Mây Gió Đổi Thay
Chương 11
Tôi vẫn liên lạc với Thính Đồng cũng là điều hợp tình hợp lý. Cô ấy không tiếp tay đẩy tôi xuống vực - trước tiên phải lo đến mình, sau đó mới giúp cho người, nó khác với hại người mắc nạn. Trước kia tôi đã từng giúp cô ta, nhưng làm ơn cũng chẳng nên chờ báo đáp! Tình bạn cô ta đối với tôi, tôi cũng đáp lại đúng chừng đúng mực. Sau đó, tôi đi thăm dò các xưởng may trang phục, dự định sẽ mua về Canada.Đêm ấy, tôi ngủ thật yên lành.Ngoại trừ luật sư Thang, không ai biết nơi ở của tôi.Tôi cũng chẳng hề nghĩ đến mẹ tôi, Cẩm Xương, Uất Chân, Thính Đồng, thậm chí cả Bái Bái. Hình ảnh của họ mơ hồ hiện trong tâm trí tôi, và tôi lập tức xua đi ...Chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà nội tâm và thế giới bên ngoài đã hoàn toàn thay đổi.Thang Cung Khiêm làm việc rất hữu hiệu. Ông mua lại căn nhà tôi ở Vancouver, giao tiền cho ngân hàng Hằng Mậu và họ cũng đã rút lại đơn kiện.Tôi thở dài nhẹ nhõm.Về Cẩm Xương, luật sư Thang kể lại:– Ông Vương nói, nếu bà cần tiền, ông ấy có thể đưa trước 100 vạn đồng.Ông ấy rất muốn gặp bà bàn bạc. Xem ý của ông ta thì ông không định ly hôn.Ôi! Uất Chân càng bất hạnh hơn tôi! Cẩm Xương xem con bé là người thế nào? Một món đồ chơi để tiêu sầu giải muộn? Chắc chắn là trong nhất thời vắng vẻ, họ cảm thấy buồn lòng và tâm đầu ý hợp tìm đến nhau. Đối với Uất Chân mà nói thì quả là khác xa trời biển.Đột nhiên tôi chợt hiểu ra mọi việc. Cẩm Xương rõ ràng đã có hành động không trung thực với tôi, còn kẻ kia là em tôi – có thể là người chẳng liên hệ, cũng nhận lấy hậu quả, chẳng khác gì nhau. Vậy theo tôi tính toán, anh ta nợ tôi một khoản, nợ Uất Chân một khoảng - cả hai riêng nhau.Nếu như tạm thời gác sang bên hành vi đen tối của người đàn ông, tức là chồng tôi, và chỉ đứng về phía Uất Chân mà xét thì tôi hy vọng rằng Cẩm Xương phải có trách nhiệm và tình cảm đối với Uất Chân . Trừ phi cả hai coi đó như trò đùa vô hại, vậy thì kể như đi tong mọi sự. Còn nếu không như thế, tư tình xong lại trở về bên vợ - vậy thì còn gì tình cho nhau! Bất luận sau này họ có hỏi cưới gì đi nữa thì khi gian tình vỡ lở, anh ta sẽ kém yêu thương người vợ của mình đi.Quả là khó khăn cho Uất Chân .Lại như nếu tôi lấy vai trò là chị Uất Chân để hỏi tội cô em thì cũng là vấn đề không dễ! Đạo đức ngày nay đã dần thay đổi theo thời đại, chưa hẳn cùng cha mẹ sinh ra là phải chịu trách nhiệm đối đãi đúng với nhau. Trong cuộc sống, biết bao nhiêu là anh em tranh giành quyền lợi đến sống chết mời thôi. Còn hoàn cảnh của tôi đâu phải là đặc thù. Khi lợi ích bày ra trước mắt thì ai còn nhận ra người này người nọ. Mệnh hệ dun rủi sinh cùng huyết thống đâu có buộc phải bức bách nhau. Khi nó có ý chí tự do chọn lựa và hãm hại tôi, vậy nó đã có tội thì cần gì phải lên án thế này thế khác! Lòng người đã chết thì thân phận hung thủ có cao quý, bần tiện cũng chẳng can hệ gì.Tôi nói với luật sư:– Tôi muốn về Canada ngay. Tôi muốn nhắc lại là tôi chỉ lấy lại những gì của tôi thôi. Còn hôn nhân, nhất định là phải ly dị, đã như vậy thì có bàn luận với nhau cũng vô ích thôi.Mặc dù chữa trị đã giảm sốt, nhưng người tôi còn rất yếu, hầu như phải bò mới lên máy bay được!Tôi bước đi loạng choạng, mỗi bước đều sờ soạng vịn, tựa; đụng cửa tựa cửa, gặp thang vịn thang, và tôi phải nương vào cô tiếp viên hàng không mới đến được chỗ ngồi.Hương Cảng là vùng Á nhiệt đới rất đặc sắc, chỉ cần trong khoảnh khắc là mưa to gió lớn nổi lên, và ngay sau đó sẵn sàng biến đi đâu mất. Con người và sự việc cũng giống như thế, nó nghiêng bên này, đổ bên kia, tàn phá không ngơi. Thế nhưng sau cơn phá hoại đó, con người lại bừng sống và mạnh mẽ lên.Tôi cố gắng để đừng rơi nước mắt. Nhìn ra song cửa máy bay, tôi cảm thấy con tàu đang bay lên và Hương Cảng chìm dần trong sương khói.Tôi cứ mải thở dài.Chống đỡ được đến hôm nay, quả là điều kỳ diệu.Tôi xòe bàn tay nhìn kỹ, phải sáng tạo ít nhiều kỳ tích mới có thể vượt qua cuộc sống này.Khẳng khái mà chết thì dễ, nhẫn nhục chịu đựng mới là chuyện khó khăn.Có lẽ thần may mắn đã thuộc về tôi rồi. Trên máy bay về Vancouver, tôi ngủ thật say sưa!Đến Canada thì đã sáng.Trời đổ mưa!Tôi đi ra khỏi phi trường, quyết định sẽ làm lại từ đầu!Xe taxi dừng trước nhà - lại căn nhà quen biết. Nhưng nó có khác:trước kia là của tôi, nay đã thuộc kẻ khác.Tôi liền tự nhắc nhở mình, từ nay trở đi, phải chôn hết những quá khứ!Không được nhìn lại, không một chút nghĩ tưởng.Tôi mở khóa đẩy cửa vào, chưa đến phòng thì chuông điện thoại đã réo. Tôi nhấc máy – ra là chị Cầu!– Xin lỗi, tôi không đến sân bay đón cô được!– Đừng khách sáo, tôi biết chị bận ở cửa hàng mà.– Mệt không? Trên máy bay nghỉ ngơi được chứ?– Tốt lắm!– Uất Văn ...Tôi đợi chị Cầu nói tiếp.– Uất Văn, tôi ... tôi xin lỗi cô.– Có chuyện gì chị cứ từ từ nói, có gì quan trọng không?Đấy là lời thật tình. Sinh mạng tôi trong mấy ngày qua đã tổn thương, đau đớn như đã lìa đời rồi. Đâu ai biết tôi đã rơi xuống 18 tầng địa ngục, sau đó thay da đổi thịt, đầu thai lại làm người, chỉ một điều là đi qua cầu Nại Hà lại không uống một ngụm trà Mạnh Bà để quên sạch quá khứ!Còn giờ phút này đây, có điều kinh hãi gớm ghê nào mà tôi không chịu được?– Uất Văn. Việc mua bán trang phục chúng ta xảy ra chuyện rồi! Chúng ta không có giấy phép của thương nghiệp, hàng hóa qua cửa khẩu không nộp thuế.Cuối tuần rồi, khi tôi đến cô tiếp khách hàng thì nhà chức trách đến kiểm tra.Nhất định là có người ganh ghét nên mật báo đấy! Tôi ... Tôi không biết sao nên báo tên cô cho họ biết, nhà này là ...Tôi chỉ muốn biết vấn đề chính.– Họ muốn phạt thế nào?– Phải đợi cô về đi đến Cục thuế vụ! Nếu phân giải không xong thì phải nộp phạt nặng lắm đấy!Tôi thở dài, tiền nó quan trọng như vậy đấy!– Uất Văn, lúc ấy tôi cuống cả chân tay, không biết sao nên nói tên cô, còn tôi chỉ là người làm cho cô. Tôi biết như vậy là tư lợi quá ...Người biết mình tư lợi thì không phải là tư lợi rồi.Vả lại, ai chẳng vì tư lợi?– Chị Cầu, cứ để tôi lo, chị yên tâm đi.– Uất Văn, cô đối phó được không?Không đối phó được thì sao?Một là sống!Hai là chết!Nếu không một thì hai, đã là một thì cắn răng mà chịu!Tôi đứng trước mặt viên chức thuế vụ, mặt hắn uy phong hùng hổ.– Đã đến nước tôi làm di dân thì phải giữ đúng theo luật lệ chứ, vậy mà không làm tròn bổn phận, quốc gia tôi đã toi công dung dưỡng bà!– Thưa, đúng vậy. – Tôi xuống nước, đáp.Khi không bằng kẻ mạnh thì đều chịu thiệt vậy.Muốn sống còn phải ngậm lấy mọi đắng cay, oan ức.Trong nhà người ta cũng nên cuối đầu cho rồi!Cái khổ và ngu muội của mình, nhất định phải nhớ lấy.– Bà có thừa nhận là lần đầu phạm pháp không?Tôi gật đầu. Không xin tha thì nhận lấy tội.– Chúng tôi không thể căn cứ vào số liệu hàng của bà mà tính toán được, chúng tôi phải tính theo giá trị hàng hóa bà đưa qua cửa khẩu, cứ đó mà tính thuế, cộng với số tiền phạt. Bà rõ chứ?Tôi lại gật đầu.Mọi người nói năng ban bảo, tôi đều cảm nhận, học tập. Tôi biết mình không sao chống đỡ, tay không gậy gộc, chẳng còn lối thoát. Chỉ còn cách mặc tình cho đối phương ra uy đánh đập - cứ đánh đã rồi thôi. Nếu như muốn dùng lời can ngăn chống đỡ cũng không thể chấm dứt đi cuộc chiến, đối với kẻ đương quyền đang giận dữ thì mọi ứng phó chỉ làm cho hắn thêm hùng hổ, còn kéo dài thời gian tra tấn thì làm sao chịu nổi.– Còn bà Cầu là người thế nào với bà? Bà ta biết sao không báo?– Không. Vì tôi về Hương Cảng thăm thân nhân nên nhờ chị ta sang coi giúp, chị ấy hoàn toàn không biết gì cả.Họa lây chín họ, tôi lại không sao tránh khỏi được. Mặc!Tiền phạt đúng ba mươi ngàn đồng. Vừa đúng với số tiền còn lại trong ngân hàng, quét một cái là sạch nhẵn.Tôi nói với lòng:– Trong cái rủi vẫn có cái may. Tất cả vật ngoại thân nó đến đi, đi đến vô chừng, chí chẳng dừng trong một giờ một khắc, nhưng cũng còn đó ngọn núi xanh là tốt rồi!Rốt cục, tôi ngả mình trên giường ngủ và cơn bệnh kéo dài mất hai tuần.Chị Cầu đến thăm tôi, chị mang trái cây cho tôi.Tôi không nhắc số tiền phạt ba mươi ngàn để bảo chị trả lại tôi phân nửa, vì chị chẳng hỏi tới tiền phạt. Tôi biết và cũng chẳng kể gì!Đã quyết lập chí lớn thì không thể trông chờ người khác cùng chịu khổ theo mình!Kể cả người thân cốt nhục của mình.Từ sau khi tôi trở về, Bái Bái tỏ ra rất lặng lẽ, nó không hỏi gì tôi. Hẳn nhiên, Cẩm Xương đã gọi điện cho nó, chí đến dì Uất Chân thân thiết của nó có thể cũng đã gọi điện giải thích.Con gái biết tôi ngã bệnh, không thể nói là nó không thăm hỏi, hẳn, nó chẳng biết làm gì hơn.Bệnh đến như núi đổ, bệnh đi như rứt sợi tơ.Tôi mau chóng bình phục, mạnh mẽ trở lại.Hôm ấy, tôi ra vườn hoa ngồi ngắm những màu sắc tươi thắm của cây lá.Bái Bái đi học về, từ phía sau tôi, gọi:– Mẹ!– Con về rồi à!Bái Bái đứng bên tôi, một lúc sau kéo chiếc ghế ngồi yên lặng, nó như có điều muốn nói.– Sau này mẹ định làm gì?– Con đề nghị gì?– Ý của con không hợp ý của mẹ, tính cách hai mẹ con không giống nhau.Tôi cười khổ. Đã chẳng cùng nhau thì hỏi nhiều có ích gì.Tôi hỏi sang chuyện khác:– Họ có gọi điện cho con không?– Có.Tôi làm thinh.– Mẹ, nghỉ hè này con đến Pháp ở hai tháng.Tôi quay sang nhìn nó.A! Thật là thú! Bệnh vừa nửa tháng mà mắt đã có vấn đề, kẻ ngồi trước tôi sao lại cách xa tôi quá.– Mẹ, mẹ không phản đối sao?– Mẹ phản đối có được không?– Mẹ đừng nghĩ con như vậy. – Bái Bái vụt đứng lên nghiêm giọng nói. - Mẹ cứ phóng đại lên nỗi ấm ức của mẹ. Con muốn yên tâm đi Pari một chuyến, mấy người gây ra chuyện cũng đừng làm liên lụy tới con chứ. Băng tuyết chất cao đâu phải lạnh một ngày là được. Trong việc này không ai là không có lỗi, chỉ có con là trong sạch thôi. Mẹ muốn con làm gì? Theo mẹ khóc hu hu sao? Hay làm ra vẻ đứng đắn, nuốt lấy nỗi oan cho được như mẹ vậy?Tôi lặng lẽ đứng lên đi về phòng ngủ, đóng cửa lại và ngả ra giường.Bái Bái ở bên ngoài thế nào, tôi đều nghe thấy.Nỗi lòng của nó, tôi có thể nghĩ ra.Trong khoảnh khắc, nó đã lựa chọn đứng về một bên, nhưng lòng lại đầy mâu thuẫn và nặng trĩu, chẳng gì dễ chịu được.Có thể là trong ý thức nó đồng tình với tôi, nhưng nó lại không thể tỏ ra yếu ớt để đồng ý như vậy, và tôi càng không hy vọng sau này nó sẽ cưu mang tôi, hoặc phát huy bản tính thanh cao của nó.Bái Bái hợp với cha và dì Uất Chân của nó. Đối với người sau thì nó càng thêm kính phục. Nhưng nếu như công nhiên đứng về phía họ tất lương tâm cũng ít nhiều khó chịu. Trong con mắt của người đời, trước sau cũng bị phê phán, con gái mới lớn mà nhận những đàm tiếu thật có hay ho gì?Vả lại, vấn đề hiện thực trước mắt là, nếu theo tôi, sau này sợ nghèo khó đến không có đất cắm dùi. Đi theo họ, đừng nói là năm nay đến Pháp, sang năm đi Thụy Sĩ, điều kiện đầy đủ, sợ Cẩm Xương còn bổ sung thêm cho nó:một là bù đắp lỗi lầm, hai là giành lấy sự đồng tình của nó. Đấy là sự khác biệt một trời một vực, khiến cho Bái Bái lấy làm khó xử.Trong lòng buồn bã, đầu óc rối tung, chẳng biết chọn lựa thế nào khiến nó đâm ra tức giận và trút tháo. Mặc dù vậy, trong lòng nó vẫn không ngừng cân phân lợi hại, nó rất hiểu mình đang tính toán gì.Nó quyết không như mẹ nó, sống lặng lẽ cả nửa đời qua.Người làm mẹ, biết con gái có thể có năng lực, có trí tuệ, tự liệu lấy cho mình thì còn lo lắng gì.Sau đó, Bái Bái nói nó sẽ tìm chỗ trọ trong đại học. Tôi hoàn toàn đồng ý.Trong lúc bệnh, ngoài chị Cầu đến thăm tôi, còn có chị Béo ở gần bên. Thân thể chị nặng nề nên đi đứng không phải dễ; chị đi chừng vài bước nhưng khó khăn không kém leo lên một ngọn núi. Nhìn chị lê từng bước nặng nề vào phòng tôi, mang theo hoa tươi vừa hái khiến tôi như nhìn thấy ánh thái dương vào phòng, nó làm ấm cả lòng.– Có cần điều gì bà cứ việc nói.– Tôi nắm tay chị béo nói:– Có. Nhờ chị giới thiệu với bạn bè, tôi cho thuê hai căn phòng ở trên lầu.Sau khi ly hôn, mọi thứ phải tiết kiệm.Chị béo liên tục vỗ tay tôi, bảo hãy yên tâm nghỉ bệnh, chị không hỏi gì về chuyện riêng tôi.Người nước ngoài có kẻ tốt, người xấu; có gã thuế vụ mặt mày anh hiển đáng ghét, có chị béo phục phịch dễ chịu vô cùng.Không ngờ chị béo nói là làm ngay. Chưa đến một tuần, chị đã đưa đến giới thiệu đôi vợ chồng trẻ-họ Vi Địch-sẽ thuê hai phòng trên lầu của tôi.Họ có ba người, kể cả đứa con trai Ba Trị Văn vừa được một tuổi, mập mạp rất dễ thương-cũng vì có đứa bé nên họ khó thuê được nhà trọ. Ở Vancouver, hầu hết nhà cho thuê đều ngại có trẻ con, sợ làm phiền hàng xóm. Nước ngoài rất xem trọng nơi ở độc lập và cách ly.Mỗi tháng Vi Địch trả tiền thuê bảy trăm đồng, họ sử dụng ba phòng, sân trước và nhà xe. Tôi thuê của luật sư Thang 1050 đồng, như vậy tôi chỉ bù thêm đồng.Giá cho thuê như vậy là thấp nhưng trước mắt còn mờ mịt, trên tay tôi trống không cho nên tiền thuê của họ đối với tôi thật đáng kể.Bất luận thế nào, sự khởi đầu cũng cần phải tiết kiệm.Bệnh vừa dứt, đầu tiên là báo ân. Tôi làm vài món ăn ngon Trung Quốc và tự thân mang sang nhà chị béo.Chị cười rung rinh cả khối thịt và đưa tôi vào phòng khách. Thật là may, chị đang có khách.– Vào đây, vào đây, để tôi giới thiệu đây đều là hàng xóm cả!Tôi bày thức ăn lên bàn, có mấy người phụ nữ họ thưởng thức nghệ thuật nấu ăn của tôi, phải đều khen ngợi:– So với món ăn ở Phố Đường Nhân còn ngon hơn!– Làm cách nào? Có thể dạy cho chúng tôi không?– Học sao được. Cứ để chị Vương nấu nướng cho chúng ta, cuối tuần khỏi nhức cái đầu vì bếp núc, chúng ta phải gửi tiền công cho chị đấy!Người này một câu, người kia một câu, huyên thuyên bất tận.Chị béo nghiêm chỉnh, nói:– Bà Vương, nói thật đấy. Tay nghề của bà khéo lắm, không nên để lãng phí, phải làm ra tiền mới được. Mọi người sẽ đặt bà nấu, có thể làm kiếm thêm tiềnđấy là lẽ công bằng thôi!Tôi chỉ biết ừ ừ dạ dạ.Sáng hôm sau, bất kể có kiếm tiền hay không, chỉ thấy vài bà hàng xóm rất nhiệt tình yêu cầu, tôi thấy rảnh bèn làm mấy món thật ngon, nào là chiên, xào, nấu, nướng, đem đến cho họ.Mấy bà nước ngoài còn cao hứng gửi thù lao cho tôi, họ còn hẹn đến cuối tuần mua tiếp.Tôi suy nghĩ, nếu cứ kẻ đưa người đẩy mãi cũng không tiện, chi bằng cứ định ra giá cả, vừa tầm vừa phải thì tiện lợi cho cả đôi bên.Nghĩ xa hơn, sao tôi không nhân đấy mà làm kiếm thêm thu nhập? Ngồi không ăn, núi cũng lỡ, huống chi, tiền trong ngân hàng còn chưa tới 5000 đồng, sắp tới sẽ ra sao?Sau khi vợ chồng Vi Địch dọn đến, họ không chỉ phụ tôi trả tiền thuê nhà, họ còn nhờ tôi trông nom đứa bé, mỗi tháng trả thêm 400 đồng, vậy tôi ở nhà khỏi tốn tiền, nhưng còn tiền ăn uống, các thứ linh tinh khác phải tính đến. Khi đứa bé đã ngủ, tôi vào bếp làm thức ăn, đến chiều mang đến nhà họ, kiếm được ít tiền chi dùng cũng tốt.Sau khi đã quyết định, cửa nhà liền như chợ nhỏ. Các hàng xóm đều bảo nhau, một truyền mười, mười truyền trăm, đơn đặt hàng như mây kéo tới, làm cũng thấy nhiều an ủi.Tại sao tất cả những người ngoại quốc đây hoàn toàn xa lạ ngay lúc tôi cùng đường túng bấn thì họ đồng tình ra tay níu kéo tôi. Không những họ giúp tôi sinh sống, họ còn giúp tôi hồi phục niềm tin, sau đêm tối thì trời lại sáng hẳn lên- tất cả đều có thể nhờ vào đôi tay mình để sinh tồn vậy.Vợ chồng Vi Địch đi làm về, họ bế thằng bé Ba Trị Văn lên lầu, tôi xong việc.– Chị Vương, chị có đi siêu thị không? Chúng tôi có xe, sẵn đưa chị đi cùng.– Vậy xin làm phiền!Tôi đi theo họ, vì sắp đến ngày nấu thức ăn theo đơn đặt, cứ hai ba hôm là phải đi mua rau cải, thịt cá.– Thức ăn của chị ngon như thế sao chị không mở cửa hàng?-Vi Địch hỏi tôi.– Cậu khen tôi quá. Chỉ mong kiếm chút đỉnh là được rồi.– Tôi nói thật, chị hà tất phải phí đi năng khiếu ấy!– Làm sao có vốn?– Không cần. Tôi có cô vợ Trân Ni cùng trong ngành quảng cáo. Chị viết cho tôi vài hàng giới thiệu. Trân Ni sẽ trình bày hình ảnh, sau đó in ra nhiều bản gởi đến các hòm thư mời họ.Tôi rất xúc động, một thân một mình kiếm được tiền thì thật tốt.Trân Ni vui vẻ nói:– Hay a! Người ta khen thức ăn của chị, nay bỏ công ra giới thiệu thêm, vậy sẽ chuyển ra khắp khu vực này! Chúng tôi chẳng tính công đâu!– Cảm ơn! Nhưng nếu làm lớn ra phải xin phép, nếu không ...Tôi không quên cái gian hàng trang phục trước kia.– Đúng đấy, trước tiên phải đăng ký công ty và làm đơn xin phép để đóng thuế!Vợ chồng Vi Địch không chỉ nhiệt tình, họ còn ra sức giúp tôi làm các thủ tục đăng ký kinh doanh. Khi họ đưa tôi xem một xấp tờ bướm giới thiệu, hình đen trắng, bất giác tôi bật cười to lên.– Trân Ni làm đẹp đấy chứ? – Vi Địch hỏi, vừa ôm cô vợ và nhìn tôi.– Tuyệt lắm. Tôi chẳng biết nói sao nữa!Tờ bướm in hình chị béo hàng xóm vừa ăn vừa cười, hình dạng chị linh hoạt và buồn cười, rất ấn tượng. Bên dưới là hàng chữ:Kẻ sáng tạo ngậm lệ chế biến, người hưởng dụng tươi cười thưởng thức.– Được rồi. Trong tuần này chúng tôi sẽ giúp chị phân phối các tờ bướm, sẽ gởi đến các bạn Tây của chúng ta.Ngay hôm sau cô đã gởi đi tờ quảng cáo. Điịen thoại trong nhà reo liên tục đến đỗi tôi sợ Ban Trị Văn không ngủ được.Cũng may đứa bé rất dễ, ăn no rồi chơi, đến giờ thì ngủ, chừng ngủ thì bất kể gì tiếng ồn. Chăm sóc nó hai ba tháng thì nó béo ra, trông đẹp và dễ thương vô cùng.Đơn đặt hàng rất nhiều, chẳng còn lúc nghỉ ngơi, tôi phải làm đến tối. Bất luận thể nào thì ăn cơm Chúa cũng phải múa tối ngày; tôi được Vi Địch trả công giữ trẻ.Đêm ấy tôi lục đục làm đến 11 giờ, có người gõ cửa và vợ chồng Vi Địch đến.– Chúng tôi thấy dưới nhà còn đèn nên xuống thăm chị. Thật là khổ!– Không hề gì. Tinh thần có chỗ dựa, mỗi tối tôi đều ngủ ngon!– Chị Vương! – Trân Ni rất thành thật nói. - Phải giữ đứa bé quả là khổ.Chúng tôi sẽ tìm người trông coi Trị Văn.– Không, cô thấy tôi có điểm nào chưa ổn sao?– Chị Vương. Chúng tôi cảm tạ chị còn chưa hết kia! Chị trông coi Trị Văn rất tận tâm tận sức. Vi Địch và tôi rất mang ơn, không biết giúp lại chị thế nào.Không ngờ gửi giấy giới thiệu đi, chị lại có nhiều khách hàng như vậy, chúng tôi mừng lắm, do đó, không thể không nghĩ thay cho chị. Chị phải lo liệu việc làm ăn này, đừng lãng phí đi tinh thần. Chúng tôi tin rằng người bảo mẫu mới sẽ không được tận tâm như chị đâu, nhưng không thể vì mình mà hại đến khả năng phát triển sự nghiệp của chị!– Sự nghiệp!– Đối với chị, đấy là danh từ mới à? Đâu có ai nghĩ người nội trợ lại dựng nên sự nghiệp!Tôi cúi đầu xuống. Quả tình tôi chưa hề nghĩ một kẻ như con mèo vất bỏ ở xó bếp sẽ có ngày trở mình thay đổi.– Chị biết tại sao chúng tôi không mua nhà không? Vì chúng tôi hy vọng trước làm nên sự nghiệp, sau mới lo nhà cửa.Tôi nhìn Trân Ni.– Vi Địch và tôi hy vọng có thể hợp sức mở một công ty quảng cáo, cho nên cần phải tiết kiệm, ở nhà thuê để dành dụm tiền bạc xây dựng sự nghiệp. Tuổi xuân có hạn, chúng tôi quyết trước chịu khổ, sau mới hưởng.– Nhưng tôi đâu còn trẻ!– Cho nên càng phải sớm bắt lấy thời cơ, mình không quan tâm đến mình thì còn ai chiếu cố đến?Lời nói đã đánh thức người trong mộng!Không ngờ, người quan tâm, nhắc nhở tôi lại là kẻ xa xứ mới quen nhau.Cuối cùng tôi đồng ý, sau khi giao Trị Văn cho vợ chồng Vi Địch, tôi đã hết trách nhiệm.Đơn đặt thức ăn ngày càng nhiều, tôi làm việc đêm ngày liên tục. Một hôm chị Cầu gọi điện đến thăm hỏi, tôi kể lại công việc, chị tự nguyện mỗi tối sẽ đến giúp tôi chuẩn bị các thứ.Chị Cầu tận tình song đại để cũng có ý bồi thường. Chị để một mình tôi đóng phạt, nhất định là chị cũng ấy náy lắm. Nhưng nếu lại buộc chị trả lại tôi phân nửa, chưa chắc chị đã đến! Cho nên chỉ có cách để cho chị bỏ công chuộc tội!Tôi cho là vậy.Mặt khác không nên vì một chút giận hờn mà bỏ đi tất cả, nhất là khi chị ta vẫn còn giúp ích được. Chỉ cần có chút dùng được là tôi cứ giao du qua lại với chị, cứ giấu đi nước mắt mà làm tăng thêm sản lượng, kiếm thêm nhiều tiền làm lợi cho mình.Tôi đã học được cách tính toán, phải lấy lợi ích cho mình làm chính.Từ cuối tuần, Ban Trị Văn đã gửi đến nhà người khác trông coi, tôi cũng thấy quyến luyến nó. Nhớ tới cuộc trò chuyện quen biết với Trân Ni, lòng chợt cảm động tấm thâm tình của họ. Ngay cả thân sinh cốt nhục cũng không hề quan tâm đến sống chết, khổ não của mình.Nhìn gương mặt hồng hào, hai bên má phúng phính của Trị Văn, tôi lại nhớ đến Bái Bái . Lúc bé nó giống con trai, rất dễ thương, chẳng khác gì Trị Văn.Nhưng chịu thương chịu khó, nuôi dưỡng nó lớn khôn, nó sẽ thế nào đây? Nếu giờ này tôi ngã ra chết đi, sợ cứ nằm ì ra đó mà chẳng người thân nào hay biết!Nghĩ đến đó, cả người tôi lạnh run lên.Buổi trưa, Trị Văn ắt đã ngủ.Tôi đang chăm chú thái thịt thì chuông cửa reo.Vừa lau tay tôi vừa bước ra mở cửa.Tôi ngẩn người ra đứng lặng.– Có thể để anh vào trong ngồi được không?Tôi làm thinh.– Anh đứng trước cửa rất lâu, không thấy người nên đi vòng ra sau vườn thử gõ cửa. Không ngờ em ở nhà sau này.– Tôi ở căn này, trên lầu cho người khác thuê!Lạ thật, tôi vẫn có thái độ bình thường.– Uất Văn, có thể cho anh một cơ hội nói chuyện với em không?Tôi lặng yên không đáp.– Anh từ xa đến, chỉ muốn gặp mặt em!Lòng tôi cùng lại.Không ngờ Vương Cẩm Xương bản lãnh thư thế lại có bộ mặt dày cộm, e là nhất trên đời.– Phòng bày biện loạn xị, chúng ta ngồi ngoài thềm này.Tôi mang ra chiếc ghế để Cẩm Xương ngồi.– Cuộc sống thế nào? – Cẩm Xương cười khổ. – Tha thứ cho anh, anh cũng lo lắng lắm. Anh biết không có anh, không có Bái Bái và gia đình, em sẽ rất khó khăn.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương