinh kia quý giá, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là mối thù cũ năm xưa giữa núi Chính Dương và vườn Phong Lôi. Nếu không phải người của vườn Phong Lôi và Trần Tùng Phong lần lượt đến trấn nhỏ, con vượn Bàn Sơn kia cũng không đến mức ra tay hành hung. Cho nên mới nói trong trấn nhỏ này, người tu hành có ra tay cũng sẽ không dám trắng trợn quá mức, dù sao Tề tiên sinh trấn giữ ở đây...
Người đàn ông đột nhiên ngừng nói, nhìn về một nóc nhà trên con đường phía xa. Nơi đó có một con mèo hoang toàn thân đen nhánh như mực đang ngồi, nó nhìn thấy Mã Khổ Huyền lập tức kêu lên. Đợi đến khi Mã Khổ Huyền phát hiện ra nó, con mèo hoang liền ba chân bốn cẳng chạy nhanh về hướng ngõ Hạnh Hoa.
Trong phút chốc sắc mặt Mã Khổ Huyền tái nhợt, giống như phát điên chạy nhanh theo con mèo hoang trên nóc nhà.
Người đàn ông nghĩ thông suốt mấu chốt trong đó, thở dài một tiếng, không nhanh không chậm đi theo sau thiếu niên, từ đầu đến cuối vẫn không bị Mã Khổ Huyền kéo giãn khoảng cách.
Mã Khổ Huyền chạy thẳng về con ngõ quen thuộc kia, khi hắn nhìn thấy cửa viện mở rộng, thiếu niên vốn rất gan dạ bỗng dừng bước ở ngoài, cũng không dám vượt qua ngưỡng cửa.
Thiếu niên biết, cửa viện nhà mình quanh năm suốt tháng gần như chưa từng mở ra lâu như vậy. Bởi vì bà nội thường nhắc tới một đạo lý, ngõ Hạnh Hoa tập trung nhiều kẻ nghèo hèn không có tiền đồ, mà con người khốn khó thì chí hướng cũng nhỏ, cảnh ngộ nghèo khổ thì tinh thần sa sút, nhà chúng ta lại dễ khiến người khác thèm thuồng, cho nên nhất định phải nhớ đóng kín cửa nhà, nếu không sẽ bị trộm dòm ngó.
Mã Khổ Huyền đỏ mắt đi vào viện, thấy cửa lớn nhà chính cũng không đóng.
Hắn nhìn thấy một bóng dáng gầy yếu quen thuộc nằm dưới đất.
Con mèo đen kia ngồi trên ngưỡng cửa, kêu gào từng tiếng rất dọa người.
- Đừng qua đó!
Người đàn ông đeo kiếm đưa tay ấn vai thiếu niên, căn dặn:
- Việc đã đến nước này, phải ổn định tâm thần!
Mã Khổ Huyền cố nén nước mắt, không ngừng hít thở sâu, bước chân chậm lại, khẽ gọi:
- Bà nội?
Kiếm tu Binh gia đi trước lướt đến bên cạnh bà lão, hai ngón tay khép lại thăm dò trước mũi của bà, thấy đã không còn hơi thở.
Con mèo đen kia sợ hãi vội vàng chạy vào trong nhà, nhoáng lên rồi biến mất.
Người đàn ông đeo kiếm suy nghĩ một thoáng, ngẩng đầu trầm giọng nói với Mã Khổ Huyền đứng ở ngoài cửa:
- Dừng lại! Ngươi trời sinh dương khí cực nặng, nếu đến gần thêm bước nữa, cho dù bà nội của ngươi còn lưu lại một chút hồn phách trong nhà, cũng sẽ bị ngươi hại đến hóa thành tro bụi!
Cả gương mặt đen nhẻm thiếu niên nhíu chặt, cố gắng khiến cho mình không phát ra tiếng khóc nào.
Người đàn ông đã hạ quyết tâm, cầm miếng hổ phù bên hông kia, trầm giọng nói:
- Tề tiên sinh, chuyện này không thể xem thường. Ngài có quy củ của ngài, ta cũng có nỗi khổ của ta, hi vọng sắp tới Tề tiên sinh đừng nhúng tay vào chuyện này.
Sau khi nói xong những lời này, khí thế của người đàn ông hoàn toàn biến đổi, tay áo lay động, mái tóc tung bay, mặc niệm một chuỗi khẩu quyết khó hiểu, cuối cùng kết thúc bằng năm chữ:
- Núi Chân Vũ cho mời!
Mã Khổ Huyền ngơ ngác quay đầu nhìn.
Chỉ thấy một thần tiên giáp vàng cao hơn một trượng từ trên trời giáng xuống, hai nắm tay đấm vào nhau trước ngực, tiếng vang như sấm, nói:
- Hậu duệ Chân Vũ, có gì phân phó?
- Nơi này cấm tiệt pháp thuật, ta lại không am hiểu chuyện trói buộc hồn phách, cho nên mời ngài giúp đỡ tuần tra chung quanh nhà này. Nếu phát hiện hồn phách của bà lão này đang lang thang thì hãy thu nó lại, nhớ là không được tổn thương đến gốc rễ.
Tên thần tiên giáp vàng kia im lặng một lúc, vẫn gật đầu nói:
- Tuân lệnh!
Ánh sáng vàng tan đi, không còn thấy thần tướng.
- --------
Trong một căn phòng rộng rãi ở dinh quan giám sát làm gốm, con cháu họ Trần quận Long Vĩ là Trần Tùng Phong đang vùi đầu lật xem hồ sơ, bên chân đặt một chiếc hòm gỗ sơn đỏ, trong đó hơn nửa là sách cổ đã ố vàng. Cô gái Trần Đối tiện tay lấy một quyển trong hòm gỗ, đứng ở gần cửa sổ cách đó không xa, chậm rãi lật xem từng tờ.
Quản sự già của dinh quan đang ngồi uống trà trên một chiếc ghế dựa trong phòng, kiếm tu vườn Phong Lôi là Lưu Bá Kiều thì ngồi ở đối diện khách sáo hỏi han ông lão. Quản sự tuy già nhưng tinh thần vẫn phấn chấn cười nói:
- Cũng may mà đúng dịp, Lý Hồng bên nhà Lý gia tự mình đến dinh quan chúng ta, mở lời muốn lấy hồ sơ của mấy nhánh họ Trần ở trấn nhỏ chúng ta, hơn nữa chỉ cần hồ sơ hộ tịch ba bốn trăm năm gần đây mà thôi. Vương gia đã gật đầu đồng ý, ta bèn bảo Lý Hồng sai người mang đi bảy tám chục cuốn sách bên trên hòm. Những cuốn sách còn lại bên dưới có năm tháng lâu đời hơn, vừa khéo là sách ghi chép chuyện quá khứ mà Trần công tử các ngươi cần. Hơn nữa nếu không phải hàng năm dinh quan đều yêu cầu phơi sách vào mùa hè và mùa thu, chắc đã sớm bị mối mọt cắn nát ăn sạch rồi.
Trần Đối đứng ở cửa sổ cũng không ngẩng đầu lên, dửng dưng hỏi:
- Nghe nói hiện nay người họ Trần trong trấn nhỏ đều đã làm nha hoàn tôi tớ cho bốn họ mười tộc ở đường Phúc Lộc và ngõ Đào Diệp rồi. Thậm chí có một số người họ Trần là con của nô tỳ sinh ra trong nhà những thế gia vọng tộc này, không nói đến chuyện đời đời dập đầu quỳ gối trước người khác, nhưng khi nhìn thấy dân chúng bình thường trong trấn nhỏ còn tỏ ra đắc ý vênh váo?
Quản sự già hơi lúng túng. Cô gái này luôn miệng gọi “bốn họ mười tộc” hoặc là “thế gia vọng tộc”, nhưng cháu đích tôn dòng chính của họ Trần quận Long Vĩ, một thế gia hào phiệt thật sự truyền thừa ngàn năm, lại đang ngồi ở đó như tôi tớ, không nói tiếng nào vùi đầu tra cứu hồ sơ. Còn cô gái cũng họ Trần này lại tỏ ra yên tâm thoải mái, như vậy thân phận thật sự của cô ta sẽ cao quý lâu đời đến thế nào, quản sự già đã thành tinh dùng đầu gối cũng nghĩ ra được.
Tuy nói quản sự già không nuôi tỳ nữ tạp dịch họ Trần gì đó, nhưng cũng có quan hệ không tệ với những họ lớn cầm đầu trấn nhỏ kia. Lão không muốn vì mình ứng phó với chuyện này không ổn, khiến cho tất cả mọi người chọc giận một con rồng qua sông khí thế hùng hồn.
Thế là sau khi cẩn thận cân nhắc tìm từ một phen, ông lão để ly trà trơn bóng có hoa văn như băng rạn xuống, chậm rãi nói:
- Trần tiểu thư, đây cũng là chuyện không có cách nào. Theo như cách nói của một vị lão tiền bối trong dinh quan chúng ta năm xưa, ban đầu trấn nhỏ này có hai nhánh họ Trần khác nhau có tổ tiên xa, trong đó một nhánh từ rất sớm đã dời cả tộc ra khỏi trấn nhỏ, không có con cháu dòng chính ở lại nơi này nữa. Chỉ loáng thoáng nghe nói khi nhánh họ Trần này dời khỏi trấn nhỏ, đã đặc biệt lưu lại người giữ mộ. Quá lâu đời rồi, cũng không thể xác định dòng họ gia tộc phụ trách quét mộ dâng hương cho nhánh họ Trần kia.
- Còn về một nhánh họ Trần khác, rất lâu trước đây cũng nằm trong danh sách họ lớn, thứ bậc còn rất cao. Chỉ tiếc thế sự vô thường, trải qua vài lần biến cố cả trong lẫn ngoài, bọn họ đã dần dần sa sút. Nhất là mấy trăm năm gần đây, giống như Trần tiểu thư nói, đúng là đời sau không bằng đời trước, hiện giờ đã không có người họ Trần nào tự lập môn hộ nữa...
- Không phải, ta nhớ ra rồi, đúng là còn một dòng độc đinh, trong tất cả con cháu họ Trần ở trấn nhỏ hiện nay, chắc đây là một nhà duy nhất vẫn không nương nhờ bốn họ mười tộc. Cha của đứa bé kia có tay nghề làm gốm rất tốt, còn được hai đời quan giám sát đại nhân trước kia khen ngợi, cho nên ta mới nhớ được. Có điều ông ta đã chết sớm, hôm nay ta cũng không biết đứa con của ông ta sống như thế nào. Nhưng phải nói lại, theo như những gì ta nhìn thấy nghe được, xét về tổng thể thì trấn nhỏ này đối xử với con cháu họ Trần cũng không tệ. Nhất là hai họ lớn Tống và Triệu, đại quản sự trong phủ đều là họ Trần, trên danh nghĩa là chủ tớ nhưng thực ra giống như người một nhà vậy.
Nói một mạch xong hết những chuyện cũ lỗi thời này, quản sự già xoay người cầm ly trà lên uống một ngụm.
Trần Đối cười gật đầu nói:
- Tiết quản sự là người thông minh, chẳng trách dinh quan trên dưới vận hành ổn thỏa.
Quản sự già tươi cười rạng rỡ nói:
- Trần tiểu thư quá khen rồi, loại người như chúng ta vốn biết phân lượng nhỏ bé của mình, cho nên chỉ có thể tận tâm tận lực, cái số vất vả, cái số vất vả mà thôi.
Trần Đối cười trừ, dời ánh mắt sang Trần Tùng Phong đang ngồi ngay ngắn, lạnh lùng nói:
- Nếu không tìm được thì cứ lật cả đáy hòm lên, bắt đầu xem từ những cuốn sách dưới cùng. Ngươi không nghe những gì Tiết quản sự vừa nói sao? Trấn nhỏ trong ngàn năm qua, hồ sơ sổ sách chỉ liên quan đến một nhánh họ Trần khác. Nếu như ta không nhớ sai, nhánh họ Trần ở trấn nhỏ này cũng xem như có tổ tiên xa với họ Trần quận Long Vĩ các ngươi. Thế nào, lật tới lật lui, đọc từng quyển tộc phổ từ đầu đến cuối, những cái tên kia không phải nô tỳ thì cũng là đầy tớ, thích lắm sao?
Trên trán Trần Tùng Phong đổ mồ hôi mịn, môi hơi tái đi, nhưng lại không dám phản bác tiếng nào, vội vàng đứng dậy khỏi ghế, đi tới khom người lật hòm lấy sách.
Quản sự già của dinh quan lập tức thẳng lưng, chẳng hề có vẻ ung dung khi tranh thủ được chút thời gian rảnh.
Lưu Bá Kiều thật sự không nhìn nổi nữa. Tính tình của Trần Tùng Phong đúng là hơi yếu đuối, nhưng dù sao cũng là gia chủ tương lai của họ Trần quận Long Vĩ, bất kể Trần Đối có lai lịch bối cảnh thế nào, có phải cùng tông cùng tộc hay không, ít nhất cũng nên có sự tôn trọng cần thiết. Vì vậy Lưu Bá Kiều trầm giọng nói:
- Trần Đối, nếu ta không bị mù thì cũng nhìn ra được lúc này Trần Tùng Phong đang giúp đỡ cô. Cho dù cô không cảm kích thì cũng đừng nên nói chuyện khó nghe như vậy!
Trần Tùng Phong vội vàng ngẩng đầu nháy mắt với Lưu Bá Kiều, nhưng Lưu Bá Kiều chỉ mở to mắt trừng lại:
- Ngay cả hoàng đế cũng có vài thân thích nghèo, thế nào, có người ngoại lệ à? Được, cho dù người nào đó ngoại lệ, nhưng có thể xem thường người khác sao?
Đi ngay về thẳng.
Đây là bản tính bản tâm của Lưu Bá Kiều vườn Phong Lôi.
Vẻ mặt Trần Tùng Phong đầy đau khổ.
Quản sự già cúi đầu uống trà, nhìn mà không thấy, có tai như điếc.
Trần Đối ngây ra một thoáng, mỉm cười nói:
- Có đạo lý.
Lần này đến phiên Lưu Bá Kiều cảm thấy khó chịu.
Trần Đối đặt quyển sách trong tay xuống bàn, muốn ra cửa hít thở một chút. Tiết quản sự đương nhiên muốn làm tròn đạo đãi khách của chủ nhà, nhưng lại bị cô gái họ Trần này khéo léo từ chối.
Trần Đối đi ra nhà bên của dinh quan, đứng trong hành lang nhìn về nơi xa.
Ngoài sảnh chính của dinh quan là một quảng trường diện tích không nhỏ, có một miếu thờ đối diện với cửa lớn, viết một chữ thể cổ lớn (1), đó là chữ “Nhạc” trong “Sơn Nhạc” (núi cao), trên là khâu (gò đất) còn dưới là ngục (nhà tù). Điều này cũng không hiếm thấy, mỗi vương triều thế tục và bang quốc (2) đều làm theo quy tắc, sắc phong năm ngọn núi trong lãnh địa làm ngũ nhạc, bao gồm đông nam tây bắc trung. Sơn môn sẽ có hai chữ do khai quốc hoàng đế đích thân ngự bút, chữ Nhạc viết trên tấm biển đó tất nhiên cũng là chữ thể cổ.
Đời sau nhà văn nhà thơ và tu sĩ tiên sư có cả trăm ngàn cách giải thích về chuyện này, còn về nguyên nhân thật sự có lẽ đã sớm chôn vùi trong lịch sử đầy bụi rồi.
Trần Đối nhìn thấy hai bóng lưng một lớn một nhỏ, ngồi trên bậc thềm đá trắng của miếu thờ thì thầm với nhau.
Cô do dự một lúc, sau đó chậm rãi đi tới. Vì để tránh hiềm nghi nghe lén, lúc Trần Đối đi lên bậc thềm phía sau hai người đã cố ý khẽ hắng giọng một tiếng. Không ngờ trong hai người thì một người nói rất hăng say, một người nghe rất nghiêm túc, giống như hoàn toàn không nhận ra sự xuất hiện của Trần Đối. Trần Đối cũng không để bụng chuyện này, thoải mái ngồi ở nơi xa nhất trên bậc thềm. Mặc dù chỉ nhàn hạ tùy ý ngồi xuống, nhưng tư thế ngồi vô hình trung lại toát ra một phong thái đặc biệt, gây cho người ta một cảm giác đoan trang.
Một lớn một nhỏ sử dụng ngôn ngữ thông dụng chính thống của Đông Bảo Bình Châu, Trần Đối nghe hiểu được, nếu không thì cô cũng sẽ không đến trấn nhỏ này. Có điều khi nói lại khá trúc trắc, cho nên trên đường đi cùng Trần Tùng Phong và Lưu Bá Kiều, cô vẫn luôn trầm lặng ít nói. Đương nhiên lý do chủ yếu mà cô không muốn mở miệng, đó là cảm thấy nói chuyện không hợp với Trần Tùng Phong và Lưu Bá Kiều.
Lưu Bá Kiều bề ngoài bỡn cợt với đời, nhưng trong lòng lại chuyên tâm vào kiếm đạo, nhìn có vẻ thú vị nhưng thực ra lại nhàm chán. Trần Tùng Phong thì một lòng chấn hưng nếp nhà, nhìn giống như chất phác nhưng thực ra lại nghĩ rất nhiều. Hai người được gọi là nhân tài đỉnh cao của Đông Bảo Bình châu này đều không cùng đường với cô, có câu “không cùng đường thì không thể cùng bàn bạc” chính là như vậy.
Thiếu niên liếc nhìn cô gái lớn hơn mình khoảng mười tuổi, ấn tượng thật ra cũng bình thường.
Trần Đối yên lặng ngồi ở đó, không định mở miệng nói chuyện.
Nhưng trước đó ánh mắt kiều diễm thoáng nhìn qua, phát hiện bé gái đang cầm một chiếc hồ lô màu xanh lá sáng bóng lấp lánh. Ánh mắt Trần Đối tinh tường đến thế nào, vừa nhìn đã biết đó không phải là vật phàm.
Thiếu niên mặc quần áo sang trọng và bé gái xinh xắn như búp bê sứ này, chính là Tống Tập Tân ở ngõ Nê Bình và Đào Tử của núi Chính Dương.
Lúc trước Tống Tập Tân theo Tống Trường Kính đến Lý gia thăm hỏi, vừa nhìn thấy tiểu nha đầu này đã yêu thích, bởi vì từ nhỏ hắn đã thích những thứ xinh xắn lộng lẫy, còn những thứ thô kệch mộc mạc thì không để vào mắt. Đào Tử cũng vừa nhìn đã bị Tống Tập Tân thu hút, hai người trở thành bạn tốt một cách khó hiểu. Mấu chốt là dù tuổi tác cách xa nhưng vẫn có thể nói chuyện rất hợp nhau, Tống Tập Tân thậm chí không cảm thấy mình đang miễn cưỡng xã giao.
Cho nên cuối cùng hắn thỉnh cầu người chú Tống Trường Kính ép buộc Lý gia, dẫn Đào Tử sang dinh quan giám sát chơi đùa. Tống Tập Tân mặc kệ người Lý gia dáng vẻ thê thảm như cha mẹ chết, dắt tay bé gái rời khỏi cửa lớn Lý gia. Đồng thời hắn cũng nhờ người chuyển lời cho tỳ nữ Trĩ Khuê trong nhà nhỏ, bảo nàng tìm chiếc hồ lô xanh lá trong rương, đưa cho Đào Tử làm quà gặp mặt.
Bé gái rất thân thiết với Tống Tập Tân, làm nũng hỏi:
- Anh trai dọn củi, huynh vừa nói đến miếu thờ học cung thư viện trong mười hai loại miếu thờ. Trước khi tới đây ta đã nghe ông nội và người khác tán gẫu nhắc đến, thư viện Sơn Nhai của Đại Ly các người hôm nay rất thảm, huynh biết trên miếu thờ của thư viện Sơn Nhai bọn họ viết cái gì không?
Bởi vì hai chữ sau trong tên Tống Tập Tân (thu gom củi), Đào Tử đã đặt cho hắn danh hiệu “anh trai dọn củi”, Tống Tập Tân cũng không để bụng. Lúc này hắn không chú ý xem cô gái xứ khác kia đi hay ở nữa, cúi đầu cười nói với bé gái:
- Không biết, đời này ta còn chưa từng ra khỏi trấn nhỏ, đọc sách cũng không nhiều. Nói chuyện với muội lâu như vậy, bụng đã gần như trống rỗng rồi.
Bé gái thở dài:
- Không biết Viên gia gia ở bên ngoài tìm người thế nào rồi?
Tống Tập Tân cười cười, cúi đầu phủi phủi vạt áo bào gấm, tại khoảnh khắc đó ánh mắt của hắn trở nên phức tạp.
Trần Đối ở phía xa đột nhiên ôn nhu hỏi:
- Tiểu cô nương, chiếc hồ lô này của cô có phải thỉnh thoảng sẽ tự phát ra tiếng động hay không?
Bé gái quay đầu sang, hai tay giơ hồ lô lên cao, cười híp mắt khoe khoang:
- Là anh trai dọn củi tặng cho ta đấy.
Hỏi một đằng trả lời một nẻo.
Trần Đối đành phải cười trừ.
Tống Tập Tân thuận miệng nói:
- Mỗi khi gặp trời mưa dông, nó sẽ kêu lên ong ong.
Trần Đối gật đầu nói:
- Quả nhiên là hồ lô nuôi kiếm.
Tống Tập Tân cảm thấy nghi hoặc.
Bé gái núi Chính Dương chen vào nói:
- Ta biết ta biết, nhà chúng ta cũng có ba chiếc hồ lô nuôi kiếm. Ông nội ta có một chiếc, màu xám xịt xấu chết đi được. Chiếc của Lưu gia gia ở đỉnh Thái Bạch là đáng yêu nhất, nhỏ nhỏ khoảng bằng bàn tay, kêu lên “vù vù vù” là sẽ bay ra mấy chục thanh phi kiếm nhỏ. Chiếc của Tô tỷ tỷ thì không lớn không nhỏ, có màu tím vàng. Đáng tiếc bình thường Tô tỷ tỷ không muốn lấy ra, ta phải xin rất nhiều lần mới được sờ một chút, sau đó Tô tỷ tỷ lại nhanh chóng cất đi.
Trần Đối giải thích:
- Tiểu nha đầu, cô không nên oán giận Tô tỷ tỷ nhà cô. Trong số hồ lô nuôi kiếm, hồ lô màu tím vàng rất thưa thớt hiếm thấy, có thể xếp vào ba hạng đầu, đoán rằng cả Đông Bảo Bình Châu cũng chỉ có một chiếc trên tay cô ấy. Hơn nữa so với những hồ lô nuôi kiếm khác, hồ lô màu tím vàng mặc dù nuôi kiếm rất tốt, nhưng khuyết điểm là quá dễ vỡ, rất dễ bị vũ khí sắc bén phá tan.
Đào Tử lại ôm lấy hồ lô xanh lá:
- Vậy chiếc này của ta thì sao?
Trần Đối mỉm cười:
- Cũng rất quý giá.
Bé gái kéo kéo tay áo Tống Tập Tân, rụt rè hỏi:
- Anh trai dọn củi, huynh muốn lấy lại sao?
Tống Tập Tân xoa xoa đầu bé gái, ánh mắt đầy vẻ cưng chiều, cười ha hả nói:
- Đừng nói là chiếc hồ lô nhỏ này, cho dù trong tay ta có thêm cũng sẵn lòng tặng cho muội hết.
Trần Đối nhớ tới một chuyện lý thú, bèn nói:
- Tương truyền trong lịch sử, có một lần tiệm Thiên Tài Địa Bảo cử hành bán đấu giá, món đồ sau chót là một dây leo hồ lô nuôi kiếm chưa từng xuất hiện, trên đó có kết sáu quả hồ lô nhỏ. Nghe nói là Đạo Tổ trước khi thành tiên đã tự mình trồng cây non này ở thế giới của chúng ta, không biết qua mấy ngàn năm mới kết thành dây hồ lô nhỏ kia, kích cỡ không đều, màu sắc khác nhau, vô cùng thần kỳ.
Tống Tập Tân từ đáy lòng cảm khái nói:
- Thế giới rộng lớn, không thiếu cái lạ.
- --------
Chú thích:
(1) Chữ thể cổ chia làm chữ triện, chữ lệ cùng với những kiểu chữ cổ xưa như chữ giáp cốt và kim văn.
Chữ triện: khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông đã sai thừa tướng Lý Tư thống nhất văn tự, tức là thống nhất các chữ viết giữa các nước trước đó từ đại triện thành chữ tiểu triện.
Chữ lệ: là thư thể thông dụng trong công văn, kiểu chữ này rất phổ biến giữa thế kỷ 3 và 2 trước công nguyên.
Chữ giáp cốt: giáp cốt là nói gọn của quy giáp (mai rùa) và thú cốt (xương thú). Chữ này do người đời nhà Ân (1766 - 1123 trước công nguyên) khắc để dùng vào việc bói toán.
Kim văn: kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các dụng cụ cúng tế bằng đồng, là hệ văn tự được tìm thấy với niên đại trước đời Tần. Sau đời Tần, chữ viết được tìm thấy là chữ khắc trên bia đá, nên gọi là “bi văn”.
(2) Bang quốc: hình thức quốc gia sớm nhất của Trung Quốc cổ đại, các nước nhỏ ít dân được gọi là bang quốc, phát triển thêm một bước sẽ thành vương quốc, sau đó thông qua chủ nghĩa chuyên chế tập trung quyền lực vào trung ương đi theo hướng đế quốc.
- Có biết là ai xảy ra chuyện không? Chẳng lẽ là cha tôi hoặc bác cả, bảo bối trong nhà bị người bên ngoài nhìn trúng, một bên không đồng ý đưa ra còn một bên cưỡng ép đòi lấy, kết quả là chọc phải phiền phức lớn giống như Lưu Tiện Dương?
Người đàn ông đeo kiếm dẫn theo Mã Khổ Huyền bước nhanh về phía trước, lắc đầu nói:
- Sở dĩ con vượn Bàn Sơn núi Chính Dương ngang nhiên ra tay, không tiếc phá hư quy củ, một phần nguyên nhân là do bộ Kiếm Kinh kia quý giá, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là mối thù cũ năm xưa giữa núi Chính Dương và vườn Phong Lôi. Nếu không phải người của vườn Phong Lôi và Trần Tùng Phong lần lượt đến trấn nhỏ, con vượn Bàn Sơn kia cũng không đến mức ra tay hành hung. Cho nên mới nói trong trấn nhỏ này, người tu hành có ra tay cũng sẽ không dám trắng trợn quá mức, dù sao Tề tiên sinh trấn giữ ở đây...
Người đàn ông đột nhiên ngừng nói, nhìn về một nóc nhà trên con đường phía xa. Nơi đó có một con mèo hoang toàn thân đen nhánh như mực đang ngồi, nó nhìn thấy Mã Khổ Huyền lập tức kêu lên. Đợi đến khi Mã Khổ Huyền phát hiện ra nó, con mèo hoang liền ba chân bốn cẳng chạy nhanh về hướng ngõ Hạnh Hoa.
Trong phút chốc sắc mặt Mã Khổ Huyền tái nhợt, giống như phát điên chạy nhanh theo con mèo hoang trên nóc nhà.
Người đàn ông nghĩ thông suốt mấu chốt trong đó, thở dài một tiếng, không nhanh không chậm đi theo sau thiếu niên, từ đầu đến cuối vẫn không bị Mã Khổ Huyền kéo giãn khoảng cách.
Mã Khổ Huyền chạy thẳng về con ngõ quen thuộc kia, khi hắn nhìn thấy cửa viện mở rộng, thiếu niên vốn rất gan dạ bỗng dừng bước ở ngoài, cũng không dám vượt qua ngưỡng cửa.
Thiếu niên biết, cửa viện nhà mình quanh năm suốt tháng gần như chưa từng mở ra lâu như vậy. Bởi vì bà nội thường nhắc tới một đạo lý, ngõ Hạnh Hoa tập trung nhiều kẻ nghèo hèn không có tiền đồ, mà con người khốn khó thì chí hướng cũng nhỏ, cảnh ngộ nghèo khổ thì tinh thần sa sút, nhà chúng ta lại dễ khiến người khác thèm thuồng, cho nên nhất định phải nhớ đóng kín cửa nhà, nếu không sẽ bị trộm dòm ngó.
Mã Khổ Huyền đỏ mắt đi vào viện, thấy cửa lớn nhà chính cũng không đóng.
Hắn nhìn thấy một bóng dáng gầy yếu quen thuộc nằm dưới đất.
Con mèo đen kia ngồi trên ngưỡng cửa, kêu gào từng tiếng rất dọa người.
- Đừng qua đó!
Người đàn ông đeo kiếm đưa tay ấn vai thiếu niên, căn dặn:
- Việc đã đến nước này, phải ổn định tâm thần!
Mã Khổ Huyền cố nén nước mắt, không ngừng hít thở sâu, bước chân chậm lại, khẽ gọi:
- Bà nội?
Kiếm tu Binh gia đi trước lướt đến bên cạnh bà lão, hai ngón tay khép lại thăm dò trước mũi của bà, thấy đã không còn hơi thở.
Con mèo đen kia sợ hãi vội vàng chạy vào trong nhà, nhoáng lên rồi biến mất.
Người đàn ông đeo kiếm suy nghĩ một thoáng, ngẩng đầu trầm giọng nói với Mã Khổ Huyền đứng ở ngoài cửa:
- Dừng lại! Ngươi trời sinh dương khí cực nặng, nếu đến gần thêm bước nữa, cho dù bà nội của ngươi còn lưu lại một chút hồn phách trong nhà, cũng sẽ bị ngươi hại đến hóa thành tro bụi!
Cả gương mặt đen nhẻm thiếu niên nhíu chặt, cố gắng khiến cho mình không phát ra tiếng khóc nào.
Người đàn ông đã hạ quyết tâm, cầm miếng hổ phù bên hông kia, trầm giọng nói:
- Tề tiên sinh, chuyện này không thể xem thường. Ngài có quy củ của ngài, ta cũng có nỗi khổ của ta, hi vọng sắp tới Tề tiên sinh đừng nhúng tay vào chuyện này.
Sau khi nói xong những lời này, khí thế của người đàn ông hoàn toàn biến đổi, tay áo lay động, mái tóc tung bay, mặc niệm một chuỗi khẩu quyết khó hiểu, cuối cùng kết thúc bằng năm chữ:
- Núi Chân Vũ cho mời!
Mã Khổ Huyền ngơ ngác quay đầu nhìn.
Chỉ thấy một thần tiên giáp vàng cao hơn một trượng từ trên trời giáng xuống, hai nắm tay đấm vào nhau trước ngực, tiếng vang như sấm, nói:
- Hậu duệ Chân Vũ, có gì phân phó?
- Nơi này cấm tiệt pháp thuật, ta lại không am hiểu chuyện trói buộc hồn phách, cho nên mời ngài giúp đỡ tuần tra chung quanh nhà này. Nếu phát hiện hồn phách của bà lão này đang lang thang thì hãy thu nó lại, nhớ là không được tổn thương đến gốc rễ.
Tên thần tiên giáp vàng kia im lặng một lúc, vẫn gật đầu nói:
- Tuân lệnh!
Ánh sáng vàng tan đi, không còn thấy thần tướng.
- --------
Trong một căn phòng rộng rãi ở dinh quan giám sát làm gốm, con cháu họ Trần quận Long Vĩ là Trần Tùng Phong đang vùi đầu lật xem hồ sơ, bên chân đặt một chiếc hòm gỗ sơn đỏ, trong đó hơn nửa là sách cổ đã ố vàng. Cô gái Trần Đối tiện tay lấy một quyển trong hòm gỗ, đứng ở gần cửa sổ cách đó không xa, chậm rãi lật xem từng tờ.
Quản sự già của dinh quan đang ngồi uống trà trên một chiếc ghế dựa trong phòng, kiếm tu vườn Phong Lôi là Lưu Bá Kiều thì ngồi ở đối diện khách sáo hỏi han ông lão. Quản sự tuy già nhưng tinh thần vẫn phấn chấn cười nói:
- Cũng may mà đúng dịp, Lý Hồng bên nhà Lý gia tự mình đến dinh quan chúng ta, mở lời muốn lấy hồ sơ của mấy nhánh họ Trần ở trấn nhỏ chúng ta, hơn nữa chỉ cần hồ sơ hộ tịch ba bốn trăm năm gần đây mà thôi. Vương gia đã gật đầu đồng ý, ta bèn bảo Lý Hồng sai người mang đi bảy tám chục cuốn sách bên trên hòm. Những cuốn sách còn lại bên dưới có năm tháng lâu đời hơn, vừa khéo là sách ghi chép chuyện quá khứ mà Trần công tử các ngươi cần. Hơn nữa nếu không phải hàng năm dinh quan đều yêu cầu phơi sách vào mùa hè và mùa thu, chắc đã sớm bị mối mọt cắn nát ăn sạch rồi.
Trần Đối đứng ở cửa sổ cũng không ngẩng đầu lên, dửng dưng hỏi:
- Nghe nói hiện nay người họ Trần trong trấn nhỏ đều đã làm nha hoàn tôi tớ cho bốn họ mười tộc ở đường Phúc Lộc và ngõ Đào Diệp rồi. Thậm chí có một số người họ Trần là con của nô tỳ sinh ra trong nhà những thế gia vọng tộc này, không nói đến chuyện đời đời dập đầu quỳ gối trước người khác, nhưng khi nhìn thấy dân chúng bình thường trong trấn nhỏ còn tỏ ra đắc ý vênh váo?
Quản sự già hơi lúng túng. Cô gái này luôn miệng gọi “bốn họ mười tộc” hoặc là “thế gia vọng tộc”, nhưng cháu đích tôn dòng chính của họ Trần quận Long Vĩ, một thế gia hào phiệt thật sự truyền thừa ngàn năm, lại đang ngồi ở đó như tôi tớ, không nói tiếng nào vùi đầu tra cứu hồ sơ. Còn cô gái cũng họ Trần này lại tỏ ra yên tâm thoải mái, như vậy thân phận thật sự của cô ta sẽ cao quý lâu đời đến thế nào, quản sự già đã thành tinh dùng đầu gối cũng nghĩ ra được.
Tuy nói quản sự già không nuôi tỳ nữ tạp dịch họ Trần gì đó, nhưng cũng có quan hệ không tệ với những họ lớn cầm đầu trấn nhỏ kia. Lão không muốn vì mình ứng phó với chuyện này không ổn, khiến cho tất cả mọi người chọc giận một con rồng qua sông khí thế hùng hồn.
Thế là sau khi cẩn thận cân nhắc tìm từ một phen, ông lão để ly trà trơn bóng có hoa văn như băng rạn xuống, chậm rãi nói:
- Trần tiểu thư, đây cũng là chuyện không có cách nào. Theo như cách nói của một vị lão tiền bối trong dinh quan chúng ta năm xưa, ban đầu trấn nhỏ này có hai nhánh họ Trần khác nhau có tổ tiên xa, trong đó một nhánh từ rất sớm đã dời cả tộc ra khỏi trấn nhỏ, không có con cháu dòng chính ở lại nơi này nữa. Chỉ loáng thoáng nghe nói khi nhánh họ Trần này dời khỏi trấn nhỏ, đã đặc biệt lưu lại người giữ mộ. Quá lâu đời rồi, cũng không thể xác định dòng họ gia tộc phụ trách quét mộ dâng hương cho nhánh họ Trần kia.
- Còn về một nhánh họ Trần khác, rất lâu trước đây cũng nằm trong danh sách họ lớn, thứ bậc còn rất cao. Chỉ tiếc thế sự vô thường, trải qua vài lần biến cố cả trong lẫn ngoài, bọn họ đã dần dần sa sút. Nhất là mấy trăm năm gần đây, giống như Trần tiểu thư nói, đúng là đời sau không bằng đời trước, hiện giờ đã không có người họ Trần nào tự lập môn hộ nữa...
- Không phải, ta nhớ ra rồi, đúng là còn một dòng độc đinh, trong tất cả con cháu họ Trần ở trấn nhỏ hiện nay, chắc đây là một nhà duy nhất vẫn không nương nhờ bốn họ mười tộc. Cha của đứa bé kia có tay nghề làm gốm rất tốt, còn được hai đời quan giám sát đại nhân trước kia khen ngợi, cho nên ta mới nhớ được. Có điều ông ta đã chết sớm, hôm nay ta cũng không biết đứa con của ông ta sống như thế nào. Nhưng phải nói lại, theo như những gì ta nhìn thấy nghe được, xét về tổng thể thì trấn nhỏ này đối xử với con cháu họ Trần cũng không tệ. Nhất là hai họ lớn Tống và Triệu, đại quản sự trong phủ đều là họ Trần, trên danh nghĩa là chủ tớ nhưng thực ra giống như người một nhà vậy.
Nói một mạch xong hết những chuyện cũ lỗi thời này, quản sự già xoay người cầm ly trà lên uống một ngụm.
Trần Đối cười gật đầu nói:
- Tiết quản sự là người thông minh, chẳng trách dinh quan trên dưới vận hành ổn thỏa.
Quản sự già tươi cười rạng rỡ nói:
- Trần tiểu thư quá khen rồi, loại người như chúng ta vốn biết phân lượng nhỏ bé của mình, cho nên chỉ có thể tận tâm tận lực, cái số vất vả, cái số vất vả mà thôi.
Trần Đối cười trừ, dời ánh mắt sang Trần Tùng Phong đang ngồi ngay ngắn, lạnh lùng nói:
- Nếu không tìm được thì cứ lật cả đáy hòm lên, bắt đầu xem từ những cuốn sách dưới cùng. Ngươi không nghe những gì Tiết quản sự vừa nói sao? Trấn nhỏ trong ngàn năm qua, hồ sơ sổ sách chỉ liên quan đến một nhánh họ Trần khác. Nếu như ta không nhớ sai, nhánh họ Trần ở trấn nhỏ này cũng xem như có tổ tiên xa với họ Trần quận Long Vĩ các ngươi. Thế nào, lật tới lật lui, đọc từng quyển tộc phổ từ đầu đến cuối, những cái tên kia không phải nô tỳ thì cũng là đầy tớ, thích lắm sao?
Trên trán Trần Tùng Phong đổ mồ hôi mịn, môi hơi tái đi, nhưng lại không dám phản bác tiếng nào, vội vàng đứng dậy khỏi ghế, đi tới khom người lật hòm lấy sách.
Quản sự già của dinh quan lập tức thẳng lưng, chẳng hề có vẻ ung dung khi tranh thủ được chút thời gian rảnh.
Lưu Bá Kiều thật sự không nhìn nổi nữa. Tính tình của Trần Tùng Phong đúng là hơi yếu đuối, nhưng dù sao cũng là gia chủ tương lai của họ Trần quận Long Vĩ, bất kể Trần Đối có lai lịch bối cảnh thế nào, có phải cùng tông cùng tộc hay không, ít nhất cũng nên có sự tôn trọng cần thiết. Vì vậy Lưu Bá Kiều trầm giọng nói:
- Trần Đối, nếu ta không bị mù thì cũng nhìn ra được lúc này Trần Tùng Phong đang giúp đỡ cô. Cho dù cô không cảm kích thì cũng đừng nên nói chuyện khó nghe như vậy!
Trần Tùng Phong vội vàng ngẩng đầu nháy mắt với Lưu Bá Kiều, nhưng Lưu Bá Kiều chỉ mở to mắt trừng lại:
- Ngay cả hoàng đế cũng có vài thân thích nghèo, thế nào, có người ngoại lệ à? Được, cho dù người nào đó ngoại lệ, nhưng có thể xem thường người khác sao?
Đi ngay về thẳng.
Đây là bản tính bản tâm của Lưu Bá Kiều vườn Phong Lôi.
Vẻ mặt Trần Tùng Phong đầy đau khổ.
Quản sự già cúi đầu uống trà, nhìn mà không thấy, có tai như điếc.
Trần Đối ngây ra một thoáng, mỉm cười nói:
- Có đạo lý.
Lần này đến phiên Lưu Bá Kiều cảm thấy khó chịu.
Trần Đối đặt quyển sách trong tay xuống bàn, muốn ra cửa hít thở một chút. Tiết quản sự đương nhiên muốn làm tròn đạo đãi khách của chủ nhà, nhưng lại bị cô gái họ Trần này khéo léo từ chối.
Trần Đối đi ra nhà bên của dinh quan, đứng trong hành lang nhìn về nơi xa.
Ngoài sảnh chính của dinh quan là một quảng trường diện tích không nhỏ, có một miếu thờ đối diện với cửa lớn, viết một chữ thể cổ lớn (1), đó là chữ “Nhạc” trong “Sơn Nhạc” (núi cao), trên là khâu (gò đất) còn dưới là ngục (nhà tù). Điều này cũng không hiếm thấy, mỗi vương triều thế tục và bang quốc (2) đều làm theo quy tắc, sắc phong năm ngọn núi trong lãnh địa làm ngũ nhạc, bao gồm đông nam tây bắc trung. Sơn môn sẽ có hai chữ do khai quốc hoàng đế đích thân ngự bút, chữ Nhạc viết trên tấm biển đó tất nhiên cũng là chữ thể cổ.
Đời sau nhà văn nhà thơ và tu sĩ tiên sư có cả trăm ngàn cách giải thích về chuyện này, còn về nguyên nhân thật sự có lẽ đã sớm chôn vùi trong lịch sử đầy bụi rồi.
Trần Đối nhìn thấy hai bóng lưng một lớn một nhỏ, ngồi trên bậc thềm đá trắng của miếu thờ thì thầm với nhau.
Cô do dự một lúc, sau đó chậm rãi đi tới. Vì để tránh hiềm nghi nghe lén, lúc Trần Đối đi lên bậc thềm phía sau hai người đã cố ý khẽ hắng giọng một tiếng. Không ngờ trong hai người thì một người nói rất hăng say, một người nghe rất nghiêm túc, giống như hoàn toàn không nhận ra sự xuất hiện của Trần Đối. Trần Đối cũng không để bụng chuyện này, thoải mái ngồi ở nơi xa nhất trên bậc thềm. Mặc dù chỉ nhàn hạ tùy ý ngồi xuống, nhưng tư thế ngồi vô hình trung lại toát ra một phong thái đặc biệt, gây cho người ta một cảm giác đoan trang.
Một lớn một nhỏ sử dụng ngôn ngữ thông dụng chính thống của Đông Bảo Bình Châu, Trần Đối nghe hiểu được, nếu không thì cô cũng sẽ không đến trấn nhỏ này. Có điều khi nói lại khá trúc trắc, cho nên trên đường đi cùng Trần Tùng Phong và Lưu Bá Kiều, cô vẫn luôn trầm lặng ít nói. Đương nhiên lý do chủ yếu mà cô không muốn mở miệng, đó là cảm thấy nói chuyện không hợp với Trần Tùng Phong và Lưu Bá Kiều.
Lưu Bá Kiều bề ngoài bỡn cợt với đời, nhưng trong lòng lại chuyên tâm vào kiếm đạo, nhìn có vẻ thú vị nhưng thực ra lại nhàm chán. Trần Tùng Phong thì một lòng chấn hưng nếp nhà, nhìn giống như chất phác nhưng thực ra lại nghĩ rất nhiều. Hai người được gọi là nhân tài đỉnh cao của Đông Bảo Bình châu này đều không cùng đường với cô, có câu “không cùng đường thì không thể cùng bàn bạc” chính là như vậy.
Thiếu niên liếc nhìn cô gái lớn hơn mình khoảng mười tuổi, ấn tượng thật ra cũng bình thường.
Trần Đối yên lặng ngồi ở đó, không định mở miệng nói chuyện.
Nhưng trước đó ánh mắt kiều diễm thoáng nhìn qua, phát hiện bé gái đang cầm một chiếc hồ lô màu xanh lá sáng bóng lấp lánh. Ánh mắt Trần Đối tinh tường đến thế nào, vừa nhìn đã biết đó không phải là vật phàm.
Thiếu niên mặc quần áo sang trọng và bé gái xinh xắn như búp bê sứ này, chính là Tống Tập Tân ở ngõ Nê Bình và Đào Tử của núi Chính Dương.
Lúc trước Tống Tập Tân theo Tống Trường Kính đến Lý gia thăm hỏi, vừa nhìn thấy tiểu nha đầu này đã yêu thích, bởi vì từ nhỏ hắn đã thích những thứ xinh xắn lộng lẫy, còn những thứ thô kệch mộc mạc thì không để vào mắt. Đào Tử cũng vừa nhìn đã bị Tống Tập Tân thu hút, hai người trở thành bạn tốt một cách khó hiểu. Mấu chốt là dù tuổi tác cách xa nhưng vẫn có thể nói chuyện rất hợp nhau, Tống Tập Tân thậm chí không cảm thấy mình đang miễn cưỡng xã giao.
Cho nên cuối cùng hắn thỉnh cầu người chú Tống Trường Kính ép buộc Lý gia, dẫn Đào Tử sang dinh quan giám sát chơi đùa. Tống Tập Tân mặc kệ người Lý gia dáng vẻ thê thảm như cha mẹ chết, dắt tay bé gái rời khỏi cửa lớn Lý gia. Đồng thời hắn cũng nhờ người chuyển lời cho tỳ nữ Trĩ Khuê trong nhà nhỏ, bảo nàng tìm chiếc hồ lô xanh lá trong rương, đưa cho Đào Tử làm quà gặp mặt.
Bé gái rất thân thiết với Tống Tập Tân, làm nũng hỏi:
- Anh trai dọn củi, huynh vừa nói đến miếu thờ học cung thư viện trong mười hai loại miếu thờ. Trước khi tới đây ta đã nghe ông nội và người khác tán gẫu nhắc đến, thư viện Sơn Nhai của Đại Ly các người hôm nay rất thảm, huynh biết trên miếu thờ của thư viện Sơn Nhai bọn họ viết cái gì không?
Bởi vì hai chữ sau trong tên Tống Tập Tân (thu gom củi), Đào Tử đã đặt cho hắn danh hiệu “anh trai dọn củi”, Tống Tập Tân cũng không để bụng. Lúc này hắn không chú ý xem cô gái xứ khác kia đi hay ở nữa, cúi đầu cười nói với bé gái:
- Không biết, đời này ta còn chưa từng ra khỏi trấn nhỏ, đọc sách cũng không nhiều. Nói chuyện với muội lâu như vậy, bụng đã gần như trống rỗng rồi.
Bé gái thở dài:
- Không biết Viên gia gia ở bên ngoài tìm người thế nào rồi?
Tống Tập Tân cười cười, cúi đầu phủi phủi vạt áo bào gấm, tại khoảnh khắc đó ánh mắt của hắn trở nên phức tạp.
Trần Đối ở phía xa đột nhiên ôn nhu hỏi:
- Tiểu cô nương, chiếc hồ lô này của cô có phải thỉnh thoảng sẽ tự phát ra tiếng động hay không?
Bé gái quay đầu sang, hai tay giơ hồ lô lên cao, cười híp mắt khoe khoang:
- Là anh trai dọn củi tặng cho ta đấy.
Hỏi một đằng trả lời một nẻo.
Trần Đối đành phải cười trừ.
Tống Tập Tân thuận miệng nói:
- Mỗi khi gặp trời mưa dông, nó sẽ kêu lên ong ong.
Trần Đối gật đầu nói:
- Quả nhiên là hồ lô nuôi kiếm.
Tống Tập Tân cảm thấy nghi hoặc.
Bé gái núi Chính Dương chen vào nói:
- Ta biết ta biết, nhà chúng ta cũng có ba chiếc hồ lô nuôi kiếm. Ông nội ta có một chiếc, màu xám xịt xấu chết đi được. Chiếc của Lưu gia gia ở đỉnh Thái Bạch là đáng yêu nhất, nhỏ nhỏ khoảng bằng bàn tay, kêu lên “vù vù vù” là sẽ bay ra mấy chục thanh phi kiếm nhỏ. Chiếc của Tô tỷ tỷ thì không lớn không nhỏ, có màu tím vàng. Đáng tiếc bình thường Tô tỷ tỷ không muốn lấy ra, ta phải xin rất nhiều lần mới được sờ một chút, sau đó Tô tỷ tỷ lại nhanh chóng cất đi.
Trần Đối giải thích:
- Tiểu nha đầu, cô không nên oán giận Tô tỷ tỷ nhà cô. Trong số hồ lô nuôi kiếm, hồ lô màu tím vàng rất thưa thớt hiếm thấy, có thể xếp vào ba hạng đầu, đoán rằng cả Đông Bảo Bình Châu cũng chỉ có một chiếc trên tay cô ấy. Hơn nữa so với những hồ lô nuôi kiếm khác, hồ lô màu tím vàng mặc dù nuôi kiếm rất tốt, nhưng khuyết điểm là quá dễ vỡ, rất dễ bị vũ khí sắc bén phá tan.
Đào Tử lại ôm lấy hồ lô xanh lá:
- Vậy chiếc này của ta thì sao?
Trần Đối mỉm cười:
- Cũng rất quý giá.
Bé gái kéo kéo tay áo Tống Tập Tân, rụt rè hỏi:
- Anh trai dọn củi, huynh muốn lấy lại sao?
Tống Tập Tân xoa xoa đầu bé gái, ánh mắt đầy vẻ cưng chiều, cười ha hả nói:
- Đừng nói là chiếc hồ lô nhỏ này, cho dù trong tay ta có thêm cũng sẵn lòng tặng cho muội hết.
Trần Đối nhớ tới một chuyện lý thú, bèn nói:
- Tương truyền trong lịch sử, có một lần tiệm Thiên Tài Địa Bảo cử hành bán đấu giá, món đồ sau chót là một dây leo hồ lô nuôi kiếm chưa từng xuất hiện, trên đó có kết sáu quả hồ lô nhỏ. Nghe nói là Đạo Tổ trước khi thành tiên đã tự mình trồng cây non này ở thế giới của chúng ta, không biết qua mấy ngàn năm mới kết thành dây hồ lô nhỏ kia, kích cỡ không đều, màu sắc khác nhau, vô cùng thần kỳ.
Tống Tập Tân từ đáy lòng cảm khái nói:
- Thế giới rộng lớn, không thiếu cái lạ.
- --------
Chú thích:
(1) Chữ thể cổ chia làm chữ triện, chữ lệ cùng với những kiểu chữ cổ xưa như chữ giáp cốt và kim văn.
Chữ triện: khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông đã sai thừa tướng Lý Tư thống nhất văn tự, tức là thống nhất các chữ viết giữa các nước trước đó từ đại triện thành chữ tiểu triện.
Chữ lệ: là thư thể thông dụng trong công văn, kiểu chữ này rất phổ biến giữa thế kỷ 3 và 2 trước công nguyên.
Chữ giáp cốt: giáp cốt là nói gọn của quy giáp (mai rùa) và thú cốt (xương thú). Chữ này do người đời nhà Ân (1766 - 1123 trước công nguyên) khắc để dùng vào việc bói toán.
Kim văn: kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các dụng cụ cúng tế bằng đồng, là hệ văn tự được tìm thấy với niên đại trước đời Tần. Sau đời Tần, chữ viết được tìm thấy là chữ khắc trên bia đá, nên gọi là “bi văn”.
(2) Bang quốc: hình thức quốc gia sớm nhất của Trung Quốc cổ đại, các nước nhỏ ít dân được gọi là bang quốc, phát triển thêm một bước sẽ thành vương quốc, sau đó thông qua chủ nghĩa chuyên chế tập trung quyền lực vào trung ương đi theo hướng đế quốc.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương