Liêu Trai Chí Dị II

Quyển 17 - Chương 26: Bài Ký Trĩ Xuyên (Trĩ Xuyên Ký)



Con nhà họ Lý ở Cô Tàng, gặp thời loạn lạc, trốn vào núi Thái Bạch, xõa tóc mặc áo vải, dứt hết trần duyên, quy y Tam bảo, đạo hiệu là Khế Hư. Không ăn cơm gạo, hàng ngày ăn lá bách đỡ lòng, như thế đã nhiều năm. Một hôm có đạo sĩ Kiều Quân dung mạo thanh tú, râu tóc trắng xóa tới thăm Khế Hư, nói “Cốt cách của sư rất thanh tú sau này nên rong chơi nơi tiên đô". Khế Hư nói “Ta là người trần tục, làm sao tới được tiên đô?". Kiều Quân nói "Tiên đô rất gần, sư có thể đi”. Khế Hư nhân xin Kiều Quân chỉ đường, Kiều Quân nói “Sư nên chuẩn bị thức ăn chờ ở quán trọ tại Thương Sơn, phàm thấy người nào mang giỏ tre đi buôn, thì cứ mời ăn. Có ai hỏi sư đi đâu, sư cứ nói là muốn tới Trĩ Xuyên, người ấy sẽ dẫn sư đi". Khế Hư nghe xong, yui vẻ ra mặt, lập tức tới Thương Sơn, ngụ trong quán trọ, chuẩn bị thức ăn ngon để cho những người buôn bán qua lại Thương Sơn. 

Ở đó liên tiếp mấy tháng, gặp hơn trăm người bán hàng rong mang giỏ tre, đều ăn xong rồi đi, hoàn toàn không có lễ phép gì, lòng cung kính của Khế Hư cũng hơi giảm. Lại cho rằng Kiều Quân lừa dối, định về Trường An. Đã chuẩn bị hành trang, chợt có một người bán hàng rong mang giỏ tre, tuổi còn rất trẻ, đột nhiên bước vào, hỏi Khế Hư “Sư định đi đâu?”. Khế Hư nói "Ta muốn lên Trĩ Xuyên gần một năm nay rồi". Thiếu niên kinh ngạc nói "Trĩ Xuyên là cõi thần tiên, sư làm sao tới được?”. Khế Hư đáp “Ta từ nhỏ đã hâm mộ thần tiên, từng gặp bậc chí nhân khuyên ta tới Trĩ Xuyên, nhưng chưa biết đường thế nào". Thiếu niên nói “Trĩ Xuyên cách đây trong gang tấc, sư có thể theo ta, có thể không bị ngăn trở”. Khế Hư nói “Nếu quả được tới Trĩ Xuyên, thì có chết cũng không hối hận”. Thiếu niên dẫn Khế Hư tới Lam Điền, mua thức ăn, rồi trong đêm ấy lên Ngọc Sơn, qua chỗ cheo leo, lên chỗ dốc hiểm, tất cả có tám mươi nơi. Tới một cái động, thấy trong động có nước chảy ra. Thiếu niên và Khế Hư lấy giỏ tre đựng đá tráng lấp cửa động, để chặn dòng nước. Sau ba ngày, nước trong động mới cạn, hai người bước vào, tối tăm không thể nhìn thấy vật gì. Thấy một cánh cửa cách vài mươi bước, bèn đi tới đó. 

Ra khỏi cánh cửa thì mặt trời tỏa sáng, gió mát hiu hiu, sơn thủy xinh tươi, cảnh tiên hiển hiện trước mắt. Lại đi hơn trăm bước, thấy một hòn núi cao, đỉnh núi chót vót, đường lên cheo leo, Khế Hư hoa mắt không dám lên. Thiếu niên nói "Tiên đô đã sát bên, sao còn chần chừ?”. Rồi kéo tay Khế Hư đi. Lên tới đỉnh núi, là một bãi đất phẳng. Nhìn xuống sông ngòi đồng ruộng phía dưới, xa tít không thấy rõ. Lại đi hơn trăm dặm, vào một cái động. Đến khi ra, thấy có hồ nước rộng mênh mông, cạnh hồ có một con đường lát đá rộng hơn thước, lại theo đó đi hơn trăm dặm. Thiếu niên dẫn Khế Hư theo đường đá đi, tới chân núi, phía trước có cây cổ thụ, cành lá rậm rạp, khói mây giăng mắc, cao mấy mươi tầm. Thiếu niên trèo lên cây hú dài, hồi lâu chợt có gió thu nổi lên đầu cành cây, kế thấy có sợi dây lớn buộc một cái giỏ trúc từ đỉnh núi thả xuống. Thiếu niên bảo Khế Hư nhắm mắt ngồi vào giỏ. 

Khoảng nửa ngày, thiếu niên nói “Sư có thể mở mắt ra nhìn rồi". Khế Hư đã quên mình đang trên đỉnh núi, nhìn thấy thành quách cung khuyết vàng ngọc chớp sáng ngoài cõi ráng mây. Thiếu niên chỉ nói “Đó là Trĩ Xuyên”. Lúc ấy bèn giải thích những gì trước mắt. Có bọn tiên đồng hơn trăm người xếp hàng trước sau, một người tiên hỏi thiếu niên "Nhà sư này là ai, là người nhân gian à?". Thiếu niên đáp “Nhà sư này tên Khế Hư, thường muốn tới Trĩ Xuyên, nên ta dắt tới đây". Kế tới một điện, có người cài trâm cầm hốt ngồi dựa vào ghế ngọc, dáng vẻ rất oai nghiêm, thị vệ xúm quanh vòng trong vòng ngoài, quát tháo rất dữ tợn. Thiếu niên bảo Khế Hư cúi đầu bước lên ra mắt, nói "Đó là Trĩ Xuyên chân quân”. Khế Hư cúi lạy. Chân quân triệu Khế Hư lên, hỏi “Ngươi đã dứt bỏ được Tam Bành chưa?”. Khế Hư không sao trả lời. Chân quân nói "Cẩn thận đừng ở lại đây quá lâu”. 

Rồi sai thiếu niên dẫn lên đình Thúy Hà. Ngôi đình ấy vươn ra không trung, lan can chạm mây, thấy một người phanh áo chớp mắt, tóc dài mấy mươi thước, da dẻ xám xịt, chỗ mắt và ngực lõm vào. Thiếu niên nói “Sư có thể ra mắt vái chào". Khế Hư hỏi “Người này là ai, chớp mắt là nhìn cái gì?". Thiếu niên nói "Đó là Dương Ngoại lang, vốn là Tôn thất nhà Tùy, từng làm Ngoại lang ở Nam cung, cuối thời Tùy thiên tử hoang dâm, thiên hạ phân tranh, bốn phương binh lửa, nước thuộc người khác. Vì thế ty địa vào núi, nay đã đắc đạo. Đó không phải là chớp mắt mà là nhìn thấu qua. Phàm người nhìn thấu qua thì thấy rõ cả thế gian". Khế Hư nói "Xin ông ta đừng chớp mắt có được không?". Thiếu niên bèn dẫn tới vái chào cầu xin. Ngoại lang chợt không chớp mắt nữa. Nhưng hai mắt phát ra ánh sáng sáng rực như mặt trăng mặt trời, mở nhắm cũng như nhau, không sao che được. Khế Hư sợ sệt toát mồ hôi lưng, lông tóc đều dựng đứng. 

Kế lại thấy một người nằm trên vách đá, thiếu niên nói "Người ấy họ Nhất, tên Chi Nhuận, cũng là người nhân gian đắc đạo mà tới đây". Thiếu niên dẫn Khế Hư trở về, vẫn theo đường cũ. Khế Hư nhân hỏi thiếu niên "Trước đây ta ra mắt chân quân, chân quân hỏi ta chuyện Tam Bành, ta không trả lời được, xin hỏi đó là ý nghĩa gì?". Thiếu niên nói "Phàm Bành là họ của Tam Thi, thường sống trong thân thể con người, chờ xét công tội. Mỗi khi đến ngày Canh thân thì báo lên Thượng đế. Cho nên phàm những người tu tiên, trước tiên phải trừ tuyệt Tam Thi, như thế thì có thể đạt đạo. Nếu không thì tuy khổ công cũng vô dụng”. Khế Hư hiểu ra, từ đó trở về làm nhà ở núi Thái Bạch, tuyệt cốc luyện khí, chưa từng kể lại chuyện Trĩ Xuyên cho người khác. Về sau dời tới ở dưới núi Hoa Sơn. 

Có Trịnh Thân người Vinh Dương, Thẩm Luật người Ngô Hưng cùng từ Trường An ra, đi ngang Hoa Sơn, gặp lúc trời tối mưa lớn, hai người dừng lại. Khế Hư đã tuyệt cốc, nên không mời cơm. Trịnh Thân lấy làm lạ vì Khế Hư không ăn mà da dẻ vẫn hồng hào, nhân hỏi sự thật. Khế Hư mới kể lại chuyện Trĩ Xuyên. Trịnh vốn là người hiếu kỳ, nghe được chuyện ấy vừa than thở vừa ngạc nhiên, đến khi từ Quan Đông trở về ghé lại thì Khế Hư đã dọn đi không biết ở đâu. Trịnh quân từng ghi lại truyện ấy, gọi là Trĩ Xuyên ký. 
Chương trước Chương tiếp
Vietwriter; Bongdaso; Bongdapro; Keonhacaivip; W88; NEW88; NEW88;
Tele: @erictran21
Loading...