Nàng Dâu Cẩm Lý
Chương 6
27
Chị chồng bảo đi cắt vải may cho người trong nhà mỗi người hai bộ áo mới.
Ta biết tỷ ấy nói dối ta.
Ngoài số tiền dành mua vải đủ làm lô khăn tay mới, tỷ ấy dốc hết tiền còn lại ra để mua vải may quần áo.
Có vải thô, cũng có vải dệt.
Vải dệt làm áo lót trong, vải thô may khoác ngoài.
Thế vừa tiết kiệm còn mặc thoải mái.
Tỷ còn cắt cho ta hai bộ váy bông, vải còn thừa đủ may thêm hai cái áo cánh cùng hai áo yếm bằng gấm, đó là loại vải dệt đắt nhất ở trong tiệm bán vải.
Nhưng mà tỷ không biết ta cũng có quà muốn tặng cho nàng.
Tỷ còn bảo ngoài quà nương cha và Vũ Văn cho, đây là món quà đầu tiên tỷ ấy được người khác tặng đó.
"Cây trâm này là cây trâm đẹp nhất tỷ từng thấy."
Mẹ chồng hậm hực mắng yêu: "Cái con bé ngốc này sao lại lấy hết tiền ra mua châm cho nương với tỷ con rồi, không mua cho mình cái nào hả?"
Cơ mà tự tay bà ấy cũng đưa cho ta một cây ngọc trâm.
Thì ra lúc lên trấn, bà ấy đã dặn dò phu quân nếu khám bệnh xong còn dư tiền, nhất định phải mua cho ta một cây trâm.
Cả nhà chồng ta đều tấm tắc khen cây trâm ngọc bích này làm rạn rỡ khuôn mặt ta.
Tóc đen vấn trâm ngọc, nhân gian tiếu giai nhân.
28
Ta từ nhỏ đã bị người thân vứt bỏ, thế nhưng ông trời thương cho ta gả vào nhà có phúc.
Từ đó hễ ta cứ ra ngoài ắt gặp được đồ tốt. Bệnh tình phu quân dần chuyển biến tốt đẹp. Rau dưa mẹ chồng trồng thu hoạch bội thu. Khăn tay chị chồng thêu buôn may bán đắt. Khách đến tìm cha chồng nhờ làm đồ mộc nườm nượp không dứt...
Chưa chừng nửa năm, chân cẳng phu quân trở lại đầy đặn như người bình thường, chàng cố hết sức còn có thể đứng từ ghế lăn dậy, thử tập đi lại từ tý một.
Tháng tám cùng năm, phu quân đỗ kỳ thi Hương, là cử nhân duy nhất của toàn huyện lần thi này.
Mùa xuân năm sau, ta với đại cô tỷ đi theo phu quân lên kinh thi.
Trên đường chúng ta còn cứu được ba thiếu nữ cộng thêm một tiểu công tử chừng bốn, năm tuổi từ tay bọn buôn người đang bị quan phủ truy nã.
Ba tiểu cô nương quỳ tạ chúng ta xong, cầm mấy lượng bạc chúng ta cho chạy về nhà các nàng.
Chỉ còn mình tiểu công tử kia chui trong lòng chị chồng, không muốn nói cho chúng ta biết nhà thằng bé ở đâu.
"Đường xa trắc trở, mang theo một đứa bé khó khăn đủ bề. Không thì a tỷ cứ đưa Bánh Đậu Nhỏ quay về nhà mình đã, nương tử đi cùng ta lên kinh tiếp đi?"
Bánh Đậu Nhỏ là biệt danh ta đặt cho tiểu công tử.
Tại thằng bé không chịu nói tên cho chúng ta biết, vóc người trắng trắng mềm mềm, lúc mới cứu ra ngoài còn sợ hãi đến nỗi trốn trong lòng chị chồng khóc mãi không thôi, cặp mắt nhỏ đẫm nước mắt xưng húp híp. Thật là đáng thương, trông chả khác gì một cái bánh bao đậu nhỏ xíu mềm mại.
"Thế cũng được." Chị chồng gật đầu đồng ý, "Nhà cũng chỉ cách đây hai huyện là về đến, đường lên kinh thành vẫn còn xa tít. Để tỷ trông thằng bé cho, đợi Bánh Đậu Nhỏ chịu nói cho tỷ biết nhà thằng bé ở đâu thì chúng ta đưa thằng bé về với người nhà thằng bé cũng không muộn."
Thế nhưng Bánh Đậu Đổ hình như không thích về nhà, vừa nghe chị chồng nói xong đã ôm chặt lấy cổ chị chồng lắc đầu nguầy nguậy.
Có điều nhìn quần áo thằng bé mặt, bên hông đeo một khối hồng ngọc thượng hạng, thế nào cũng thấy đây không phú thì quý.
Ngọc bội kia là lúc chúng ta lấy khói mê đáng ngất đám buôn người, trói chúng giao cho phía quan phủ lục xoát được trả lại cho Bánh Đậu Nhỏ.
Thằng bé bảo: "Là cha cho."
Sau đấy không nói thêm gì nữa.
Đến lúc này Bánh Đậu Nhỏ biết chúng ta định lên kinh, thế mà lại lấy ngọc bội ra đưa cho phu quân: "Cho ngươi!"
"Cho ta?" Phu quân ngơ ngác.
Bánh Đậu Đỏ gật đầu chắc chắn, thả tay ra, rồi chỉ vào ngọc bội đáp: "Tên đó."
Phu quân cầm hồng ngọc lên nhìn tỉ mỉ.
Hồi lâu chàng không nhịn được bật cười, "Lần trước không để ý kỹ, lần này mới biết ở trên ngọc bội có khắc hai chữ nhỏ."
Ta cũng ghé sát vào nhìn.
Sau khi kết hôn, phu quân dạy cho ta biết đọc sách viết chữ, dần dà bây giờ ta đã đọc được nhiều chữ hơn.
"Vĩnh Ngao?" Ta quay sang Bánh Đậu Đỏ, cười hỏi thằng bé:"Hoá ra tên Bánh Đậu Đỏ là Vĩnh Ngao à?"
Thằng bé hừ nhẹ, khuôn mặt đáng yêu kia lại nép trong lòng chị chồng, không thèm để ý đến ta nữa.
Chị chồng hỏi Bánh Đậu Đỏ sao lại đưa ngọc bội cho phu quân ta, thằng bé cũng không đáp lại câu nào.
Phu quân híp mắt: "Cứ thế đi, ta đeo tạm vậy, đợi ta về trả lại cho nhóc nhé."
"Ừ." Lần này Bánh Đậu Nhỏ mới chịu gật đầu.
29
Hai tháng thi hội.
Đến ngày yết bản, ta ở trong tiểu viện nhỏ mới thuê lo lắng đứng ngồi không yên.
Sau giờ Ngọ, phu quân với người bạn chàng lên kinh kết giao được Vương Thư Chỉ đẩy cửa bước vào, trên tay còn cầm theo bánh hoa quế mà ta thích ăn nhất.
"Sao rồi phu quân?" Ta không buồn để ý đến bánh hoa quế, chỉ sốt ruột hỏi chàng.
Phu quân lắc đầu.
Lòng ta theo đó mà trùng xuống, đau lòng nhìn chàng, sợ chàng buồn vội an ủi: "Không sao hết phu quân, chàng bị bệnh mà, thi không trúng cũng hết sức bình thường. Năm nay không được năm sau chúng ta thi tiếp."
Chàng bật cười, đột nhiên đứng dậy tự tay kéo ta nhào vào ngực mình, vui vẻ nói: "Nương tử, đỗ rồi, ta đỗ cống sĩ rồi!"
"Thật ư?" Ta đẩy chàng ra vui không khép miệng lại được.
Vương Thư Chỉ cười đáp: "Thanh Tùng muốn tạo bất ngờ cho tẩu phu nhân đó! Đỗ cống sĩ rồi, tháng sau thi đình!"
"Tốt quá phu quân ơi!" Ta nhào vào trong lòng chàng.
Ai ngờ vui quá quên mất chân chàng còn chưa khỏi hẳn, ta nhào lên mạnh quá làm chàng ngã bệt xuống đất...
Người đọc sách như Vương Thư Chỉ thì da mặt mỏng nhất, làm một tràng "Phi lễ chớ nhìn", xoay người cái chạy ù mất!
Phu quân chưa đứng dậy vội, cúi đầu hôn lên khoé miệng ta, cười trêu: "Phu nhân à, ban ngày ban mặt đừng làm thế chứ...."
30
Đến ngày thi đình, phu quân lấy ngọc bội Bánh Đậu Nhỏ đưa cho đeo lên hông.
Ta hỏi chàng: "Vì sao làm thế?"
Chàng lắc đầu: "Ta cũng không biết, ta linh cảm làm vậy... chắc có ích."
Sau đó, đợi phu quân thi đình xong quay về, có kể lại với ta ở đó có người thấy chàng ngồi xe lăn đi thi, trăm đường làm khó, nói chàng đi đứng bất tiện sao có thể dốc sức làm việc cho triều đình được? Nóng lòng đánh vào cái lý do đó để ép phu quân ta bị loại khỏi kỳ thi đình.
Nhưng mà không hiểu sao lão thừa tướng nhà ta không thân cũng chả quen lại đứng ra bảo vệ phu quân.
Lão thừa tướng nói ngồi xe lăn còn trúng cống sĩ, càng phải ca ngợi thí sinh này thân tàn chí kiên mới đúng chứ!
Huống hồ quan lại trong triều chưa chắc chân vừa khoẻ lại vừa tận lòng tận sức phụ vụ triều đình.
Đối với lời nói sắc bén này, có rất nhiều người táng thành câu nói của lão thừa tướng.
Một vụ cãi vã mà thôi đã làm kinh động đến hoàng đế.
Hoàng đế cũng tán thành lời thừa tướng nói.
Phu quân cảm tạ thừa tướng bênh vực lẽ phải, còn đứng ra bảo vệ chàng. Thế nhưng cũng đồng thời cho hay, chân chàng chỉ mắc tật tạm thời chưa đi lại được, thế nhưng chân tật sắp khỏi rồi, còn dùng toàn lực đứng dậy cho mọi người xem.
Cứ thế phu quân thuận lợi vượt qua bài thi đình.
Thi đình xong, lão thừa tướng phái người đến gặp phu quân.
"Hoá ra Bánh Đậu Nhỏ là tôn tử của thừa tướng." Phu quân nói.
Mẫu thân của Bánh Đậu Nhỏ hai năm trước vì bệnh mà mất. Thế nhưng phụ thân của thằng bé, cũng chính là nhi tử của thừa tướng, còn là tướng quân trấn giữ ải biên cương. Đến cả nương tử mất vì bệnh, tướng quân cũng không thể trở về.
Bánh Đậu Đỏ chẳng thân thiết mấy với phụ thân mình, mẫu thân còn vì bệnh mà mất, thằng bé đau lòng khôn xiết dần không muốn tiếp xúc với mọi người nữa.
Thừa tướng biết Bánh Đậu Đỏ thế mà lại nói chuyện với chúng ta, cảm thấy vô cùng kinh ngạc.
Bây giờ nhi tử của ông, Trần tướng quân vừa khải hoàn hồi triều đã hay tin con trai mình mất tích, lo đến độ mất ăn mất ngủ, vội vàng phái người truy tìm. Tuy có tìm thấy lũ buôn người bị sa lưới, nhưng tung tích con mình vẫn chẳng thấy đâu. Chỉ nghe người phủ nha báo tin con mình theo chân một thư sinh họ Lương vào kinh rồi.
Cơ mà chạy về kinh mới thấy thư sinh đi thi người họ Lương nhiều nham nhảm.
Thừa tướng còn chưa bài trừ tìm người xong, ngay kỳ thi đình bắt gặp phu quân nhà ta đeo ngọc bội của Bánh Đậu Nhỏ xuất hiện.
"Thảo nào lão thừa tướng ra tay giúp chàng!"
Phu quân cười bảo: "Rốt cuộc ta cũng biết sao Bánh Đậu Nhỏ lại đưa ngọc bội cho mình rồi!"
Chị chồng bảo đi cắt vải may cho người trong nhà mỗi người hai bộ áo mới.
Ta biết tỷ ấy nói dối ta.
Ngoài số tiền dành mua vải đủ làm lô khăn tay mới, tỷ ấy dốc hết tiền còn lại ra để mua vải may quần áo.
Có vải thô, cũng có vải dệt.
Vải dệt làm áo lót trong, vải thô may khoác ngoài.
Thế vừa tiết kiệm còn mặc thoải mái.
Tỷ còn cắt cho ta hai bộ váy bông, vải còn thừa đủ may thêm hai cái áo cánh cùng hai áo yếm bằng gấm, đó là loại vải dệt đắt nhất ở trong tiệm bán vải.
Nhưng mà tỷ không biết ta cũng có quà muốn tặng cho nàng.
Tỷ còn bảo ngoài quà nương cha và Vũ Văn cho, đây là món quà đầu tiên tỷ ấy được người khác tặng đó.
"Cây trâm này là cây trâm đẹp nhất tỷ từng thấy."
Mẹ chồng hậm hực mắng yêu: "Cái con bé ngốc này sao lại lấy hết tiền ra mua châm cho nương với tỷ con rồi, không mua cho mình cái nào hả?"
Cơ mà tự tay bà ấy cũng đưa cho ta một cây ngọc trâm.
Thì ra lúc lên trấn, bà ấy đã dặn dò phu quân nếu khám bệnh xong còn dư tiền, nhất định phải mua cho ta một cây trâm.
Cả nhà chồng ta đều tấm tắc khen cây trâm ngọc bích này làm rạn rỡ khuôn mặt ta.
Tóc đen vấn trâm ngọc, nhân gian tiếu giai nhân.
28
Ta từ nhỏ đã bị người thân vứt bỏ, thế nhưng ông trời thương cho ta gả vào nhà có phúc.
Từ đó hễ ta cứ ra ngoài ắt gặp được đồ tốt. Bệnh tình phu quân dần chuyển biến tốt đẹp. Rau dưa mẹ chồng trồng thu hoạch bội thu. Khăn tay chị chồng thêu buôn may bán đắt. Khách đến tìm cha chồng nhờ làm đồ mộc nườm nượp không dứt...
Chưa chừng nửa năm, chân cẳng phu quân trở lại đầy đặn như người bình thường, chàng cố hết sức còn có thể đứng từ ghế lăn dậy, thử tập đi lại từ tý một.
Tháng tám cùng năm, phu quân đỗ kỳ thi Hương, là cử nhân duy nhất của toàn huyện lần thi này.
Mùa xuân năm sau, ta với đại cô tỷ đi theo phu quân lên kinh thi.
Trên đường chúng ta còn cứu được ba thiếu nữ cộng thêm một tiểu công tử chừng bốn, năm tuổi từ tay bọn buôn người đang bị quan phủ truy nã.
Ba tiểu cô nương quỳ tạ chúng ta xong, cầm mấy lượng bạc chúng ta cho chạy về nhà các nàng.
Chỉ còn mình tiểu công tử kia chui trong lòng chị chồng, không muốn nói cho chúng ta biết nhà thằng bé ở đâu.
"Đường xa trắc trở, mang theo một đứa bé khó khăn đủ bề. Không thì a tỷ cứ đưa Bánh Đậu Nhỏ quay về nhà mình đã, nương tử đi cùng ta lên kinh tiếp đi?"
Bánh Đậu Nhỏ là biệt danh ta đặt cho tiểu công tử.
Tại thằng bé không chịu nói tên cho chúng ta biết, vóc người trắng trắng mềm mềm, lúc mới cứu ra ngoài còn sợ hãi đến nỗi trốn trong lòng chị chồng khóc mãi không thôi, cặp mắt nhỏ đẫm nước mắt xưng húp híp. Thật là đáng thương, trông chả khác gì một cái bánh bao đậu nhỏ xíu mềm mại.
"Thế cũng được." Chị chồng gật đầu đồng ý, "Nhà cũng chỉ cách đây hai huyện là về đến, đường lên kinh thành vẫn còn xa tít. Để tỷ trông thằng bé cho, đợi Bánh Đậu Nhỏ chịu nói cho tỷ biết nhà thằng bé ở đâu thì chúng ta đưa thằng bé về với người nhà thằng bé cũng không muộn."
Thế nhưng Bánh Đậu Đổ hình như không thích về nhà, vừa nghe chị chồng nói xong đã ôm chặt lấy cổ chị chồng lắc đầu nguầy nguậy.
Có điều nhìn quần áo thằng bé mặt, bên hông đeo một khối hồng ngọc thượng hạng, thế nào cũng thấy đây không phú thì quý.
Ngọc bội kia là lúc chúng ta lấy khói mê đáng ngất đám buôn người, trói chúng giao cho phía quan phủ lục xoát được trả lại cho Bánh Đậu Nhỏ.
Thằng bé bảo: "Là cha cho."
Sau đấy không nói thêm gì nữa.
Đến lúc này Bánh Đậu Nhỏ biết chúng ta định lên kinh, thế mà lại lấy ngọc bội ra đưa cho phu quân: "Cho ngươi!"
"Cho ta?" Phu quân ngơ ngác.
Bánh Đậu Đỏ gật đầu chắc chắn, thả tay ra, rồi chỉ vào ngọc bội đáp: "Tên đó."
Phu quân cầm hồng ngọc lên nhìn tỉ mỉ.
Hồi lâu chàng không nhịn được bật cười, "Lần trước không để ý kỹ, lần này mới biết ở trên ngọc bội có khắc hai chữ nhỏ."
Ta cũng ghé sát vào nhìn.
Sau khi kết hôn, phu quân dạy cho ta biết đọc sách viết chữ, dần dà bây giờ ta đã đọc được nhiều chữ hơn.
"Vĩnh Ngao?" Ta quay sang Bánh Đậu Đỏ, cười hỏi thằng bé:"Hoá ra tên Bánh Đậu Đỏ là Vĩnh Ngao à?"
Thằng bé hừ nhẹ, khuôn mặt đáng yêu kia lại nép trong lòng chị chồng, không thèm để ý đến ta nữa.
Chị chồng hỏi Bánh Đậu Đỏ sao lại đưa ngọc bội cho phu quân ta, thằng bé cũng không đáp lại câu nào.
Phu quân híp mắt: "Cứ thế đi, ta đeo tạm vậy, đợi ta về trả lại cho nhóc nhé."
"Ừ." Lần này Bánh Đậu Nhỏ mới chịu gật đầu.
29
Hai tháng thi hội.
Đến ngày yết bản, ta ở trong tiểu viện nhỏ mới thuê lo lắng đứng ngồi không yên.
Sau giờ Ngọ, phu quân với người bạn chàng lên kinh kết giao được Vương Thư Chỉ đẩy cửa bước vào, trên tay còn cầm theo bánh hoa quế mà ta thích ăn nhất.
"Sao rồi phu quân?" Ta không buồn để ý đến bánh hoa quế, chỉ sốt ruột hỏi chàng.
Phu quân lắc đầu.
Lòng ta theo đó mà trùng xuống, đau lòng nhìn chàng, sợ chàng buồn vội an ủi: "Không sao hết phu quân, chàng bị bệnh mà, thi không trúng cũng hết sức bình thường. Năm nay không được năm sau chúng ta thi tiếp."
Chàng bật cười, đột nhiên đứng dậy tự tay kéo ta nhào vào ngực mình, vui vẻ nói: "Nương tử, đỗ rồi, ta đỗ cống sĩ rồi!"
"Thật ư?" Ta đẩy chàng ra vui không khép miệng lại được.
Vương Thư Chỉ cười đáp: "Thanh Tùng muốn tạo bất ngờ cho tẩu phu nhân đó! Đỗ cống sĩ rồi, tháng sau thi đình!"
"Tốt quá phu quân ơi!" Ta nhào vào trong lòng chàng.
Ai ngờ vui quá quên mất chân chàng còn chưa khỏi hẳn, ta nhào lên mạnh quá làm chàng ngã bệt xuống đất...
Người đọc sách như Vương Thư Chỉ thì da mặt mỏng nhất, làm một tràng "Phi lễ chớ nhìn", xoay người cái chạy ù mất!
Phu quân chưa đứng dậy vội, cúi đầu hôn lên khoé miệng ta, cười trêu: "Phu nhân à, ban ngày ban mặt đừng làm thế chứ...."
30
Đến ngày thi đình, phu quân lấy ngọc bội Bánh Đậu Nhỏ đưa cho đeo lên hông.
Ta hỏi chàng: "Vì sao làm thế?"
Chàng lắc đầu: "Ta cũng không biết, ta linh cảm làm vậy... chắc có ích."
Sau đó, đợi phu quân thi đình xong quay về, có kể lại với ta ở đó có người thấy chàng ngồi xe lăn đi thi, trăm đường làm khó, nói chàng đi đứng bất tiện sao có thể dốc sức làm việc cho triều đình được? Nóng lòng đánh vào cái lý do đó để ép phu quân ta bị loại khỏi kỳ thi đình.
Nhưng mà không hiểu sao lão thừa tướng nhà ta không thân cũng chả quen lại đứng ra bảo vệ phu quân.
Lão thừa tướng nói ngồi xe lăn còn trúng cống sĩ, càng phải ca ngợi thí sinh này thân tàn chí kiên mới đúng chứ!
Huống hồ quan lại trong triều chưa chắc chân vừa khoẻ lại vừa tận lòng tận sức phụ vụ triều đình.
Đối với lời nói sắc bén này, có rất nhiều người táng thành câu nói của lão thừa tướng.
Một vụ cãi vã mà thôi đã làm kinh động đến hoàng đế.
Hoàng đế cũng tán thành lời thừa tướng nói.
Phu quân cảm tạ thừa tướng bênh vực lẽ phải, còn đứng ra bảo vệ chàng. Thế nhưng cũng đồng thời cho hay, chân chàng chỉ mắc tật tạm thời chưa đi lại được, thế nhưng chân tật sắp khỏi rồi, còn dùng toàn lực đứng dậy cho mọi người xem.
Cứ thế phu quân thuận lợi vượt qua bài thi đình.
Thi đình xong, lão thừa tướng phái người đến gặp phu quân.
"Hoá ra Bánh Đậu Nhỏ là tôn tử của thừa tướng." Phu quân nói.
Mẫu thân của Bánh Đậu Nhỏ hai năm trước vì bệnh mà mất. Thế nhưng phụ thân của thằng bé, cũng chính là nhi tử của thừa tướng, còn là tướng quân trấn giữ ải biên cương. Đến cả nương tử mất vì bệnh, tướng quân cũng không thể trở về.
Bánh Đậu Đỏ chẳng thân thiết mấy với phụ thân mình, mẫu thân còn vì bệnh mà mất, thằng bé đau lòng khôn xiết dần không muốn tiếp xúc với mọi người nữa.
Thừa tướng biết Bánh Đậu Đỏ thế mà lại nói chuyện với chúng ta, cảm thấy vô cùng kinh ngạc.
Bây giờ nhi tử của ông, Trần tướng quân vừa khải hoàn hồi triều đã hay tin con trai mình mất tích, lo đến độ mất ăn mất ngủ, vội vàng phái người truy tìm. Tuy có tìm thấy lũ buôn người bị sa lưới, nhưng tung tích con mình vẫn chẳng thấy đâu. Chỉ nghe người phủ nha báo tin con mình theo chân một thư sinh họ Lương vào kinh rồi.
Cơ mà chạy về kinh mới thấy thư sinh đi thi người họ Lương nhiều nham nhảm.
Thừa tướng còn chưa bài trừ tìm người xong, ngay kỳ thi đình bắt gặp phu quân nhà ta đeo ngọc bội của Bánh Đậu Nhỏ xuất hiện.
"Thảo nào lão thừa tướng ra tay giúp chàng!"
Phu quân cười bảo: "Rốt cuộc ta cũng biết sao Bánh Đậu Nhỏ lại đưa ngọc bội cho mình rồi!"
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương