Kính Vạn Hoa - Tập 45 - Kính Vạn Hoa
Chương 01
1 Bây giờ, khi cầm trên tay tập sách này, hẳn bạn đọc đã biết đây là tập cuối cùng của bộ truyện Kính vạn hoa. Tại sao nó là tập cuối cùng? Tại sao tập cuối cùng không phải là tập 48 hay tập 54? Có lẽ trước khi chia tay với bạn đọc, tác giả cũng cần có đôi điều giải thích. Giống như trong một buổi tiệc, trước khi khách khứa buông đũa và rời khỏi bàn ăn, người chủ nhà lịch sự không thể không nói đôi lời. Tuy gọi là giải thích đôi điều, nhưng rõ ràng là tác giả buộc phải viết cả một tập sách mới mong nói hết, vì những điều muốn nói thực sự là rất dông dài, đôi chỗ phải ngừng lại để nhớ, đôi lúc còn phải ngừng lại để thở.2 Khi tập đầu tiên của bộ Kính vạn hoa có tên là Nhà ảo thuật ra đời vào cuối năm 1995, nhiều người không tin bộ truyện sẽ kéo tới con số 10. Ông Nguyễn Thắng Vu, Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng động viên tôi "Mình thấy cậu có thể viết được mười tập đấy". Ông giám đốc thực bụng tin như thế hay đơn giản chỉ để truyền dũng khí cho tôi thì tôi không biết. Riêng tôi, tôi chỉ biết cặm cụi viết. Tôi viết như một con ong. Như một con tằm. Con ong làm mật, con tằm nhả tơ. Còn nhà văn thì cho ra đời những tác phẩm. Đó là công việc, cũng là thiên chức của người cầm bút. Tôi tâm niệm thế và tôi miệt mài viết, thực tình thì cũng không biết mình sẽ viết được bao nhiêu tập. Tôi cố không nghĩ ngợi đến những con số vì không muốn mình bị những áp lực không đâu. Khi Kính vạn hoa ra tới tập thứ 10, ông Nguyễn Thắng Vu không giấu được niềm vui. Hình như hơn cả niềm vui nữa, cái mà ông bộc lộ là sự phấn khích. Chẳng biết ông mua được ở đâu, hay đặt người ta làm một chiếc hộp nhựa trong suốt, đựng vừa vặn mười tập Kính vạn hoa và đem bày trong tủ kính ở Nhà xuất bản, khách nào tới cũng đem ra khoe. Cái hào hứng hồn nhiên trẻ thơ nơi ông già đó đã động viên tôi nhiều hơn bất cứ một lời có cánh nào của ông. Dù rằng tôi tự biết: trong sự hợp tác giữa tôi và nhà xuất bản trong việc khai sinh ra bộ Kính vạn hoa, có một điều chúng tôi thầm hiểu nhưng không ai nói ra. Ngoài mục đích đem đến nhiều tác phẩm hơn cho trẻ em, ở đây có một sự thách thức ngầm, một tự ái nghề nghiệp. Sự chiếm lĩnh của các bộ truyện nước ngoài trong thị trường sách thiếu nhi, khởi đầu là Tứ quái TTKG và về sau là Harry Potter, Animorphs, Stine đã là cú hích để cho bộ Kính vạn hoa bắt đầu và cố gắng đi trọn con đường mà nó đã chọn. Dù rằng tôi tự biết: trong sự hợp tác giữa tôi và nhà xuất bản trong việc khai sinh ra bộ Kính vạn hoa, có một điều chúng tôi thầm hiểu nhưng không ai nói ra. Ngoài mục đích đem đến nhiều tác phẩm hơn cho trẻ em, ở đây có một sự thách thức ngầm, một tự ái nghề nghiệp. Sự chiếm lĩnh của các bộ truyện nước ngoài trong thị trường sách thiếu nhi, khởi đầu là Tứ quái TTKG và về sau là Harry Potter, Animorphs, Stine đã là cú hích để cho bộ Kính vạn hoa bắt đầu và cố gắng đi trọn con đường mà nó đã chọn. Khi bộ Kính vạn hoa ra tới tập thứ 12 thì tôi bắt đầu vững tin. Nhưng xem ra ông Giám đốc Nhà xuất bản còn vững tin hơn tôi. Ông dang rộng hai tay, không phải để ôm tôi mà để kết luận một câu xanh rờn "Mình tin rốt cuộc bộ sách có thể là thế này này". Thoạt đầu tôi trố mắt ra, không hiểu ông muốn nói gì. Ông cười hóm hỉnh "Bộ Kính vạn hoa sẽ gồm 70 tập, dài bằng sải tay của mình". Nhà báo Phạm Chu Sa, cùng với Thúy Nga, Ngọc Cúc, Việt Hà và Lê Minh Quốc là những bạn bè đã theo dõi, động viên bộ truyện ngay từ đầu, thì phán chắc nịch "Tớ quả quyết bộ Kính vạn hoa sẽ dài 63 tập". Tôi không hiểu Phạm Chu Sa lấy con số 63 kia ở đâu ra. Sau đó, khi giới thiệu bộ Kính vạn hoa trên báo Thanh Niên, anh vẫn lặp lại con số đó một cách khẳng khái, cứ như thể chính anh là tác giả. Tôi tò mò "Con số 63 ở đâu ra thế?". Phạm Chu Sa thản nhiên "Tớ tính theo... âm dương ngũ hành". Tôi nhăn nhó "Đừng có mà phao tin bậy bạ. Tôi không thể viết nổi chừng đó tập đâu!". Anh vỗ vai tôi, cười hề hề "Tớ phóng đại ra như vậy để cậu cố gắng phấn đấu đó mà".3 Con số 63 từ trên trời rơi xuống kia cho đến hôm nay đã bị thực tế chứng minh là trật lất. Con số 70 đầy mơ mộng của ông giám đốc Nhà xuất bản cũng không bao giờ trở thành hiện thực. Không phải tôi không thể viết được đến các con số đó. Cố thì có thể được, mặc dù trong lãnh vực văn chương không phải lúc nào cũng nên cố. Tôi viết bộ truyện này ròng rã bảy năm trời không ngơi nghỉ. Nghề dạy nghề, kinh nghiệm sáng tác ngày càng dồi dào. Viết truyện liên hoàn, cũng giống như ta búng một đồng xu. Khó ở cái búng đầu tiên, còn nếu đồng xu đã có cái thế vững vàng rồi, nó sẽ tự lăn. Nhưng dù đồng xu sáng tạo của tôi có lăn ngon trớn tới đâu thì rồi đến một ngày đẹp trời nó cũng phải dừng lại. Hôm nay chính là cái ngày đẹp trời đó.4 Ngày đẹp trời, éo le thay, không phải do trời quyết định. Nó xảy ra từ một sự kiện hoàn toàn ngẫu nhiên. Ngay từ đầu, tôi đã đặt tên cho bộ truyện của mình là Kính vạn hoa. Nhiều em nhỏ đã hỏi tôi "Tại sao chú lại đặt tên là Kính vạn hoa?". Câu trả lời rất đơn giản: vì kính vạn hoa là một đồ chơi của trẻ em. Thuở bé, tôi mê cái kính vạn hoa, và bây giờ, đã lớn, tôi vẫn mê thứ đồ chơi này. Nếu được bỏ phiếu, tôi sẽ không ngần ngại bình chọn ống kính vạn hoa là đồ chơi kỳ thú nhất của tuổi thơ, là quà tặng tuyệt diệu nhất mà người lớn đã nghĩ ra cho trẻ em. Hằng hà bông hoa lần lượt xuất hiện dưới tay mình, chỉ sau mỗi cái lắc nhẹ. Những cánh hoa không ngừng thay dáng, những sắc hoa không ngừng đổi màu, có tới hàng vạn, hàng triệu những bông hoa như thế, và tuyệt vời thay, không bông hoa nào giống bông hoa nào trong hàng vạn hàng triệu cái kia. Tôi ao ước những tập Kính vạn hoa của mình cũng sẽ đem lại cho các độc giả nhỏ tuổi điều gì na ná như thế: Cứ lắc một cái, một câu chuyện mới lại hiện ra. Trong bài giới thiệu bộ truyện Kính vạn hoa trên báo Khăn Quàng Đỏ, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã đặt nhan đề cho bài viết là "Những cú lắc". Cái tên anh đặt mới hợp ý tôi làm sao! Tôi ao ước những tập Kính vạn hoa của mình cũng sẽ đem lại cho các độc giả nhỏ tuổi điều gì na ná như thế: Cứ lắc một cái, một câu chuyện mới lại hiện ra. Trong bài giới thiệu bộ truyện Kính vạn hoa trên báo Khăn Quàng Đỏ, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã đặt nhan đề cho bài viết là "Những cú lắc". Cái tên anh đặt mới hợp ý tôi làm sao! Theo lẽ thông thường, tên của bộ sách đã là Kính vạn hoa thì các tập thuộc bộ sách sẽ không có tập nào được mang cái tên đó nữa. Cũng như ông bố đã trót mang tên này thì tên của những đứa con sẽ phải khác đi. Nhưng tập 45 này tôi lại đặt tên là Kính vạn hoa. Dĩ nhiên tôi cũng có thể chọn một cái tên khác. Nếu muốn đánh dấu sự kết thúc của bộ truyện, tôi có thể đặt tên cho cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay là Cuốn sách cuối cùng. Thơ mộng hơn, có thể là Hoa lưu ly, hàm ý là "đừng quên tôi"... Tuy nhiên, tôi đã không làm thế. Tôi vẫn chọn cái tên Kính vạn hoa. Có gì đâu, chẳng qua câu chuyện mà tôi sắp kể ra đây liên quan đến... cái kính vạn hoa. Bảy năm trước, khi chọn cái tên này cho cả bộ sách, chưa bao giờ tôi nghĩ rằng sẽ có một ngày tôi viết về cái kính vạn hoa. Hôm nay tôi có viết về nó, chỉ là một sự tình cờ. Sự tình cờ lạ lùng đó đối với tôi như một phán quyết: Bộ truyện Kính vạn hoa như vậy là đã đi tới chặng cuối cùng. Và như các bạn đã biết: ở tập 45.5 Mọi chuyện bắt đầu vào cái hôm tôi bước vào tòa soạn báo Sài Gòn Giải Phóng, được cô văn thư trao lại một lá thư. Lá thư gấp tư, xé từ tập học trò ra, không có phong bì. Tôi kẹp chiếc cặp bằng tay trái, tay phải mở thư, tò mò đọc: "Kính gửi chú Nguyễn Nhật Ánh, Ba đứa tụi cháu đến tìm chú có chuyện nhưng tiếc là không gặp. Chiều mai, đúng 5 giờ, tụi cháu sẽ trở lại. Rất mong được gặp chú". Nội dung lá thư, nếu có thể gọi đó là lá thư, không có gì đặc biệt. Đây chỉ là lời nhắn lại. Hơn nữa, từ trước đến nay, các độc giả nhỏ tuổi đến tòa soạn tìm tôi không phải chỉ một lần. Nội dung lá thư, nếu có thể gọi đó là lá thư, không có gì đặc biệt. Đây chỉ là lời nhắn lại. Hơn nữa, từ trước đến nay, các độc giả nhỏ tuổi đến tòa soạn tìm tôi không phải chỉ một lần. Tôi đọc những lời nhắn kia một cách bình thản, nhưng đến khi lướt mắt qua các chữ ký bên dưới, miệng tôi bỗng há hốc. Ở dưới lá thư là ba chữ ký ngoằn ngoèo, có kèm theo tên hẳn hoi, lần lượt là: Quý ròm, Tiểu Long và Hạnh.Vẻ mặt đột ngột đờ ra của tôi khiến cô văn thư phải chớp mắt: - Có chuyện gì thế anh? - Ờ, ờ... không có gì! - Tôi đáp và liếm đôi môi khô rang - Ai gửi thư này cho tôi thế? - Khi nãy có ba em học sinh đến đây... Tôi cắt ngang: - Hai trai một gái phải không? - Vâng. Cô gái xinh lắm, tóc dài, đeo kính cận... - Còn hai cậu con trai thì một mập một ốm? Tôi thở hắt ra khi nhìn thấy cái gật đầu của cô đồng nghiệp. Vậy là rõ: Ba em học sinh đến tìm tôi có vóc dáng giống y như Quý ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương