Mộng Đổi Đời

Chương 4



4.

Sáng sớm hôm sau, Uông Hòe cắp chai rượu, vác một chiếc ghế của phòng trọ lên vai, mua bốn chiếc bánh bao rồi đến Phòng Giáo dục. Ông không thể ngờ được rằng, Uông Trường Xích đã ngồi sẵn từ lúc nào. Uông Hòe hết sức phấn chấn, đặt ghế xuống bên cạnh, vỗ vai con trai rồi ngồi xuống, lấy cái bảng giấy giơ lên. Có thể nói, từ lúc này bố con họ đã kề vai sát cánh bên nhau rồi. Sáng sớm, hai người cùng xuất hiện, buổi chiều hai người cùng về, ngay cả những ngày cuối tuần cũng không bỏ sót. Ngồi gần một tuần thì năm học mới cũng đã bắt đầu khi giảng.

Tiếng loa phóng thanh bỗng nhiên vọng tới từ sân trường bên cạnh Phòng Giáo dục như chọc thẳng vào thần kinh của Uông Trường Xích. Khi tiếng hô khẩu lệnh thể dục vang lên, Uông Trường Xích đứng bật dậy, theo tiếng hô “Một! Hai! Ba! Bốn”; “Một! Hai! Ba! Bốn”; “Một! Hai! Ba! Bốn”…đi đều mấy vòng quanh sân. Khi tiếng hô “Động tác điều hòa” từ loa vang lên, cậu cũng đứng làm lại động tác điều hòa. Trên chiếc sân rộng rãi chỉ có mỗi một mình Uông Trường Xích khua chân múa tay. Uông Hòe thấy con mình cô đơn nên cũng đứng dậy bắt chước làm theo. Nhưng động tác của Uông Hòe vừa cứng vừa không đúng trông chẳng khác con khỉ làm trò, nên toàn nhận được những tiếng cười từ trên lầu. Lúc này Uông Trường Xích cũng chẳng còn sợ gì những tiếng cuời nữa, cậu nghĩ chỉ cần đứng giữa sân tập thể dục như thế này, cậu vẫn là một học sinh.

Một buổi chiều, ánh sáng lóa mắt trên đầu bỗng nhiên dịu hẳn, lát sau hầu như không còn một tia nắng nào. Bầu trời u ám, rồi những giọt mưa tí tách đập vào gáy của hai bố con. Hơi nóng hầm hập bốc lên từ mặt sân xi măng, mùi đất, mùi dầu nhớt, mùi sơn đủ các loại cũng bốc lên. Mưa dần dần nặng hạt, người đứng trong sân hoặc đi ngoài đường đều chạy thục mạng, ngay cả hai con chó đang nằm chánh nắng dưới gốc cây cũng bỏ chạy nốt. Nhưng hai bố con vẫn ngồi trên ghế, bất động. Nước mưa chảy từ đầu hai người xuống, những mùi vị tạp nham cũng biến mất. Nước mưa trở nên mặn mòi sau khi gội đầu và rửa mặt, đã bắt đầu chảy xuống và thấm vào khóe miệng. Uông Hòe vẫn giơ cao tấm bảng giấy, trên đó những chữ viết đã trở nên nhòe nhoẹt, nhưng cuối cùng, giấy cũng đã mềm oặt và rủ xuống. Nước mưa như bốn bức tường vây hãm hai bố con. Họ không còn nhìn thấy tòa nhà cũng như hàng chè tàu nữa. Nước đọng lại dưới đất ngập luôn cả giày đi mưa của họ. Ngoài những suy nghĩ trong đầu là còn rất khô ráo, tất cả còn lại đều ướt nhèm. Áo quần dính bết vào da thịt, không còn sợi tóc nào vểnh lên nữa, ngón tay cũng bắt đầu tím tái, nhợt nhạt.

Mưa gió ào ào! 

Nửa tiếng sau, mưa to trở thành mưa vằn. Thêm nửa tiếng nữa, mưa vừa biến thành mưa nhỏ. Cảnh vật trước mắt đã trở lại trước mắt, nguyên trạng. Cuối cùng thì mưa cũng dứt, nhưng nước mưa vẫn còn trên áo quần hai người và xuôi theo da thịt chảy xuống. Lạnh quá! Thân thể họ run rẩy lên từng đợt. Uông Hòe ho húng hắng, những ngón tay run rẩy khó khăn mở nắp chai rượu, uống một ngụm thật to và thân thể ông ấm dần lại. Nhưng Uông Trường Xích thì vẫn run lập cập, hai hàm răng trên và dưới liên tục đập vào nhau. Uông Hòe đưa chai rượu qua, Uông Trường Xích do dự giây lát rồi cầm lấy, đầu tiên là nhấp một ngụm nhỏ, sau đó là một ngụm thật to. Dạ dày cậu ngay lập tức như có một lò lửa đang cháy nhưng toàn thân thì ấm hẳn lên. Uông Hòe lên tiếng nho nhỏ:

- Có phải chúng ta quá đáng thương không?

- Ngay cả bọn họ cũng không còn hào hứng khi nhìn chúng ta nữa.

- Bố thừa nhận đấu tranh thất bại!

- Về nhà đi bố!

- Thế…mấy ngày vừa rồi là vô nghĩa sao?

- Bố có bao giờ quan tâm đến hai con kiến chui rúc dưới gạch chưa?

- Nhất định phải đấu tranh tiếp!

- Thôi đi! Đấu không lại bọn chúng đâu!

- Con hãy xem chuyện này…

Vừa nói, Uông Hòe vừa vỗ nhẹ vào đầu Uông Trường Xích, đứng dậy đi thẳng vào tòa nhà. Bước chân ông để lại vệt nước dài ở lối dẫn lên cầu thang. Lên đến tầng hai, Uông Hòe còn ngoái đầu lại nhìn con. Uông Trường Xích nghĩ là bố sẽ vào phòng làm việc của Trưởng phòng, không ngờ, ông lại trèo lên lan can ngoài hành lang và đứng trên đó.

- Bố!!!

Uông Trường Xích kêu lớn rồi phóng lên tầng ba.

Trưởng phòng đã xuất hiện, hai phó trưởng phòng cũng đã xuất hiện. Nhân viên ban tuyển sinh cũng từ tầng bốn chạy xuống tầng ba. Một đám cán bộ đã đứng trước mặt Uông Hòe. Trưởng phòng nói:

- Chỉ cần ông xuống, tôi cho phép con ông ôn tập một năm miễn phí.

Uông Hòe không đồng ý, hỏi:

- Tôi có thể dùng một mạng sống để đổi lấy một chỉ tiêu đại học không?

Trưởng phòng dùng ánh mắt hội ý với hai phó phòng, đáp:

- Được, nhưng trước tiên là ông xuống khỏi nơi đó đã.

Uông Hòe phát hiện lúc họ nhìn nhau, trong ánh mắt có điều dối trá nên yêu cầu họ đưa giấy trúng tuyển đến ngay lập tức. Trưởng phòng nói:

- Chúng tôi còn phải làm việc với các trường, xem họ còn chỉ tiêu thừa nào hay không.

- Thế thì ông hãy đi điều đình với các trường ngay đi.

Trưởng phòng hất cằm về phía ban tuyển sinh. Ông này vội vàng chạy lên tầng bốn, do chạy gấp nên bị lạng người, loạng choạng. Đúng lúc ấy, chân của Uông Hòe cũng lạng nhẹ, cũng loạng choạng. Trưởng phòng vội vàng nói:

- Trưởng ban Cổ đã đi điều đình rồi, ông cứ xuống đợi đi!

Uông Hòe lắc đầu. Trưởng phòng lấy một điếu thuốc ra đưa cho ông, ông vẫn lắc đầu. Mọi người không ai dám lên tiếng, thời gian như ngưng đọng. Tiếng gọi điện thoại từ tầng bốn của trưởng ban Cổ vang lên rõ mồn một, điếu thuốc lá trong tay trưởng phòng bị vò nát bét từ lúc nào.

Khoảng mười mấy phút sau, trưởng ban Cổ chạy từ tầng bốn xuống, hào hến nói:

- Thật đáng tiếc, hỏi đến mấy trường quen biết nhưng tất cả đều đã lấy hết chỉ tiêu.

- Tôi nghe thấy hết rồi. – Uông Hòe nói – Ngày hôm qua vẫn còn một trường còn chỉ tiêu!

- Nhưng bây giờ đã là…ngày hôm nay. – Trưởng ban Cố ấp úng.

- Thế tại sao ngày hôm qua các ông lại không giúp tôi điều đình? – Uông Hòe lớn tiếng – Có phải là do tôi chưa nghĩ đến chuyện nhảy lầu?

Trưởng ban Cổ ngậm tăm. Trưởng phòng lên tiếng:

- Tôi cũng vừa nghe qua chuyện này, Chỉ tiêu còn lại ngày hôm qua là do một sinh viên nào đó không đến làm thủ tục nhập học. Một chỉ tiêu sót lại một cách ngẫu nhiên, toàn tỉnh đổ vào cướp lấy. Chúng ta thuộc loại huyện nhỏ lại hẻo lánh, cánh tay không vươn dài đến thế được.

- Căn bản là các ông không có ý định cướp lấy, lại xem hai con người ngồi dưới sân chỉ là hai cục thịt khô thôi. – Giọng Uông Hòe đầy tức tối – Hai cục thịt khô này ngồi ở đây mười mầy ngày rồi, các ông mỗi ngày đều giương mắt lên mà nhìn đấy thôi!

Trưởng ban Cổ chen ngang:

- Có trách thì trách con trai ông. Hồ sơ đăng ký của nó đi một vòng từ Đại học Bắc Kinh qua Thanh Hoa, khi quay lại tay chúng tôi, tất cả các trường đều đã chiêu sinh đủ chỉ tiêu. – Giọng lão Cổ chuyển sang chế giễu- Mông đít bé tí thì đừng ngồi trên cái ghế vừa to vừa sang trọng như thế!

Lồng ngực Uông Hòe như bị tảng đá thật nặng đè lên. Ông định nói rằng, hai mươi điểm, vượt chuẩn hai mươi điểm chứ đâu có ít… Nhưng chưa kịp lên tiếng thì trước mặt tất cả như tối sầm lại, thân thể ông dao động và nghiêng-nghiêng về phía bên ngoài lan can. Mọi người rú lên kinh hoàng. Trong chớp mắt, Uông Hòe định điều chỉnh thân hình cho thẳng lại và hình như ông đã làm được, hai tay chụp lấy thành lan can. Nhưng cái thành lan can bằng xi măng quá trơn trượt, lại quá rộng, phủ một lớp rêu xanh nên những móng tay của Uông Hòe không thể bám vào lan can, thân hình ông rơi thẳng xuống đất. Trong tiếng kêu rú hỗn loạn, Uông Trường Xích chụp lấy tay của bố, nhưng không đầy một giây, cả hai thân hình nặng nề rơi xuống lùm cây chè tàu ở phía dưới. Một âm thanh khó hình dung vang lên, nước mưa bắn tung tóe, cả thế giới ngay lập tức rơi vào yên lặng.

Uông Trường Xích lồm cồm bò dậy từ giữa khóm chè tàu, phát hiện chung quanh có rất nhiều khuôn mặt, nhưng không có gương mặt thân quen nào, tất cả đều lộ vẻ hiếu kỳ và lạnh nhạt. Uông Trường Xích lê lết đến bên cạnh thân hình của Uông Hòe, đưa tay sờ soạng lỗ mũi của bố. Hình như vẫn còn một chút hơi ấm thoát ra. Bố!...Bố!...Bố ơi!... Tiếng sau lớn hơn tiếng trước, tiếng sau thê thiết xé lòng hơn tiếng trước phát ra từ lồng ngực cậu. Gào một lúc đến mười mấy tiếng và hình như Uông Hòe đã nghe thấy, đôi mắt đột nhiên trừng lên nhưng rồi khép lại ngay lập tức. Những người chung quanh đều trông thấy đôi mắt trợn trừng ấy đều đồng loạt thối lui, hình như với họ, Uông Hòe còn sống còn đáng sợ hơn là khi Uông Hòe chết. Uông Trường Xích thử đứng dậy và cậu cũng không ngờ rằng mình còn có thể tự đứng dậy được. Nhìn xuống thân thể mình, cậu phát hiện quần áo bị những cành chè tàu xắn tỉa rất nhọn sắc làm cho rách tươm, những chỗ bị rách máu đang dâm dấp túa ra. Thấy máu, cậu mới cảm nhận được toàn thân nóng rát, đau đớn. Cậu cúi xuống, đôi tay ôm lấy vai bố như muốn đỡ ông đứng dậy, nhưng vừa bị động đến, Uông Hòe đã kêu lên đau đớn. Do vậy, Uông Trường Xích không dám lay nữa, đành ngồi ôm lấy bố, bất động. Ôm một hồi lâu, cậu mới khàn khàn lên tiếng:

- Có ai đó giúp tôi gọi điện cho xe cứu thương không?

Không một ai lên tiếng. Những người chung quanh đã tản hết, chỉ còn lại khoảng phần ba. Uông Trường Xích luồn tay vào túi áo bố, sau đó lại luồn tay vào túi quần lục lọi, cuối cùng cũng lôi ra được một túi ni lông nhỏ, Uông Trường Xích rút một tờ đưa lên, nói:

- Ai có thể giúp tôi gọi xe cứu thương?

Trong đám đông có một cậu thanh niên bước ra, cầm lấy tiền, quay người chạy đi. Uông Trường Xích ghé vào tai bố, nói:

- Bố ơi! Có người giúp chúng ta gọi xe cứu thương rồi…Bố nhất định phải cố gắng lên…Gắng lên bố…

Uông Hòe cắn chặt môi, gật đầu nhè nhẹ, trán ướt đẫm mồ hôi. Mặc dù đã cắn chặt răng chịu đựng nhưng hình như không thể chịu đựng được nữa, nước mắt Uông Trường Xích đã túa ra rơi xuống mặt bố mình.

Xe cứu thương cuối cùng cũng tới. Hai người mặc áo choàng trắng đem chiếc băng ca đến bên cạnh Uông Hòe, trong đó có một người lên tiếng: Các người dám gọi xe cứu thương, thế có tiền không? Uông Trường Xích đưa tiền cho anh ta, người mặc áo choàng trắng nhón lấy một tờ một trăm nhân dân tệ nhét vào túi. Sau đó, một người nắm đầu, một người nắm hai chân Uông Hòe ném vào băng ca giống như ném một con chó chết. Ông ta kêu lên đau đớn, cả khuôn mặt xanh như đổ chàm. Họ khiêng băng ca vào xe cứu thương, Uông Trường Xích cũng chui tọt vào trong.
Chương trước Chương tiếp
W88

SAO WIN

NEW88

NEW88

Tele: @erictran21
Loading...