[Oneshot Series] Ngư Thúc Quái Đàm
Chương 34: Biệt Bảo Nhân. Người Săn Lùng Bảo Vật
Đây là câu chuyện của một ông lão độc thân kể lại.
Ông ta gọi là lão Bì, năm nay hơn năm mươi tuổi, ở trong một trấn nhỏ gần sông Ussuri, hàng ngày rảnh rỗi dựa ở trên tường phơi nắng, uống rượu, ngậm cỏ đuôi chó ngắm phụ nữ đi ngang qua, thảnh thơi, cuộc sống sung sướng như tiên.
(Ussuri là một con sông ở phía đông của vùng Đông Bắc Trung Quốc và phía nam của Viễn Đông Nga)
Hàng năm ông ta chỉ cần đi làm nửa tháng là đủ ăn uống cả năm.
Vào tháng tư hàng năm, băng tuyết sông Ussuri tan ra, ông ấy làm một nhà gỗ nhỏ cạnh bờ sông, ở trong đốt lò hừng hực, hâm nóng một bầu rượu, nấu một món "Nước sông chưng cá".
Đông Bắc rất lạnh, lớp băng đóng sâu hơn một mét, cá trong nước ngâm lâu, băng vừa tan đã lao ra ngoài, lao ra nhiều như suối phun, trời rất lạnh, cá lớn lao ra mặt nước không được bao lâu đã bị đông lạnh, rơi xuống bên bờ như người ta ném bó củi.
Nhân lúc cá còn tươi, mổ ngay, rửa luôn vào nước sông, không cần thêm gia vị, thả thêm chút hoa tiêu dại, đi ra giữa lòng sông lấy một nồi nước sông lạnh lẽo tinh khiết, lại phủ lên nồi sắt một lớp bánh bột ngô, dùng gỗ tùng đốt lửa lớn chưng.
(Hoa tiêu: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_S%E1%BA%BBn)
Mùi vị món đó, ôi chao, có thể làm mọi người khóc vì ngon.
Nhất là ở trong nhà gỗ nhỏ gần bờ sông, giường đất nóng hầm hập, rượu trắng cũng nóng hừng hực, bếp đắp từ bùn đỏ rực, bên ngoài tuyết rơi lớn, tiếng ngư phủ hát điệu đánh cá. Có một cảm giác thú vui thích ý đến tận cùng.
Hàng năm tháng tư, tôi đều đi đến chỗ lão Bì ở nửa tháng, ăn cá sông băng tan, nói chuyện sư phụ của ông ấy.
Sư phụ của ông là biệt bảo nhân, chuyên đi tìm bảo bối. Môn săn lùng báu vật này bắt nguồn từ triều đại nhà Minh, đó là một môn truyền theo đời, không chỉ có thể trộm mộ, còn có thể tìm mỏ vàng, mạch ngọc (dãy núi có ngọc), tìm Ngưu Hoàng, Lư Bảo, những vật quý hiếm trong tự nhiên, rất là thần kì.
(Ngưu Hoàng, Lư Bảo: sỏi mật khô của gia súc được sử dụng trong thảo mộc Trung Quốc, rất hiếm có trong tự nhiên)
Ông ta tuy dở điên dở khùng nhưng lại có kỹ năng tuyệt đỉnh trong người, thường mang theo một con khỉ nhỏ, dẫn theo một đứa bé buộc tóc đuôi ngựa (lão Bì), vào nam ra bắc, phiêu bạt khắp nơi, trên đường biệt bảo, trộm mộ, tiền bạc nhiều vô kể nhưng cũng tiêu tốn hết, tuy là nghèo túng nhưng rất hào hiệp, chỉ là rất chú trọng việc ăn ở.
Ông ấy chú trọng các thức quà theo mùa, hàng năm đều căn thời gian, đến lúc có món ngon, dù có ở đâu cũng sẽ đến nơi ấy, không bỏ lỡ một chút nào.
Ăn uống gì ông ấy cũng rất chú ý.
Đầu xuân đi Thành Đô ăn măng tươi thịt kho tàu, tiết Thanh Minh đi Dương Trung, Trấn Giang ăn cá nóc, giữa hè lại ở Tô Châu ăn Vịt ngâm, ở Hàng Châu ăn cá Tây Hồ ngâm giấm, uống rượu Thiệu Hưng, Trung thu đi đảo Liên Hoa, hồ Dương Trừng ở Giang Tô ăn cua lông, đi Sán Đầu ăn tôm nương, đi Hulunbuir ăn thịt cừu (thịt cừu nấu mười lăm phút, cắt ra vẫn còn chảy máu, nhiều mỡ), đợi khi bắt đầu tuyết rơi, lại đi núi Đại Hưng An ăn Hoẵng Siberia (ông ta chỉ ăn gân hoẵng, còn bảo đó mới là món ăn ngon nhất trong thiên hạ), đi Cáp Nhĩ Tân ăn món giết lợn, đi Phúc Châu ăn Phật Nhảy Tường.
(Vịt ngâm: vịt sau khi làm sạch được ngâm nước khoảng 2 giờ sau đó được đun trong vạc, trên miệng vạc để túi nước dùng được chế trước, túi làm bằng vải nhiều tầng để khi đun nước dùng chảy xuống vạc, vịt được đun trong vạc 4 -5 giờ)
(Tôm nương: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4m_n%C6%B0%C6%A1ng)
(Món giết lợn: Là tập hợp nhiều món được làm vào dịp giết lợn hàng năm ở nông thôn vùng Đông Bắc Trung Quốc)
(Phật Nhảy Tường: Súp đặc sản của Phúc Kiến https://vi.wikipedia.org/.../Ph%E1%BA%ADt_nh%E1%BA%A3y_t...)
Sư phụ ông ấy nói, cá sông Ussuri là ngon nhất, được gọi là "Tam hoa, Ngũ la, Thất thập nhị Tạp ngư"
(Tam hoa, Ngũ la, Thất thập nhị Tạp ngư: đặc sản sông Tùng Hoa Trung Quốc)
Có một năm, ông ấy mang theo lão Bì đi sông Ussuri ăn cá sông băng tan, nhưng lại ngại người khác nấu không ngon, liền kêu lão Bì làm một nồi món "Nước sông chưng cá đắp bánh bột ngô", đây là nguồn gốc của món này.
Mỗi khi nói đến chỗ này, lão Bì đều hơi mơ màng nhìn ra cửa sổ, người ở bên ngoài tản đi, chỉ còn lại mặt sông vắng vẻ, hi vọng có thể thấy ông lão dở điên dở khùng kia.
Sư phụ lão Bì làm gì?
Chính lão Bì cũng không biết được.
Ban đầu, lão Bì cảm thấy sư phụ là một tên trộm mộ, bình thường giả làm người mãi võ, xiếc khỉ, lượn đường phố, chui đường hầm, thường hay đi các vùng nông thôn nói chuyện phiếm với những người già, nói chuyện thời cổ, hỏi được xem địa phương có Vương có Hầu nào, mộ cổ ở khoảng đâu.
Sau đó lão Bì lại phát hiện không đúng, sư phụ ông ta không chỉ biết trộm mộ, còn có thể "Biệt" bảo.
Có một năm, lão Bì theo sư phụ đi Bảo Định, người Bảo Định thích ăn thịt lừa, gan lừa, thịt lừa nướng, thịt lừa sốt kẹp bánh nướng, xốp giòn, ngậy mỡ, ăn thật là ngon.
Lần đó sư phụ mang lão Bì theo, tại Bảo Định ăn thịt lừa nướng ở một tiệm lâu năm, khen không dứt lời, sau đó lại làm quen với chủ quán, hỏi xem thịt lừa này mua ở đâu, sao ngon thế?
Ông chủ đắc ý, thịt lừa nướng của ông ấy ở Bảo Định rất nổi tiếng, được đánh giá là số một, quán có từ đời tổ tiên, Hoàng đế Càn Long đã từng ăn ở đây. Sau khi ông chủ tiếp quản sản nghiệp vẫn dùng công thức từ cổ để nướng cho nên thịt mềm bánh giòn, khiến người ăn nhớ mãi không quên.
Nhưng ông chủ cũng không giấu nghề, thịt lừa nướng đầu tiên cần phải có thịt lừa ngon. Thịt lừa phải dài, mảnh, tươi, phải có độ đàn hồi, kẹp trong bánh xốp giòn ăn mới ngon.
Bánh nướng đầu tiên phải nướng xong, giòn tan, thơm xốp, chủ yếu vẫn phải có thịt lừa ngon.
Thịt lừa này đặt riêng ở huyện Định Hưng, tại nhà họ Lý, có nghề gia truyền giết lừa, danh hiệu là Lý một đao, có người ở sau lưng gọi hắn là Lừa một đao.
Nhà Lý một đao mấy đời giết lừa, sát nghiệp quá nặng, cho nên gia đạo không vượng, mấy đời đều là độc đinh, đến Lừa một đao thì càng nặng nề, năm nay đã hơn bốn mươi tuổi nhưng vẫn chưa có con cái gì, giữa đêm sầu muộn chỉ muốn khóc.
Sư phụ nghe được lão Bì nói như thế, ngay lúc đó hỏi địa chỉ nhà Lý một đao, mang theo lão Bì đi tìm hắn.
Nhà Lý một đao ở trong một thôn nhỏ hoang phế.
Thôn này có một đặc điểm là khô hạn. Ở cửa thôn có một ao lớn nhưng đã cạn từ lâu, đáy ao khô nứt ra kẽ hở lớn. Mương nước ở đầu ngõ cũng đã cạn tới đáy, ruộng hoa màu héo gần hết, nghiêng ngả ở giữa đồng.
Tuy là nói đi tìm Lý một đao, nhưng sư phụ lại không vội, ở trong thôn dạo chơi, thấy một ông lão chăn dê liền đến gần đưa thuốc lá, chuyện phiếm vài câu, hỏi ông ta vụ này thu hoạch thế nào, ao nước lớn như thế này sao lại khô cạn?
Ông lão chăn dê đã lâu, cũng buồn chán ngồi nói chuyện với sư phụ. Cái hồ này là khúc cong của một nhánh sông Cự Mã, hình thành một đầm nước lớn.
Trước đây ở đó không chỉ có nước, mà lại là nước thông dòng với sông, nước sạch mát lạnh, khi còn bé ông lão thích nhất tắm trong đầm, bắt cá, về sau không biết tại sao mạch nước tắt ngấm, sông cạn, hoa màu cũng héo, như người không có tinh khí thần chỉ có thể ngồi chờ chết.
Sư phụ lại hỏi về Lừa một đao, ông lão vẻ mặt vừa khinh thường, vừa ước ao, đố kỵ, nói Lừa một đao là đồ tể, mà đồ tể thì làm gì có nhiều lợi lộc. Nhưng mà Lừa một đao này kiếm tiền bất chính, thấy mạch nước mất đi, trồng hoa màu không sống được, nhưng hắn lại nuôi được lừa. Lừa nhà hắn sống khỏe mạnh, khỏe hơn cả ta, cũng không biết cho ăn gì.
Sư phụ lại nói chuyện vài câu, dẫn lão Bì đi đến nhà Lừa một đao.
Nhà Lừa một đao rất bừa bộn, sân trước dựng lên một cái lều bán thịt, treo mấy tấm thịt lừa, sau nhà xây một máng lớn nuôi mười mấy con lừa, những con lừa này thấy người lạ cũng không sợ, vẫn từ từ ăn cỏ.
Sư phụ thấy thế, vừa gặp Lừa một đao liền nói ông ấy ăn đồ ăn ở một nhà hàng lớn ở Bảo Định, nhà hàng nhận một tiệc cưới, bên khách muốn ăn tiệc thịt lừa, nên đi gấp đến đây đặt ba con lừa.
Nhà đặt tiệc cưới rất kén ăn, yêu cầu phải ăn lừa vừa giết, ăn tươi, nên muốn Lý một đao đưa ba con lừa đến nhà hàng, ở lại nhà hàng một đêm đến sáng hôm sau thì giết lừa.
Thấy Lừa một đao vẫn do dự, sư phụ rút ngay mấy tờ tiền, nói đây là tiền đặt cọc để hắn yên tâm, ông ta biết giá thị trường, chắc chắn không để Lừa một đao chịu thiệt.
Lừa một đao nhận tiền xong liền dắt ba con lừa từ trong máng ra chuẩn bị đi theo sư phụ.
Sư phụ lại nói ông ta không vội, vẫn còn cần mua một chút nguyên liệu, để Lừa một đao đi trước, ông ta sẽ đuổi theo sau.
Đợi cho Lừa một đao đi xa, trời cũng tối, sư phụ liếc mắt ra hiệu cho lão Bì đi trước trèo qua tường, đến thẳng chỗ nhốt lừa.
Đến chỗ nhốt lừa, ông ấy nhìn quanh một chút, rồi chỉ vào một chỗ để lão Bì lấy xẻng đào xuống. Sư phụ ở bên cạnh lấy một nồi lớn, đốt một đống củi, đun một nồi nước sôi to.
Chỗ nhốt lừa rất ẩm thấp, dưới đất toàn là bùn nhão, mùi hôi bốc lên, nhưng lại được chỗ dễ đào. Đào gần nửa ngày được sâu chừng một mét, chỉ nghe thấy keng một tiếng, xẻng chạm vào vật gì, tiếp theo trong lòng đất rung lên dữ dội, đất trôi ào ào xuống dưới như là có thứ gì to lớn muốn chui ra ngoài.
Sư phụ ở bên cạnh nhìn vào, bình tĩnh gọi lão Bì đi cùng, 2 người nhấc lên chiếc nồi sắt có miệng lớn, hướng tới hố đất kia rồi đổ nước sôi xuống.
Dưới hố bỗng nhiên chấn động, có tiếng rít lên giống như thứ gì đó ở dưới liều mạng vùng vẫy, khuấy bùn đất dưới chuồng lừa. Những con lừa giật mình chạy lung tung, không dám lại gần.
Khoảng chừng thời gian hút một điếu thuốc, động tĩnh đó từ từ trôi qua, sư phụ mới đi tới, quỳ xuống, gạt đất ra, liền ngửi thấy mùi tanh nồng hòa cùng với mùi lông heo luộc.
Đợi khi gạt hết lớp bùn ra, phát hiện phía dưới là con cua to bằng cái chậu nước, càng cua to bằng cái nắm tay. Phần mai cua đỏ hồng, đã bị nồi nước sôi vừa rồi luộc chín.
Phải mất rất nhiều sức lực mới có thể khiến con cua đó bò ra. Sư phụ dùng một cái kìm lớn mới mở được mai cua, lật ngược lại, khoét rỗng thịt cua. Lấy được ra từ bên trong một bức tượng phật, cầm trên tay nói lần này đi có thể coi như không uổng phí rồi.
Lão Bì cũng được mở mang tầm mắt, đi qua đó xem, nó có màu trắng xám, như ngọc mà không phải ngọc, như đá mà không phải đá, xem ra đúng là một bức tượng phật. Bàn tọa phật tổ trên đất, có mũi có mắt, có tư thái, có thần, sau lưng phật quang tỏa sáng, thật giống như thế giới tây phương cực lạc.
Sư phụ đắc ý giải thích cho lão Bì, ông ta khi đó ở Bảo Định ăn thịt lừa, đã cảm thấy vị thịt lừa có chút không đúng. Không chỉ không có mùi tanh của thịt lừa, ngược lại có mùi tanh nhẹ giống như hải sản.
Vị này chắc chắn không thể ở trên thân lừa mà liên quan đến môi trường sinh trưởng.
Cái ao trong thôn tự nhiên ngừng chảy chắc hẳn phải có lý do. Đó nhất định là thứ gì đó trong nước đọng lại làm đứt mạch nước.
Sau khi đến nhà Lý Một Đao, ông ta phát hiện, những đồ vật khác đều không có gì đặc biệt, chỉ có máng lừa là khác lạ mà thôi, vừa tanh vừa hôi, nhưng mấy con lừa đó vẫn sống tốt. Anh ta liền biết dưới đó nhất định cất giấu một con cua già mấy trăm năm.
Con cua này có một điểm đặc biệt, thích nước tiểu lừa, nước tiểu ngựa. Cho nên những vùng ven biển, muốn bắt cua, phải dùng một một sợi dây gai, quăng vào chuồng lừa, nhúng vào nước tiểu lừa rồi vứt trên bãi biển. Ngày thứ hai đi nhặt, chắc chắn có đầy cua.
Lão Bì liền hỏi ông ta, tượng phật trên mình con cua là cớ làm sao?
Sự phụ cười lão Bì không có văn hóa, không đọc qua sách Lỗ Tấn, trong cuốn <ĐẾN TỪ BÁCH THẢO VIÊN> có viết qua chuyện này! Con cua này bên trong đều có một hòa thượng cua, nhìn rất giống hình người, chính là bảo vật của cua!
Loài cua này đã sống nhiều năm, đã bắt đầu tu luyện, cho nên hòa thượng cua cũng tu thành tượng phật rồi. Thứ đó có thể là một thứ đồ tốt, không chỉ bách độc bất xâm, mà còn có thể thanh nhiệt, tiêu độc. Đeo thứ này trên người thì rắn độc hay cá lớn dưới nước cũng không dám lại gần.
Lão Bì nói xong liền cười nói sư phụ ông ấy được không, đến con cua già cũng không buông tha.
Tôi cũng cười.
Sau đó tôi ngập ngừng hỏi sư phụ ông ấy rốt cuộc đi đâu rồi?
Lão Bì liền trầm mặc, đốt điếu thuốc, thở ra một ngụm khói, ông nói: "Mười mấy năm trước, tôi và sư phụ đi qua Từ Châu, Từ Châu này nằm gần hồ Vi Sơn, rất ẩm ướt, dễ có sương mù, sương mù kết lại mười mấy mét cũng không nhìn thấy gì.
Hôm đó là ngày trăng lên, đi không bao lâu, trên đường kết lại tầng sương mù. Ban đầu lớp sương mù không lớn lắm, sau đó càng lớn dần, 2 chúng tôi cứ đi cứ đi, lại cảm thấy có gì đó không đúng.
Đầu tiên là con khỉ của sư phụ, bình thường nó thích cưỡi lên đầu tôi, nhảy lên nhảy xuống không ngừng.
Bây giờ thì ngược lại, nó hiền lành ngồi xổm trên vai tôi, không dám cử động, hai bàn tay nắm chặt lấy tóc tôi.
Vốn dĩ đang trên đường đi bình thường, cũng dần dần không nhìn rõ nữa. Trước mặt bắt đầu xuất hiện một phần mộ, tiếp đến lại xuất hiện một cái, lại đi một lúc chúng tôi phát hiện giống như đang tiến vào trong nghĩa trang, khắp nơi đều là mộ.
Sau đó, lão sư phụ từ từ dừng lại, nói: 'Tiểu Bì à, đừng đi nữa, đây là có người muốn giữ chúng ta lại rồi.'
Tôi không hiểu câu nói này là có ý gì, nhưng cũng dừng lại với ông ấy.
Sư phụ xoa đầu tôi, hỏi một câu: 'Tiểu Bì, con đã theo ta bao lâu rồi?'
Tôi nghĩ rồi nói 'có đến 5-6 năm rồi'.
Ông ấy cảm thán một câu: 'Đã nhiều năm như vậy rồi, mà thứ đó vẫn chưa tìm thấy.'
Tôi hỏi: 'Sư phụ, sư phụ tìm thứ gì vậy?'
Sư phụ không trả lời, hỏi lại tôi: 'Tiểu Bì, con có biết tại sao sư phụ lại nhìn trúng con không?'
Tôi nói: 'Có phải vì con rất nghe lời?'
Sự phụ cười nói: 'Đó là ta thấy ta và con có duyên.'
Ông ấy thở dài nói: 'Ài! vốn dĩ tưởng rằng, đợi con lớn một chút nữa, sẽ kể cho con nghe chuyện này, xem ra không còn cơ hội nữa rồi.'
Ông ấy đưa lấy ngọc bàn chỉ, bảo tôi giữ cho tốt, bảo tôi quay về hồ đem bàn chỉ bán đi, tiền đủ cho tôi cả đời tiêu.
Sau đó ông ấy sờ đầu con khỉ, bảo tôi chăm sóc cho nó, nói xong liền rời đi.
Nước mắt tôi chảy ròng ròng, sống chết bám lấy ông ấy, không để ông ấy đi.
Sư phụ chỉ vào phần mộ nhỏ xung quanh: 'Con có biết đây là gì không?'
'Bia mộ…'
Sư phụ lại lắc đầu: 'Đây đều là bạn tốt của ta hồi trước, bọn họ hiện tại đều đang ngồi đây nhìn chúng ta đó.'
Sư phụ nói: 'Thực ra khi ấy, sư phụ đã chết rồi, sống thêm vài năm, đã tận rồi, bây giờ cũng nên đi cùng bọn họ thôi.'
Sư phụ lại nói: 'Tiểu Bì, con hãy nhớ kỹ, nam nhân luôn tiến về phía trước không quay đầu nhìn lại, đời này của sư phụ, rất đáng giá!'
Nói xong ông ấy như biến thành một con người khác, hai mắt như kiếm, lưng đột nhiên thẳng tắp, trẻ ra mấy chục tuổi, đi vào trong lớp sương mù dày đặc, vừa đi vừa hát, tiếng hát càng lúc càng xa trong sương mù, từ từ biến mất.
Con khỉ nhỏ kêu lên, bỗng nhiên nhảy xuống đầu tôi, đuổi theo sư phụ.
Tôi cũng đuổi theo sư phụ, nhưng trong lớp sương mù bị lạc phương hướng, không thể tìm thấy hình bóng của ông ấy.
Sau đó tôi mới biết, bài hát đó là quân ca của trận Hoài Hải. Lời bài hát như này:
'Đuổi theo đi, đuổi theo đi, không để kẻ địch xả hơi.
Đuổi theo đi, đuổi theo đi, không để kẻ địch chạy mất.
Kẻ địch dao động rồi, kẻ địch bỏ chạy rồi, kẻ địch rút lui rồi, các đồng chí mau đuổi theo.
Không ngại khó, không ngại đói rét, vượt núi vượt sông, thừa thắng xông lên.
Nhanh chóng bắt kịp, bao vây chúng, tiêu diệt chúng! Thừa thắng xông lên! Tiêu diệt chúng!'"
Lão Bì nói: "Ta cảm thấy, sư phụ ông ấy vẫn còn sống."
Lão Bì nói: "Khai xuân hàng năm, sư phụ đều đến đây ăn cá Khai Giang, cho nên ta phải ở đây đợi ông ấy."
Lão Bì nói: "Khi ta đi cùng sư phụ, mới 12 tuổi, cũng không biết ông ấy có nhận ra ta không?"
Lão Bì không nói nên lời nữa...
Ông ấy dụi mạnh mắt, nheo lại nhìn trận tuyết rơi dày đặc bên ngoài, điếu thuốc đã bị dập tắt từ lâu, nhẹ nhàng hát quân ca.
Đám người bên cạnh dần dần tản ra, lửa trại cũng tắt ngúm, chỉ để lại bãi biển trống trải, tảng băng lớn va vào nhau phát ra âm thanh đau lòng.
Thật lâu sau, lão Bì cuối cùng cũng lên tiếng.
Ông ấy nói mỗi lần nghĩ đến sư phụ, ông ấy đều khóc.
Trên thực tế ông ấy cũng đã khóc rồi.
Ông ta gọi là lão Bì, năm nay hơn năm mươi tuổi, ở trong một trấn nhỏ gần sông Ussuri, hàng ngày rảnh rỗi dựa ở trên tường phơi nắng, uống rượu, ngậm cỏ đuôi chó ngắm phụ nữ đi ngang qua, thảnh thơi, cuộc sống sung sướng như tiên.
(Ussuri là một con sông ở phía đông của vùng Đông Bắc Trung Quốc và phía nam của Viễn Đông Nga)
Hàng năm ông ta chỉ cần đi làm nửa tháng là đủ ăn uống cả năm.
Vào tháng tư hàng năm, băng tuyết sông Ussuri tan ra, ông ấy làm một nhà gỗ nhỏ cạnh bờ sông, ở trong đốt lò hừng hực, hâm nóng một bầu rượu, nấu một món "Nước sông chưng cá".
Đông Bắc rất lạnh, lớp băng đóng sâu hơn một mét, cá trong nước ngâm lâu, băng vừa tan đã lao ra ngoài, lao ra nhiều như suối phun, trời rất lạnh, cá lớn lao ra mặt nước không được bao lâu đã bị đông lạnh, rơi xuống bên bờ như người ta ném bó củi.
Nhân lúc cá còn tươi, mổ ngay, rửa luôn vào nước sông, không cần thêm gia vị, thả thêm chút hoa tiêu dại, đi ra giữa lòng sông lấy một nồi nước sông lạnh lẽo tinh khiết, lại phủ lên nồi sắt một lớp bánh bột ngô, dùng gỗ tùng đốt lửa lớn chưng.
(Hoa tiêu: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_S%E1%BA%BBn)
Mùi vị món đó, ôi chao, có thể làm mọi người khóc vì ngon.
Nhất là ở trong nhà gỗ nhỏ gần bờ sông, giường đất nóng hầm hập, rượu trắng cũng nóng hừng hực, bếp đắp từ bùn đỏ rực, bên ngoài tuyết rơi lớn, tiếng ngư phủ hát điệu đánh cá. Có một cảm giác thú vui thích ý đến tận cùng.
Hàng năm tháng tư, tôi đều đi đến chỗ lão Bì ở nửa tháng, ăn cá sông băng tan, nói chuyện sư phụ của ông ấy.
Sư phụ của ông là biệt bảo nhân, chuyên đi tìm bảo bối. Môn săn lùng báu vật này bắt nguồn từ triều đại nhà Minh, đó là một môn truyền theo đời, không chỉ có thể trộm mộ, còn có thể tìm mỏ vàng, mạch ngọc (dãy núi có ngọc), tìm Ngưu Hoàng, Lư Bảo, những vật quý hiếm trong tự nhiên, rất là thần kì.
(Ngưu Hoàng, Lư Bảo: sỏi mật khô của gia súc được sử dụng trong thảo mộc Trung Quốc, rất hiếm có trong tự nhiên)
Ông ta tuy dở điên dở khùng nhưng lại có kỹ năng tuyệt đỉnh trong người, thường mang theo một con khỉ nhỏ, dẫn theo một đứa bé buộc tóc đuôi ngựa (lão Bì), vào nam ra bắc, phiêu bạt khắp nơi, trên đường biệt bảo, trộm mộ, tiền bạc nhiều vô kể nhưng cũng tiêu tốn hết, tuy là nghèo túng nhưng rất hào hiệp, chỉ là rất chú trọng việc ăn ở.
Ông ấy chú trọng các thức quà theo mùa, hàng năm đều căn thời gian, đến lúc có món ngon, dù có ở đâu cũng sẽ đến nơi ấy, không bỏ lỡ một chút nào.
Ăn uống gì ông ấy cũng rất chú ý.
Đầu xuân đi Thành Đô ăn măng tươi thịt kho tàu, tiết Thanh Minh đi Dương Trung, Trấn Giang ăn cá nóc, giữa hè lại ở Tô Châu ăn Vịt ngâm, ở Hàng Châu ăn cá Tây Hồ ngâm giấm, uống rượu Thiệu Hưng, Trung thu đi đảo Liên Hoa, hồ Dương Trừng ở Giang Tô ăn cua lông, đi Sán Đầu ăn tôm nương, đi Hulunbuir ăn thịt cừu (thịt cừu nấu mười lăm phút, cắt ra vẫn còn chảy máu, nhiều mỡ), đợi khi bắt đầu tuyết rơi, lại đi núi Đại Hưng An ăn Hoẵng Siberia (ông ta chỉ ăn gân hoẵng, còn bảo đó mới là món ăn ngon nhất trong thiên hạ), đi Cáp Nhĩ Tân ăn món giết lợn, đi Phúc Châu ăn Phật Nhảy Tường.
(Vịt ngâm: vịt sau khi làm sạch được ngâm nước khoảng 2 giờ sau đó được đun trong vạc, trên miệng vạc để túi nước dùng được chế trước, túi làm bằng vải nhiều tầng để khi đun nước dùng chảy xuống vạc, vịt được đun trong vạc 4 -5 giờ)
(Tôm nương: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4m_n%C6%B0%C6%A1ng)
(Món giết lợn: Là tập hợp nhiều món được làm vào dịp giết lợn hàng năm ở nông thôn vùng Đông Bắc Trung Quốc)
(Phật Nhảy Tường: Súp đặc sản của Phúc Kiến https://vi.wikipedia.org/.../Ph%E1%BA%ADt_nh%E1%BA%A3y_t...)
Sư phụ ông ấy nói, cá sông Ussuri là ngon nhất, được gọi là "Tam hoa, Ngũ la, Thất thập nhị Tạp ngư"
(Tam hoa, Ngũ la, Thất thập nhị Tạp ngư: đặc sản sông Tùng Hoa Trung Quốc)
Có một năm, ông ấy mang theo lão Bì đi sông Ussuri ăn cá sông băng tan, nhưng lại ngại người khác nấu không ngon, liền kêu lão Bì làm một nồi món "Nước sông chưng cá đắp bánh bột ngô", đây là nguồn gốc của món này.
Mỗi khi nói đến chỗ này, lão Bì đều hơi mơ màng nhìn ra cửa sổ, người ở bên ngoài tản đi, chỉ còn lại mặt sông vắng vẻ, hi vọng có thể thấy ông lão dở điên dở khùng kia.
Sư phụ lão Bì làm gì?
Chính lão Bì cũng không biết được.
Ban đầu, lão Bì cảm thấy sư phụ là một tên trộm mộ, bình thường giả làm người mãi võ, xiếc khỉ, lượn đường phố, chui đường hầm, thường hay đi các vùng nông thôn nói chuyện phiếm với những người già, nói chuyện thời cổ, hỏi được xem địa phương có Vương có Hầu nào, mộ cổ ở khoảng đâu.
Sau đó lão Bì lại phát hiện không đúng, sư phụ ông ta không chỉ biết trộm mộ, còn có thể "Biệt" bảo.
Có một năm, lão Bì theo sư phụ đi Bảo Định, người Bảo Định thích ăn thịt lừa, gan lừa, thịt lừa nướng, thịt lừa sốt kẹp bánh nướng, xốp giòn, ngậy mỡ, ăn thật là ngon.
Lần đó sư phụ mang lão Bì theo, tại Bảo Định ăn thịt lừa nướng ở một tiệm lâu năm, khen không dứt lời, sau đó lại làm quen với chủ quán, hỏi xem thịt lừa này mua ở đâu, sao ngon thế?
Ông chủ đắc ý, thịt lừa nướng của ông ấy ở Bảo Định rất nổi tiếng, được đánh giá là số một, quán có từ đời tổ tiên, Hoàng đế Càn Long đã từng ăn ở đây. Sau khi ông chủ tiếp quản sản nghiệp vẫn dùng công thức từ cổ để nướng cho nên thịt mềm bánh giòn, khiến người ăn nhớ mãi không quên.
Nhưng ông chủ cũng không giấu nghề, thịt lừa nướng đầu tiên cần phải có thịt lừa ngon. Thịt lừa phải dài, mảnh, tươi, phải có độ đàn hồi, kẹp trong bánh xốp giòn ăn mới ngon.
Bánh nướng đầu tiên phải nướng xong, giòn tan, thơm xốp, chủ yếu vẫn phải có thịt lừa ngon.
Thịt lừa này đặt riêng ở huyện Định Hưng, tại nhà họ Lý, có nghề gia truyền giết lừa, danh hiệu là Lý một đao, có người ở sau lưng gọi hắn là Lừa một đao.
Nhà Lý một đao mấy đời giết lừa, sát nghiệp quá nặng, cho nên gia đạo không vượng, mấy đời đều là độc đinh, đến Lừa một đao thì càng nặng nề, năm nay đã hơn bốn mươi tuổi nhưng vẫn chưa có con cái gì, giữa đêm sầu muộn chỉ muốn khóc.
Sư phụ nghe được lão Bì nói như thế, ngay lúc đó hỏi địa chỉ nhà Lý một đao, mang theo lão Bì đi tìm hắn.
Nhà Lý một đao ở trong một thôn nhỏ hoang phế.
Thôn này có một đặc điểm là khô hạn. Ở cửa thôn có một ao lớn nhưng đã cạn từ lâu, đáy ao khô nứt ra kẽ hở lớn. Mương nước ở đầu ngõ cũng đã cạn tới đáy, ruộng hoa màu héo gần hết, nghiêng ngả ở giữa đồng.
Tuy là nói đi tìm Lý một đao, nhưng sư phụ lại không vội, ở trong thôn dạo chơi, thấy một ông lão chăn dê liền đến gần đưa thuốc lá, chuyện phiếm vài câu, hỏi ông ta vụ này thu hoạch thế nào, ao nước lớn như thế này sao lại khô cạn?
Ông lão chăn dê đã lâu, cũng buồn chán ngồi nói chuyện với sư phụ. Cái hồ này là khúc cong của một nhánh sông Cự Mã, hình thành một đầm nước lớn.
Trước đây ở đó không chỉ có nước, mà lại là nước thông dòng với sông, nước sạch mát lạnh, khi còn bé ông lão thích nhất tắm trong đầm, bắt cá, về sau không biết tại sao mạch nước tắt ngấm, sông cạn, hoa màu cũng héo, như người không có tinh khí thần chỉ có thể ngồi chờ chết.
Sư phụ lại hỏi về Lừa một đao, ông lão vẻ mặt vừa khinh thường, vừa ước ao, đố kỵ, nói Lừa một đao là đồ tể, mà đồ tể thì làm gì có nhiều lợi lộc. Nhưng mà Lừa một đao này kiếm tiền bất chính, thấy mạch nước mất đi, trồng hoa màu không sống được, nhưng hắn lại nuôi được lừa. Lừa nhà hắn sống khỏe mạnh, khỏe hơn cả ta, cũng không biết cho ăn gì.
Sư phụ lại nói chuyện vài câu, dẫn lão Bì đi đến nhà Lừa một đao.
Nhà Lừa một đao rất bừa bộn, sân trước dựng lên một cái lều bán thịt, treo mấy tấm thịt lừa, sau nhà xây một máng lớn nuôi mười mấy con lừa, những con lừa này thấy người lạ cũng không sợ, vẫn từ từ ăn cỏ.
Sư phụ thấy thế, vừa gặp Lừa một đao liền nói ông ấy ăn đồ ăn ở một nhà hàng lớn ở Bảo Định, nhà hàng nhận một tiệc cưới, bên khách muốn ăn tiệc thịt lừa, nên đi gấp đến đây đặt ba con lừa.
Nhà đặt tiệc cưới rất kén ăn, yêu cầu phải ăn lừa vừa giết, ăn tươi, nên muốn Lý một đao đưa ba con lừa đến nhà hàng, ở lại nhà hàng một đêm đến sáng hôm sau thì giết lừa.
Thấy Lừa một đao vẫn do dự, sư phụ rút ngay mấy tờ tiền, nói đây là tiền đặt cọc để hắn yên tâm, ông ta biết giá thị trường, chắc chắn không để Lừa một đao chịu thiệt.
Lừa một đao nhận tiền xong liền dắt ba con lừa từ trong máng ra chuẩn bị đi theo sư phụ.
Sư phụ lại nói ông ta không vội, vẫn còn cần mua một chút nguyên liệu, để Lừa một đao đi trước, ông ta sẽ đuổi theo sau.
Đợi cho Lừa một đao đi xa, trời cũng tối, sư phụ liếc mắt ra hiệu cho lão Bì đi trước trèo qua tường, đến thẳng chỗ nhốt lừa.
Đến chỗ nhốt lừa, ông ấy nhìn quanh một chút, rồi chỉ vào một chỗ để lão Bì lấy xẻng đào xuống. Sư phụ ở bên cạnh lấy một nồi lớn, đốt một đống củi, đun một nồi nước sôi to.
Chỗ nhốt lừa rất ẩm thấp, dưới đất toàn là bùn nhão, mùi hôi bốc lên, nhưng lại được chỗ dễ đào. Đào gần nửa ngày được sâu chừng một mét, chỉ nghe thấy keng một tiếng, xẻng chạm vào vật gì, tiếp theo trong lòng đất rung lên dữ dội, đất trôi ào ào xuống dưới như là có thứ gì to lớn muốn chui ra ngoài.
Sư phụ ở bên cạnh nhìn vào, bình tĩnh gọi lão Bì đi cùng, 2 người nhấc lên chiếc nồi sắt có miệng lớn, hướng tới hố đất kia rồi đổ nước sôi xuống.
Dưới hố bỗng nhiên chấn động, có tiếng rít lên giống như thứ gì đó ở dưới liều mạng vùng vẫy, khuấy bùn đất dưới chuồng lừa. Những con lừa giật mình chạy lung tung, không dám lại gần.
Khoảng chừng thời gian hút một điếu thuốc, động tĩnh đó từ từ trôi qua, sư phụ mới đi tới, quỳ xuống, gạt đất ra, liền ngửi thấy mùi tanh nồng hòa cùng với mùi lông heo luộc.
Đợi khi gạt hết lớp bùn ra, phát hiện phía dưới là con cua to bằng cái chậu nước, càng cua to bằng cái nắm tay. Phần mai cua đỏ hồng, đã bị nồi nước sôi vừa rồi luộc chín.
Phải mất rất nhiều sức lực mới có thể khiến con cua đó bò ra. Sư phụ dùng một cái kìm lớn mới mở được mai cua, lật ngược lại, khoét rỗng thịt cua. Lấy được ra từ bên trong một bức tượng phật, cầm trên tay nói lần này đi có thể coi như không uổng phí rồi.
Lão Bì cũng được mở mang tầm mắt, đi qua đó xem, nó có màu trắng xám, như ngọc mà không phải ngọc, như đá mà không phải đá, xem ra đúng là một bức tượng phật. Bàn tọa phật tổ trên đất, có mũi có mắt, có tư thái, có thần, sau lưng phật quang tỏa sáng, thật giống như thế giới tây phương cực lạc.
Sư phụ đắc ý giải thích cho lão Bì, ông ta khi đó ở Bảo Định ăn thịt lừa, đã cảm thấy vị thịt lừa có chút không đúng. Không chỉ không có mùi tanh của thịt lừa, ngược lại có mùi tanh nhẹ giống như hải sản.
Vị này chắc chắn không thể ở trên thân lừa mà liên quan đến môi trường sinh trưởng.
Cái ao trong thôn tự nhiên ngừng chảy chắc hẳn phải có lý do. Đó nhất định là thứ gì đó trong nước đọng lại làm đứt mạch nước.
Sau khi đến nhà Lý Một Đao, ông ta phát hiện, những đồ vật khác đều không có gì đặc biệt, chỉ có máng lừa là khác lạ mà thôi, vừa tanh vừa hôi, nhưng mấy con lừa đó vẫn sống tốt. Anh ta liền biết dưới đó nhất định cất giấu một con cua già mấy trăm năm.
Con cua này có một điểm đặc biệt, thích nước tiểu lừa, nước tiểu ngựa. Cho nên những vùng ven biển, muốn bắt cua, phải dùng một một sợi dây gai, quăng vào chuồng lừa, nhúng vào nước tiểu lừa rồi vứt trên bãi biển. Ngày thứ hai đi nhặt, chắc chắn có đầy cua.
Lão Bì liền hỏi ông ta, tượng phật trên mình con cua là cớ làm sao?
Sự phụ cười lão Bì không có văn hóa, không đọc qua sách Lỗ Tấn, trong cuốn <ĐẾN TỪ BÁCH THẢO VIÊN> có viết qua chuyện này! Con cua này bên trong đều có một hòa thượng cua, nhìn rất giống hình người, chính là bảo vật của cua!
Loài cua này đã sống nhiều năm, đã bắt đầu tu luyện, cho nên hòa thượng cua cũng tu thành tượng phật rồi. Thứ đó có thể là một thứ đồ tốt, không chỉ bách độc bất xâm, mà còn có thể thanh nhiệt, tiêu độc. Đeo thứ này trên người thì rắn độc hay cá lớn dưới nước cũng không dám lại gần.
Lão Bì nói xong liền cười nói sư phụ ông ấy được không, đến con cua già cũng không buông tha.
Tôi cũng cười.
Sau đó tôi ngập ngừng hỏi sư phụ ông ấy rốt cuộc đi đâu rồi?
Lão Bì liền trầm mặc, đốt điếu thuốc, thở ra một ngụm khói, ông nói: "Mười mấy năm trước, tôi và sư phụ đi qua Từ Châu, Từ Châu này nằm gần hồ Vi Sơn, rất ẩm ướt, dễ có sương mù, sương mù kết lại mười mấy mét cũng không nhìn thấy gì.
Hôm đó là ngày trăng lên, đi không bao lâu, trên đường kết lại tầng sương mù. Ban đầu lớp sương mù không lớn lắm, sau đó càng lớn dần, 2 chúng tôi cứ đi cứ đi, lại cảm thấy có gì đó không đúng.
Đầu tiên là con khỉ của sư phụ, bình thường nó thích cưỡi lên đầu tôi, nhảy lên nhảy xuống không ngừng.
Bây giờ thì ngược lại, nó hiền lành ngồi xổm trên vai tôi, không dám cử động, hai bàn tay nắm chặt lấy tóc tôi.
Vốn dĩ đang trên đường đi bình thường, cũng dần dần không nhìn rõ nữa. Trước mặt bắt đầu xuất hiện một phần mộ, tiếp đến lại xuất hiện một cái, lại đi một lúc chúng tôi phát hiện giống như đang tiến vào trong nghĩa trang, khắp nơi đều là mộ.
Sau đó, lão sư phụ từ từ dừng lại, nói: 'Tiểu Bì à, đừng đi nữa, đây là có người muốn giữ chúng ta lại rồi.'
Tôi không hiểu câu nói này là có ý gì, nhưng cũng dừng lại với ông ấy.
Sư phụ xoa đầu tôi, hỏi một câu: 'Tiểu Bì, con đã theo ta bao lâu rồi?'
Tôi nghĩ rồi nói 'có đến 5-6 năm rồi'.
Ông ấy cảm thán một câu: 'Đã nhiều năm như vậy rồi, mà thứ đó vẫn chưa tìm thấy.'
Tôi hỏi: 'Sư phụ, sư phụ tìm thứ gì vậy?'
Sư phụ không trả lời, hỏi lại tôi: 'Tiểu Bì, con có biết tại sao sư phụ lại nhìn trúng con không?'
Tôi nói: 'Có phải vì con rất nghe lời?'
Sự phụ cười nói: 'Đó là ta thấy ta và con có duyên.'
Ông ấy thở dài nói: 'Ài! vốn dĩ tưởng rằng, đợi con lớn một chút nữa, sẽ kể cho con nghe chuyện này, xem ra không còn cơ hội nữa rồi.'
Ông ấy đưa lấy ngọc bàn chỉ, bảo tôi giữ cho tốt, bảo tôi quay về hồ đem bàn chỉ bán đi, tiền đủ cho tôi cả đời tiêu.
Sau đó ông ấy sờ đầu con khỉ, bảo tôi chăm sóc cho nó, nói xong liền rời đi.
Nước mắt tôi chảy ròng ròng, sống chết bám lấy ông ấy, không để ông ấy đi.
Sư phụ chỉ vào phần mộ nhỏ xung quanh: 'Con có biết đây là gì không?'
'Bia mộ…'
Sư phụ lại lắc đầu: 'Đây đều là bạn tốt của ta hồi trước, bọn họ hiện tại đều đang ngồi đây nhìn chúng ta đó.'
Sư phụ nói: 'Thực ra khi ấy, sư phụ đã chết rồi, sống thêm vài năm, đã tận rồi, bây giờ cũng nên đi cùng bọn họ thôi.'
Sư phụ lại nói: 'Tiểu Bì, con hãy nhớ kỹ, nam nhân luôn tiến về phía trước không quay đầu nhìn lại, đời này của sư phụ, rất đáng giá!'
Nói xong ông ấy như biến thành một con người khác, hai mắt như kiếm, lưng đột nhiên thẳng tắp, trẻ ra mấy chục tuổi, đi vào trong lớp sương mù dày đặc, vừa đi vừa hát, tiếng hát càng lúc càng xa trong sương mù, từ từ biến mất.
Con khỉ nhỏ kêu lên, bỗng nhiên nhảy xuống đầu tôi, đuổi theo sư phụ.
Tôi cũng đuổi theo sư phụ, nhưng trong lớp sương mù bị lạc phương hướng, không thể tìm thấy hình bóng của ông ấy.
Sau đó tôi mới biết, bài hát đó là quân ca của trận Hoài Hải. Lời bài hát như này:
'Đuổi theo đi, đuổi theo đi, không để kẻ địch xả hơi.
Đuổi theo đi, đuổi theo đi, không để kẻ địch chạy mất.
Kẻ địch dao động rồi, kẻ địch bỏ chạy rồi, kẻ địch rút lui rồi, các đồng chí mau đuổi theo.
Không ngại khó, không ngại đói rét, vượt núi vượt sông, thừa thắng xông lên.
Nhanh chóng bắt kịp, bao vây chúng, tiêu diệt chúng! Thừa thắng xông lên! Tiêu diệt chúng!'"
Lão Bì nói: "Ta cảm thấy, sư phụ ông ấy vẫn còn sống."
Lão Bì nói: "Khai xuân hàng năm, sư phụ đều đến đây ăn cá Khai Giang, cho nên ta phải ở đây đợi ông ấy."
Lão Bì nói: "Khi ta đi cùng sư phụ, mới 12 tuổi, cũng không biết ông ấy có nhận ra ta không?"
Lão Bì không nói nên lời nữa...
Ông ấy dụi mạnh mắt, nheo lại nhìn trận tuyết rơi dày đặc bên ngoài, điếu thuốc đã bị dập tắt từ lâu, nhẹ nhàng hát quân ca.
Đám người bên cạnh dần dần tản ra, lửa trại cũng tắt ngúm, chỉ để lại bãi biển trống trải, tảng băng lớn va vào nhau phát ra âm thanh đau lòng.
Thật lâu sau, lão Bì cuối cùng cũng lên tiếng.
Ông ấy nói mỗi lần nghĩ đến sư phụ, ông ấy đều khóc.
Trên thực tế ông ấy cũng đã khóc rồi.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương