Ôn Kiều Ngã Vào Lòng Tôi
Chương 76
“Bà xem kìa, trong khi Thời Ngộ tay xách nách mang túi lớn túi nhỏ thì con bé Kiều Kiều có phải cầm cái gì đâu, thế này có khác gì nhà trai đến ra mắt nhà gái đâu?” Bà Tống nói.
Bà nội nghe bà Tống nói như vậy thì cũng thấy giống ra phết, thế nhưng vẫn còn nửa tin nửa ngờ: “Không phải chứ… Mới mấy hôm trước tôi còn gọi điện thoại nói chuyện với Kiều Kiều, có thấy lộ liễu gì đâu nhỉ…” Nói đến đây bà ấy chợt nhớ tới những lời Ôn Kiều ngày hôm đó nói trong điện thoại, hình như đúng là có nhắc tới chuyện này thật.
Ôn Kiều nói nếu như Tống Thời Ngộ thực sự là bạn trai của cô thì sao?
Lúc đó bà nội còn tưởng Ôn Kiều đang nói đùa.
Chẳng nhẽ đấy lại là sự thật?
Hai bà vẫn còn đang ngạc nhiên và hoang mang thì Ôn Kiều đã chạy tới trước mặt: “Con chào bà nội!” Rồi lại quay sang cười chào hỏi với bà Tống: “Cháu chào bà Tống!”
Bà nội bây giờ cũng chẳng thèm để ý tới Tống Thời Ngộ nữa mà ôm chặt lấy Ôn Kiều, cẩn thận nhìn cô một lượt từ đầu tới chân, khóe mắt ươn ướt nhìn cô cười: “Trông trắng trẻo hơn rồi này, nhưng mà gầy quá.”
Bà nội không chỉ yêu thương Ôn Kiều mà còn cảm thấy đau lòng, áy náy và mang nợ đứa cháu gái này. Đã hơn nửa năm không gặp, đương nhiên nỗi nhớ nhung sẽ càng sâu đậm, thế nhưng so với Bình An cũng là cháu trai thì trong lòng bà nội, Ôn Kiều mới là đứa cháu gái gần gũi nhất, là bảo bối mà bà ấy cưng chiều.
Ôn Kiều kéo Bình An lại: “Bà nội nhìn Bình An này, thằng bé lại cao lên rồi phải không ạ?”
Bình An ngoan ngoãn đứng cạnh Ôn Kiều, cất tiếng gọi: “Cháu chào bà nội ạ.”
Bà nội nhìn Bình An đầy trìu mến, gật đầu cười nói: “Ừ, cao hơn một chút rồi, trông cũng ra dáng hơn nữa.”
Lúc này bà Tống nhìn Tống Thời Ngộ đứng ở phía sau, nói đùa: “Thời Ngộ, sao về mà chẳng bảo với bà một câu thế hả?”
Tống Thời Ngộ đáp: “Cháu muốn tạo bất ngờ cho bà nên mới không báo trước thôi mà. Vừa nãy cháu có ghé qua nhà bà trước nhưng lại không có ai ở nhà hết, không ngờ bà lại ở bên này.”
Bà Tống nói: “Thì bởi bà nội Kiều Kiều nói là hôm nay Kiều Kiều sẽ về, bà sang hóng hớt góp vui tí chứ sao, ai mà biết được cháu cũng về.” Vừa nói, ánh mắt bà Tống vừa đảo qua hai người họ, dò hỏi: “Mà đây là hai đứa hẹn nhau về hay là…”
Ôn Kiều lúng túng, cả người trở nên cứng đờ.
Không biết Tống Thời Ngộ sẽ trả lời thế nào.
Cô vô thức quay đầu nhìn anh.
Tống Thời Ngộ vừa hay cũng đang nhìn về phía cô, hai người nhìn nhau giây lát, ý cười hiện lên trong đáy mắt: “Lần này là cháu đặc biệt đưa Kiều Kiều về thăm bà nội và bác cả.” Rồi anh dừng lại một chút, ở trước mặt hai bà lão nắm lấy tay Ôn Kiều, cười nói: “Với cương vị là bạn trai của Kiều Kiều ạ.”
Bà Tống vui vẻ vỗ tay: “Đấy bà biết ngay mà!”
Bà nội vẫn còn có chút chưa tin được vào mắt mình: “Kiều Kiều, con với Thời Ngộ… Hai đứa thật sự đang yêu nhau đấy à?”
Ôn Kiều hơi đỏ mặt, gật đầu ‘dạ’ một tiếng.
Bà Tống hào hứng: “Như này mà còn giả được sao!”
Thông tin này quá bất ngờ, bà nội nhìn Tống Thời Ngộ rồi lại quay sang nhìn Ôn Kiều quở trách: “Sao con không nói với bà một tiếng?”
Ôn Kiều trưng ra bộ mặt vô tội: “Con nói với bà rồi mà, nhưng bà có tin con đâu.”
Bác cả mơ mơ hồ hồ nhìn bọn họ đầy tò mò, ông ấy cũng muốn tham gia vào chủ đề này: “Mọi người đang nói chuyện gì vậy?”
Bà Tống cười: “Được rồi, được rồi, mọi người đừng cứ đứng ở cửa mãi thế, mau vào nhà đi! Cơm canh dọn sẵn cả rồi, chỉ chờ mấy đứa về là nhập mâm thôi, chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện.”
Rồi mọi người dắt díu nhau vào trong nhà.
Một người phụ nữ trung niên đeo tạp dề từ trong bếp đi ra, tay bưng một bát thức ăn, đon đả chào đón bọn họ: “Đồ ăn xong cả rồi đây, mọi người mau ngồi xuống đi nào!”
Ôn Kiều kinh ngạc: “Thím Uyển Văn?”
Trương Uyển Văn là mẹ của Ôn Hoa, trông thế này thì có vẻ như một bàn đồ ăn nóng hổi này đều là do bà ấy nấu.
Thím Uyển Văn đặt bát thức ăn lên chiếc bàn vuông ở giữa nhà rồi mỉm cười nhìn Ôn Kiều: “Mau lại đây ngồi đi Ôn Kiều.”
Tên của thím Uyển Văn rất hay, tính tình cũng dịu dàng duyên dáng, sự thẳng thắn và nho nhã của Ôn Hoa có lẽ cũng được thừa hưởng từ bà ấy.
Trương Uyển Văn rất tốt bụng, làm việc lại nhanh nhẹn, người trong thôn trước nay đều chưa từng nói lời không hay gì về bà ấy.
Bà nội nói: “Thím Uyển Văn của con vừa mới sáng sớm đã tới rồi đấy, nói là Ôn Hoa gọi điện bảo con sắp về nhà, nhờ sang giúp đỡ một chút. Thế là từ sớm tinh mơ đã chặt gà chặt cá để nấu nướng, bận rộn suốt cả một buổi sáng đấy.”
Ôn Kiều vô cùng cảm kích: “Thím Uyển Văn vất vả rồi ạ, cháu cảm ơn thím nhiều lắm.”
“Ôi dào, có gì đâu mà vất vả, cảm ơn cái gì chứ, việc nên làm cả thôi mà.” Thím Uyển Văn cười đáp.
Mỗi lần Trương Uyển Văn gọi điện hỏi thăm con trai, Ôn Hoa đều kể Ôn Kiều đã quan tâm cậu ấy nhiều như thế nào, mới làm việc được bốn tháng mà đã được tăng lương hai lần. Mấy hôm nay Ôn Hoa còn kể là Ôn Kiều đang chuẩn bị thăng chức cậu ấy lên làm quản lý cửa hàng, khiến cậu ấy háo hức đến nỗi nửa đêm không ngủ được.
Lần này Ôn Kiều về nhà, kể cả Ôn Hoa không nhờ Trương Uyển Văn đến giúp, chỉ cần biết cô trở về bà ấy cũng vẫn sẽ đến.
“Ơ, đây chẳng phải là Thời Ngộ sao? Cả cháu cũng về luôn à?” Thím Uyển Văn ngạc nhiên nhìn Tống Thời Ngộ.
Bà ấy bận rộn trong bếp nãy giờ nên vừa rồi không nghe thấy bọn họ nói chuyện.
“Đây là thím Uyển Văn, là mẹ của Ôn Hoa đó.” Ôn Kiều ở bên cạnh nhỏ giọng nhắc nhở, sợ Tống Thời Ngộ không nhận ra người trước mặt là ai.
“Cháu chào thím.” Tống Thời Ngộ ngay lập tức cười tươi.
Thím Uyển Văn bị nụ cười bất ngờ của Tống Thời Ngộ làm cho giật mình, trước đây bà ấy cũng đã nhìn thấy Tống Thời Ngộ ở trong thôn rất nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên thấy anh khách sáo như vậy, lại còn cười tươi chào hỏi. Trương Uyển Văn hơi ngây người rồi mới từ từ cười đáp lại: “À ừ, chào cháu, chào cháu.”
Mặc dù anh và Ôn Kiều đang đứng cạnh nhau nhưng bà ấy cũng không nghĩ gì nhiều, dù sao thì hồi cấp ba Tống Thời Ngộ cũng chỉ hay chơi với Ôn Kiều, hai người cứ suốt ngày dính lấy nhau từ sáng tới tối. Thím Uyển Văn cởi tạp dề ra và nói: “Vậy mọi người cứ ăn cơm đi nhé, thím về trước đây.”
Bà nội liền nói: “Cháu còn về làm gì nữa vậy Uyển Văn? Cơm cũng dọn xong cả rồi, ngồi xuống ăn chung với mọi người luôn chứ.”
Những người khác cũng ngỏ ý muốn giữ thím Uyển Văn ở lại.
Thím Uyển Văn cười đáp: “Dạ thôi ạ, bố Ôn Hoa đi làm cũng sắp về rồi, cháu phải về nấu cơm cho anh ấy nữa.”
Trương Uyển Văn vừa đi vừa nói, bà nội thấy không giữ được người ở lại bèn liên tục cảm ơn vì đã giúp đỡ.
Thím Uyển Văn cười tươi rồi mở cửa ra ngoài.
Thế rồi tất cả mọi người cùng ngồi xuống bàn ăn.
Chiếc bàn vuông chỉ có bốn chiếc ghế dài, vì thế mỗi bên chỉ có hai người ngồi.
Tống Thời Ngộ rất tự nhiên mà ngồi xuống bên cạnh Ôn Kiều, bác cả thấy vậy trố mắt ra nhìn rồi cũng đành miễn cường ngồi sang phía bên kia, còn nhanh chóng vỗ nhẹ vào phần ghế bên cạnh mình, nhìn Bình An với ánh mắt đầy mong đợi: “Ngồi đi Bình An.”
Bình An ngồi xuống bên cạnh bác cả, ông ấy ngay lập tức cười rất vui vẻ.
Ôn Kiều nhìn Bình An rồi lại nhìn bác cả, cô không khỏi mỉm cười.
Bình An có đôi mắt sáng và cặp lông mày nhạt giống mẹ, nhưng những đường nét trên khuôn mặt, sống mũi và bờ môi lại giống ba, thằng bé rất đẹp trai, khi cười mỉm thì đến độ cong của khoé miệng cũng giống bác cả.
Lần này trở về nhà, Ôn Kiều cảm nhận được rất rõ Bình An không còn xa cách với bác cả như trước nữa.
Bà nội và bà Tống cũng ngồi xuống cùng một bên.
Bà nội vui đến mức trên gương mặt vẫn luôn nở nụ cười từ khi bắt đầu đến giờ.
Các món ăn ở trên bàn được bày biện rất thịnh soạn, không khác gì một bữa cơm tất niên, gà vịt thịt cá đều đủ cả.
Đồ ăn ở thôn quê nhìn bề ngoài thì có vẻ đơn giản nhưng khẩu phần và hương vị thì khỏi phải bàn, chiếc bát lớn chất cả núi đồ ăn thơm nức mũi chính là thứ hấp dẫn nhất đối với những chiếc bụng đói meo.
Bác cả hầu như lần nào cũng đảm nhận nhiệm vụ xới cơm, hơn nữa còn rất vui vẻ với công việc ấy vì nó chứng minh ông ấy là một phần không thể thiếu của gia đình này.
Mỗi người đều được xới một bát cơm đầy.
“Cơm này là bác nấu đấy!” Bác cả chủ động nhận công.
Ôn Kiều ăn một miếng cơm và khen ngợi: “Cơm ngon đấy bác cả, lượng nước vừa đủ luôn.”
Bác cả được khen thì vô cùng hãnh diện.
Bà Tống cười nói: “Nhìn Tri Hoành vui chưa kìa! Kiều Kiều à, cháu không biết đấy thôi, chứ sáng nay nghe có người nói cháu và Bình An về nhà, nó háo hức còn hơn cả đón Tết ấy chứ.”
Bác cả hơi xấu hổ bèn cúi xuống ăn cơm, thỉnh thoảng lại lén nhìn Ôn Kiều và Bình An.
“Lần này các cháu có được ở lại lâu không?” Bà Tống hỏi.
Ôn Kiều gật đầu: “Được ạ, nếu như ở cửa hàng không xảy ra vấn đề gì thì cháu định ở lại tầm chục ngày hoặc nửa tháng gì đó.”
Bà nội và bác cả nghe thấy vậy đều rất vui mừng, trước đây mỗi lần về quê, Ôn Kiều chỉ ở lại nhiều nhất bốn năm ngày là phải đi, thế nhưng lần này lại được về nghỉ lâu như vậy.
Bà Tống lại quay sang hỏi Tống Thời Ngộ: “Thế còn Thời Ngộ thì sao?”
Tống Thời Ngộ đáp: “Cháu cũng xin nghỉ phép ở công ty để có thể ở lại với Kiều Kiều thêm vài ngày nữa rồi ạ.”
Mỗi một tiếng “Kiều Kiều” anh gọi đều mang đến cảm giác thân thuộc và cưng chiều.
Ôn Kiều ngồi bên cạnh vẫn luôn mím môi, cố gắng kiềm chế khoé miệng đang không ngừng muốn nhếch lên.
“Kiều Kiều, ăn đùi gà đi này.” Bác cả gắp một cái đùi gà to vào trong bát của Ôn Kiều, sau đó tìm cái đùi gà còn lại gắp vào bát của Bình An: “Nào Bình An, con cũng ăn đùi gà đi.” Rồi lại vươn tay gắp một miếng đùi gà nhỏ vào bát Tống Thời Ngộ: “Nhóc Thời Ngộ, cháu ăn đùi gà đi.”
Tống Thời Ngộ mỉm cười: “Cháu cảm ơn bác cả.”
Bác cả cười rồi gắp miếng đùi gà nhỏ cuối cùng vào bát của bà nội: “Mẹ cũng ăn đùi gà nhé.”
Bà nội cười: “Thế còn dì Tống thì sao?”
Bác cả lại đứng lên gắp thêm một miếng thịt béo mềm vào bát của bà Tống: “Dì Tống thì ăn thịt.”
Bà Tống cười khúc khích: “Được rồi, cảm ơn Tri Hoành.”
Bà nội hỏi: “Thế còn con thì sao?”
Lúc này Bình An lặng lẽ gắp một miếng chân gà vào bát của ba.
Bác cả ngạc nhiên nhìn miếng chân gà trong bát, sau đó nhìn Bình An đầy cảm động, hào hứng nói: “Cảm ơn Bình An, ba thích ăn nhất là chân gà đấy!”
Bà nội cũng có chút kinh ngạc nhìn Bình An, nụ cười hạnh phúc cũng dần hiện lên trên khuôn mặt già nua.
Ôn Kiều không nói gì, nhẹ nhàng xoa đầu Bình An.
Tống Thời Ngộ cũng dành cho Bình An ánh mắt khen ngợi.
Bà Tống nhìn những người đang ngồi trên bàn ăn, không khỏi lộ ra vẻ ngưỡng mộ trên gương mặt.
Người ta thường nói với nhau rằng, gia đình của Ôn Kiều là gia đình nghèo khổ nhất, đáng thương nhất.
Gia đình ấy người lớn trẻ con đều có, già yếu bệnh tật cũng có, nhưng chỉ cần trái tim của họ luôn hướng về nhau thì cho dù có khó khăn đến mấy họ cũng đều có thể vượt qua.
Bọn họ cứ như vậy, cứ vui vẻ và quây quần bên nhau, nhìn thế nào cũng là dáng vẻ của một gia đình đầy hạnh phúc.
Bà nội nghe bà Tống nói như vậy thì cũng thấy giống ra phết, thế nhưng vẫn còn nửa tin nửa ngờ: “Không phải chứ… Mới mấy hôm trước tôi còn gọi điện thoại nói chuyện với Kiều Kiều, có thấy lộ liễu gì đâu nhỉ…” Nói đến đây bà ấy chợt nhớ tới những lời Ôn Kiều ngày hôm đó nói trong điện thoại, hình như đúng là có nhắc tới chuyện này thật.
Ôn Kiều nói nếu như Tống Thời Ngộ thực sự là bạn trai của cô thì sao?
Lúc đó bà nội còn tưởng Ôn Kiều đang nói đùa.
Chẳng nhẽ đấy lại là sự thật?
Hai bà vẫn còn đang ngạc nhiên và hoang mang thì Ôn Kiều đã chạy tới trước mặt: “Con chào bà nội!” Rồi lại quay sang cười chào hỏi với bà Tống: “Cháu chào bà Tống!”
Bà nội bây giờ cũng chẳng thèm để ý tới Tống Thời Ngộ nữa mà ôm chặt lấy Ôn Kiều, cẩn thận nhìn cô một lượt từ đầu tới chân, khóe mắt ươn ướt nhìn cô cười: “Trông trắng trẻo hơn rồi này, nhưng mà gầy quá.”
Bà nội không chỉ yêu thương Ôn Kiều mà còn cảm thấy đau lòng, áy náy và mang nợ đứa cháu gái này. Đã hơn nửa năm không gặp, đương nhiên nỗi nhớ nhung sẽ càng sâu đậm, thế nhưng so với Bình An cũng là cháu trai thì trong lòng bà nội, Ôn Kiều mới là đứa cháu gái gần gũi nhất, là bảo bối mà bà ấy cưng chiều.
Ôn Kiều kéo Bình An lại: “Bà nội nhìn Bình An này, thằng bé lại cao lên rồi phải không ạ?”
Bình An ngoan ngoãn đứng cạnh Ôn Kiều, cất tiếng gọi: “Cháu chào bà nội ạ.”
Bà nội nhìn Bình An đầy trìu mến, gật đầu cười nói: “Ừ, cao hơn một chút rồi, trông cũng ra dáng hơn nữa.”
Lúc này bà Tống nhìn Tống Thời Ngộ đứng ở phía sau, nói đùa: “Thời Ngộ, sao về mà chẳng bảo với bà một câu thế hả?”
Tống Thời Ngộ đáp: “Cháu muốn tạo bất ngờ cho bà nên mới không báo trước thôi mà. Vừa nãy cháu có ghé qua nhà bà trước nhưng lại không có ai ở nhà hết, không ngờ bà lại ở bên này.”
Bà Tống nói: “Thì bởi bà nội Kiều Kiều nói là hôm nay Kiều Kiều sẽ về, bà sang hóng hớt góp vui tí chứ sao, ai mà biết được cháu cũng về.” Vừa nói, ánh mắt bà Tống vừa đảo qua hai người họ, dò hỏi: “Mà đây là hai đứa hẹn nhau về hay là…”
Ôn Kiều lúng túng, cả người trở nên cứng đờ.
Không biết Tống Thời Ngộ sẽ trả lời thế nào.
Cô vô thức quay đầu nhìn anh.
Tống Thời Ngộ vừa hay cũng đang nhìn về phía cô, hai người nhìn nhau giây lát, ý cười hiện lên trong đáy mắt: “Lần này là cháu đặc biệt đưa Kiều Kiều về thăm bà nội và bác cả.” Rồi anh dừng lại một chút, ở trước mặt hai bà lão nắm lấy tay Ôn Kiều, cười nói: “Với cương vị là bạn trai của Kiều Kiều ạ.”
Bà Tống vui vẻ vỗ tay: “Đấy bà biết ngay mà!”
Bà nội vẫn còn có chút chưa tin được vào mắt mình: “Kiều Kiều, con với Thời Ngộ… Hai đứa thật sự đang yêu nhau đấy à?”
Ôn Kiều hơi đỏ mặt, gật đầu ‘dạ’ một tiếng.
Bà Tống hào hứng: “Như này mà còn giả được sao!”
Thông tin này quá bất ngờ, bà nội nhìn Tống Thời Ngộ rồi lại quay sang nhìn Ôn Kiều quở trách: “Sao con không nói với bà một tiếng?”
Ôn Kiều trưng ra bộ mặt vô tội: “Con nói với bà rồi mà, nhưng bà có tin con đâu.”
Bác cả mơ mơ hồ hồ nhìn bọn họ đầy tò mò, ông ấy cũng muốn tham gia vào chủ đề này: “Mọi người đang nói chuyện gì vậy?”
Bà Tống cười: “Được rồi, được rồi, mọi người đừng cứ đứng ở cửa mãi thế, mau vào nhà đi! Cơm canh dọn sẵn cả rồi, chỉ chờ mấy đứa về là nhập mâm thôi, chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện.”
Rồi mọi người dắt díu nhau vào trong nhà.
Một người phụ nữ trung niên đeo tạp dề từ trong bếp đi ra, tay bưng một bát thức ăn, đon đả chào đón bọn họ: “Đồ ăn xong cả rồi đây, mọi người mau ngồi xuống đi nào!”
Ôn Kiều kinh ngạc: “Thím Uyển Văn?”
Trương Uyển Văn là mẹ của Ôn Hoa, trông thế này thì có vẻ như một bàn đồ ăn nóng hổi này đều là do bà ấy nấu.
Thím Uyển Văn đặt bát thức ăn lên chiếc bàn vuông ở giữa nhà rồi mỉm cười nhìn Ôn Kiều: “Mau lại đây ngồi đi Ôn Kiều.”
Tên của thím Uyển Văn rất hay, tính tình cũng dịu dàng duyên dáng, sự thẳng thắn và nho nhã của Ôn Hoa có lẽ cũng được thừa hưởng từ bà ấy.
Trương Uyển Văn rất tốt bụng, làm việc lại nhanh nhẹn, người trong thôn trước nay đều chưa từng nói lời không hay gì về bà ấy.
Bà nội nói: “Thím Uyển Văn của con vừa mới sáng sớm đã tới rồi đấy, nói là Ôn Hoa gọi điện bảo con sắp về nhà, nhờ sang giúp đỡ một chút. Thế là từ sớm tinh mơ đã chặt gà chặt cá để nấu nướng, bận rộn suốt cả một buổi sáng đấy.”
Ôn Kiều vô cùng cảm kích: “Thím Uyển Văn vất vả rồi ạ, cháu cảm ơn thím nhiều lắm.”
“Ôi dào, có gì đâu mà vất vả, cảm ơn cái gì chứ, việc nên làm cả thôi mà.” Thím Uyển Văn cười đáp.
Mỗi lần Trương Uyển Văn gọi điện hỏi thăm con trai, Ôn Hoa đều kể Ôn Kiều đã quan tâm cậu ấy nhiều như thế nào, mới làm việc được bốn tháng mà đã được tăng lương hai lần. Mấy hôm nay Ôn Hoa còn kể là Ôn Kiều đang chuẩn bị thăng chức cậu ấy lên làm quản lý cửa hàng, khiến cậu ấy háo hức đến nỗi nửa đêm không ngủ được.
Lần này Ôn Kiều về nhà, kể cả Ôn Hoa không nhờ Trương Uyển Văn đến giúp, chỉ cần biết cô trở về bà ấy cũng vẫn sẽ đến.
“Ơ, đây chẳng phải là Thời Ngộ sao? Cả cháu cũng về luôn à?” Thím Uyển Văn ngạc nhiên nhìn Tống Thời Ngộ.
Bà ấy bận rộn trong bếp nãy giờ nên vừa rồi không nghe thấy bọn họ nói chuyện.
“Đây là thím Uyển Văn, là mẹ của Ôn Hoa đó.” Ôn Kiều ở bên cạnh nhỏ giọng nhắc nhở, sợ Tống Thời Ngộ không nhận ra người trước mặt là ai.
“Cháu chào thím.” Tống Thời Ngộ ngay lập tức cười tươi.
Thím Uyển Văn bị nụ cười bất ngờ của Tống Thời Ngộ làm cho giật mình, trước đây bà ấy cũng đã nhìn thấy Tống Thời Ngộ ở trong thôn rất nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên thấy anh khách sáo như vậy, lại còn cười tươi chào hỏi. Trương Uyển Văn hơi ngây người rồi mới từ từ cười đáp lại: “À ừ, chào cháu, chào cháu.”
Mặc dù anh và Ôn Kiều đang đứng cạnh nhau nhưng bà ấy cũng không nghĩ gì nhiều, dù sao thì hồi cấp ba Tống Thời Ngộ cũng chỉ hay chơi với Ôn Kiều, hai người cứ suốt ngày dính lấy nhau từ sáng tới tối. Thím Uyển Văn cởi tạp dề ra và nói: “Vậy mọi người cứ ăn cơm đi nhé, thím về trước đây.”
Bà nội liền nói: “Cháu còn về làm gì nữa vậy Uyển Văn? Cơm cũng dọn xong cả rồi, ngồi xuống ăn chung với mọi người luôn chứ.”
Những người khác cũng ngỏ ý muốn giữ thím Uyển Văn ở lại.
Thím Uyển Văn cười đáp: “Dạ thôi ạ, bố Ôn Hoa đi làm cũng sắp về rồi, cháu phải về nấu cơm cho anh ấy nữa.”
Trương Uyển Văn vừa đi vừa nói, bà nội thấy không giữ được người ở lại bèn liên tục cảm ơn vì đã giúp đỡ.
Thím Uyển Văn cười tươi rồi mở cửa ra ngoài.
Thế rồi tất cả mọi người cùng ngồi xuống bàn ăn.
Chiếc bàn vuông chỉ có bốn chiếc ghế dài, vì thế mỗi bên chỉ có hai người ngồi.
Tống Thời Ngộ rất tự nhiên mà ngồi xuống bên cạnh Ôn Kiều, bác cả thấy vậy trố mắt ra nhìn rồi cũng đành miễn cường ngồi sang phía bên kia, còn nhanh chóng vỗ nhẹ vào phần ghế bên cạnh mình, nhìn Bình An với ánh mắt đầy mong đợi: “Ngồi đi Bình An.”
Bình An ngồi xuống bên cạnh bác cả, ông ấy ngay lập tức cười rất vui vẻ.
Ôn Kiều nhìn Bình An rồi lại nhìn bác cả, cô không khỏi mỉm cười.
Bình An có đôi mắt sáng và cặp lông mày nhạt giống mẹ, nhưng những đường nét trên khuôn mặt, sống mũi và bờ môi lại giống ba, thằng bé rất đẹp trai, khi cười mỉm thì đến độ cong của khoé miệng cũng giống bác cả.
Lần này trở về nhà, Ôn Kiều cảm nhận được rất rõ Bình An không còn xa cách với bác cả như trước nữa.
Bà nội và bà Tống cũng ngồi xuống cùng một bên.
Bà nội vui đến mức trên gương mặt vẫn luôn nở nụ cười từ khi bắt đầu đến giờ.
Các món ăn ở trên bàn được bày biện rất thịnh soạn, không khác gì một bữa cơm tất niên, gà vịt thịt cá đều đủ cả.
Đồ ăn ở thôn quê nhìn bề ngoài thì có vẻ đơn giản nhưng khẩu phần và hương vị thì khỏi phải bàn, chiếc bát lớn chất cả núi đồ ăn thơm nức mũi chính là thứ hấp dẫn nhất đối với những chiếc bụng đói meo.
Bác cả hầu như lần nào cũng đảm nhận nhiệm vụ xới cơm, hơn nữa còn rất vui vẻ với công việc ấy vì nó chứng minh ông ấy là một phần không thể thiếu của gia đình này.
Mỗi người đều được xới một bát cơm đầy.
“Cơm này là bác nấu đấy!” Bác cả chủ động nhận công.
Ôn Kiều ăn một miếng cơm và khen ngợi: “Cơm ngon đấy bác cả, lượng nước vừa đủ luôn.”
Bác cả được khen thì vô cùng hãnh diện.
Bà Tống cười nói: “Nhìn Tri Hoành vui chưa kìa! Kiều Kiều à, cháu không biết đấy thôi, chứ sáng nay nghe có người nói cháu và Bình An về nhà, nó háo hức còn hơn cả đón Tết ấy chứ.”
Bác cả hơi xấu hổ bèn cúi xuống ăn cơm, thỉnh thoảng lại lén nhìn Ôn Kiều và Bình An.
“Lần này các cháu có được ở lại lâu không?” Bà Tống hỏi.
Ôn Kiều gật đầu: “Được ạ, nếu như ở cửa hàng không xảy ra vấn đề gì thì cháu định ở lại tầm chục ngày hoặc nửa tháng gì đó.”
Bà nội và bác cả nghe thấy vậy đều rất vui mừng, trước đây mỗi lần về quê, Ôn Kiều chỉ ở lại nhiều nhất bốn năm ngày là phải đi, thế nhưng lần này lại được về nghỉ lâu như vậy.
Bà Tống lại quay sang hỏi Tống Thời Ngộ: “Thế còn Thời Ngộ thì sao?”
Tống Thời Ngộ đáp: “Cháu cũng xin nghỉ phép ở công ty để có thể ở lại với Kiều Kiều thêm vài ngày nữa rồi ạ.”
Mỗi một tiếng “Kiều Kiều” anh gọi đều mang đến cảm giác thân thuộc và cưng chiều.
Ôn Kiều ngồi bên cạnh vẫn luôn mím môi, cố gắng kiềm chế khoé miệng đang không ngừng muốn nhếch lên.
“Kiều Kiều, ăn đùi gà đi này.” Bác cả gắp một cái đùi gà to vào trong bát của Ôn Kiều, sau đó tìm cái đùi gà còn lại gắp vào bát của Bình An: “Nào Bình An, con cũng ăn đùi gà đi.” Rồi lại vươn tay gắp một miếng đùi gà nhỏ vào bát Tống Thời Ngộ: “Nhóc Thời Ngộ, cháu ăn đùi gà đi.”
Tống Thời Ngộ mỉm cười: “Cháu cảm ơn bác cả.”
Bác cả cười rồi gắp miếng đùi gà nhỏ cuối cùng vào bát của bà nội: “Mẹ cũng ăn đùi gà nhé.”
Bà nội cười: “Thế còn dì Tống thì sao?”
Bác cả lại đứng lên gắp thêm một miếng thịt béo mềm vào bát của bà Tống: “Dì Tống thì ăn thịt.”
Bà Tống cười khúc khích: “Được rồi, cảm ơn Tri Hoành.”
Bà nội hỏi: “Thế còn con thì sao?”
Lúc này Bình An lặng lẽ gắp một miếng chân gà vào bát của ba.
Bác cả ngạc nhiên nhìn miếng chân gà trong bát, sau đó nhìn Bình An đầy cảm động, hào hứng nói: “Cảm ơn Bình An, ba thích ăn nhất là chân gà đấy!”
Bà nội cũng có chút kinh ngạc nhìn Bình An, nụ cười hạnh phúc cũng dần hiện lên trên khuôn mặt già nua.
Ôn Kiều không nói gì, nhẹ nhàng xoa đầu Bình An.
Tống Thời Ngộ cũng dành cho Bình An ánh mắt khen ngợi.
Bà Tống nhìn những người đang ngồi trên bàn ăn, không khỏi lộ ra vẻ ngưỡng mộ trên gương mặt.
Người ta thường nói với nhau rằng, gia đình của Ôn Kiều là gia đình nghèo khổ nhất, đáng thương nhất.
Gia đình ấy người lớn trẻ con đều có, già yếu bệnh tật cũng có, nhưng chỉ cần trái tim của họ luôn hướng về nhau thì cho dù có khó khăn đến mấy họ cũng đều có thể vượt qua.
Bọn họ cứ như vậy, cứ vui vẻ và quây quần bên nhau, nhìn thế nào cũng là dáng vẻ của một gia đình đầy hạnh phúc.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương