Nạp Thiếp Ký 3
Chương 70: Huyện Nhân Hòa
"Còn muốn... muốn làm gì nữa?" Hạ Phượng Nghi tái mặt hỏi. "Đem chôn con mèo trắng này đi." Huyền Âm phương trượng chấp tay nói: "Thiện tai thiện tai! Mạnh thí chủ tấm lòng nhân hậu, tương lai tất thành đại khí! Chờ thêm một chút, bần tăng trở về lấy chuốc chim." Nói xong ông ta cầm thiền trượng sắt đó trở về chùa, lát sau lại vác một cái cuốc chim quay trở lại. Lão Hà đầu nói: "Thiếu gia, để lão nô làm cho." Nói xong đoạt lấy cuốc chim, đào một cái lổ ở cạnh ba ngôi mộ, xong đặt thi thể của con mèo trắng sau khi rút mũi điêu linh tiễn ra bỏ xuống chôn, rồi mang mấy tảng đá lớn để chồng lên. Huyền Âm phương trượng lầm rầm tụng niệm một đoạn kinh văn, sau đó mọi người mang đèn lồng trở về chùa. Sau khi ngồi ở đại hùng bảo điện một chút, đêm đã vào canh hai, mọi ngừơi chia tay về ngủ. Lão Hà đầu vẫn ngủ trong gian thiền phòng y như cũ, Mạnh Thiên Sở và Hạ Phượng Nghi, Phi Yến ngủ chung phòng. Hai người họ ngủ trên giường, Mạnh Thiên Sở trải chiếu ngủ dưới đất. Phi Yến nhớ lại sự tình vừa rồi, mặt cảm thấy nóng bừng, nhất mực tránh mắt không dám nhìn thẳng Mạnh Thiên Sở. Ngay cả Hạ Phượng Nghi cũng cúi đầu khi nói chuyện, giọng nói dịu dàng, khiến cho Mạnh Thiên Sở không tự tại lắm. Hai đêm phát sinh nhiều chuyện như vậy, tới bây giờ mới xem là yên ổn, ba người nói một hồi rồi mơ màng chìm vào giấc ngủ. Đêm ấy không có tiếng em bé khóc nữa, ba người ngủ rất ngon. Không những là đêm đó, mà từ đó về sau, tiếng em bé khóc cũng biến mất không còn dấy vết, cũng không biết đó là vì con mèo trắng đã bị Mạnh Thiên Sở bắn chết, hay là vì nữ quỷ nhập trên mình con mèo đó đã bay lên trời tan biến như những gì mà Phi Yến nhìn thấy... Dù sao đi nữa, thì từ đó cổ miếu không còn có tiếng em bé khóc ròng nữa, và cũng không phát sinh chuyện quỷ ám nữa. Các tăng lữ đến đây xuất gia tu hành và nghỉ lại chùa ngày càng nhiều dần, hương hỏa cũng từ từ thịnh vượng lên, dần dần biến chùa thành một nơi nổi tiếng và hoành tráng. Sáng ngày hôm sau, Mạnh Thiên Sở cùng mọi người thức dậy rửa ráy, chào từ biệt Huyền Âm phương trượng, cưỡi ngựa tiếp tục đi. Đến tập trấn phía trước, Mạnh Thiên Sở đã có chút tiền, nghĩ đến bọn Hạ Phượng Nghi dù gì cũng là phận nữ lưu, dọc đường cưỡi ngựa rất cực khổ, đầu trần lộ mặt không thích hợp, liền mướn ba cổ xe ngựa, bốn người ngồi xe đi. Dọc đường không có chuyện gì đáng kể, cuối cùng cũng đến Hàng châu. Trên có thiên đường, dưới có Tô Hàng, đó là câu nói mô tả cảnh đẹp và sự sung túc của Tô châu và Hàng châu. Hàng châu từ cổ đã phồn hòa, chính là quên hương của cá và gạo Giang Nam, không những bá tánh sung túc, mà tao nhân mặc khách cũng nhiều, văn hóa thể hiện vẻ đặc sắc rất riêng. Vừa tiến vào Hàng Châu thành, Mạnh Thiên Sở đi đây đi đó ngắm nhìn xem xét, hai bên trường thương khách khen đầy, người đi kẻ lại vô cùng náo nhiệt. Khí hậu Giang Nam hợp lòng người, so với kinh thành áo dài áo rộng, có phong vị riêng. Hỏi đường đi xong, mọi người cho xe ngựa tới huyện nha của huyện Nhân Hòa. Thời Minh, Hàng châu là trị sở của Chiết Giang, các hạt dưới quyền gồm Hàng Châu, Hồ Châu, Thiệu Hưng và các phủ khác. Riêng Hàng châu phủ bản thân là thủ phủ, tự trong phủ có tới chín huyện, trong đó huyện Tiền Đường và huyện Nhân Hòa ở trong thành Hàng châu, trong đó phân biệt quản lý các phường, lý, ngung, hương quan trọng, có điểm giống như ủy ban nhân dân tỉnh bây giờ. Trong Hàng châu thành có ba cấp chính phủ cùng tồn tại, cao nhất là Chiết Giang bố chánh sứ ti, ở giữa là tri phủ hàng châu, thấp nhất là hai khu chia ra làm khu đông và khu tây của Hàng châu thành, cũng chính là huyện Nhân Hòa và huyện Tiền Đường (*). Chỗ mà Mạnh Thiên Sở cần đến nhận việc Hình danh sư gia chính là huyện Nhân Hòa ở khu Đông thành. Hai chiếc xe ngựa chạy trên đường đá xanh, nhắm thẳng nha môn của huyện Nhân Hòa. Khi sắp đến, bọn họ chợt nghe phía trước vô cùng ồn ào, dường như là tranh cãi gì đó. Mạnh Thiên Sở vén rèm xe lên nhìn, thấy trước cửa tám chử của nha môn huyện Nhân Hòa ken đầy người, một lão hán tóc bạc đang lý luận cái gì đó với các bộ khoái. Sau lưng lão nhân đó có mấy thanh niên vén tay áo, trên cổ nổi vồng toàn gân xanh, phảng phất như nói một câu không hợp là nhào vào đánh người. Mạnh Thiên Sở dừng xe ngựa lại trước nha môn. Lão Hà đâu hai tay cầm bái thiếp, chen vào đám người, bấy giờ mới phát hiện thì ra là trước tượng sư tử đá còn có đặt một thi thể, dùng một miếng vải trắng đắp lại, chỉ lộ hai chân. Lão Hà đầu giật nãy người, không dám nhìn nữa, cầm bái thiếp bước lên bậc đá của nha môn, khom người nói với mấy bộ khoái: "Thiếu gia của chúng tôi đặc biệt đến đây hội kiến huyện lệnh Thái Chiêu Thái đại nhân!" Những bộ khoái đó đang cãi nhau với lão đầu đến lúc không còn màn chuyện gì khác nữa, nên không thèm để ý đến lão. Nhưng ở bên cạnh đó có một tiểu bộ khoái nhất mực không chen lời vào được nên nóng lòng, giờ nghe một lão hầu nói cái gì là thiếu gia đến gặp, tưởng rằng tri huyện lão gia có thân bằng hảo hữu nào đó đến thăm, nếu để lỡ chuyện thì không hay, cho nên liền vỗ vai lão Hà đầu, chỉ vào một gian phòng bên trong cửa lớn: "Nhị gia Môn tử đang ở trong đó, mang bái thiếp đưa cho ông ta." Vào thời Minh Thanh, chủ ấn quan thường thỉnh rất nhiều người giúp việc. Những người này không phải là gia nô đầy tớ, chỉ là quan hệ hợp đồng với chủ ấn quan. Trong đó, có trưởng tùy giúp nha môn truy huyện sắp xếp việc tiếp khách, gọi là "Môn tử", tuyệt đối là người thân tín hiểu rõ quan hệ của ấn quan. Do đó, lão bá tánh thường xưng hô với ông ta là nhị gia. Lão Hà đầu chậm bước tiến vào quan nha, đến Môn tử trực ban đó. Môn tử đó đang lấy một cái ghế đặt dựa cửa, cầm một trà hồ dựa ngựa lên ghế xem cãi nhau ở ngoài cửa lớn nha môn. Lão Hà đầu bước tới chấp tay: "Nhị gia, Mạnh công tử nhà chúng tôi đặc ý tới đây bái phỏng Thái đại nhận, là Tô Châu Tần Dật Vân Tần chưởng quỷ tiến cử. Đây là thư tiến cử." Nói xong đưa bái thiếp và thư của Tần Dật Vân tiến cử Mạnh Thiên Sở trình lên. Môn tử lười biếng tiếp lấy bái thiếp, nhưng không đứng lên đi thông báo. Lão Hà đầu nhiều năm làm người hầu, làm sao không biết sự ảo diệu bên trong, lập tức thò tay vào túi móc ra hai điếu (Chú: 1 điếu = 1000đồng. ND) đồng tiền, hai tay dâng lên. Môn tử đó bấy giờ mới đổi nét mặt cười tươi, đưa hai xâu tiền bỏ vào lòng, sau đó mang bái thiếp và thư tín đi vào nội nha. Lão Hà đầu vội vã chạy ra cửa nha môn, ra dấu với Mạnh Thiên Sở, biểu kỳ là đã liên hệ được. Chỉ có điều, lực chú ý của Mạnh Thiên Sở bây giờ lại bị sự tranh cãi giữa hai nhóm người trước nha môn hấp dẫn. Dám tranh chấp với bộ khoái ngay tại nha môn, không to gan bằng trời thì cũng lý to bằng trời, và xem ra trong chuyện này thì cái lý có phần hơn. Trong lúc Mạnh Thiên Sở đang nghe hứng thú vô cùng, thì từ nha môn chạy ra mấy dân tráng và tạo đãi (Chú: người chạy côn, dẹp đường, hay hầu đứng hai bên công đường khi xử án, chuyện hô "uy vũ". ND) cầm thủy hỏa côn (gậy gỗ sơn đầu đen (hoặc xanh) đầu đỏ), quát to: "Quỳ xuống quỳ xuông! Tránh ra hai bên! Đại lão gia ra rồi!" Lão hán râu bạc cùng mấy thanh tráng niên đó vội vã lui xuống bậc đá, quỳ ở hai bên. Các bộ khoái cũng nhanh chóng lui ra thỏng tai cúi đầu đứng khom. Sự náo nhiệt vừa mới đây ở cửa nha môn lập tức lùi xa. Chú thích: (*): Huyện: Xuất phát từ đời Tần Thủy Hoàng, khi quyết định bãi bỏ chế độ phân phong, lập ra phủ huyện để cai trị. Đến thời Minh, trong thành có thể có huyện, thậm chí nhiều huyện.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương