Nổi Loạn Ở Địa Ngục
Chương 28: - Những Ngày Yên Ả
Sau đó Quế Thanh bố trí cho Tiểu Văn một căn phòng khác làm chỗ nghỉ ngơi, tuy cũng chỉ là một căn phòng nhỏ nhưng cũng đàng hoàng, yên tĩnh, thế là Tiểu Văn được ngồi thảnh thơi luyện công lấy lại sức. Đúng là từ khi xuống địa ngục Tiểu Văn cũng chưa từng được ngồi luyện công ở một chỗ lý tưởng thế này. Có điều đặc biệt là cảm giác như luyện công ở đây sức lực phục hồi rất nhanh gấp mấy lần trong rừng đá. Sau khi đã thấy khỏe hơn, Tiểu Văn mới mở cửa bước ra ngoài, đi lại xem xét tình hình trong phủ. Đây rõ ràng là một biệt phủ rất lớn, rất nhiều phòng ốc, đường đi lối lại tuy không gọi là mê cung nhưng cũng rắc rối khiến Tiểu Văn phải cố gắng hết sức ghi nhớ đường đi mới không bị lạc. Có điều kỳ lạ là sau một hồi đi lại, ngoài những tên lính cầm giáo đứng canh lặng im như tượng ở những cửa ra vào trọng yếu, Tiểu Văn không hề gặp một ai khác, tất nhiên những phòng đóng cửa thì Tiểu Văn không dám tự ý xâm nhập. Đi lại một hồi Tiểu Văn dừng lại trước một cái sân rất rộng, anh không vội vàng đi xuống bậc tam cấp dẫn xuống sân mà trèo lên ngồi vắt vẻo trên lan can gỗ ngăn cách hành lang với sân rồi nhìn xuống. Một không gian thoáng đãng mà êm đềm, khiến anh cảm giác có gì đó thân thuộc mà xa vời như những kỷ niệm thời thơ bé đã xa lắm rồi, nhưng chẳng nhớ rõ nữa. Anh cứ ngồi đó, lặng yên, trong khoảnh khắc, anh ước gì phút giây này cứ kéo dài mãi, ước gì thế giới xung quanh dừng lại để anh cứ ngồi đây, quên hết những đau đớn đã phải trải qua, những cuộc đấu tranh khốc liệt đã tham dự, những nỗi sợ hãi và cả những trách nhiệm đang phải gánh vác.- HUYNH À!Một tiếng gọi lanh lảnh chợt vang lên khiến Tiểu Văn khẽ giật mình. Thì ra là Quế Thanh đang đi tới, vừa nhìn thấy Tiểu Văn đã gọi. Tiểu Văn quay lại nhìn rồi trả lời:- Thì ra là muội à? Làm ta giật cả mình.- Hi hi! Kẻ có tật thì mới giật mình.Tiểu Văn tỏ ra lúng túng, chưa biết nói sao, cứ im im thì Quế Thanh đã nhanh nhảu:- Sao giờ này huynh đã ngồi đây rồi? sớm thế?Tiểu Văn nhướn mắt nhìn, rõ ràng là không hiểu khái niệm thời gian nào mà Quế Thanh bảo sớm hay muộn nhưng cũng nhanh chóng mỉm cười nói như đùa:- À! Ta ngồi đây sớm đón đợi mặt trời lên.Đến lượt Quế Thanh trố mắt ngạc nhiên:- Đợi mặt trời lên á? – rồi ngay lập tức hiểu ra vấn đề, nàng cười khúc khích: - hí hí hí! Huynh cứ đùa.- Hì hì! Quả thật ta không rõ khái niệm thời gian ở đây lắm. Ý muội nói sớm quá là sao cơ? Có quy định giờ giấc mới được ngồi đây à?- Ha ha ha! Huynh thật ngố! Làm gì có chuyện quy ước thời gian được ngồi đây chứ. Ý muội là giờ này chưa đến canh 5, mọi người đều đang nghỉ ngơi cả sao huynh đã ra ngoài sớm thế?- Nói như vậy thì có quy định giờ ngủ và giờ hoạt động nữa à?Nghe đến đây Quế Thanh khẽ nhăn mặt nhìn chằm chằm Tiểu Văn hỏi:- Chứ sao? Thế trước đây huynh ở đâu mà không có quy định thời gian nghỉ ngơi, luyện công?Tiểu Văn hơi lúng túng, không khéo thì lộ mất, anh nói bừa:- À thì lính mà, ngoài kia chỉ có làm việc với chiến đấu chứ làm gì được nghỉ ngơi, kẻ địch đánh nhau có kiêng thời gian nào đâu, mình nghỉ ngơi thì treo biển báo chúng nó đừng đến đánh à?Quế Thanh há hốc mồm gật gù:- Ờ há! Muội thì chưa được ra khỏi đây bao giờ, chẳng biết bên ngoài có gì. Huynh sướng nhỉ, được đi ra ngoài kia chắc vui lắm nhỉ!- Có gì đâu mà vui, đánh trận mà.- Thì cũng sôi động chứ. Huynh đánh trận ở chỗ nào vậy?- Đánh nhiều chỗ lắm.- Thế trước khi đến đây huynh bị thương ở chỗ nào?- Ta bị thương ở đầu thôi. – Tiểu Văn vẫn giọng đều đều trả lời rồi khẽ mỉm cười.- Ơ… - Quế Thanh ngớ người ra một lúc ngơ ngác rồi như hiểu ra gì đó nàng bật cười – há há há! Lại đùa! Giời ạ, lúc mới gặp thấy huynh cứ lầm lì khó gần, ai biết đâu lại cũng hài hước thế. Hi hi! Ý muội hỏi là huynh bị thương ở đâu? ở địa điểm nào ý?Bấy giờ Tiểu Văn mới cười hồn nhiên:- Hì hì! Hỏi gì thì chả lời đó thôi mà. Ta bị thương lúc chiến đấu ở rừng đá.Rồi Tiểu Văn lảng sang chuyện khác để tránh những câu hỏi tiếp theo của Quế Thanh về quân đội địa ngục, anh nói:- À! Thế sao muội cũng đến đây sớm thế?- Hì hì! Muội quen rồi, hôm nào cũng đến đây sớm để tập kiếm. Huynh ra đây chỉ cho muội vài đường kiếm luôn nhé?Nói rồi nàng chẳng đợi Tiểu Văn trả lời, tự ý cầm tay anh kéo đi, nhưng không phải đi thẳng ra sân mà đến một căn phòng ở cạnh đó, mở cửa bước vào. Đó là một căn phòng nhỏ, bên trong dựng khá nhiều các loại vũ khí như đao, kiếm, gậy… Quế Thanh nhanh nhẹn đi vào cầm hai cây kiếm bằng gỗ rồi quay ra ngay có vẻ như đã rất thuần thục nơi này. Tiểu Văn thấy nhiều vũ khí như vậy đương nhiên là hết sức chú ý, nhưng để tránh nghi ngờ, anh cũng không nhìn quá kỹ căn phòng mà nhanh chóng đi ra cùng với Quế Thanh. Hai người ra đến giữa sân, Quế Thanh tung một cây kiếm gỗ về phía Tiếu Văn nói:- Kiếm của huynh đây, chúng ta thử đánh vài chiêu, huynh chỉ giáo cho muội nhé.Chưa đợi Tiểu Văn trả lời, Quế Thanh đã cầm cây kiếm gỗ của mình lao đến chém tới tấp.CẠCH CẠCH CHAT…Tiểu Văn giơ cây kiếm gỗ vừa bắt được ra đỡ. Vừa đỡ được đòn này thì những đòn khác đã liên tiếp công tới, Tiểu Văn chỉ biết tránh và đỡ. Thực ra Tiểu Văn vốn không giỏi đánh kiếm, trước đây anh Kha có dạy nhưng khi đó Tiểu Văn chẳng thấy chiêu thức nào lọt vào đầu, giờ chỉ vì có công lực cao, phản xạ nhanh nhạy nên anh mới đỡ được chứ cũng chẳng biết làm thế nào để đánh trả. Tuy vậy, có vẻ như Quế Thanh cũng luyện chưa thành thục, sức lại yếu nên đánh được một hồi thì có vẻ mệt, động tác chậm dần. Thấy vậy Tiểu Văn có vẻ tự tin hơn, vừa đỡ đòn vừa châm chọc:- Á! Khá đấy! Trình độ này xứng đáng làm đệ tử của sư phụ đấy.- Hứ! Ai gọi huynh là sư phụ cơ?Quế Thanh vừa cáu kỉnh trả lời vừa gia tăng mật độ ra đòn. Tiểu Văn vẫn chỉ né tránh là chính, rồi lại cười cợt:- Ờ! Gọi sư thúc thôi mà.- Sư thúc gì mà sư thúc, có giỏi thì đánh trả đi xem nào, chỉ biết chạy như con rùa rụt cổ thế à?Quế Thanh ngày càng tỏ ra giận giữ, tiếp tục đánh tới, tuy nhiên sau vài đường kiếm nữa có lẽ cô đã hết bài, đánh thế nào cũng bị đỡ hết rồi, giờ không nghĩ ra phải đánh tiếp thế nào nữa. Trong giây lát cô lúng túng, động tác chậm lại trong khi kiếm vẫn đẩy cao hoàn toàn không chú ý đến phòng thủ. Thấy vậy Tiểu Văn nhanh nhẹn tung ra một đòn phản công, đâm thẳng kiếm vào vai Quế Thanh làm cô đau đớn rơi kiếm nghe “cạch” một tiếng. Quế Thanh ngẩng mặt lên, nhìn thấy vẻ mặt tươi tắn hả hê của Tiểu Văn, nàng tức tối nhăn mặt hỏi:- Huynh vừa đánh cái chiêu gì vậy?- Hì hì! Chiêu này gọi là Vô chiêu! – Tiểu Văn mặt hớn hở trả lời- Hứ! đừng có mà vênh váo! Nhìn cái mặt nhăn nhở thấy mà ghét!Chợt một giọng nói từ xa vọng đến:- Trong vô chiêu có hữu chiêu, trong trong hữu chiêu lại là vô chiêu.Tiểu Văn và Quế Thanh cùng quay ra, người vừa lên tiếng là một nữ nhân trung tuổi, mặc một chiếc áo dài cũ kỹ, bụi bặm, nhưng lại có khuôn mặt đầy tự tin, đang vừa cầm chổi quét sân vừa khẽ mỉm cười. Vừa thấy người đó Quế Thanh liền gọi:- A! Hồng Băng tỷ tỷ đấy à? Tỷ nói như vậy là ý gì?Người được gọi là Hồng Băng tỷ tỷ vẫn mỉm cười bí ẩn, vừa cúi xuống quét sân vừa nói:- À ta cũng chỉ nghe người ta nói vậy thì nói lại thôi, biết gì đâu.Quế Thanh tiếp tục nhăn nhó nói:- Tỷ biết nhiều thì phải chỉ dạy bọn muội chứ, đừng có dấu nghề thế!Hồng Băng vẫn vừa quét vừa nói:- Có sư thúc đang dạy muội mà, sao không hỏi người dạy luôn?- Huynh ấy thì dạy cái gì, chỉ bắt nạt muội thì có. – Quế Thanh vừa chạy đến bên Hồng Băng vừa nói: - Tỷ mau giúp muội dạy huynh này một bài học đi. Hí hí hí! – Rồi lại quay ra nói với Tiểu Văn: - Ê! Huynh đánh với Hồng Băng tỷ tỷ thử xem.Tiểu Văn cũng vừa lặng lẽ tiến lại gần hai người, nghe vậy ấp úng:- Đánh… với tỷ này á?- Chứ sao. – Quế Thanh vừa cười vừa nói: - Hì hì! Quên không giới thiệu với huynh. Đây là Hồng Băng tỷ tỷ, là đại sư tỷ của nhóm nữ tỳ. Ha ha! Huynh đừng nhìn bề ngoài mà coi thường nhé, đánh thử với tỷ ấy vài chiêu xem.Tiểu Văn nghe vậy nhìn Quế Thanh tủm tỉm cười nói:- Không. Ta đến đây dạy kiếm chứ không phải để đấu kiếm. hì hì!- Hứ! Sợ rồi chứ gì? – Quế Thanh bĩu môi rồi quay sang phía Hồng Băng tung cây kiếm gỗ, có vẻ như cô cố tình tung cây kiếm lên thật cao để cho cây kiếm rơi xuống mà xoay tít, mũi kiếm lao vun vút xoáy thẳng vào người Hồng Băng. Miệng vẫn nói bình thản: - Tỷ, tỷ đánh với huynh ấy đi.Hồng Băng thấy cây kiếm từ trên cao rơi thẳng xuống mình nhưng mặt vẫn lạnh tanh, khẽ lách người sang bên một chút giơ tay chộp một cái tóm ngay được chuôi kiếm một cách chính xác, rồi sẽ lắc đầu nói:- Không. Người ta có thèm đánh với mình đâu.- Thì tỷ cứ cầm kiếm chém tới xem huynh ấy có đánh không…Hai người đang đùn đẩy qua lại thì nghe một giọng nói từ xa vọng tới:- Có chuyện gì mà ồn ào vậy?Tất cả quay ra nhìn, thì ra chính là nữ Phó Ngục Thái Yên đang đi tới. Lập tức thấy Hồng Băng im lặng cúi đầu, trong khi đó Quế Thanh lại hớn hở cười nói:- Ah! Sư phụ! Sư phụ khỏe rồi à? Sao sư phụ không nghỉ ngơi mà đã ra đây?- Sư tỷ khỏe rồi à? – Tiểu Văn cũng quay về phía Thái Yên nói.Thái Yên khẽ lắc đầu đáp:- Ta chưa khỏe hẳn nhưng hôm nay phải vào thiết triều. Ta đã nói bao nhiêu lần rồi, sao các ngươi cứ thích tụ tập, lại còn đấu kiếm ở đây nữa?Nghe vậy Hồng Băng lại cúi gập đầu nói lí nhí:- Dạ! Nô tì biết lỗi rồi ạ! Nô tì xin phép!Nói rồi đưa trả cây kiếm gỗ cho Quế Thanh rồi cầm cây chổi lặng lẽ bước đi. Quế Thanh thấy vậy cũng bớt hào hứng, nói:- Hai da! Thì ra hôm nay đã đến ngày thiết triều rồi à? Sư phụ chưa khỏe hẳn sao không cáo ốm xin nghỉ một buổi?- Không được! vừa rồi một tên Quản Ngục với mấy tên Thanh Tra cùng biến mất trong một đêm, chắc chắn vụ việc này đã kinh động đến Chúa Ngục, nếu ta lại đột nhiên cáo ốm lúc này sẽ không khỏi bị nghi ngờ.Cả Tiểu Văn và Quế Thanh nghe vậy đều chỉ biết gật gù, Tiểu Văn hỏi thêm:- Nhưng mà tỷ tỷ thấy đỡ phần nào chưa? Chứ đi lại, cử động khó khăn thì người ta cũng sẽ nhìn thấy là bất ổn.Thái Yên còn chưa trả lời thì Quế Thanh đã nhanh nhảu:- Sư phụ nuốt mấy tên kia rồi thì khỏe ngay thôi…Vừa nói xong Quế Thanh có vẻ như nhận ra mình hơi nhiều chuyện nên im bặt, Thái Yên không tỏ thái độ gì, chỉ nhìn Quế Thanh nói:- Thôi đừng nói nhiều nữa. Con đi gọi cho ta đội cận vệ, bảo chúng chuẩn bị thiết triều. À, còn việc hôm trước ta bảo con làm đến đâu rồi?- Việc gì cơ ạ?- Việc chỗ Lão Giả ấy.- À! Hôm trước con đến nhưng lão không có nhà.- Hừ! vậy còn chờ hôm nào mới quay lại?- Dạ! hôm nay con sẽ đi ngay. À, sư phụ cho Tiểu Đồ sư huynh đi cùng con cho vui nhé?Thái Yến quay sang nhìn Tiểu Văn rồi gật đầu:- Cũng được. Con hướng dẫn hắn những thứ chưa biết. Vậy mới là đôi bạn cùng tiến chứ. Hì!Nghe nói vậy cả Quế Thanh và Tiểu Văn cũng cười vui vẻ.** *Sau khi cất hai cây kiếm gỗ về chỗ cũ, Quế Thanh dẫn Tiểu Văn đi dọc theo hành lang. Hai người vừa rẽ vào một hành lang nhánh thì thấy một người thanh niên dáng to con, mặc áo giáp, tay cầm kiếm đang đi đến. Vừa nhìn thấy người kia Quế Thanh đã reo lên:- A! Hai Lê sư huynh, may quá! Muội đang định đi tìm huynh.Người kia mỉm cười, gật đầu đáp:- Muội tìm ta ư?Tiểu Văn đứng cạnh Quế Thanh thấy vậy cũng khẽ cúi đầu chào người kia:- Chào tướng quân.Nào ngờ Quế Thanh vừa nghe thấy thế thì quay sang nhìn Tiểu Văn cười lớn:- Ha ha ha! Tướng quân ư? – rồi lại nhìn Hai Lê cười nói: - ha ha! Tướng quân chỉ huy một binh đoàn có 10 lính, ha ha!Hai Lê cũng cười:- Hì hì! Muội cười cái gì mà cười, ta cũng là tướng quân được sắc phong đấy chứ. Không thế làm sao mà được mặc đồ giáp trụ thế này?Quế Thanh vẫn cười cợt nói:- Chưa thấy ai gọi huynh là tướng quân bao giờ, nghe tức cười chết đi được. – rồi quay sang nhìn Tiểu Văn nói: - Quên giới thiệu với huynh, đây là sư huynh Hai Lê, là đội trưởng đội cận vệ của phủ nhà ta. – Rồi lại quay ra Hai Lê giới thiệu: - Còn đây là Tiểu Đồ sư huynh.Hai Lê cũng vội nói:- Ta có nghe nói rồi. Tiểu Đồ huynh, nghe nói Chủ nhân đã nhận huynh là sư đệ, vậy huynh cứ gọi tại hạ là cận vệ Hai Lê là được rồi.Tiểu Văn cười xòa:- Hì hì! Ta mới đến, không biết gì cả. Hì hì!Quế Thanh lại chen vào:- Thôi! Chào hỏi sau. Sư phụ kêu huynh chuẩn bị hộ tống đi thiết triều đấy.Hai Lê quay sang Quế Thanh:- À vậy à? Ta cũng đang định qua hỏi Chủ nhân có đi thiết triều không. Sợ Chủ nhân mới bị thương không đi được.- Sư phụ đỡ nhiều rồi. Huynh cứ đi đi!Hai Lê chào hai người rồi nhanh chóng rời đi, Quế Thanh cũng dẫn Tiểu Văn quay lại đi theo đường khác hướng ra cửa chính, đi ra ngoài.Như những điều Quế Thanh nói thì giờ này không còn là giờ nghỉ nữa nên hai người đi ra đường chính rất thoải mái chứ không phải nhìn trước ngó sau như lúc Tiểu Văn đến đây nữa. Mặc dù vậy ngoài đường cũng không có nhiều người qua lại, chỉ thỉnh thoảng gặp một vài tên lính đi lại nhưng thái độ đều rất nghiêm nghị chứ không ồn ào như ở những đường phố bình thường, rõ ràng không khí ở đây lúc nào cũng như trong một trại lính hay một nhà tù vậy. Tiểu Văn muốn tranh thủ hỏi Quế Thanh mấy điều để tìm hiểu thêm về tình hình trong này, nhưng giữ bầu không khí như thế này thì anh cũng chỉ dám nói rất khẽ:- Mình đang đi đâu đấy tiểu muội?Quế Thanh vẫn hướng mặt tới phía trước nhìn đường, không quay sang nhìn Tiểu Văn, điệu bộ rất thản nhiên trả lời:- Đi hối lộ.Tiểu Văn tròn mắt ngạc nhiên:- Gì cơ? hối lộ á?- Chứ sao?- Ta tưởng Thái Yên sư tỷ là người có chức vị rất cao rồi chứ?- Đúng thế! – Quế Thanh mặt vẫn dửng dưng nhìn về phía trước vừa gật đầu nói: - Sư phụ là Phó Ngục, chỉ đứng sau Chúa Ngục thôi.- Thế không lẽ chúng ta đi hối lộ Chúa Ngục sao?- Hứ! Huynh thật ngốc. Chúa Ngục là người quyền hành cao nhất ở đây, giống như một ông vua, muốn gì được lấy thì có cần nhận hối lộ không?- Thì thế ta mới phải hỏi. Chúa Ngục thì không cần nhận hối lộ, vậy Phó Ngục thì còn phải hối lộ ai đây?Giờ thì Quế Thanh mới quay sang nhìn Tiểu Văn, mặt hơi nhăn lại một chút:- Thế huynh nghĩ người ta chỉ hối lộ những người chức cao hơn mình thôi à? Chuyện chính trị huynh không hiểu được đâu.Tiểu Văn thấy thế không hỏi nữa, quay mặt nhìn lên phía trước, miệng lẩm bẩm:- Ừ! Khó hiểu thật.Một lúc Quế Thanh mới lên tiếng:- Muội cũng ghét mấy cái chuyện chính trị này lắm. Toàn giả dối.Tiểu Văn mỉm cười:- Hì! Ghét thế sao muội không nhờ người khác đi làm thay cho?- Nhờ ai bây giờ?- Thì ta tưởng trong phủ của Nữ Phó Ngục chắc cũng đông người lắm chứ?- Toàn người không được lộ mặt thôi.- Không được lộ mặt là sao?Quế Thanh bỗng dưng tỏ ra bối rối:- Ơ.. thì… không có gì đâu. Có nhiều chuyện huynh chưa biết được đâu.Thấy vậy Tiểu Văn không hỏi thêm việc đó nữa. hai người tiếp tục vừa đi vừa nói chuyện, đi được một lúc chợt Tiểu Văn nhìn thấy cái gì lù lù xuất hiện trong tầm mắt, hình như là một tòa nhà đồ sộ. Do ở đây chỉ có thứ ánh sáng hồng hồng, mờ ảo nên ở xa không thấy gì, đến gần đột nhiên thứ đó như từ đâu hiện ra chắn hết cả tầm nhìn phía trước làm Tiểu Văn thốt lên câu hỏi:- Ối! Cái gì kia sư muội?Quế Thanh ngơ ngác:- Cái gì cơ?Tiểu Văn vẫn chăm chú nhìn, chỉ tay về phía trước nói:- Cái gì to lù lù kia?- À! Cột đồng hồ. Cái đó mà huynh cũng không biết à?- Đồng hồ á? Dưới địa ngục cũng có đồng hồ à?- Có chứ. Có đồng hồ thì mọi người mới biết giờ chứ.Tiểu Văn càng nghe càng há hốc mồm ngạc nhiên, mắt không rời khỏi công trình khổng lồ phía trước, nhìn từ khoảng cách này vẫn chỉ thấy một đống lù lù chứ chưa rõ cái hình dạng gì. Một lúc mới nói:- À. Lúc ở nhà muội có nói là ở đây nghỉ ngơi, làm việc theo giờ giấc quy định. Đều là dựa vào cái đồng hồ này đó hả?- Đúng thế. Cả Ngục Đại Ngàn chỉ có một chiếc đồng hồ này, giờ giấc ở đây đều dựa vào nó cả.- Thế mỗi khi muội muốn biết mấy giờ thì đều phải chạy tới đây xem đồng hồ ư?- Hí hí hí! Huynh ngốc thế! - Quế Thanh phì cười – Có một đội canh phu, cứ mỗi canh giờ lại tỏa đi khắp các ngả đường trong ngục, gõ mõ thông báo giờ cho mọi người. Nhờ đó mọi người trong ngục mới biết giờ giấc sinh hoạt cho phù hợp. Chứ nói như huynh thì mọi người cứ phải chạy qua chạy lại chỗ này mới biết đến giờ nghỉ, giờ làm việc, giờ đổi ca trực sao? Nếu vậy chắc lúc nào người ta cũng quanh quẩn ở đây như cái chợ mất. hí hí!Tiểu Văn nghe vậy chỉ “À” một tiếng xong không nói gì nữa. Giờ anh mới nhớ ra lúc mới trốn khỏi Viện dưỡng thương đi ra đường cũng nghe thấy những tiếng rao của một tên canh phu. Thì ra là vậy, thì ra ở cái địa ngục này cũng có những sự tổ chức xã hội, văn hóa chặt chẽ thật. Trong khi Tiểu Văn im lặng suy nghĩ miên man, Quế Thanh như vớ được chuyện để nói, bắt đầu kể lể say sưa:- Cái đồng hồ này cũng không phải do Ngục Đại Ngàn chế tạo, chỉ có Vương Ngục Trung Diệm mới đủ khả năng kỹ thuật và nguyên liệu chế tác đồng hồ. Muội nghe nói chiếc đồng hồ này cũng mới được chuyển về đây lắp đặt hơn 100 năm trước, tức là vào năm thứ 72 Địa Lịch, chứ trước đó Ngục Đại Ngàn cũng hoàn toàn không có phân biệt giờ giấc gì.Tiểu Văn vừa nghe, vừa gật gù, rồi chợt sáng mắt lên hỏi:- Muội nói năm thứ 72 Địa Lịch là nghĩa thế nào? Lịch dưới địa ngục có giống lịch trên trần không?- Địa Lịch là bộ lịch do Diêm Vương Đệ Tam ban hành để thống nhất cách tính ngày tháng trong toàn cõi địa ngục, lịch này tính giờ, tính ngày, tháng, năm như cách tính trên trần gian nhưng quy định năm thứ nhất Địa Lịch chính là năm Diêm Vương Đệ tam lên ngôi. Trước khi có bộ lịch này thì cũng có nhiều người ghi chép lịch nhưng cách làm không thống nhất, mỗi nơi tính một kiểu.- Thế năm nay là năm bao nhiêu Địa Lịch rồi?- Năm thứ 176 – Quế Thanh trả lời mà giọng kéo trề ra, vẻ uể oải – huynh không nghe các canh phu báo giờ vẫn đọc à?Tiểu Văn gật gù, nói “Ờ” một cái ra vẻ đã hiểu. Cùng nhau đi một đoạn Tiểu Văn lại hỏi:- Quế Thanh, đường chúng ta đi có ghé qua chỗ cái đồng hồ này không?Quế Thanh gật đầu đáp:- Có! Chiếc đồng hồ này đặt ở vị trí trung tâm cả ngục. Chúng ta đi tới Phủ Nội Sự, ở phía bên kia nên sẽ đi qua chỗ nó.- Hay quá! Để đến tận nơi xem nó thế nào.- Hứ! người ta đâu có cho vào gần đâu?- Thế à?... Chán nhỉ!- Cả ngục có một cái đồng hồ, để tự do ai muốn động vào cũng được nhỡ nó hỏng thì sao?- Ờ! Cũng phải...
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương