Nguyệt Minh Thiên Lý
Chương 2: Đệ Nhất Mưu Sĩ
Thất công chúa dung mạo thanh tú, rực rỡ như hoa xuân. Nhi lang các thế gia Trường An tranh nhau cầu hôn, con em môn phiệt bảy dòng năm họ xưa nay không để quý nữ hoàng thất vào mắt lại ẩu đả vì nàng.
Giai nhân như thế chủ động đến nhà thăm mình, gặp người khác tất nhiên vô cùng mừng rỡ.
Đỗ Tư Nam một chút cũng không vui. Không chỉ không vui, mà còn một bụng lửa không có chỗ phát tiết.
Y nhìn Thất công chúa Lý Dao Anh cười nhẹ nhàng trước ngõ, tức giận đến hai mắt đỏ máu.
…
Ranh giới giàu nghèo đương thời rất rõ, dù mấy năm nay chiến tranh thảm họa liên miên vẫn không thể dao động ranh giới địa vị giữa thế gia đại tộc, nhà giàu và nghèo khó. Đừng thấy anh tài xuất thân bình dân xuất hiện lớp lớp, đợi thiên hạ bình định rồi, nắm giữ triều đình và thế cuộc thiên hạ vẫn là thế gia đại tộc.
Đỗ Tư Nam là người Nam Sở, tự phụ tài hoa, từ nhỏ lập chí muốn làm nên sự nghiệp lẫy lừng, đáng tiếc xuất thân hàn vi, nghe nói Lý Đức Ngụy Vương phương Bắc và trưởng tử Lý Huyền Trinh chiêu hiền đãi sĩ, chỉ cần có tài là cất nhắc, dùng người chỉ nhìn tài năng không xem dòng dõi, cố ý gom hành lý đến tìm nơi nương tựa.
Vốn tưởng có được Lý Huyền Trinh thưởng thức thì một bước lên mây, mở ra chí khí, ai ngờ đột nhiên giữa đường chui ra một Thất nương Lý gia, triệt để đảo loạn kế hoạch của mình.
Để tìm chỗ dựa vào Lý Huyền Trinh y lên phía Bắc tìm Ngụy quân. Lý Huyền Trinh thân là thế tử, dưới trướng đã có nhiều dị sĩ tài giỏi, y không muốn bị Lý Huyền Trinh xem nhẹ, cố ý đuổi tới Quan Trung của Ngụy quân, kết giao danh sĩ bản địa đánh lấy danh tiếng, chờ Lý Huyền Trinh ba lần đến mời*. Chắc mẩm có thể ổn thỏa ngồi câu cá**, ai ngờ Lý Huyền Trinh không mắc câu mà cần câu còn bị Lý Dao Anh kéo xuống nước.
*tích Gia Cát Lượng và Lưu Bị; Khương Tử Nha và Chu Văn Vương.
Khi đó Ngụy quân còn chưa tiến vào đất Quan Trung, Đỗ Tư Nam mỗi ngày đóng cửa đọc sách, ngẫu nhiên ra ngoài thăm bạn, đột nhiên gặp một đám giặc cỏ bị trói vào núi sâu, may mắn gặp một đội buôn đi ngang qua cứu mới bình yên thoát hiểm.
Đội trưởng của đội buôn tự xưng là gia nô của Lý gia quận Ngụy, an ủi Đỗ Tư Nam rất nhiều, cách mỗi ba ngày phái người đến nhà thăm, còn phái thị nữ nô bộc chiếu cố sinh hoạt thường ngày của y.
Đỗ Tư Nam vừa vặn muốn hóng chuyện nhà Lý gia, lui tới với thủ lĩnh đội buôn ít lâu. Đến khi phát hiện người này là gia nô của Lý Dao Anh, lập tức phân rõ ranh giới với đối phương.
Lúc đó y nghĩ Lý Dao Anh cùng lắm chỉ là cô bé khuê phòng mười hai mười ba tuổi, hẳn mọi việc chỉ là trùng hợp, cũng không để trong lòng.
Ai ngờ tâm cơ Lý Dao Anh rất sâu, mỗi lần điều động người đến thăm đều gánh mấy gánh lụa đỏ chót rêu rao khắp phố, có người hiếu kì hỏi thăm, mấy tên này liền trả lời mình là nô bộc của Lý Trọng Kiền.
Đỗ Tư Nam chưa kịp phản ứng, tin đồn y về dưới trướng Lý Trọng Kiền đã truyền khắp Quan Trung.
Đến khi Ngụy quân tiến vào chiếm giữ Quan Trung, Lý Huyền Trinh bắt đầu tìm kiếm hỏi thăm danh sĩ Quan Trung thì Đỗ Tư Nam đã bị trở thành người của Lý Trọng Kiền.
Đỗ Tư Nam đợi trái đợi phải, từ đầu đến cuối đợi không được Lý Huyền Trinh, đã rõ Lý Huyền Trinh hẳn đã có lòng nghi ngờ mình, không muốn chiêu dụ về làm mưu thần bên cạnh.
Trong mắt người đời, Lý Trọng Kiền có ân cứu mạng y, còn có phần coi trọng y, vàng bạc tiền tài chảy như nước vào nhà y, hỏi han ân cần, từng li từng tí. Nếu y đổi qua tìm đến Lý Huyền Trinh, chưa cần nói Lý Huyền Trinh có tin lòng trung thành của y hay không, trước tiên y phải gánh bêu danh “vong ân phụ nghĩa” đã!
Đỗ Tư Nam co được dãn được, nghĩ rõ ràng tiền căn hậu quả, quyết định lùi lại mà cầu việc khác, chủ động tìm Lý Huyền Trinh cho thấy tâm chí của mình.
Y hào hứng đi đến Trường An.
Lúc này Lý Dao Anh lại nhảy ra, tự mình đến nhà bái phỏng Đỗ Tư Nam. Dù y tránh mặt, nàng vẫn dăm ngày mười bữa thỉnh thoảng lượn lờ trước cửa nhà họ, mỗi lần đều nghênh ngang rầm rộ, mang theo mười mấy giáp sĩ trùng trùng điệp điệp xuyên qua nửa tòa thành Trường An.
Thất Nương Lý gia hoa dung nguyệt mạo có một không hai ở Trung Nguyên, mỗi lần xuất cung, thiếu niên lang của Trường An Ngũ Lăng đều cưỡi ngựa đuổi theo chỉ để nhìn nàng thêm một lát. Nàng cố ý ra cung thăm viếng Đỗ Tư Nam, không cần mấy ngày đã truyền đi xôn xao.
Đỗ Tư Nam tức hộc cả máu: cô ta khiến nghi ngờ của Lý Huyền Trinh với y còn nặng hơn!
Càng làm Đỗ Tư Nam chán nản hơn là, Lý Dao Anh hủy con đường mây xanh của y nhưng từ đầu đến cuối cũng không thấy ý mời chào từ Lý Trọng Kiền. Cô ta vốn xem thường y, hững hờ đứng ở cửa nhà, mỉm cười nói mấy câu rồi quay đi, không có một chút thành ý thật lòng cầu tài.
Trong mắt đám người xung quanh, thì lại là mắt xanh của Thất công chúa cao quý đã nhìn trúng lang quân tài hoa Đỗ gia, tự hạ thấp địa vị, khiêm tốn thỉnh giáo.
Đỗ Tư Nam có nỗi khổ không nói được, còn bị thiếu gia ăn chơi trong kinh ghen ghét trào phúng chế nhạo.
…
Toàn bộ phẫn nộ buồn bực hai năm qua xông lên đầu, Đỗ Tư Nam nghiến răng ken két.
Lý Dao Anh cười ra hiệu người gánh hàng, gánh mấy gánh lớn đầy củi gạo thịt dê rau xanh rảo bước vào viện.
Đỗ Tư Nam cười lạnh: “Vô công bất thụ lộc.”
Dao Anh cười khẽ: “Đỗ lang tài cao, đáng mà.”
Lồng ngực Đỗ Tư Nam lên xuống kịch liệt, rất muốn phun vào mặt Thất công chúa một ngụm máu.
“Khí sắc Đỗ lang không tốt, nên nằm trên giường nghỉ ngơi, ta không quấy rầy ngươi nữa.”
Như mọi khi, người gánh hàng vừa mới buông gánh, Dao Anh liền cáo từ, roi mềm trong tay còn không gõ vào lòng bàn tay cái nào, hiển nhiên không quan tâm. Trên mặt ý cười vẫn chuyển, trong mắt tràn đầy ân cần.
Tuổi nhỏ đã có tâm kế thế này, còn đẹp nhường kia, sau này hẳn là đại họa của mình.
Mặt Đỗ Tư Nam tái xanh.
Dao Anh quay người đi xuống thềm đá. Gia tướng Tạ Thanh dắt ngựa tiến lên đón, trầm giọng hỏi: “Quý chủ, muốn hồi cung ạ?”
Dao Anh phóng lên, quay đầu ngựa: “Đi dạo chợ Tây tí, Nhị ca sắp về, ta chọn cho huynh ấy chiếc yên ngựa mới.”
Lý Đức vừa xưng đế đã dẫn theo Thái tử Lý Huyền Trinh và con thứ Lý Trọng Kiền xuất chinh, cách đây không lâu tin chiến thắng truyền về, tính cước trình thì năm sáu ngày nữa có lẽ đại quân về tới Trường An.
Tạ Thanh thưa vâng, quay đầu thoáng nhìn Đỗ Tư Nam, đánh ngựa đi theo sau lưng Dao Anh.
Dao Anh biết Tạ Thanh rất lạ vì sao nàng lại có thái độ kỳ cục đối với Đỗ Tư Nam, không trọng dụng lại không dứt khoát giết đi chấm dứt hậu hoạn.
Nàng không thể động vào Đỗ Tư Nam. Y vốn nên là mưu thần đệ nhất dưới trướng Lý Huyền Trinh, nàng mà làm khó y thì cả người sẽ khó chịu.
Đành phải tìm cách khác, ngăn cản y đầu quân Lý Huyền Trinh.
Hiện xem ra cách này không tệ, Nhị ca thành công tránh được Đỗ Tư Nam sát hại.
Về phần chiêu nạp Đỗ Tư Nam, để bản thân sử dụng y…
Dao Anh lắc đầu.
…
Ánh mắt Đỗ Tư Nam độc ác, giỏi xem tướng, lúc còn ở Nam Sở, từng lấy bốn chữ đánh giá Lý Đức: Nhất đại hùng chủ.
Với Lý Huyền Trinh cũng là bốn chữ: Cũng là anh chủ.
Đến phiên Lý Trọng Kiền, thì là tám chữ: Hữu dũng vô mưu, khó thành việc lớn.
Khát vọng y rộng lớn, ánh mắt lâu dài, vì đạt được mục đích không từ thủ đoạn, tuyệt không thoả mãn là mưu thần dưới trướng Lý Trọng Kiền, dù ép y chịu thua thì y cũng sẽ không thực lòng bày mưu tính kế cho Lý Trọng Kiền, nói không chừng sẽ còn âm thầm cấu kết với Lý Huyền Trinh nữa.
Giữ người này bên cạnh khác nào tự triệt đường lui.
Cho nên, Dao Anh không thể dùng Đỗ Tư Nam.
Không thể giết, không thể dùng, cứ đặt ngay dưới mắt coi ngó, cũng không tệ.
Lý Huyền Trinh thưởng thức tài hoa của Đỗ Tư Nam, không cam tâm bỏ lỡ nhân tài, luôn phái người quan sát hắn.
Mỗi lần Dao Anh đến nhà, Đông cung sẽ có tin báo.
Hiện giờ mưu sĩ Đông cung coi trọng nhất là Ngụy Minh, người Hà Đông, người này bụng dạ hẹp hòi, thích thù vặt, ghen ghét người hiền có năng lực, Đỗ Tư Nam nổi tiếng từ thiếu niên, Ngụy Minh đã nghe từ lâu, có phần kiêng kị y.
Tin báo đưa tới tay Ngụy Minh, tin chắc gã sẽ nhân cơ hội này nói bậy mấy lời, cản Lý Huyền Trinh dùng Đỗ Tư Nam.
Bởi vậy, mỗi lần xuất cung, Dao Anh đều sẽ đến nhà Đỗ Tư Nam vòng vo.
Dù sao cũng rảnh.
Hôm nay đến, cũng vì tiện đường đi chợ phố Tây thôi.
…
Đang lúc náo nhiệt nhất ở phố chợ, dòng người như dệt, chen chúc sát cánh.
Sau khi Lý Đức đăng cơ đã ban bố chính lệnh, thiết lập lại thị thự quản lý buôn bán, vì quản lý tốt, đánh thuế cực thấp nên thu hút dân buôn các nơi tụ về.
Cửa hàng san sát, tiếng rao hàng nối tiếp, người Nam người Bắc, người Thổ Hỏa La*, người Thiên Trúc, người Hồ dùng tiếng phổ thông nửa sống nửa chín cò kè mặc cả.
*nguyên thủy gốc Ấn đến từ nam Siberia và núi Ural.
Dao Anh đội mũ rèm, giải tán bớt người hầu, chỉ dẫn theo vài kiện bộc tìm đến hàng bán yên ngựa, chọn lấy một bộ.
Chủ tiệm khoác lác rằng yên ngựa trong tiệm đều từ Bắc Đình, không chỉ nhẹ nhàng đơn giản bền chắc mà còn được quét mỡ dê, không dễ bị mục bởi nước mưa và mồ hôi ngựa.
Trung Nguyên đại loạn, Tây Vực cũng không yên ổn, mấy mươi năm qua mấy mươi bộ tộc lớn nhỏ tuần tự xưng Vương, phía Nam phía Bắc Tây Vực bị từng bộ lạc lớn nhỏ chia cắt, con đường tơ lụa sớm đã bị cắt đứt mấy mươi năm. Buôn bán Bắc Đình và Trung Nguyên muốn thông thương thường vừa mới lên đường đã bị bộ lạc trên đường cướp bóc, những đội buôn Trung Nguyên từng lui tới vãng lai tại Tây Vực gần như tuyệt tích.
Vật vì hiếm mà quý, chủ tiệm vừa vớ được một mớ yên ngựa Bắc Đình thị trường khó tìm, có vẻ tự đắc.
Dao Anh hỏi vài câu về Tây Vực.
Dù nàng che giấu thân phận còn đội mũ rèm che khuất khuôn mặt, nhưng cử chỉ không tầm thường, khí độ xuất chúng. Chủ tiệm lường trước nàng hẳn là quý nhân cải trang vi hành, muốn khoe khoang, phàm biết chuyện cũng không e dè nói ra.
Ra khỏi tiệm yên ngựa, Dao Anh nhẹ chau mày.
Dị tộc phương Bắc thường xuyên xuôi Nam quấy nhiễu, một vùng đất lớn phía Bắc Trường An còn chưa thu phục. Lý Đức muốn lấy Hồ chế Hồ, mượn nhờ bộ lạc người Hồ thu phục hành lang Hà Tây, nên đã đưa ra một lượng lớn của cải, có vài bộ lạc Đột Quyết đồng ý quy thuận, tù trưởng và Vương tử bộ lạc đã đến Trường An.
Không lâu sau nữa, có thể Lý Đức sẽ phái Lý Trọng Kiền dẫn binh đi Tây Vực dẹp loạn.
Tây Vực thoát ly khỏi khống chế của Trung Nguyên mấy chục năm, nghe chủ tiệm nói, bây giờ Trung Nguyên dần dần ổn định, Tây Vực vẫn chiến loạn khắp nơi, hơn nữa trước sau mấy bộ lạc có thực lực lớn đã quật khởi, trong đó hai bộ lạc có thế mạnh càn quét Tây Vực, thu phục nói dễ vậy chăng?
Trong sách, là Lý Trọng Kiền chết trong bão cát Tây Vực mênh mông.
Tính anh ấy lỗ mãng dễ xúc động, bị Lý Huyền Trinh và Đỗ Tư Nam phái kẻ gian mê hoặc, một mình tiến sâu vào, người bị bủa vây, chiến đấu đến kiệt sức mà chết. Lý Huyền Trinh không cho phép binh sĩ nhặt xác anh ấy, mặc cho kền kền mổ xác.
Mười năm chinh chiến, vì xây dựng nước Đại Ngụy lập bao công lao hiển hách Nhị hoàng tử, đã chết không còn thây.
…
Ác mộng nhiều năm dây dưa Lý Dao Anh đó là cảnh Lý Trọng Kiền chết thảm ở đại mạc.
Dao Anh cưỡi ngựa ra khỏi cửa phường chợ phía Tây.
Người chân chính muốn giết Lý Trọng Kiền là Lý Huyền Trinh, không có Đỗ Tư Nam, sẽ có người khác bày mưu tính kế cho y.
Huynh trưởng sẽ không bỏ qua ba mẹ con họ. Chờ Nhị ca về, sẽ tìm anh ấy nói rõ.
Vó ngựa Ô Tôn* vòng qua góc đường, đột nhiên phía trước một tiếng quát lớn của hào nô. Người đi đường rối rít né tránh.
*Nước Ô Tôn ở vùng thảo nguyên, vùng giao thông Đông Tây quan trọng nhất thời Hán.
Dao Anh từ trong trầm tư lấy lại tinh thần, nhìn theo tiếng kêu.
Mấy kiện nô cưỡi ngựa cao to xuyên phá đám người chen lấn, vây quanh một cỗ xe ngựa có lọng che, từ góc Tây Bắc Nghĩa Ninh phường chạy tới.
Gió xuân thổi qua, phất lên màn xe, một gương mặt thanh tú căng thẳng chợt hiện.
Tạ Thanh thị lực hơn người, nhìn chằm chằm xe ngựa một hồi, thúc ngựa tiến lên nửa thân, thấp giọng nói: “Quý chủ, là Phúc Khang công chúa.”
Mày Dao Anh nhẹ nhíu.
…
Phúc Khang công chúa Chu Lục Vân, con gái của Mạt Đế tiền triều, là nữ chính trong “Đại Ngụy Lý Huyền Trinh”, là nữ tử định sẵn dây dưa nửa đời với Lý Huyền Trinh.
Mấy năm trước, Lý Đức vì mua chuộc lòng người, cho người tìm công chúa tiền triều Chu Lục Vân, nuôi lớn, sau khi lên ngôi lập tức sắc phong cô ta thành Phúc Khang công chúa. Lý Đức xem Chu Lục Vân như con ruột. Chu Lục Vân thì lại cho rằng năm đó Lý Đức cố ý chậm trễ không đi cứu giá, hại chết phụ hoàng, giả vờ theo Lý Đức, thật ra là âm thầm mưu đồ báo thù.
Đàn ông Lý gia tâm ngoan thủ lạt, trên chiến trường giết địch vô số, dũng mãnh quả cảm, mỗi người đều là kiêu tướng dũng mãnh thiện chiến, và cũng đều có một cọng lông bệnh: dễ dàng bại trên người phụ nữ.
Tật xấu này ở Lý Huyền Trinh nghiêm trọng nhất.
Y và Chu Lục Vân yêu hận gút mắc, quấn quýt si mê mấy mươi năm, hôm nay nàng đâm ta một đao, mai ta chặt nàng một kiếm, chia chia hợp hợp, giày vò nửa đời người. Cuối cùng hai người bình an sống đến già, người thân cận bên cạnh vì họ kẻ chết người bị thương, còn phải chúc mừng hai người cuối cùng cũng đã hóa giải ân oán hai nhà, vui kết liền cành.
Tóm lại, nơi nào có Chu Lục Vân, gà bay chó chạy, người ngã ngựa đổ.
Thái tử phi Trịnh thị ba bữa bốn bận triền miên trên giường bệnh, một nửa trong đó là bị Lý Huyền Trinh và Chu Lục Vân chọc tức.
…
Chu Lục Vân cậy thân phận mình, sao lại đi Nghĩa Ninh phường?
Nghĩa Ninh phường là xóm người Hồ. Xưa nay Chu Lục Vân xem thường người Hồ, khinh thường lui tới với họ.
Trong lòng Dao Anh hơi động, bảo Tạ Thanh: “Phái người theo dõi.”
Tạ Thanh nghe theo, ra hiệu cho thuộc hạ.
Kiện bộc thả người nhảy xuống ngựa, lẫn vào đám người rộn ràng.
Giai nhân như thế chủ động đến nhà thăm mình, gặp người khác tất nhiên vô cùng mừng rỡ.
Đỗ Tư Nam một chút cũng không vui. Không chỉ không vui, mà còn một bụng lửa không có chỗ phát tiết.
Y nhìn Thất công chúa Lý Dao Anh cười nhẹ nhàng trước ngõ, tức giận đến hai mắt đỏ máu.
…
Ranh giới giàu nghèo đương thời rất rõ, dù mấy năm nay chiến tranh thảm họa liên miên vẫn không thể dao động ranh giới địa vị giữa thế gia đại tộc, nhà giàu và nghèo khó. Đừng thấy anh tài xuất thân bình dân xuất hiện lớp lớp, đợi thiên hạ bình định rồi, nắm giữ triều đình và thế cuộc thiên hạ vẫn là thế gia đại tộc.
Đỗ Tư Nam là người Nam Sở, tự phụ tài hoa, từ nhỏ lập chí muốn làm nên sự nghiệp lẫy lừng, đáng tiếc xuất thân hàn vi, nghe nói Lý Đức Ngụy Vương phương Bắc và trưởng tử Lý Huyền Trinh chiêu hiền đãi sĩ, chỉ cần có tài là cất nhắc, dùng người chỉ nhìn tài năng không xem dòng dõi, cố ý gom hành lý đến tìm nơi nương tựa.
Vốn tưởng có được Lý Huyền Trinh thưởng thức thì một bước lên mây, mở ra chí khí, ai ngờ đột nhiên giữa đường chui ra một Thất nương Lý gia, triệt để đảo loạn kế hoạch của mình.
Để tìm chỗ dựa vào Lý Huyền Trinh y lên phía Bắc tìm Ngụy quân. Lý Huyền Trinh thân là thế tử, dưới trướng đã có nhiều dị sĩ tài giỏi, y không muốn bị Lý Huyền Trinh xem nhẹ, cố ý đuổi tới Quan Trung của Ngụy quân, kết giao danh sĩ bản địa đánh lấy danh tiếng, chờ Lý Huyền Trinh ba lần đến mời*. Chắc mẩm có thể ổn thỏa ngồi câu cá**, ai ngờ Lý Huyền Trinh không mắc câu mà cần câu còn bị Lý Dao Anh kéo xuống nước.
*tích Gia Cát Lượng và Lưu Bị; Khương Tử Nha và Chu Văn Vương.
Khi đó Ngụy quân còn chưa tiến vào đất Quan Trung, Đỗ Tư Nam mỗi ngày đóng cửa đọc sách, ngẫu nhiên ra ngoài thăm bạn, đột nhiên gặp một đám giặc cỏ bị trói vào núi sâu, may mắn gặp một đội buôn đi ngang qua cứu mới bình yên thoát hiểm.
Đội trưởng của đội buôn tự xưng là gia nô của Lý gia quận Ngụy, an ủi Đỗ Tư Nam rất nhiều, cách mỗi ba ngày phái người đến nhà thăm, còn phái thị nữ nô bộc chiếu cố sinh hoạt thường ngày của y.
Đỗ Tư Nam vừa vặn muốn hóng chuyện nhà Lý gia, lui tới với thủ lĩnh đội buôn ít lâu. Đến khi phát hiện người này là gia nô của Lý Dao Anh, lập tức phân rõ ranh giới với đối phương.
Lúc đó y nghĩ Lý Dao Anh cùng lắm chỉ là cô bé khuê phòng mười hai mười ba tuổi, hẳn mọi việc chỉ là trùng hợp, cũng không để trong lòng.
Ai ngờ tâm cơ Lý Dao Anh rất sâu, mỗi lần điều động người đến thăm đều gánh mấy gánh lụa đỏ chót rêu rao khắp phố, có người hiếu kì hỏi thăm, mấy tên này liền trả lời mình là nô bộc của Lý Trọng Kiền.
Đỗ Tư Nam chưa kịp phản ứng, tin đồn y về dưới trướng Lý Trọng Kiền đã truyền khắp Quan Trung.
Đến khi Ngụy quân tiến vào chiếm giữ Quan Trung, Lý Huyền Trinh bắt đầu tìm kiếm hỏi thăm danh sĩ Quan Trung thì Đỗ Tư Nam đã bị trở thành người của Lý Trọng Kiền.
Đỗ Tư Nam đợi trái đợi phải, từ đầu đến cuối đợi không được Lý Huyền Trinh, đã rõ Lý Huyền Trinh hẳn đã có lòng nghi ngờ mình, không muốn chiêu dụ về làm mưu thần bên cạnh.
Trong mắt người đời, Lý Trọng Kiền có ân cứu mạng y, còn có phần coi trọng y, vàng bạc tiền tài chảy như nước vào nhà y, hỏi han ân cần, từng li từng tí. Nếu y đổi qua tìm đến Lý Huyền Trinh, chưa cần nói Lý Huyền Trinh có tin lòng trung thành của y hay không, trước tiên y phải gánh bêu danh “vong ân phụ nghĩa” đã!
Đỗ Tư Nam co được dãn được, nghĩ rõ ràng tiền căn hậu quả, quyết định lùi lại mà cầu việc khác, chủ động tìm Lý Huyền Trinh cho thấy tâm chí của mình.
Y hào hứng đi đến Trường An.
Lúc này Lý Dao Anh lại nhảy ra, tự mình đến nhà bái phỏng Đỗ Tư Nam. Dù y tránh mặt, nàng vẫn dăm ngày mười bữa thỉnh thoảng lượn lờ trước cửa nhà họ, mỗi lần đều nghênh ngang rầm rộ, mang theo mười mấy giáp sĩ trùng trùng điệp điệp xuyên qua nửa tòa thành Trường An.
Thất Nương Lý gia hoa dung nguyệt mạo có một không hai ở Trung Nguyên, mỗi lần xuất cung, thiếu niên lang của Trường An Ngũ Lăng đều cưỡi ngựa đuổi theo chỉ để nhìn nàng thêm một lát. Nàng cố ý ra cung thăm viếng Đỗ Tư Nam, không cần mấy ngày đã truyền đi xôn xao.
Đỗ Tư Nam tức hộc cả máu: cô ta khiến nghi ngờ của Lý Huyền Trinh với y còn nặng hơn!
Càng làm Đỗ Tư Nam chán nản hơn là, Lý Dao Anh hủy con đường mây xanh của y nhưng từ đầu đến cuối cũng không thấy ý mời chào từ Lý Trọng Kiền. Cô ta vốn xem thường y, hững hờ đứng ở cửa nhà, mỉm cười nói mấy câu rồi quay đi, không có một chút thành ý thật lòng cầu tài.
Trong mắt đám người xung quanh, thì lại là mắt xanh của Thất công chúa cao quý đã nhìn trúng lang quân tài hoa Đỗ gia, tự hạ thấp địa vị, khiêm tốn thỉnh giáo.
Đỗ Tư Nam có nỗi khổ không nói được, còn bị thiếu gia ăn chơi trong kinh ghen ghét trào phúng chế nhạo.
…
Toàn bộ phẫn nộ buồn bực hai năm qua xông lên đầu, Đỗ Tư Nam nghiến răng ken két.
Lý Dao Anh cười ra hiệu người gánh hàng, gánh mấy gánh lớn đầy củi gạo thịt dê rau xanh rảo bước vào viện.
Đỗ Tư Nam cười lạnh: “Vô công bất thụ lộc.”
Dao Anh cười khẽ: “Đỗ lang tài cao, đáng mà.”
Lồng ngực Đỗ Tư Nam lên xuống kịch liệt, rất muốn phun vào mặt Thất công chúa một ngụm máu.
“Khí sắc Đỗ lang không tốt, nên nằm trên giường nghỉ ngơi, ta không quấy rầy ngươi nữa.”
Như mọi khi, người gánh hàng vừa mới buông gánh, Dao Anh liền cáo từ, roi mềm trong tay còn không gõ vào lòng bàn tay cái nào, hiển nhiên không quan tâm. Trên mặt ý cười vẫn chuyển, trong mắt tràn đầy ân cần.
Tuổi nhỏ đã có tâm kế thế này, còn đẹp nhường kia, sau này hẳn là đại họa của mình.
Mặt Đỗ Tư Nam tái xanh.
Dao Anh quay người đi xuống thềm đá. Gia tướng Tạ Thanh dắt ngựa tiến lên đón, trầm giọng hỏi: “Quý chủ, muốn hồi cung ạ?”
Dao Anh phóng lên, quay đầu ngựa: “Đi dạo chợ Tây tí, Nhị ca sắp về, ta chọn cho huynh ấy chiếc yên ngựa mới.”
Lý Đức vừa xưng đế đã dẫn theo Thái tử Lý Huyền Trinh và con thứ Lý Trọng Kiền xuất chinh, cách đây không lâu tin chiến thắng truyền về, tính cước trình thì năm sáu ngày nữa có lẽ đại quân về tới Trường An.
Tạ Thanh thưa vâng, quay đầu thoáng nhìn Đỗ Tư Nam, đánh ngựa đi theo sau lưng Dao Anh.
Dao Anh biết Tạ Thanh rất lạ vì sao nàng lại có thái độ kỳ cục đối với Đỗ Tư Nam, không trọng dụng lại không dứt khoát giết đi chấm dứt hậu hoạn.
Nàng không thể động vào Đỗ Tư Nam. Y vốn nên là mưu thần đệ nhất dưới trướng Lý Huyền Trinh, nàng mà làm khó y thì cả người sẽ khó chịu.
Đành phải tìm cách khác, ngăn cản y đầu quân Lý Huyền Trinh.
Hiện xem ra cách này không tệ, Nhị ca thành công tránh được Đỗ Tư Nam sát hại.
Về phần chiêu nạp Đỗ Tư Nam, để bản thân sử dụng y…
Dao Anh lắc đầu.
…
Ánh mắt Đỗ Tư Nam độc ác, giỏi xem tướng, lúc còn ở Nam Sở, từng lấy bốn chữ đánh giá Lý Đức: Nhất đại hùng chủ.
Với Lý Huyền Trinh cũng là bốn chữ: Cũng là anh chủ.
Đến phiên Lý Trọng Kiền, thì là tám chữ: Hữu dũng vô mưu, khó thành việc lớn.
Khát vọng y rộng lớn, ánh mắt lâu dài, vì đạt được mục đích không từ thủ đoạn, tuyệt không thoả mãn là mưu thần dưới trướng Lý Trọng Kiền, dù ép y chịu thua thì y cũng sẽ không thực lòng bày mưu tính kế cho Lý Trọng Kiền, nói không chừng sẽ còn âm thầm cấu kết với Lý Huyền Trinh nữa.
Giữ người này bên cạnh khác nào tự triệt đường lui.
Cho nên, Dao Anh không thể dùng Đỗ Tư Nam.
Không thể giết, không thể dùng, cứ đặt ngay dưới mắt coi ngó, cũng không tệ.
Lý Huyền Trinh thưởng thức tài hoa của Đỗ Tư Nam, không cam tâm bỏ lỡ nhân tài, luôn phái người quan sát hắn.
Mỗi lần Dao Anh đến nhà, Đông cung sẽ có tin báo.
Hiện giờ mưu sĩ Đông cung coi trọng nhất là Ngụy Minh, người Hà Đông, người này bụng dạ hẹp hòi, thích thù vặt, ghen ghét người hiền có năng lực, Đỗ Tư Nam nổi tiếng từ thiếu niên, Ngụy Minh đã nghe từ lâu, có phần kiêng kị y.
Tin báo đưa tới tay Ngụy Minh, tin chắc gã sẽ nhân cơ hội này nói bậy mấy lời, cản Lý Huyền Trinh dùng Đỗ Tư Nam.
Bởi vậy, mỗi lần xuất cung, Dao Anh đều sẽ đến nhà Đỗ Tư Nam vòng vo.
Dù sao cũng rảnh.
Hôm nay đến, cũng vì tiện đường đi chợ phố Tây thôi.
…
Đang lúc náo nhiệt nhất ở phố chợ, dòng người như dệt, chen chúc sát cánh.
Sau khi Lý Đức đăng cơ đã ban bố chính lệnh, thiết lập lại thị thự quản lý buôn bán, vì quản lý tốt, đánh thuế cực thấp nên thu hút dân buôn các nơi tụ về.
Cửa hàng san sát, tiếng rao hàng nối tiếp, người Nam người Bắc, người Thổ Hỏa La*, người Thiên Trúc, người Hồ dùng tiếng phổ thông nửa sống nửa chín cò kè mặc cả.
*nguyên thủy gốc Ấn đến từ nam Siberia và núi Ural.
Dao Anh đội mũ rèm, giải tán bớt người hầu, chỉ dẫn theo vài kiện bộc tìm đến hàng bán yên ngựa, chọn lấy một bộ.
Chủ tiệm khoác lác rằng yên ngựa trong tiệm đều từ Bắc Đình, không chỉ nhẹ nhàng đơn giản bền chắc mà còn được quét mỡ dê, không dễ bị mục bởi nước mưa và mồ hôi ngựa.
Trung Nguyên đại loạn, Tây Vực cũng không yên ổn, mấy mươi năm qua mấy mươi bộ tộc lớn nhỏ tuần tự xưng Vương, phía Nam phía Bắc Tây Vực bị từng bộ lạc lớn nhỏ chia cắt, con đường tơ lụa sớm đã bị cắt đứt mấy mươi năm. Buôn bán Bắc Đình và Trung Nguyên muốn thông thương thường vừa mới lên đường đã bị bộ lạc trên đường cướp bóc, những đội buôn Trung Nguyên từng lui tới vãng lai tại Tây Vực gần như tuyệt tích.
Vật vì hiếm mà quý, chủ tiệm vừa vớ được một mớ yên ngựa Bắc Đình thị trường khó tìm, có vẻ tự đắc.
Dao Anh hỏi vài câu về Tây Vực.
Dù nàng che giấu thân phận còn đội mũ rèm che khuất khuôn mặt, nhưng cử chỉ không tầm thường, khí độ xuất chúng. Chủ tiệm lường trước nàng hẳn là quý nhân cải trang vi hành, muốn khoe khoang, phàm biết chuyện cũng không e dè nói ra.
Ra khỏi tiệm yên ngựa, Dao Anh nhẹ chau mày.
Dị tộc phương Bắc thường xuyên xuôi Nam quấy nhiễu, một vùng đất lớn phía Bắc Trường An còn chưa thu phục. Lý Đức muốn lấy Hồ chế Hồ, mượn nhờ bộ lạc người Hồ thu phục hành lang Hà Tây, nên đã đưa ra một lượng lớn của cải, có vài bộ lạc Đột Quyết đồng ý quy thuận, tù trưởng và Vương tử bộ lạc đã đến Trường An.
Không lâu sau nữa, có thể Lý Đức sẽ phái Lý Trọng Kiền dẫn binh đi Tây Vực dẹp loạn.
Tây Vực thoát ly khỏi khống chế của Trung Nguyên mấy chục năm, nghe chủ tiệm nói, bây giờ Trung Nguyên dần dần ổn định, Tây Vực vẫn chiến loạn khắp nơi, hơn nữa trước sau mấy bộ lạc có thực lực lớn đã quật khởi, trong đó hai bộ lạc có thế mạnh càn quét Tây Vực, thu phục nói dễ vậy chăng?
Trong sách, là Lý Trọng Kiền chết trong bão cát Tây Vực mênh mông.
Tính anh ấy lỗ mãng dễ xúc động, bị Lý Huyền Trinh và Đỗ Tư Nam phái kẻ gian mê hoặc, một mình tiến sâu vào, người bị bủa vây, chiến đấu đến kiệt sức mà chết. Lý Huyền Trinh không cho phép binh sĩ nhặt xác anh ấy, mặc cho kền kền mổ xác.
Mười năm chinh chiến, vì xây dựng nước Đại Ngụy lập bao công lao hiển hách Nhị hoàng tử, đã chết không còn thây.
…
Ác mộng nhiều năm dây dưa Lý Dao Anh đó là cảnh Lý Trọng Kiền chết thảm ở đại mạc.
Dao Anh cưỡi ngựa ra khỏi cửa phường chợ phía Tây.
Người chân chính muốn giết Lý Trọng Kiền là Lý Huyền Trinh, không có Đỗ Tư Nam, sẽ có người khác bày mưu tính kế cho y.
Huynh trưởng sẽ không bỏ qua ba mẹ con họ. Chờ Nhị ca về, sẽ tìm anh ấy nói rõ.
Vó ngựa Ô Tôn* vòng qua góc đường, đột nhiên phía trước một tiếng quát lớn của hào nô. Người đi đường rối rít né tránh.
*Nước Ô Tôn ở vùng thảo nguyên, vùng giao thông Đông Tây quan trọng nhất thời Hán.
Dao Anh từ trong trầm tư lấy lại tinh thần, nhìn theo tiếng kêu.
Mấy kiện nô cưỡi ngựa cao to xuyên phá đám người chen lấn, vây quanh một cỗ xe ngựa có lọng che, từ góc Tây Bắc Nghĩa Ninh phường chạy tới.
Gió xuân thổi qua, phất lên màn xe, một gương mặt thanh tú căng thẳng chợt hiện.
Tạ Thanh thị lực hơn người, nhìn chằm chằm xe ngựa một hồi, thúc ngựa tiến lên nửa thân, thấp giọng nói: “Quý chủ, là Phúc Khang công chúa.”
Mày Dao Anh nhẹ nhíu.
…
Phúc Khang công chúa Chu Lục Vân, con gái của Mạt Đế tiền triều, là nữ chính trong “Đại Ngụy Lý Huyền Trinh”, là nữ tử định sẵn dây dưa nửa đời với Lý Huyền Trinh.
Mấy năm trước, Lý Đức vì mua chuộc lòng người, cho người tìm công chúa tiền triều Chu Lục Vân, nuôi lớn, sau khi lên ngôi lập tức sắc phong cô ta thành Phúc Khang công chúa. Lý Đức xem Chu Lục Vân như con ruột. Chu Lục Vân thì lại cho rằng năm đó Lý Đức cố ý chậm trễ không đi cứu giá, hại chết phụ hoàng, giả vờ theo Lý Đức, thật ra là âm thầm mưu đồ báo thù.
Đàn ông Lý gia tâm ngoan thủ lạt, trên chiến trường giết địch vô số, dũng mãnh quả cảm, mỗi người đều là kiêu tướng dũng mãnh thiện chiến, và cũng đều có một cọng lông bệnh: dễ dàng bại trên người phụ nữ.
Tật xấu này ở Lý Huyền Trinh nghiêm trọng nhất.
Y và Chu Lục Vân yêu hận gút mắc, quấn quýt si mê mấy mươi năm, hôm nay nàng đâm ta một đao, mai ta chặt nàng một kiếm, chia chia hợp hợp, giày vò nửa đời người. Cuối cùng hai người bình an sống đến già, người thân cận bên cạnh vì họ kẻ chết người bị thương, còn phải chúc mừng hai người cuối cùng cũng đã hóa giải ân oán hai nhà, vui kết liền cành.
Tóm lại, nơi nào có Chu Lục Vân, gà bay chó chạy, người ngã ngựa đổ.
Thái tử phi Trịnh thị ba bữa bốn bận triền miên trên giường bệnh, một nửa trong đó là bị Lý Huyền Trinh và Chu Lục Vân chọc tức.
…
Chu Lục Vân cậy thân phận mình, sao lại đi Nghĩa Ninh phường?
Nghĩa Ninh phường là xóm người Hồ. Xưa nay Chu Lục Vân xem thường người Hồ, khinh thường lui tới với họ.
Trong lòng Dao Anh hơi động, bảo Tạ Thanh: “Phái người theo dõi.”
Tạ Thanh nghe theo, ra hiệu cho thuộc hạ.
Kiện bộc thả người nhảy xuống ngựa, lẫn vào đám người rộn ràng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương