Sự Xáo Động Trong Tâm Hồn
Chương 19: Quá khứ (2)
Chị Lan hít một hơi thật sâu, bày ra dáng vẻ vợ hiền dâu thảo, bắt đầu lên tiếng, từng lời nói ra tựa như đứng trên cương vị của người khác mà suy nghĩ:
"Nhà con có mấy đứa em sàn sàn tuổi Dư nên con cũng không ngại việc em ấy đến sống cùng chúng con. Nhưng ngẫm lại, thấy không được hợp lẽ cho lắm. Dư sống ở quê, còn lấy lý do này, lý do kia được. Giờ Dư xuống Hà Nội, tất cả cũng ở Hà Nội. Con bé đến sống với tụi con mà không phải với bố mẹ, kiểu gì người ta cũng bàn tán ra vào. Bàn em Dư một chuyện, bàn đến bố mẹ không nuôi nổi đứa con, ảnh hưởng đến danh tiếng nhà mình thì chết. Dù sao em Dư cũng đang trong độ tuổi vị thành niên, để tâm sinh lý phát triển bình thường thì sống với bố mẹ vẫn hợp lý nhất."
Vợ chồng như chim liền cánh như cây liền cành. Dù khi đó Hải Quân có nói sẽ tự tay chăm sóc Dư, không làm phiền đến chị ta nhưng nuôi người chứ có phải nuôi chó, nuôi mèo đâu mà một câu không liên quan có thể phủi sạch quan hệ được. Nên ngoài mặt chị ta không nói gì, song trong lòng đã có quyết định.
Ánh Dương nhếch môi, thầm nghĩ. Cô chị dâu này của chị không có gì ngoài cái miệng. Mặc dù ai cũng biết mục đích của chị ta, nhưng lời lẽ hợp lý đến mức, chẳng ai có thể chán ghét ra mặt. Nếu chị chưa chồng, chưa con, chị sẽ không ngần ngại mà đưa Dư về sống cùng với chị. Đáng tiếc...
Mối quan hệ giữa bố mẹ và Dư luôn khiến chị cảm thấy mơ hồ. Chị không biết vì sao bố mẹ bài xích em ấy đến thế, và chị cũng không hỏi được gì từ Dư cả. Bao năm trời, chị và Hải Quân làm thế nào cũng không thể hàn gắn được tình cảm giữa họ.
Hiển nhiên là Hải Quân cũng nghe lọt tai những lời này. Anh ngẩng đầu nhìn bố, hỏi: "Bố thấy sao?"
"Nghe mẹ con." Ông Lưu trầm giọng đáp.
Ông không có vấn đề gì với đứa con này nhiều. Chỉ thấy thất vọng, và là một sản phẩm lỗi không đáng quan tâm mà thôi. Song, để xoa dịu vợ, dìm việc kia xuống, không bị mất hình tượng trước mặt hai con lớn, ông liền giao toàn quyền quyết định cho vợ.* Bởi ông biết, bà cũng có chung suy nghĩ với ông, đều không muốn đứa con này xuất hiện trước mặt mình.
Chẳng đợi Hải Quân lên tiếng hỏi lần nữa, bà Ly đã gay gắt đáp: "Chuyện đã quyết, lôi ra nói lại làm gì!"
Hải Quân mệt mỏi day trán: "Thế nào là chuyện đã quyết? Là bố mẹ đề nghị, em Dư đồng ý? Em ấy mới mười hai tuổi thôi! Hai người nỡ để Dư sống một mình nhưng con thì không."
"Ở quê hay ở đây thì có khác gì nhau? Tao với bố mày đều bận, nó đến đây cũng chỉ sống cùng với người giúp việc. Vả lại, nó nói ở quê không khí trong lành hơn."
Mỗi lần nhìn Dư, sự nhục nhã, không cam lòng khi ấy lại dâng lên như chưa từng nguôi ngoai.
Năm ấy, phó giám đốc thăng chức, có ý muốn bà ngồi vào vị trí cũ của ông ta. Những tưởng mọi chuyện đã chắc như đinh đóng cột, ai dè bà mang thai nó. Phấn đấu bao năm cơ hội mới tới, sao bà có thể dễ dàng để vụt mất? Chuyện có bầu, bà giấu cả nhà, còn cẩn thận đi khám ở một phòng khám tư nhân cách khá xa. Sắp đến lịch hẹn phá phai thì vây cánh đối thủ bất ngờ tung kết quả khám ra, rồi luôn miệng ca ngợi bà là bác sĩ y đức vẹn toàn, lương thiện, tốt bụng bao nhiêu hòng khiến bà muốn phá cũng không thể phá được. Tình trạng sức khỏe của mẹ và bé đều tốt, lấy lý do gì để phá đây?
Lòng uất nghẹn cực độ nhưng vẫn phải tươi cười cảm ơn mỗi khi bọn họ "ân cần" chăm sóc. Chất chứa nỗi oán hận với người, với đời, bà đã nghĩ, nếu không thể thăng chức, vậy giữ lại đứa trẻ mang đến nỗi nhục nhã này cho bà làm gì? Đã mấy lần, bà cố ý ngã để sảy thai nhưng nó vẫn cứng cỏi sống sót. Chẳng còn cách nào khác, bà đành khuất mắt khôn coi, vứt về quê cho người khác nuôi.
Vốn đã không được ưa thích, lại tầm thường, quái gở nên bao năm trôi qua, bà chỉ có ghét hơn chứ không có giảm. Tựa như bây giờ, tất cả đùn đẩy, không muốn nuôi nó mà nó vẫn có thể bình thản ăn kẹo. Hình ảnh này làm bà nhớ tới khi xưa, ngã sứt môi, trầy gối cũng không kêu tiếng nào. Bị hàng xóm chỉ trỏ, vợ chồng bà xỉ vả nhưng mặt nó cứ trơ ra, còn thi thoảng nhìn mọi người cười nữa. Đúng là đồ không có máu và nước mắt.
(Đọc full chương tại awread nha.)
"Nhà con có mấy đứa em sàn sàn tuổi Dư nên con cũng không ngại việc em ấy đến sống cùng chúng con. Nhưng ngẫm lại, thấy không được hợp lẽ cho lắm. Dư sống ở quê, còn lấy lý do này, lý do kia được. Giờ Dư xuống Hà Nội, tất cả cũng ở Hà Nội. Con bé đến sống với tụi con mà không phải với bố mẹ, kiểu gì người ta cũng bàn tán ra vào. Bàn em Dư một chuyện, bàn đến bố mẹ không nuôi nổi đứa con, ảnh hưởng đến danh tiếng nhà mình thì chết. Dù sao em Dư cũng đang trong độ tuổi vị thành niên, để tâm sinh lý phát triển bình thường thì sống với bố mẹ vẫn hợp lý nhất."
Vợ chồng như chim liền cánh như cây liền cành. Dù khi đó Hải Quân có nói sẽ tự tay chăm sóc Dư, không làm phiền đến chị ta nhưng nuôi người chứ có phải nuôi chó, nuôi mèo đâu mà một câu không liên quan có thể phủi sạch quan hệ được. Nên ngoài mặt chị ta không nói gì, song trong lòng đã có quyết định.
Ánh Dương nhếch môi, thầm nghĩ. Cô chị dâu này của chị không có gì ngoài cái miệng. Mặc dù ai cũng biết mục đích của chị ta, nhưng lời lẽ hợp lý đến mức, chẳng ai có thể chán ghét ra mặt. Nếu chị chưa chồng, chưa con, chị sẽ không ngần ngại mà đưa Dư về sống cùng với chị. Đáng tiếc...
Mối quan hệ giữa bố mẹ và Dư luôn khiến chị cảm thấy mơ hồ. Chị không biết vì sao bố mẹ bài xích em ấy đến thế, và chị cũng không hỏi được gì từ Dư cả. Bao năm trời, chị và Hải Quân làm thế nào cũng không thể hàn gắn được tình cảm giữa họ.
Hiển nhiên là Hải Quân cũng nghe lọt tai những lời này. Anh ngẩng đầu nhìn bố, hỏi: "Bố thấy sao?"
"Nghe mẹ con." Ông Lưu trầm giọng đáp.
Ông không có vấn đề gì với đứa con này nhiều. Chỉ thấy thất vọng, và là một sản phẩm lỗi không đáng quan tâm mà thôi. Song, để xoa dịu vợ, dìm việc kia xuống, không bị mất hình tượng trước mặt hai con lớn, ông liền giao toàn quyền quyết định cho vợ.* Bởi ông biết, bà cũng có chung suy nghĩ với ông, đều không muốn đứa con này xuất hiện trước mặt mình.
Chẳng đợi Hải Quân lên tiếng hỏi lần nữa, bà Ly đã gay gắt đáp: "Chuyện đã quyết, lôi ra nói lại làm gì!"
Hải Quân mệt mỏi day trán: "Thế nào là chuyện đã quyết? Là bố mẹ đề nghị, em Dư đồng ý? Em ấy mới mười hai tuổi thôi! Hai người nỡ để Dư sống một mình nhưng con thì không."
"Ở quê hay ở đây thì có khác gì nhau? Tao với bố mày đều bận, nó đến đây cũng chỉ sống cùng với người giúp việc. Vả lại, nó nói ở quê không khí trong lành hơn."
Mỗi lần nhìn Dư, sự nhục nhã, không cam lòng khi ấy lại dâng lên như chưa từng nguôi ngoai.
Năm ấy, phó giám đốc thăng chức, có ý muốn bà ngồi vào vị trí cũ của ông ta. Những tưởng mọi chuyện đã chắc như đinh đóng cột, ai dè bà mang thai nó. Phấn đấu bao năm cơ hội mới tới, sao bà có thể dễ dàng để vụt mất? Chuyện có bầu, bà giấu cả nhà, còn cẩn thận đi khám ở một phòng khám tư nhân cách khá xa. Sắp đến lịch hẹn phá phai thì vây cánh đối thủ bất ngờ tung kết quả khám ra, rồi luôn miệng ca ngợi bà là bác sĩ y đức vẹn toàn, lương thiện, tốt bụng bao nhiêu hòng khiến bà muốn phá cũng không thể phá được. Tình trạng sức khỏe của mẹ và bé đều tốt, lấy lý do gì để phá đây?
Lòng uất nghẹn cực độ nhưng vẫn phải tươi cười cảm ơn mỗi khi bọn họ "ân cần" chăm sóc. Chất chứa nỗi oán hận với người, với đời, bà đã nghĩ, nếu không thể thăng chức, vậy giữ lại đứa trẻ mang đến nỗi nhục nhã này cho bà làm gì? Đã mấy lần, bà cố ý ngã để sảy thai nhưng nó vẫn cứng cỏi sống sót. Chẳng còn cách nào khác, bà đành khuất mắt khôn coi, vứt về quê cho người khác nuôi.
Vốn đã không được ưa thích, lại tầm thường, quái gở nên bao năm trôi qua, bà chỉ có ghét hơn chứ không có giảm. Tựa như bây giờ, tất cả đùn đẩy, không muốn nuôi nó mà nó vẫn có thể bình thản ăn kẹo. Hình ảnh này làm bà nhớ tới khi xưa, ngã sứt môi, trầy gối cũng không kêu tiếng nào. Bị hàng xóm chỉ trỏ, vợ chồng bà xỉ vả nhưng mặt nó cứ trơ ra, còn thi thoảng nhìn mọi người cười nữa. Đúng là đồ không có máu và nước mắt.
(Đọc full chương tại awread nha.)
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương