Phiến Phiến Hoa Phi
Chương 2: Măng ở trong cung thì không được đào
Ngày mồng chín tháng tư, trời đẹp, ta bảo các cung nữ mang chăn đệm ra phơi, còn ta xếp ghế dưới hành lang nằm tắm nắng.
Ngày mồng mười tháng tư, trời đẹp, lại nằm tắm nắng.
Ngày mười một tháng tư, trời đẹp, ta tắm nắng một mình hơi chán nên rủ Di thường tại đến làm cùng.
Ngày mười hai tháng tư, chưa đến giờ ăn nhưng phòng bếp nhỏ dâng nem rán lên, ăn được hai cái. Thịt ngon nhưng măng quá cứng, không ngon. Ta rủ Mịch Nhi ngày mai ra Ngự hoa viên tìm măng, lén đào hai cây về.
Ngày mười ba tháng tư, may gặp tiểu thái giám tỉa cành đến, khó khăn lắm mới mượn được cuốc nhưng không tìm được măng, có lẽ bởi vì gần đây trời không mưa. Đúng lúc ta mặt mũi lấm lem thì nhác thấy bóng người đi qua hành lang. Ta thấy mình luộm thuộm, lại sợ bị bắt gặp sẽ gặp rắc rối nên trốn sau hàng cây, mắt thấy một người áo vàng, một người áo xanh đi xa mới bước ra.
Buổi tối, lúc về ta mới nghe tiểu cung nữ nói có hoàng thượng đến thăm, bệ hạ ở lại dùng bữa tối với Cẩn phi xong mới về. Cẩn phi còn sai người gọi ta qua thỉnh an nhưng ta lại đi vắng.
Ta thấy hơi tiếc vì lỡ dịp gặp hoàng thượng, được thấy trông bệ hạ thế nào.
Ta đến gặp Cẩn phi, thái độ của Cẩn phi nương nương hòa nhã hơn thường ngày nhiều. Nàng ấy thấy ta thì bật cười, vừa kéo ta đi rửa mặt vừa nói ta không biết giữ thể diện gì cả. Ta chép miệng không nói gì.
Cẩn phi còn nói, thôi, mới mười lăm tuổi đầu biết thể diện là gì đâu, mau đi rửa mặt đi, ta đã bày sẵn điểm tâm rồi.
Lúc ăn điểm tâm, ta kể với Cẩn phi rằng ta đi đào măng mà không tìm được cây măng nào nên không vui. Ta thấy hẳn Cẩn phi chưa đi đào măng bao giờ, ta liền kể cho nàng ấy nghe những chuyện vui lúc đi đào măng hồi nhỏ của ta. Nàng ấy gật đầu khen hay, nhưng vẫn nhắc ta sau đó không được đào ở Ngự hoa viên, bởi vì trong cung này dù là một nhành hoa cũng thuộc về hoàng thượng.
Ta nói, vậy hai cây hải đường ở Ngự hoa viên ta thấy được hoa tượng đưa đến chỗ Gia quý nhân hai hôm trước thì sao?
Cẩn phi nói đó là do hoàng thượng ban cho. Được hoàng thượng ban tặng thì mới là của muội, không ban cho muội thì chạm vào cũng không được.
Ta không hé răng, trong lòng nghĩ nơi này thật kỳ lạ. Ta nhọc nhằn đào cả ngày lại không phải của ta, hoàng thượng nói một câu thưởng thì đã thành của ta rồi.
Có lẽ Cẩn phi đọc được suy nghĩ của ta, nên nói, muội muốn gì thì phải nỗ lực phấn đấu mà giành lấy. Thế nhưng biện pháp của muội chỉ có thể là được hoàng thượng yêu thương.
Nếu nói như vậy, có lẽ hoàng thượng rất thích Cẩn phi, nên mới tặng cho nàng ấy rất nhiều đồ quý hiếm, bao gồm địa vị Cẩn phi này.
Hoàng thượng có lẽ cũng thích Gia quý nhân, bệ hạ vì Gia quý nhân khen hải đường đẹp nên tặng cô ấy đấy thôi.
Hoàng thượng hẳn cũng thích cả Di thường tại, lúc tắm nắng với cô ấy, ta thấy cô ấy cầm một chiếc quạt bạch ngọc. Cô ấy nói hoàng thượng khen ngón tay cô ấy trắng trẻo như củ hành, phối với quạt bạch ngọc này là vừa đẹp.
Nhưng dù hoàng thượng có thật nhiều thứ để tặng, thì bệ hạ lấy đâu ra nhiều tình cảm như vậy để chia nhỉ?
Ngày mồng mười tháng tư, trời đẹp, lại nằm tắm nắng.
Ngày mười một tháng tư, trời đẹp, ta tắm nắng một mình hơi chán nên rủ Di thường tại đến làm cùng.
Ngày mười hai tháng tư, chưa đến giờ ăn nhưng phòng bếp nhỏ dâng nem rán lên, ăn được hai cái. Thịt ngon nhưng măng quá cứng, không ngon. Ta rủ Mịch Nhi ngày mai ra Ngự hoa viên tìm măng, lén đào hai cây về.
Ngày mười ba tháng tư, may gặp tiểu thái giám tỉa cành đến, khó khăn lắm mới mượn được cuốc nhưng không tìm được măng, có lẽ bởi vì gần đây trời không mưa. Đúng lúc ta mặt mũi lấm lem thì nhác thấy bóng người đi qua hành lang. Ta thấy mình luộm thuộm, lại sợ bị bắt gặp sẽ gặp rắc rối nên trốn sau hàng cây, mắt thấy một người áo vàng, một người áo xanh đi xa mới bước ra.
Buổi tối, lúc về ta mới nghe tiểu cung nữ nói có hoàng thượng đến thăm, bệ hạ ở lại dùng bữa tối với Cẩn phi xong mới về. Cẩn phi còn sai người gọi ta qua thỉnh an nhưng ta lại đi vắng.
Ta thấy hơi tiếc vì lỡ dịp gặp hoàng thượng, được thấy trông bệ hạ thế nào.
Ta đến gặp Cẩn phi, thái độ của Cẩn phi nương nương hòa nhã hơn thường ngày nhiều. Nàng ấy thấy ta thì bật cười, vừa kéo ta đi rửa mặt vừa nói ta không biết giữ thể diện gì cả. Ta chép miệng không nói gì.
Cẩn phi còn nói, thôi, mới mười lăm tuổi đầu biết thể diện là gì đâu, mau đi rửa mặt đi, ta đã bày sẵn điểm tâm rồi.
Lúc ăn điểm tâm, ta kể với Cẩn phi rằng ta đi đào măng mà không tìm được cây măng nào nên không vui. Ta thấy hẳn Cẩn phi chưa đi đào măng bao giờ, ta liền kể cho nàng ấy nghe những chuyện vui lúc đi đào măng hồi nhỏ của ta. Nàng ấy gật đầu khen hay, nhưng vẫn nhắc ta sau đó không được đào ở Ngự hoa viên, bởi vì trong cung này dù là một nhành hoa cũng thuộc về hoàng thượng.
Ta nói, vậy hai cây hải đường ở Ngự hoa viên ta thấy được hoa tượng đưa đến chỗ Gia quý nhân hai hôm trước thì sao?
Cẩn phi nói đó là do hoàng thượng ban cho. Được hoàng thượng ban tặng thì mới là của muội, không ban cho muội thì chạm vào cũng không được.
Ta không hé răng, trong lòng nghĩ nơi này thật kỳ lạ. Ta nhọc nhằn đào cả ngày lại không phải của ta, hoàng thượng nói một câu thưởng thì đã thành của ta rồi.
Có lẽ Cẩn phi đọc được suy nghĩ của ta, nên nói, muội muốn gì thì phải nỗ lực phấn đấu mà giành lấy. Thế nhưng biện pháp của muội chỉ có thể là được hoàng thượng yêu thương.
Nếu nói như vậy, có lẽ hoàng thượng rất thích Cẩn phi, nên mới tặng cho nàng ấy rất nhiều đồ quý hiếm, bao gồm địa vị Cẩn phi này.
Hoàng thượng có lẽ cũng thích Gia quý nhân, bệ hạ vì Gia quý nhân khen hải đường đẹp nên tặng cô ấy đấy thôi.
Hoàng thượng hẳn cũng thích cả Di thường tại, lúc tắm nắng với cô ấy, ta thấy cô ấy cầm một chiếc quạt bạch ngọc. Cô ấy nói hoàng thượng khen ngón tay cô ấy trắng trẻo như củ hành, phối với quạt bạch ngọc này là vừa đẹp.
Nhưng dù hoàng thượng có thật nhiều thứ để tặng, thì bệ hạ lấy đâu ra nhiều tình cảm như vậy để chia nhỉ?
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương