Soán Đường
Quyển 10 - Chương 13: Lý Thế Dân quyết đoán
Nhưng không ngờ được lúc đó Mao Tiểu Tám lại không ở Trường An. Mà khi hắn nghe thấy tin tức liền không chút do dự mang hàng hóa vận chuyển cho phủ công chúa bỏ trốn, sau đó đi đâu không rõ. Cũng bởi sự kiện này khiến danh tiếng của Bình Dương công chúa bị phá hoại nghiêm trọng, thậm chí còn bị Sài Thiệu trào phúng là có mắt không tròng. Bình Dương công chúa tức giận liền lập tức ngất xỉu tại chỗ. Sau đó dù Sài Thiệu phái người tới cầu xin tha thứ nhưng Bình Dương công chúa lại vẫn không thể đồng ý. Hôm nay tới chuyện huynh đệ tương tàn, nàng tất nhiên thất vọng phi thường về Lý Thế Dân. Sau khi trở lại vương phủ, Lý Thế Dân liền tới một gian phòng nhỏ. Sau khi loạn Dương Văn Kiền phát sinh, Lý Uyên trở lại Trường An liền ban chiếu đưa Tần vương phủ của Lý Thế Dân ra khỏi Hoàng Thành. Chuyện này là một đả kích rất lớn đối với Lý Thế Dân chứ không còn nghi ngờ gì nữa. Dời ra khỏi Hoàng thành chỉ là nói cho dễ nghe, nói khó nghe thì rõ là bị đuổi ra khỏi Hoàng thành. Tuy nhiên Lý Uyên lại vẫn trọng dụng Lý Thế Dân, thậm chí còn cho hắn làm Thượng thư lệnh, tổng lĩnh bộ, nhưng ở một mức độ nào đó cũng vẫn thấy rõ Lý Uyên thất vọng vô cùng về Lý Thế Dân.. Ở phương diện khác thì hắn đúng là chim đang tung cánh nhưng lại không thể đối mặt với việc quyền lực của mình ở triều đình đang mất dần: - Vương gia, ngai đã trở về! Trong phòng nhỏ, Vương Thông, tâm phúc của Lý Thế Dân đứng dậy đón chào, hỏi khẽ: - Phía phủ công chúa có thu hoạch được gì không? Lý Thế Dân khoát tay bảo mọi người ngồi xuống, thở dài nói: - Bệnh tình của tam tỷ càng ngày càng nghiêm trọng, dường như cũng có nhiều bất mãn với ta. Xem tình trạng của nàng thì chỉ sợ là... Ta thật không biết phải mở miệng thế nào. Được rồi. Hôm nay trên triều có tin tức gì không? - Vừa rồi Phong Luân đại nhân phái người đưa tin là Lĩnh Nam truyền tới tin tức, Hà Nam Vương chuẩn bị lên đường, ước chừng cuối năm sẽ tới Trường An. - Dưỡng Chân lên đường rồi? - Tính hành trình mà nói thì có lẽ cũng đi được một hai ngày rồi. Lý Thế Dân không khỏi cười khổ lắc đầu: - Đúng là nhà dột lại gặp mưa suốt đêm... Lý Ngôn Khánh lần này tới đây sợ là càng khiến ta khó xoay sở rồi! - Vương gia, tình trạng hôm nay không ổn phi thường. Vương Thông nói khẽ: - Theo lời của Phong đại nhân thì hôm qua bệ hạ đã mời hắn vào cung, nói rất nhiều chuyện. Xem tình hình thì bệ hạ cũng đã hạ quyết tâm rồi, muốn để Thái tử lên ngôi chắc chắn. Mấy ngày nay Thái tử dù không có động tĩnh gì nhưng một số hành động nhỏ cũng vẫn không ngừng. Tề vương gần đây ngừng bày tiệc rượu mời các đại thần, còn có rất nhiều người cũ của Thiên Sách phủ. Thúc Bảo và Tri Tiết cũng được mời nhưng cáo ốm ở nhà. Chẳng qua bọn họ chưa chắc đã chống cự nổi. Dù sao thì thế cục này càng ngày càng lớn! Ngụ ý trong lời này rõ ràng phi thường. Tần vương ngươi nếu không phản kích thì chư tướng của Thiên Sách phủ chưa chắc đã tiếp tục trung thành với ngươi đâu! - Nếu phụ hoàng đã quyết định thì ta cũng không còn đường khác để lui rồi... Thật sự không xong. Ta sẽ viết tấu xin phụ hoàng nếu phong đất thì phải là Phiên. Thái tử và ta tranh đấu nhiều năm như vậy nhưng nói gì cũng sẽ không đuổi tận giết tuyệt đâu. - Vương gia, nếu không có chuyện Dương Văn Kiền thì Thái tử có lẽ sẽ không truy cứu. Nhưng chuyện Dương Văn Kiền phát sinh khiến Vương gia và Thái tử đã là thế nước lửa. Vương gia bỏ cuộc thì tạm thời Thái tử có lẽ không truy cứu nhưng đợi tới khi hắn đăng cơ, sợ rằng chưa chắc đã bỏ qua đâu. Người nói là Ôn Ngạn Bác. Người này sinh vào năm Kiến Đức thứ ba đời Chu Vũ Đế, tên tự là Đại Lâm. Nói về quan hệ thì hắn cũng là chú của Lý Thế Dân. Thê tử của Lý Thế Dân là cháu gái của Ôn Ngạn Bác, có thể nói là quan hệ mật thiết. Ôn Ngạn Bác thông thi thư, giỏi biện giải, năm cuối Khai Hoàng được phong là Lâm lang, chúc nội sử tỉnh. Năm Đại Nghiệp, Ôn Ngạn Bác từng theo tổng quản U Châu La Nghệ Tư Mã, sau đó phản La Nghệ theo Đường, được phong là Thượng thư tỉnh hữu thừa, chưởng Binh bộ, Hình bộ và Công bộ. Ông gia là đại tộc tại Thái Nguyên, có công theo hoàng thượng. Hơn nữa lại có một tầng quan hệ này với Lý Thế Dân, khiến cho Ôn gia rất kiên định đứng sau lưng Lý Thế Dân, trở thành một lực lượng không thể thiếu của hắn. Lý Thế Dân nhíu mày nói: - Tính tình Thái tử rất bao dung, chưa chắc đã hạ tử thủ. Ôn Ngạn Bác cười lạnh nói: - Vương gia có biết câu tên đã rời dây là không quay đầu chứ? Cung của Vương gia đã bắn đi, mà mấy năm nay lại tranh đấu không ngừng với Thái tử, xung đột đủ loại. Vương gia dám nói là Thái tử sẽ không ghi hận không? Mà bên cạnh Thái tử có Tề Vương. Lòng dạ Tề vương... Vương gia hiện giờ muốn rút lui sợ là đã chậm rồi! Thái tử sau khi đăng cơ tuyệt đối sẽ không bỏ qua cho Vương gia đâu! - Tiến không có cửa, lui không có đường... Vậy các ngươi nói phải làm sao bây giờ? Lý Thế Dân phiền muộn nhìn mọi người, lo âu bất an hỏi. Vươn Thông và Ôn Ngạn Bác nhìn nhau rồi Ôn Ngạn Bác cắn răng đứng ra trầm giọng nói: - Thái tử không chết thì Vương gia chết không có chỗ chôn. Trong lịch sử Tùy Đường, Ôn Ngạn Bác cũng không phải có thanh danh vang dội lắm. Ít nhất nếu so với đám người như Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối thì Ôn Ngạn Bác không khỏi có chút ẩn mình, biểu hiện phi thường ít. Nhưng trên thực tế nếu nói thế lực thì Ôn Ngạn Bác cũng không kém hơn Phòng Huyền Linh. Người này năm thứ tư Trinh Quán đã đảm nhiệm chức thư lệnh, năm Trinh Quán thứ mười đảm nhiệm Thượng thư tỉnh tả phó xạ, cũng không kém Phòng Huyền Linh bao nhiêu. Mà bản thân Phòng Huyền Linh có công phò vua, nếu như so sánh từ đầu thì Ôn Ngạn Bác thậm chí còn cao hơn Phòng Huyền Linh một bậc. Quan trọng nhất là huynh trưởng của Ôn Ngạn Bác là Ôn Đại Hữu và đệ đệ là Ôn Đại Nhã cũng có địa vị rất cao tại triều đình. Ba huynh đệ đều dùng phẩm hạnh, học thức mà nổi tiếng hậu thế là "tam ôn". Mà Ôn Ngạn Bác sau khi chết lại còn được vinh hạnh đặc biệt chôn cùng trong Chiêu lăng. Một người nổi danh bởi phẩm hạnh như vậy mà nói là Thái tử không chết thì Tần vương không có chỗ chôn, đủ để nói rõ Lý Thế Dân và Lý Kiến Thành lúc này sớm đã không còn đường lui nữa. Lý Kiến Thành mặc dù khoan hậu nhưng cũng không có khả năng tha thứ cho một vị huynh lúc nào cũng có thể uy hiếp tới ngôi vị hoàng đế của hắn. Lý Thế Dân mặc dù muốn nhượng bộ, đến lúc đó cũng không còn chỗ để nhượng bộ nữa. Tất cả đều vì bọn họ đã vượt qua ranh giới từ vụ Dương Văn Kiền. Có thể nói, tranh đấu giữa huynh nhà họ Lý từ sau khi Dương Văn Kiền làm loạn đã tới tình trạng không thể điều hòa được.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương