Sau Khi Gây Thù Với Chủ Thần
Chương 47: Quan nhân* (Quỷ Vương ngàn năm x Tân nương minh hôn)
Tác giả: Phù Bạch Khúc.
Chuyển ngữ: Vương Triều Xác Sống bánh cuốn vl.
*Quan nhân: Tương đương với "phu quân, chồng,...", là xưng hô vợ gọi chồng mình thời cổ đại.
*TG này ở cổ đại nên mình sẽ giữ một vài từ như "phu quân, y phục, thành thân, tân nương,...." hoặc vài từ bản thân mình thấy nó phù hợp.
——-
Tiếng kèn chói tai đâm thủng màn nhĩ, âm thanh dở như ma khóc quỷ gào xuyên qua màng não, thổi nhạc hỉ nhưng nghe thê lương như chạy tang.
Dung Dữ vừa xuyên tới suýt thì bị buổi diễn tấu xô na này tiễn đi.
Hắn ở cung Ma vương ngày nào cũng nghe ti ống trúc huyền*, âm điệu lả lướt, do nhạc sĩ tốt nhất Tam giới diễn tấu, giai điệu lả lướt ấy lượn quanh ba ngày ba đêm, vang bên tai không dứt.
Dám dùng âm thanh hỗn tạp thế này làm bẩn tai hắn, cả ban nhạc này muốn xuống âm phủ báo danh à.
Dung Dữ không phải người có tính kiên nhẫn. Hắn nghe đến phát ớn, thẳng tay đẩy cửa sổ, vén khăn tân nương trên đầu lên mắng: "Tất cả câm miệng hết cho ta, thổi dở tệ thế mà bản thân không tự biết hả?!"
"..."
Lúc này tiếng nhạc mới hơi ngừng lại.
Nghe tân nương kiều diễm như hoa mở miệng mắng, toàn đội ngũ rước dâu chợt im như thóc.
Dung Dữ quét mắt nhìn, bên ngoài là một con đường núi hoang vu, sương trắng bao trùm khắp nơi. Người nâng kiệu, tấu nhạc, thân hình ai nấy đều mỏng dính như tờ giấy, mặt mày trắng bệch như được khắc ra cùng một khuôn. Thấy hắn lên tiếng, cả đám dùng ánh mắt vô hồn nhìn sang, mặt không cảm xúc, kinh dị đến mức khiến người ta ớn lạnh.
Kiệu hoa trông rất thú vị, hai bên treo hai cái đèn lồng. Mặt trước treo dải lụa đỏ, nửa đèn lồng có màu đỏ viết một chữ 'Hỉ', mặt sau treo dải lụa đen, nửa đèn lồng còn lại màu trắng viết một chữ 'Điện'. Phía trước là kiệu hoa, đằng sau là quan tài. Đội rước dâu phía trước rải tiền đồng, chờ cỗ kiệu đi qua, trên đất đều là tiền vàng giấy bạc.
Đỏ trắng xen lẫn nhất thời không biết đang rước dâu hay đưa tang.
Dung Dữ còn tưởng rằng hắn xuyên thẳng vào hiện trường kết hôn, bây giờ nhìn kĩ lại, hóa ra là âm hôn. Với nhãn lực của hắn, vừa nhìn đã biết đội ngũ rước dâu đều là người giấy, người sống chỉ có mỗi mình hắn.
Hắn chẳng quan tâm mình là người giấy hay là người, dù sao cũng không thể để thứ nhạc âm phủ này làm nhục lỗ tai hắn. Dung Dữ nhìn về phía đám người giấy đang nhìn lom lom vào hắn nãy giờ: "Nhìn gì mà nhìn? Không biết thổi nhạc trần gian thì nín, còn thổi nữa bổn vương đốt hết các ngươi."
Nói xong lời ác độc đó mới thả rèm xuống.
Đám người giấy: "..."
Tân nương ngang ngược nhất mà tụi này từng thấy luôn đó!
Người giấy thì cũng là giấy, một mồi lửa thôi đã bị đốt rụi, nên từ trong tiềm thức bọn chúng rất sợ cái chữ 'đốt' này. Dung Dữ đe dọa như thế, quả nhiên cả bọn im thin thít.
Trước mặt hắn là một mảnh đỏ, đầu còn đội khăn tân nương, mặc váy của nữ nhân cổ đại, hai món trang sức cũng là màu đỏ, rất hợp với bộ đồ này. Hắn đã ném nhẫn 'Liệt hỏa' vào trong vòng Huyết Ngọc, hắn sợ mấy thế giới sau mang đồ đi quá nhiều không tiện nên để vòng Huyết Ngọc mở một không gian lưu trữ.
Vòng Huyết Ngọc đã sớm vứt cái gì mà 'Không cung cấp trợ giúp' lên chín tầng mây, trừ chuyện không thể giải phong ấn cho Đại ma vương --- vì lực lượng của Dung Dữ quá mạnh, lỡ như không khống chế được sẽ hủy một thế giới dễ như ăn kẹo, nó không dám mạo hiểm --- còn những chuyện khác thì nó giúp một chút, vì nó cũng chẳng dám từ chối.
Lỡ từ chối, Đại ma vương tính lên đầu Chủ Thần đại nhân thì sao giờ?
Dung Dữ sờ xuống váy: "Lần này nhân vật chính là con gái à?"
Vòng Huyết Ngọc:...Giọng anh mới nói là giọng nam mà?
Dung Dữ: "Ồ, bậc thầy giả nữ."
Vòng Huyết Ngọc: Nguyên chủ không có sở thích đó! Chờ, tôi gửi cốt truyện cho anh.
- -
Thế giới này có số 4444, đứa con số mệnh tên Ôn Ý Sơ.
Bối cảnh là triều Thịnh, có chút hao hao với triều Tống của một thế giới trước kia Dung Dữ từng đi ngang qua. Triều đình lúc bấy giờ trọng văn khinh võ, cho nên cả nước cũng đi theo cái gọi là 'Vạn bàn giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao*', dân thường ai cũng muốn vượt qua thi cử để đổi đời, nhảy lên cấp bậc sĩ phu*. (người trí thức có danh tiếng trong xã hội phong kiến)
*Tất cả đều thấp kém, chỉ có học là cao.
Nhưng làn gió xuân đổi mới này cũng không thể thổi khắp ngóc ngách của cả nước, giáo dục bắt buộc chín năm ở hiện đại* còn có cá lọt lưới huống chi ở thời cổ đại.
Nơi này gọi là trấn Nhạc Tây, vùng quê nghèo mười dặm* xung quanh đều là đất hoang, vô cùng nghèo khổ lạc hậu. Bách tính mặt cắm xuống đất lưng hướng lên trời, đời đời sống nhờ nghề làm ruộng, mà đất còn không phải của bọn họ.
(1 dặm = 1/2 km)
Nếu đàn ông nơi đây đều cũng đi học không đi làm ruộng, bọn họ biết đòi tiền thuê ở đâu? Thế thì sao có một cuộc sống nhàn hạ?
Vì thế đời này qua đời khác đến đời nọ, đám địa chủ đều bóc lột nông dân ở đây. Một phía là địa chủ giàu sang phú quý ăn hàng ở không ức hiếp dân làng, một bên là dân làng ngày ngày cần cù cày cấy sấp mặt mới đổi lại được chút lương thực ít ỏi, còn phải bỏ hơn nửa tiền lương để đóng thuế ruộng, cuộc sống thật sự rất kham khổ. Bọn họ không thể đấu tranh, cũng không dám đấu tranh, đất trong tay đều là nhà của địa chủ, nếu đắc tội địa chủ bị lấy lại ruộng đất thì cả nhà đều sẽ chết đói.
Sau mấy đời bị chèn ép, người nghèo thì nghèo hơn, mà kẻ giàu thì càng phất lên phơi phới.
Viên ngoại (chức quan thời xưa) ở trấn trong nhà ba vợ bốn nàng hầu, vợ nhỏ vợ bé gì cưới liên tục, hễ vừa ý ai mà người ta không chịu thì dùng quyền lực cưỡng ép cướp về. Còn dân thường ngay cả vợ cũng không cưới nổi. Trấn Nhạc Tây quá đỗi nghèo khó, các cô gái trong trấn thà chịu gả ra ngoài, nhảy vào hố lửa còn hơn gả vào mấy nhà này chịu khổ. Đàn ông trưởng thành* ở đây ngày càng nhiều, có vô số người đến già cũng không lấy được vợ.
Người nơi này coi chuyện lấy vợ còn quan trọng hơn bất kỳ chuyện gì, đó là mục tiêu khi còn sống không đạt được thì chết phải đạt được, nếu không xuống hoàng tuyền không còn mặt mũi nhìn cha mẹ. Có người lúc sống không cưới được vợ, già rồi sợ chết một mình cô đơn lạnh lẽo dưới nấm mồ thì sẽ lấy tiền tích góp cả đời mua một cái xác nữ làm âm hôn, nhờ người dân xung quanh tổ chức hậu sự cho mình, sau khi chết cũng coi như có người bầu bạn. Vậy là còn đỡ, nếu không có tiền mua xác nữ thì thất đức đi đào trộm mộ. Còn có loại người vô cùng đáng giận, dám siết chết một cô nương trong sạch để chôn theo mình.
Bọn họ không để ý cái gì là chuyện thất đức phạm pháp, sắp chết rồi thì pháp với chả luật còn làm gì được nhau? Bọn họ đã sống một cuộc đời tầm thường, đã bị giày vò đến chết lặng rồi, chỉ muốn hoàn thành tâm nguyện của mình.
Đây chính là trấn Nhạc Tây, nơi rừng thiên nước độc ngu muội dốt nát, đáng thương lại đáng buồn.
Ôn Ý Sơ là người duy nhất có học thức trong cái trấn này. Cậu vốn là người trong thành, năm xưa mẹ bệnh qua đời, cha là thư sinh nghèo nhiều lần thi không đỗ, khó khăn lắm mới đậu được thì lại vì quá kích động mà đột tử.
Ôn Ý Sơ trở thành trẻ mồ côi.
May mắn thay, năm đó cậu đã mười sáu tuổi, có thể kiếm sống bằng nghề viết thư pháp và vẽ tranh. Ảnh hưởng từ cha mình, cậu đã đi học từ nhỏ, năm ba tuổi đã biết chữ, năm tuổi đã làm thơ, là thần đồng nổi tiếng gần xa, từ nhỏ đã có chí làm quan, dốc lòng cống hiến đền đáp nước nhà.
Trong một lần tình cờ Ôn Ý Sơ đi đến trấn Nhạc Tây, cậu bất ngờ vì giờ vẫn còn nơi ngu muội lạc hậu như thế, bóc lột người dân, cướp đoạt con gái nhà lành không chút kiêng kỵ, bách tính dốt nát, nghèo khó lạc hậu lại còn lưu truyền hủ tục âm hôn.
Tai nghe mắt thấy tất cả những chuyện này làm Ôn Ý Sơ tức giận không thôi. Cậu đi báo quan cáo trạng chuyện dân làng bị ức hiếp, lại không biết rằng quan lại địa chủ cấu kết nhau, quan chức nhận hối lộ, đám người đó đánh cậu một trận rồi đuổi ra khỏi nha môn. Cậu lại đi khuyên nhủ người dân chớ kết âm hôn sẽ tổn âm đức*, nhưng người dân nào để ý tới cậu. Bọn họ không hiểu những đạo lý này, bọn họ chỉ muốn cưới được vợ.
Ôn Ý Sơ dần hiểu ra, muốn trị gận tốc những hủ tục lạc hậu như vậy, dân thường như cậu chắc chắn không thể làm gì, cần phải lên làm quan mới có quyền lên tiếng. Muốn giáo dục cảm hóa những người dân này, nói lý lẽ với họ chỉ vô dụng thôi, phải dạy bọn họ học, dạy bọn họ tư duy, đó mới là chìa khóa để cải thiện cuộc sống của bọn họ.
Nơi này ngay cả một thầy dạy học cũng không có. Ôn Ý Sơ ở lại đây lập ra thư viện, dạy học miễn phí cho đám trẻ, cách mấy ngày lại vào thành bán thư pháp và tranh kiếm tiền, đồng thời cũng chuẩn bị tham gia khoa cử. Có vài người dân vì cảm ơn cũng thỉnh thoảng tặng cho cậu ít gạo và mì, cuộc sống tuy nghèo khó nhưng thanh thản.
Mấy hộ thân hào* trong thôn tất nhiên muốn tống cổ cậu đi. Dân làng biết chữ rồi sẽ biết suy nghĩ, sao còn chịu ngoan ngoãn nghe theo bọn họ?
Ôn Ý Sơ là một thư sinh môi hồng răng trắng gầy yếu, không chỉ có học thức mà còn tuấn tú đẹp mắt. Con trai Hồ Vĩ của Hồ viên ngoại trong trấn có ham mê Long Dương* (cách gọi đồng tính nam thời xưa), trong lòng nhớ thương cậu nên mới đồng ý cho cậu ở lại, ngày nào cũng viện cớ học tập mà đến quấy rầy.
Ôn Ý Sơ chỉ dốc lòng cầu học, hồn nhiên không biết tâm tư xấu xa của Hồ Vĩ. Cậu không vì vinh hoa phú quý, công danh lợi lộc mà chỉ muốn làm quan vì dân phục vụ, giúp đỡ những nơi như trấn Nhạc Tây thoát khỏi cảnh bần cùng dốt nát, khiến đám địa chủ bóc lột dân chúng gặp quả báo, quét sạch đám quan lại tham ô, để bi kịch âm hôn không còn xảy ra nữa.
Theo quy định khoa cử của triều Thịnh, sau khi kết thúc thi cử các thí sinh cần về quê chờ kết quả. Nếu mấy tháng sau có người ra roi thúc ngựa đến báo tin vui thì là đậu, không có người tới thì chính là rớt.
Ôn Ý Sơ thi xong về quê đã là mười bảy tuổi. Hồ Vĩ nói ngon nói ngọt lấy lòng Ôn Ý Sơ một năm, thấy đối phương vẫn dầu muối không ăn, mất hết kiên nhẫn cuối cùng muốn cưỡng người ta. Ôn Ý Sơ thề chết không theo, trong cơn hốt hoảng chạy vào trong núi, còn Hồ Vĩ đuổi sát theo sau. Cho đến trời tối, Ôn Ý Sơ từ trong núi đi ra, còn Hồ Vĩ lại bị cọp cắn chết.
Lần này Hồ gia rất tức giận. Bọn họ biết sau khi Hồ Vĩ chạy theo Ôn Ý Sơ mới xảy ra chuyện, lại biết con trai mình thèm khát Ôn Ý Sơ đã lâu mới lập tức bắt Ôn Ý Sơ chôn cùng.
Ngày hôm đó một đám người xông vào thư viện ép cậu thay y phục tân nương, nhốt vào quan tài của Hồ Vĩ muốn chôn sống cậu.
Có bà con muốn xin tha cho cậu lại bị Hồ gia quát một câu 'Đứa nào dám lắm mồm, tao thu hồi đất lại ngay lập tức' chặn miệng.
Vậy nên những người muốn giúp Ôn Ý Sơ cũng chỉ có thể im lặng.
Ký ức cuối cùng của Ôn Ý Sơ là thi thể Hồ Vĩ bị cọp xé máu thịt bấy nhầy, từng gương mặt gớm ghiếc của đám thân hào, bọn họ đều cúi đầu im lặng, cậu chỉ có thể trơ mắt nhìn tấm ván nặng dần đậy lại. Bọn gia đinh xúc từng xẻng đất lấp lên quan tài, cậu tuyệt vọng rơi vào bóng tối vô tận.
Cậu điên cuồng giãy giụa trong quan tài, tay cào lên ván đến mức tróc cả móng, máu nhuộm đẫm mười ngón tay, cho đến khi chẳng thể cào được nữa.
Cậu không oán hận những người dân đó, bọn họ còn có gia đình, không thể nào không sợ cường quyền. Chẳng qua cậu thật sự nuối tiếc, cậu còn chưa được làm quan, còn chưa thay đổi được số phận bất lực của bọn họ.
Hai tháng sau có tin vui báo đến, Ôn Ý Sơ đề tên trên bảng vàng, đậu Trạng nguyên.
Nhưng khi đó Ôn Ý Sơ đã hóa thành đám xương trắng dưới lòng đất lạnh lẽo.
Đám thân hào sửng sốt, vờ nuối tiếc nói với người báo tin, hai tháng trước Ôn Ý Sơ vào núi bất cẩn bị cọp cắn chết. Quan báo tin chỉ đành quay ngựa thương tiếc rời đi, lẩm bẩm: "Tiếc thật, Trạng nguyên năm nay được triều đình khen văn chương rất tốt, nhất định là nhân tài trụ cột nước nhà..."
Tiếng vó ngựa đi xa, Ôn Ý Sơ yên nghỉ dưới lòng đất.
Hoài bão của cậu còn chưa thực hiện, thì đã chết dần chết mòn trong quan tài.
- --
Vòng Huyết Ngọc: Ôn Ý Sơ tài hoa hơn người, vốn có thể làm Tể tưởng tạo phúc cho muôn dân, đề tên trên sử sách, lại bị đám có mắt không tròng này bắt làm âm hôn! Khó trách thế giới này lại sụp đổ, tuyến lịch sử cũng bị đứt đoạn luôn! Bọn họ hoàn toàn không biết rằng mình đã phá hủy một viên minh châu độc nhất vô nhị!
Dung Dữ: "Mày kích động cái gì đấy?"
Vòng Huyết Ngọc: Tôi thấy căm phẫn dùm!
Dung Dữ xòe bàn tay đầm đìa máu: "Vậy bây giờ Ôn Ý Sơ đã bị chôn sống trong quan tài, ngón tay này là do cào quan tài à?"
Vòng Huyết Ngọc: Chắc chắn là thế!
Dung Dữ dựa vào kiệu hoa: "Vậy giờ là tình huống gì? Cốt truyện mày đưa có đầy đủ không đấy?"
Theo cốt truyện kết BE vòng Huyết Ngọc đưa, Ôn Ý Sơ đã giãy giụa trong quan tài cho đến chết.
Nhưng thân thể hiện giờ của hắn lại là người sống.
Hắn vừa mới xuyên tới mà cốt truyện đã khác hẳn với cốt truyện cũ. Trong cốt truyện cũ Ôn Ý Sơ chết trong quan tài, nhưng bây giờ sau khi Ôn Ý Sơ nghẹt thở hôn mê, nắp quan tài đã bật ra, một đám người giấy xuất hiện khiêng cậu ta lên kiệu hoa đưa đi.
Vừa đi được nửa đường Dung Dữ đã xuyên tới, không biết kiệu hoa này muốn đến đâu.
Dung Dữ: "Quan tài hợp táng trong minh hôn chính là phòng tân hôn, Ôn Ý Sơ đã vào mộ của Hồ Vĩ sao lại bị người giấy đào ra được?"
Vòng Huyết Ngọc: A, tôi hiểu nè tôi hiểu nè!
Vòng Huyết Ngọc: Anh gặp cướp dâu đó!
Hết chương 47.
Chú thích:
*ti trúc quản huyền: thành ngữ TQ, tên gọi chung của các loại nhạc cụ như đàn cầm, đàn sắt, sáo... Cũng là chỉ âm nhạc. Xuất xứ từ <Lan Đình Thập Tự> (theo Baidu)
*giáo dục bắt buộc chín năm: Giáo dục bắt buộc là giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi đó bắt buộc phải học tập đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện. 9 năm bao gồm 6 tiểu học và 3 trung học cơ sở.
*庄稼汉: 1. Nông dân. 2. Chỉ chung đàn ông, đàn ông trưởng thành, hoặc chồng. 3. Ý thứ ba đề cập đến cây nông nghiệp, việc trồng trọt. (tham khảo nhiều nguồn)
*thân hào: người có địa vị và thế lực trong xã hội cũ.
*Minh hôn còn được gọi là âm hôn, nhưng tác giả dùng cả hai cách nói nên mình cũng edit theo vậy.
Chuyển ngữ: Vương Triều Xác Sống bánh cuốn vl.
*Quan nhân: Tương đương với "phu quân, chồng,...", là xưng hô vợ gọi chồng mình thời cổ đại.
*TG này ở cổ đại nên mình sẽ giữ một vài từ như "phu quân, y phục, thành thân, tân nương,...." hoặc vài từ bản thân mình thấy nó phù hợp.
——-
Tiếng kèn chói tai đâm thủng màn nhĩ, âm thanh dở như ma khóc quỷ gào xuyên qua màng não, thổi nhạc hỉ nhưng nghe thê lương như chạy tang.
Dung Dữ vừa xuyên tới suýt thì bị buổi diễn tấu xô na này tiễn đi.
Hắn ở cung Ma vương ngày nào cũng nghe ti ống trúc huyền*, âm điệu lả lướt, do nhạc sĩ tốt nhất Tam giới diễn tấu, giai điệu lả lướt ấy lượn quanh ba ngày ba đêm, vang bên tai không dứt.
Dám dùng âm thanh hỗn tạp thế này làm bẩn tai hắn, cả ban nhạc này muốn xuống âm phủ báo danh à.
Dung Dữ không phải người có tính kiên nhẫn. Hắn nghe đến phát ớn, thẳng tay đẩy cửa sổ, vén khăn tân nương trên đầu lên mắng: "Tất cả câm miệng hết cho ta, thổi dở tệ thế mà bản thân không tự biết hả?!"
"..."
Lúc này tiếng nhạc mới hơi ngừng lại.
Nghe tân nương kiều diễm như hoa mở miệng mắng, toàn đội ngũ rước dâu chợt im như thóc.
Dung Dữ quét mắt nhìn, bên ngoài là một con đường núi hoang vu, sương trắng bao trùm khắp nơi. Người nâng kiệu, tấu nhạc, thân hình ai nấy đều mỏng dính như tờ giấy, mặt mày trắng bệch như được khắc ra cùng một khuôn. Thấy hắn lên tiếng, cả đám dùng ánh mắt vô hồn nhìn sang, mặt không cảm xúc, kinh dị đến mức khiến người ta ớn lạnh.
Kiệu hoa trông rất thú vị, hai bên treo hai cái đèn lồng. Mặt trước treo dải lụa đỏ, nửa đèn lồng có màu đỏ viết một chữ 'Hỉ', mặt sau treo dải lụa đen, nửa đèn lồng còn lại màu trắng viết một chữ 'Điện'. Phía trước là kiệu hoa, đằng sau là quan tài. Đội rước dâu phía trước rải tiền đồng, chờ cỗ kiệu đi qua, trên đất đều là tiền vàng giấy bạc.
Đỏ trắng xen lẫn nhất thời không biết đang rước dâu hay đưa tang.
Dung Dữ còn tưởng rằng hắn xuyên thẳng vào hiện trường kết hôn, bây giờ nhìn kĩ lại, hóa ra là âm hôn. Với nhãn lực của hắn, vừa nhìn đã biết đội ngũ rước dâu đều là người giấy, người sống chỉ có mỗi mình hắn.
Hắn chẳng quan tâm mình là người giấy hay là người, dù sao cũng không thể để thứ nhạc âm phủ này làm nhục lỗ tai hắn. Dung Dữ nhìn về phía đám người giấy đang nhìn lom lom vào hắn nãy giờ: "Nhìn gì mà nhìn? Không biết thổi nhạc trần gian thì nín, còn thổi nữa bổn vương đốt hết các ngươi."
Nói xong lời ác độc đó mới thả rèm xuống.
Đám người giấy: "..."
Tân nương ngang ngược nhất mà tụi này từng thấy luôn đó!
Người giấy thì cũng là giấy, một mồi lửa thôi đã bị đốt rụi, nên từ trong tiềm thức bọn chúng rất sợ cái chữ 'đốt' này. Dung Dữ đe dọa như thế, quả nhiên cả bọn im thin thít.
Trước mặt hắn là một mảnh đỏ, đầu còn đội khăn tân nương, mặc váy của nữ nhân cổ đại, hai món trang sức cũng là màu đỏ, rất hợp với bộ đồ này. Hắn đã ném nhẫn 'Liệt hỏa' vào trong vòng Huyết Ngọc, hắn sợ mấy thế giới sau mang đồ đi quá nhiều không tiện nên để vòng Huyết Ngọc mở một không gian lưu trữ.
Vòng Huyết Ngọc đã sớm vứt cái gì mà 'Không cung cấp trợ giúp' lên chín tầng mây, trừ chuyện không thể giải phong ấn cho Đại ma vương --- vì lực lượng của Dung Dữ quá mạnh, lỡ như không khống chế được sẽ hủy một thế giới dễ như ăn kẹo, nó không dám mạo hiểm --- còn những chuyện khác thì nó giúp một chút, vì nó cũng chẳng dám từ chối.
Lỡ từ chối, Đại ma vương tính lên đầu Chủ Thần đại nhân thì sao giờ?
Dung Dữ sờ xuống váy: "Lần này nhân vật chính là con gái à?"
Vòng Huyết Ngọc:...Giọng anh mới nói là giọng nam mà?
Dung Dữ: "Ồ, bậc thầy giả nữ."
Vòng Huyết Ngọc: Nguyên chủ không có sở thích đó! Chờ, tôi gửi cốt truyện cho anh.
- -
Thế giới này có số 4444, đứa con số mệnh tên Ôn Ý Sơ.
Bối cảnh là triều Thịnh, có chút hao hao với triều Tống của một thế giới trước kia Dung Dữ từng đi ngang qua. Triều đình lúc bấy giờ trọng văn khinh võ, cho nên cả nước cũng đi theo cái gọi là 'Vạn bàn giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao*', dân thường ai cũng muốn vượt qua thi cử để đổi đời, nhảy lên cấp bậc sĩ phu*. (người trí thức có danh tiếng trong xã hội phong kiến)
*Tất cả đều thấp kém, chỉ có học là cao.
Nhưng làn gió xuân đổi mới này cũng không thể thổi khắp ngóc ngách của cả nước, giáo dục bắt buộc chín năm ở hiện đại* còn có cá lọt lưới huống chi ở thời cổ đại.
Nơi này gọi là trấn Nhạc Tây, vùng quê nghèo mười dặm* xung quanh đều là đất hoang, vô cùng nghèo khổ lạc hậu. Bách tính mặt cắm xuống đất lưng hướng lên trời, đời đời sống nhờ nghề làm ruộng, mà đất còn không phải của bọn họ.
(1 dặm = 1/2 km)
Nếu đàn ông nơi đây đều cũng đi học không đi làm ruộng, bọn họ biết đòi tiền thuê ở đâu? Thế thì sao có một cuộc sống nhàn hạ?
Vì thế đời này qua đời khác đến đời nọ, đám địa chủ đều bóc lột nông dân ở đây. Một phía là địa chủ giàu sang phú quý ăn hàng ở không ức hiếp dân làng, một bên là dân làng ngày ngày cần cù cày cấy sấp mặt mới đổi lại được chút lương thực ít ỏi, còn phải bỏ hơn nửa tiền lương để đóng thuế ruộng, cuộc sống thật sự rất kham khổ. Bọn họ không thể đấu tranh, cũng không dám đấu tranh, đất trong tay đều là nhà của địa chủ, nếu đắc tội địa chủ bị lấy lại ruộng đất thì cả nhà đều sẽ chết đói.
Sau mấy đời bị chèn ép, người nghèo thì nghèo hơn, mà kẻ giàu thì càng phất lên phơi phới.
Viên ngoại (chức quan thời xưa) ở trấn trong nhà ba vợ bốn nàng hầu, vợ nhỏ vợ bé gì cưới liên tục, hễ vừa ý ai mà người ta không chịu thì dùng quyền lực cưỡng ép cướp về. Còn dân thường ngay cả vợ cũng không cưới nổi. Trấn Nhạc Tây quá đỗi nghèo khó, các cô gái trong trấn thà chịu gả ra ngoài, nhảy vào hố lửa còn hơn gả vào mấy nhà này chịu khổ. Đàn ông trưởng thành* ở đây ngày càng nhiều, có vô số người đến già cũng không lấy được vợ.
Người nơi này coi chuyện lấy vợ còn quan trọng hơn bất kỳ chuyện gì, đó là mục tiêu khi còn sống không đạt được thì chết phải đạt được, nếu không xuống hoàng tuyền không còn mặt mũi nhìn cha mẹ. Có người lúc sống không cưới được vợ, già rồi sợ chết một mình cô đơn lạnh lẽo dưới nấm mồ thì sẽ lấy tiền tích góp cả đời mua một cái xác nữ làm âm hôn, nhờ người dân xung quanh tổ chức hậu sự cho mình, sau khi chết cũng coi như có người bầu bạn. Vậy là còn đỡ, nếu không có tiền mua xác nữ thì thất đức đi đào trộm mộ. Còn có loại người vô cùng đáng giận, dám siết chết một cô nương trong sạch để chôn theo mình.
Bọn họ không để ý cái gì là chuyện thất đức phạm pháp, sắp chết rồi thì pháp với chả luật còn làm gì được nhau? Bọn họ đã sống một cuộc đời tầm thường, đã bị giày vò đến chết lặng rồi, chỉ muốn hoàn thành tâm nguyện của mình.
Đây chính là trấn Nhạc Tây, nơi rừng thiên nước độc ngu muội dốt nát, đáng thương lại đáng buồn.
Ôn Ý Sơ là người duy nhất có học thức trong cái trấn này. Cậu vốn là người trong thành, năm xưa mẹ bệnh qua đời, cha là thư sinh nghèo nhiều lần thi không đỗ, khó khăn lắm mới đậu được thì lại vì quá kích động mà đột tử.
Ôn Ý Sơ trở thành trẻ mồ côi.
May mắn thay, năm đó cậu đã mười sáu tuổi, có thể kiếm sống bằng nghề viết thư pháp và vẽ tranh. Ảnh hưởng từ cha mình, cậu đã đi học từ nhỏ, năm ba tuổi đã biết chữ, năm tuổi đã làm thơ, là thần đồng nổi tiếng gần xa, từ nhỏ đã có chí làm quan, dốc lòng cống hiến đền đáp nước nhà.
Trong một lần tình cờ Ôn Ý Sơ đi đến trấn Nhạc Tây, cậu bất ngờ vì giờ vẫn còn nơi ngu muội lạc hậu như thế, bóc lột người dân, cướp đoạt con gái nhà lành không chút kiêng kỵ, bách tính dốt nát, nghèo khó lạc hậu lại còn lưu truyền hủ tục âm hôn.
Tai nghe mắt thấy tất cả những chuyện này làm Ôn Ý Sơ tức giận không thôi. Cậu đi báo quan cáo trạng chuyện dân làng bị ức hiếp, lại không biết rằng quan lại địa chủ cấu kết nhau, quan chức nhận hối lộ, đám người đó đánh cậu một trận rồi đuổi ra khỏi nha môn. Cậu lại đi khuyên nhủ người dân chớ kết âm hôn sẽ tổn âm đức*, nhưng người dân nào để ý tới cậu. Bọn họ không hiểu những đạo lý này, bọn họ chỉ muốn cưới được vợ.
Ôn Ý Sơ dần hiểu ra, muốn trị gận tốc những hủ tục lạc hậu như vậy, dân thường như cậu chắc chắn không thể làm gì, cần phải lên làm quan mới có quyền lên tiếng. Muốn giáo dục cảm hóa những người dân này, nói lý lẽ với họ chỉ vô dụng thôi, phải dạy bọn họ học, dạy bọn họ tư duy, đó mới là chìa khóa để cải thiện cuộc sống của bọn họ.
Nơi này ngay cả một thầy dạy học cũng không có. Ôn Ý Sơ ở lại đây lập ra thư viện, dạy học miễn phí cho đám trẻ, cách mấy ngày lại vào thành bán thư pháp và tranh kiếm tiền, đồng thời cũng chuẩn bị tham gia khoa cử. Có vài người dân vì cảm ơn cũng thỉnh thoảng tặng cho cậu ít gạo và mì, cuộc sống tuy nghèo khó nhưng thanh thản.
Mấy hộ thân hào* trong thôn tất nhiên muốn tống cổ cậu đi. Dân làng biết chữ rồi sẽ biết suy nghĩ, sao còn chịu ngoan ngoãn nghe theo bọn họ?
Ôn Ý Sơ là một thư sinh môi hồng răng trắng gầy yếu, không chỉ có học thức mà còn tuấn tú đẹp mắt. Con trai Hồ Vĩ của Hồ viên ngoại trong trấn có ham mê Long Dương* (cách gọi đồng tính nam thời xưa), trong lòng nhớ thương cậu nên mới đồng ý cho cậu ở lại, ngày nào cũng viện cớ học tập mà đến quấy rầy.
Ôn Ý Sơ chỉ dốc lòng cầu học, hồn nhiên không biết tâm tư xấu xa của Hồ Vĩ. Cậu không vì vinh hoa phú quý, công danh lợi lộc mà chỉ muốn làm quan vì dân phục vụ, giúp đỡ những nơi như trấn Nhạc Tây thoát khỏi cảnh bần cùng dốt nát, khiến đám địa chủ bóc lột dân chúng gặp quả báo, quét sạch đám quan lại tham ô, để bi kịch âm hôn không còn xảy ra nữa.
Theo quy định khoa cử của triều Thịnh, sau khi kết thúc thi cử các thí sinh cần về quê chờ kết quả. Nếu mấy tháng sau có người ra roi thúc ngựa đến báo tin vui thì là đậu, không có người tới thì chính là rớt.
Ôn Ý Sơ thi xong về quê đã là mười bảy tuổi. Hồ Vĩ nói ngon nói ngọt lấy lòng Ôn Ý Sơ một năm, thấy đối phương vẫn dầu muối không ăn, mất hết kiên nhẫn cuối cùng muốn cưỡng người ta. Ôn Ý Sơ thề chết không theo, trong cơn hốt hoảng chạy vào trong núi, còn Hồ Vĩ đuổi sát theo sau. Cho đến trời tối, Ôn Ý Sơ từ trong núi đi ra, còn Hồ Vĩ lại bị cọp cắn chết.
Lần này Hồ gia rất tức giận. Bọn họ biết sau khi Hồ Vĩ chạy theo Ôn Ý Sơ mới xảy ra chuyện, lại biết con trai mình thèm khát Ôn Ý Sơ đã lâu mới lập tức bắt Ôn Ý Sơ chôn cùng.
Ngày hôm đó một đám người xông vào thư viện ép cậu thay y phục tân nương, nhốt vào quan tài của Hồ Vĩ muốn chôn sống cậu.
Có bà con muốn xin tha cho cậu lại bị Hồ gia quát một câu 'Đứa nào dám lắm mồm, tao thu hồi đất lại ngay lập tức' chặn miệng.
Vậy nên những người muốn giúp Ôn Ý Sơ cũng chỉ có thể im lặng.
Ký ức cuối cùng của Ôn Ý Sơ là thi thể Hồ Vĩ bị cọp xé máu thịt bấy nhầy, từng gương mặt gớm ghiếc của đám thân hào, bọn họ đều cúi đầu im lặng, cậu chỉ có thể trơ mắt nhìn tấm ván nặng dần đậy lại. Bọn gia đinh xúc từng xẻng đất lấp lên quan tài, cậu tuyệt vọng rơi vào bóng tối vô tận.
Cậu điên cuồng giãy giụa trong quan tài, tay cào lên ván đến mức tróc cả móng, máu nhuộm đẫm mười ngón tay, cho đến khi chẳng thể cào được nữa.
Cậu không oán hận những người dân đó, bọn họ còn có gia đình, không thể nào không sợ cường quyền. Chẳng qua cậu thật sự nuối tiếc, cậu còn chưa được làm quan, còn chưa thay đổi được số phận bất lực của bọn họ.
Hai tháng sau có tin vui báo đến, Ôn Ý Sơ đề tên trên bảng vàng, đậu Trạng nguyên.
Nhưng khi đó Ôn Ý Sơ đã hóa thành đám xương trắng dưới lòng đất lạnh lẽo.
Đám thân hào sửng sốt, vờ nuối tiếc nói với người báo tin, hai tháng trước Ôn Ý Sơ vào núi bất cẩn bị cọp cắn chết. Quan báo tin chỉ đành quay ngựa thương tiếc rời đi, lẩm bẩm: "Tiếc thật, Trạng nguyên năm nay được triều đình khen văn chương rất tốt, nhất định là nhân tài trụ cột nước nhà..."
Tiếng vó ngựa đi xa, Ôn Ý Sơ yên nghỉ dưới lòng đất.
Hoài bão của cậu còn chưa thực hiện, thì đã chết dần chết mòn trong quan tài.
- --
Vòng Huyết Ngọc: Ôn Ý Sơ tài hoa hơn người, vốn có thể làm Tể tưởng tạo phúc cho muôn dân, đề tên trên sử sách, lại bị đám có mắt không tròng này bắt làm âm hôn! Khó trách thế giới này lại sụp đổ, tuyến lịch sử cũng bị đứt đoạn luôn! Bọn họ hoàn toàn không biết rằng mình đã phá hủy một viên minh châu độc nhất vô nhị!
Dung Dữ: "Mày kích động cái gì đấy?"
Vòng Huyết Ngọc: Tôi thấy căm phẫn dùm!
Dung Dữ xòe bàn tay đầm đìa máu: "Vậy bây giờ Ôn Ý Sơ đã bị chôn sống trong quan tài, ngón tay này là do cào quan tài à?"
Vòng Huyết Ngọc: Chắc chắn là thế!
Dung Dữ dựa vào kiệu hoa: "Vậy giờ là tình huống gì? Cốt truyện mày đưa có đầy đủ không đấy?"
Theo cốt truyện kết BE vòng Huyết Ngọc đưa, Ôn Ý Sơ đã giãy giụa trong quan tài cho đến chết.
Nhưng thân thể hiện giờ của hắn lại là người sống.
Hắn vừa mới xuyên tới mà cốt truyện đã khác hẳn với cốt truyện cũ. Trong cốt truyện cũ Ôn Ý Sơ chết trong quan tài, nhưng bây giờ sau khi Ôn Ý Sơ nghẹt thở hôn mê, nắp quan tài đã bật ra, một đám người giấy xuất hiện khiêng cậu ta lên kiệu hoa đưa đi.
Vừa đi được nửa đường Dung Dữ đã xuyên tới, không biết kiệu hoa này muốn đến đâu.
Dung Dữ: "Quan tài hợp táng trong minh hôn chính là phòng tân hôn, Ôn Ý Sơ đã vào mộ của Hồ Vĩ sao lại bị người giấy đào ra được?"
Vòng Huyết Ngọc: A, tôi hiểu nè tôi hiểu nè!
Vòng Huyết Ngọc: Anh gặp cướp dâu đó!
Hết chương 47.
Chú thích:
*ti trúc quản huyền: thành ngữ TQ, tên gọi chung của các loại nhạc cụ như đàn cầm, đàn sắt, sáo... Cũng là chỉ âm nhạc. Xuất xứ từ <Lan Đình Thập Tự> (theo Baidu)
*giáo dục bắt buộc chín năm: Giáo dục bắt buộc là giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi đó bắt buộc phải học tập đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện. 9 năm bao gồm 6 tiểu học và 3 trung học cơ sở.
*庄稼汉: 1. Nông dân. 2. Chỉ chung đàn ông, đàn ông trưởng thành, hoặc chồng. 3. Ý thứ ba đề cập đến cây nông nghiệp, việc trồng trọt. (tham khảo nhiều nguồn)
*thân hào: người có địa vị và thế lực trong xã hội cũ.
*Minh hôn còn được gọi là âm hôn, nhưng tác giả dùng cả hai cách nói nên mình cũng edit theo vậy.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương