Thái A Kiếm

Chương 25: Lường Bằng Phụ Nghĩa, Ác Hữu Bất Nhân



Y cảm thấy khí huyết trong người đảo lộn, như có hàng vạn con kiến bò quanh người, các khớp xương rời rạc nên cứ rên rỉ luôn mồm và hai mắt lộ vẻ thảm khốc.

Vân Nhạc cười nhạt một tiếng, múa kiếm chặt nốt cánh tay trái của kẻ thù. Máu chỗ vết thương phun ra có vòi.

Bành Hạo loạng choạng suýt ngã, nghiến răng mím môi, cố gắng chịu đựng sự đau đớn và lên tiếng hỏi:

- Bạn kia, kẻ mạnh còn kẻ yếu chết, đó là lẽ thường trong võ lâm, nhưng lão đây với bạn có thù gì mà bạn lại chém lão một cách tàn nhẫn như vậy? Nếu bạn không nói ra, lão có chết cũng không yên lòng chút nào.

Vân Nhạc ngữa mặt lên trời cười cả một hồi, trông thật rùng rợn. Chàng vừa dí kiếm vào ngực Bành Hạo, vừa trầm giọng nói:

- Ngươi muốn biết phải không? Cũng được, ta sẽ cho mi chết một cách minh bạch.

Tới đây, chàng bỗng hạ giọng khẽ nói:

- Ngươi còn nhớ việc Truy Hồn Phán Tạ Văn không? Hôm nay, con trả thù cho cha thì ngươi có chết cũng không ức chớ.

Bành Hạo nghe Vân Nhạc nói như bị sét đánh ngang tai, thở dài một tiếng rồi đáp:

- Thôi thôi, ta đành để cho người trọn chí nguyện vậy! Nói xong, y đâm xổ về phía trước, mũi kiếm xuyên ngực, y gào thét một tiếng thảm khốc làm vang động cả thung lũng…

-oOo-

Trong một làng đánh cá bên sông Gia Lăng, bỗng có một thiếu niên tuấn tú xuất hiện, đang đi lại trên bãi cát, thỉnh thoảng thở ra vài tiếng và lẩm bẩm tự nói: Ta đã diệt được già nữa số kẻ thù, ân oán cũng sắp kết liễu. Trên giang hồ hiểm ác vô cùng, nhân tình thế thái thay đổi bất thường. Chỉ mong công việc ở Thiên Sơn xong, ta sẽ chôn cất cha mẹ ta vào một nơi, rồi về qui ẩn ở Bảo Sơn, suốt ngày lấy thơ phú làm vui thôi.

Lúc này, Vân Nhạc rầu rĩ vô cùng, chàng cảm thấy đời sống quả thật vô vị, cô độc và phiêu linh.

Chàng tới Gia Lăng được hai hôm và đã mướn thợ trùng tu lại ngôi mộ của mẹ. Hằng bữa chàng ra mộ mẹ, ngắm trời nhìn đất, suốt ngày lẳng lặng không nói lấy một lời. Một lúc sau, chàng giở khinh công chạy thẳng vào trong thành… Đột nhiên ở bên bờ sông có năm người của Cái Bang xuất hiện, họ tụ lại một nơi rỉ tai bàn tán một hồi, rồi lại chia ra bốn ngả đi mất.

Lúc ấy mới là đầu mùa hè nhưng tiết trời đã oi bức khó chịu. Trên đường Đông An tới An Nhạc, cát bụi bay mù mịt. Bốn người cuỡi ngựa đang phóng nhanh như gió, hình như có việc khẩn cấp nguy nan. Có một người, phía sau có đeo theo một đứa nhỏ. Thằng bé đó nằm gục xuống, hai tay ôm chặt lấy lưng người. Bốn người ấy đang chạy thẳng vào một con đường nhỏ trong thung lũng.

Ngay lúc ấy, trên núi bỗng có mấy tiếng rú quái dị vọng xuống, làm chấn động cả sơn cốc.

Người đi trước liền gò cương dừng lại, cả ba người đi sau cùng ngừng theo. Bốn con ngựa đang phóng, bỗng bị chủ nhân gò cương lại nên con nào con nấy đều giơ hai chân trước lên hí mấy tiếng, người cưỡi ngựa nhanh như điện phi thân xuống đất, rút khí giới ra.

Một người trong bọn, mặt hơi vàng, râu lưa thưa, ngẩng nhìn một vòng xung quanh.

Còn ba người, hộ vệ một thằng nhỏ độ tám chín tuổi. Ông già râu lưa thưa, thở dài một tiếng và nói:

- Không ngờ bọn giặc lại hạ độc thủ, chém tận giết tuyệt đến thế, ta ngỡ là Hầu Ly Băng đây như bảo vệ không nổi thằng nhỏ.

Ba đại hán đi sau đều khí khái hiên ngang, đồng thanh nói:

- Thưa Hầu lão sư, hôm nay chúng tôi quyết hi sinh tới cùng, nhứt quyết không khuất phục.

Hầu Ly Băng gượng cười. Tiếng rú rùng rợn lại vọng tới càng lúc càng gần. Không bao lâu trên sườn núi có mấy bóng người nhanh như điện nhảy bổ xuống.

Tất cả những người đó đều không nói một lời, xông tới tấn công bọn Hầu Ly Băng. Một người to lớn vô cùng, xông lại giơ tay ra chộp lấy ngực thằng nhỏ và tay trái quét luôn một chưởng.

Thằng nhỏ kinh hãi la lớn một tiếng, người đó đã nhún mình nhảy lên trên cao tức thì.

Bọn Hầu Ly Băng thấy vậy kinh hãi vô cùng, nhưng không làm gì được vì đang bị mười mấy người kia vây đánh, không sao phi thân ra cứu thằng nhỏ được.

Sau mấy tiếng kêu la thảm khốc, mười mấy người nọ lại tung mình nhảy lên trên sườn núi vào trong bụi rậm mà biến mất.

Trên đường núi, bốn cái xác nằm ngổn ngang trên vũng máu tươi. Một lát sau, bỗng có một cái bóng xám ở đàng xa phi thân tới nhanh như điện chớp đến cạnh bốn cái xác đó liền dừng lại đứng nhìn.

Người đó là Quái Thủ Thư Sinh Tạ Vân Nhạc, chàng thấy Hầu Ly Băng tâm mạch vẫn chưa đoạn tuyệt hẳn, liền móc trong túi lấy viên thuốc Trường Xuân Đơn ra nhét vào mồm y rồi điểm huyệt ngủ cho nạn nhân đỡ đau đớn. Tiếp theo đó chàng lần lượt khám xem ba người kia thì thấy ba người nọ đã tắt thở từ lâu. Chàng vội đem ba cái xác chôn cạnh lề đường rồi chọn một con ngựa trong mấy con đang ăn cỏ gần đó để chở Ly Băng đi. Chàng thuận tay đeo vào mặt nạ da người đoạn tung mình nhảy lên lưng ngựa, quất roi một cái con ngựa cất bốn vó đi như bay. Chỉ thoáng cái đã mất dạng.

Ba ngày sau, lúc mặt trời lặn về phía tây, Vân Nhạc vừa phóng ngựa tới trước cửa Vạn Tân ở Thành Đô, Lý Băng vẫn mê man. Vân Nhạc ôm Lý Băng ngang nhiên đi vào khách sạn. Điếm tiểu nhị vội vàng ra nghênh đón và cúi chào:

- Đại gia định thuê phòng phải không? Vân Nhạc lạnh lùng đáp:

- Tới đây không phải để thuê phòng thì tới làm gì? Giọng nói của Vân Nhạc rất lạnh lùng nên tên tiểu nhị hoảng sợ, ấp úng:

- Mời đại gia vào bên trong. Vừa đi nó vừa nghĩ:

- Hôm nay mình xui xẻo thật gặp người này có bộ mặt quái dị, giọng nói cũng rất kì lạ.

Sắp hết canh hai, Vân Nhạc ở trong phòng, đang ngắm nhìn Ly Băng nằm mê trên giường, hai mắt đầy vẻ rầu rĩ và lo âu. Ly Băng bị một chưởng lực âm độc, nát cả nội tạng Tuy y được Vân Nhạc dùng linh dược cứu chữa nhưng ít nhất phải trên năm tháng mới có thể lành mạnh.

Trong thời gian ấy, chàng không dám hỏi han Lý Băng nên không sao biết kẻ thù của y là ai, lòng băn khoăn vô cùng.

Chàng ngẩng đầu nhìn trăng, sực nhớ tới đêm nay có hẹn với Thiết Chảo Hắc Ưng Hình Thiên Sinh, bèn vội vàng sửa soạn đi ngay.

Bổng chàng thấy trên mái nhà có hai bóng người, nhưng chỉ thoáng cái đã mất dạng. Chàng lanh lẹ xuyên qua cửa sổ tung mình nhảy lên trên mái nhà và không do dự chút nào giở khinh công ra đuổi kịp hai người nọ, liền giơ mười ngón tay ra, nhanh như chớp chụp vào vai hai kẻ đó.

Hai người nọ bỗng thấy phía sau có gió mạnh, kinh hãi vội la lớn:

- Tứ trưởng lão…xin tha thứ cho chúng con.

Hai tay vừa đụng vào vai chúng, bỗng nghe chúng nói vậy chàng liền thâu tay lại và ngẩn ngươi ra quát hỏi:

- Các ngươi là đệ tử của Cái Môn đấy à? Tại sao lại biết ta ở đây? Hai đệ tử Cái Môn đó quay lại, mặt tỏ vẻ kinh hãi. Lão ăn mày già đứng bên trái vội quỳ xuống và nói:

- Tiểu nhân là Vạn Trường Các cùng Vương Địch, đều là đệ tử của phân đường ở Xuyên Tây. Chỉ vì sau khi phá tan Hồng Kì Bang ở đầm Vân Mộng, Tứ Trưởng Lão không cho ai hay biết gì cả mà từ biệt ngay… Vì thế, Đại Trưởng Lão mới ra lệnh cho tất cả đệ tử Cái Bang khắp thiên hạ dò xem hành tung của Tứ Trưởng Lão ở đâu rồi báo cáo ngay cho Đại Trưởng Lão hay, ngoài ra còn sai các đệ tử, hễ biết Tứ Trưởng Lão ở đâu là phải ngấm ngầm bảo vệ.

Vân Nhạc trong lòng cảm động vô cùng, cười khì một tiếng và đáp:

- Đại Trưởng Lão hay để ý công việc của tôi quá. Vạn Trường Cát lại thưa tiếp:

- Tiểu nhân còn biết Đại Trưởng Lão đã cho người đi tìm kiếm các vị cô nương, Đại Trưởng Lão cùng các vị đó sắp tới nơi.

Vân Nhạc nghe nói, rầu rĩ vô cùng, bèn cười một tiếng:

- Ta còn phải đi Thiên Sơn, có lẽ không ở đây chờ được. Các ngươi đưa người bạn của ta, đang bị thương, nằm trong khách sạn, đem tới phân đường cứu chữa. Nửa tháng sau chờ y lành mạnh, hỏi xem kẻ thù của y là ai, rồi nhờ Đại Trưởng Lão trả thù hộ y.

Trường Cát vâng lời ngay. Vân Nhạc tung mình đi luôn. Trường Cát giơ tay phất lên một cái, trong bóng tối đã có mấy bóng đen thân pháp nhanh nhẹn, đuổi theo Vân Nhạc tức thì… Tại ngoại ô thành đô, trước miếu Võ Hầu, dưới những cây cổ thụ cao chọc trời, một thiếu niên áo đen đang đi lại trên hành lang, thỉnh thoảng ngắm nhìn về phía xa dường như đang chờ đợi ai và có vẻ sốt ruột lắm.

Trong điện, đột nhiên có một người lẹ chân chạy ra, tiến tới trước mặt thiếu niên áo đen và nói:

- Chú em họ Hình, có lẽ tên họ Tạ không tới đâu, ta chờ đợi mãi làm gì? Tên họ Tạ với chú có ơn chớ không có oán, hà tất chú cứ phải áy náy trong lòng và oán hận y không chịu giúp chú khôi phục công lực. Chú còn nhớ, lúc ấy y có nói công lực và kinh nghiệm của y hãy còn non kém nếu vận dụng không khéo, khiến chú ân hận suốt đời cũng nên? Huống hồ nhạc phụ của y đau nặng, y phải đi… Hình Thiên Sinh tỏ vẻ hờn giận, ngắt lời người nọ:

- Dù y có chút ơn mọn với tiểu đệ, nhưng tiểu đệ đã chỉ điểm y thoát vòng vây, như vậy đệ với y không ai còn ơn nghĩa nữa. Hừ! Y kị tài nên mới không chịu giúp đệ khôi phục công lực khiến đệ phải khốn khổ hơn nữa tháng trời. Bây giờ đệ nghĩ tới, vẫn còn tức giận khôn tả. Lúc chia tay, đệ đã thề nặng là: Thế nào cũng phải trả cho được mối thù này mới hả dạ.

Người nọ nghe Thiên Sinh nói, Nghĩ ngợi giây lát, cúi đầu khẽ cười và đáp:

- Người ta khôn ngoan đến đâu, cũng không qua được trời được. Chú Thiên Sinh, chú còn nhớ, lúc rời khỏi làng Vạn Đức ở Thái An chú để lại một bức thơ cho y và trên thơ, chú có rắc một ít thuốc độc, nhưng có làm gì nổi y đâu, đủ thấy công lực của họ Tạ cao siêu không thể tuởng tượng. Ngu huynh cũng mừng cho chú đã trả được mối thù lớn. Hiền đệ chớ có vì một việc nhỏ mọn mà làm lở hết việc lớn. Theo ý ngu huynh, chi bằng chúng ta trở về Hoàng Sơn thì hơn.

Vân Nhạc núp ở trên cây cổ thụ lắng tai nghe hai người chuyện trò xong, liền thở dài và nghĩ thầm:

- Quân tử lấy đức báo oán, tiểu nhân lấy oán báo đức, người đời khác nhau ở chỗ đó. Không ngờ tên Thiên Sinh lại tiểu nhân đến thể! Lúc này, chàng mới sực nhớ là khi rời khỏi làng Vạn Đức, bước chân vào Tân trang, chàng cảm thấy cánh tay hơi tê tái, may nhờ có Bồ Đề Bối Diệp Thiền Công, khử hết chất độc. Bây giờ chàng ngỡ là vì chữa bệnh Thiên Sinh mà ra, chớ không ngờ bị trúng độc do Thiên Sinh hại ngầm.

Nghĩ tới đây chàng liền quyết định thầm:

- Không thể để cho người này sống. Nếu lúc này ta không diệt trừ y, thì sau này võ lâm sẽ tai hại vô cùng.

Hình Thiên Sinh cười nhạt và nói:

- Đệ đã quyết định như vậy rồi, chỉ sợ y không đúng hẹn tới nơi thôi. Đệ đã sắp xếp từ trước, ở dọc đường đã gây nên ba vụ hung án và có ghi lại ba tên của họ để cho y mất hết tên tuổi. Mấy vụ án đó vụ lớn nhất là đệ xông lên núi Thanh Thành, dùng chưởng đánh chết năm đệ tử của phái đó và lấy trộm một cuốn bí kíp của họ. Bây giờ, sự lầm lỗi đó đã lỡ tay tạo nên rồi, đệ không khác gì đang cưỡi lên lưng cọp, muốn cứu vãn cũng không sao được nữa.

Hình như người nọ có vẻ không tán thành, đưa mắt nhìn Thiên Sinh một cái, không nói năng gì cả.

Vân Nhạc ngồi trên cành cổ thụ, tức giận đến sắp nổ con ngươi, nghĩ thầm:

- Không ngờ ngươi lại ác độc đến thế! Hừ nếu Vân Nhạc này không giết được ngươi thì thề không làm người.

Chàng định phi thân xuống tấn công Thiên Sinh, nhưng nghĩ lại:

- Y lấy được một cuốn bí kíp, có lẽ cuốn bí kíp đó là Phong Vân chân kinh mà khi ở Vụ Linh Sơn ta đã nghe Tổt Hiểu Lam của phái Thanh Thành nói tới đó chăng? Nhưng cuốn Phong Vân chân kinh đó đã bị Đảo chủ của Ngọc Chung Đảo lấy trộm từ lâu rồi mà. Chắc cuốn này là một cuốn bí học khác của phái Thanh Thành cũng nên. Nhưng không biết cuốn bí kiếp ấy y có mang theo không? Nếu y dấu ở nơi khác, có phải võ lâm lại sinh một cuộc đại biến nữa không? Và ta cũng trở nên một tên hung thủ ác độc mà không sao rửa sạch được vết xấu ấy.

Đoạn, chàng mới quyết định theo Thiên Sinh trở về khách sạn xem sao đã.

Lúc ấy, Thiên Sinh lại lên tiếng nói:

- Phiên Trần huynh ở đây chờ đợi lâu thế này là vì tiểu đệ muốn giữa trọn chữ tín với y. Chưa biết chừng chúng ta còn phải chờ tới sáng ngày mai, rồi mới quay trở về khách sạn.

Người nọ vừa cười vừa đáp:

- Chúng ta vẫn lấy đêm làm ngày quen rồi, dù có nán chờ thêm vài tiếng đồng hồ nữa cũng không sao. Hà tất chú phải thủ lễ như vậy? Thiên Sinh mỉm cười không đáp, chỉ đi đi lại lại ở hành lang đợi chò. Đúng lúc ấy Vân Nhạc bỗng thấy một thân hình lanh lẹ đang chạy trên cánh đồng ở đằng xa, và thẳng tới phía miếu Võ Hầu. Chàng núp ở trên cây cao, thấy rõ người đó chính là Táng Môn Kiếm Khách Linh Phi. Chàng kinh hãi vô cùng, vì sợ y không hay biết gì mà cứ chạy thẳng tới đây thì hỏng hết đại sự. Chàng liền tung mình lên trên cao, rồi tà tà lướt xuống cánh đồng để đón Linh Phi… Nhắc lại trong khi Vân Nhạc giết tên Bành Hạo, lại lẹ tay chế ngự Đằng Huy, Văn Long, Hàm Anh và Sủng Thịnh thì Mục Vân ẩn núp ở cạnh cửa động, thấy rõ võ học của Vân Nhạc cao siêu quá mức mới xuất hiện quát hỏi lai lịch của Vân Nhạc.

Vân Nhạc nói thẳng cho Mục Vân biết mình là còn của Truy Hồn Phán Tạ Văn. Mục Vân kinh hãi vô cùng nhưng y lại mừng rỡ nắm tay Vân Nhạc và ngắm nghía một hồi, rồi mời chàng vào trong động. Hai người cùng nhau trò chuyện rất thân mật, Vân Nhạc ở lại động đó ba ngày mới cáo từ đi ra.

Vân Nhạc, Linh Phi, Thế Ngọc và Thuý Bân cũng trở về Dương Quan rồi mới gạt lệ chia tay.

Linh Phi có việc phải đi thăm một người bạn và có hẹn với Vân Nhạc tối nay sẽ gặp nhau ở miếu Võ Hầu. Y biết Vân Nhạc với Thiên Sinh hẹn nhau ở nơi đây để giãi quyết một việc, nhưng y không biết Thiên Sinh lại có dã tâm như vậy. Vân Nhạc sợ Linh Phi gặp Thiên Sinh rồi nói rõ sự thật những dự tính của chàng sẽ bị hỏng.

Thân pháp của Vân Nhạc nhanh tuyệt luân, chỉ thoáng cái đã tới trước mặt Linh Phi và chàng khẽ nói:

- Linh lão sư… Linh Phi tưởng lầm có người định tấn công lén, lẹ tay rút kiếm ra khỏi bao, về sau nghe tiếng nói quen, liền ngạc nhiên và trố mắt nhìn. Tới khi y nhận rõ người đó là Vân Nhạc bèn hỏi:

- Tạ thiếu hiệp, có phải Thiên Sinh không y hẹn đến gặp thiếu hiệp không? Vân Nhạc cười nhạt một tiếng rồi rĩ tai Linh Phi khẽ nói một hồi, Linh Phi cau mày, tỏ vẻ phẫn uất và nói:

- Không ngờ y lại đều cáng đến thế, thật không bằng những tiểu nhân ở đầu đường xó chợ.

Thế rồi hai người cùng rón rén đi tới gốc cổ thụ và cùng phi thân nhảy lên núp ở trên cành cao. Cả hai đứng nghe Thiên Sinh tiếp tục trò chuyện với người bạn ở hành lang.

Linh Phi hạ thấp giọng, nói:

- Thiếu hiệp không nên do dự. Nếu thiếu hiệp để chậm trễ thì sợ sự thể sẽ biến đổi hẳn đi. Chi bằng để lão đi dụ bạn của Thiên Sinh ra xa, rồi thiếu hiệp nhảy xuống hạ thủ ngay. Còn về cuốn Thanh Thành bí kiếp thì ta dùng hình phạt thật nặng, thế nào y cũng phải nộp ngay.

Vân Nhạc ngẫm nghĩ giây lát rồi gật đầu tán thành, Linh Phi vội nhảy xuống đất, làm ra vẻ như từ đằng xa chạy thẳng tới cửa chính của miếu Võ Hầu vậy.

Thiên Sinh với người bạn đang chuyện trò cao hứng, bỗng thấy một ông già râu dài phất phơ, khí độ phi phàm đang lẹ bước tiến thẳng tới đều ngạc nhiên.

Linh Phi nghiêm nét mặt làm ra vẻ không thấy bọn Thiên Sinh ngừng chân rồi thủng thẳng đi qua trước mặt hai người. Vừa đi tới trước mặt Thiên Sinh, Linh Phi bỗng trợt chân và dẫm lên chân bạn của Thiên Sinh, nhưng y không thèm xin lỗi gì cả, cứ việc đi thẳng vào điện.

Người bạn họ Trần đó, bị dậm đau đến không sao chịu được lại thấy kẻ vô tình không xin lỗi gì cả, nên y quát lớn một tiếng, đuổi theo và đánh một chưởng vào lưng Linh Phi.

Linh Phi vừa chạy vừa cười, nhanh nhẹn lẻn vào trong điện, mất dạng. Người nọ đánh luôn hai chưởng mà hụt cả liền cả giận hét lớn:

- Cuồng đồ, mi chạy đâu cho thoát! Y vừa quát vừa tung mình đuổi theo, Thiên Sinh biết Linh Phi hành động như thế là cố ý gây sự, nên cũng định đi vào trong điện xem thử. Ngờ đâu y vừa bước được một bước đã nghe phía sau có một tiếng cười quái dị và rùng rợn.

Y đang rùng mình kinh hãi, liền cảm thấy ba yếu huyệt ở phía sau lưng bị điểm trúng, đầu óc choáng váng, ngã về phía sau tức thì.

Vân Nhạc giở Chế long thủ pháp trong Hiên Viên thập bát giải ra điểm huyệt Thiên Sinh một cách chớp nhoáng, rồi chàng kẹp luôn Thiên Sinh vào nách, tung mình nhảy lên trên cổ thụ, đặt Thiên Sinh vào giữa hai cành, lại nhảy xuống và chạy thẳng vào trong điện. Lúc ấy chàng thấy Linh Phi với người nọ đang dàn thế trận định đánh nhau, chàng liền lớn tiếng nói:

- Bạn kia, hãy bình tâm mà nghe tại hạ nói một lời Người nọ vội quay lại nhìn, mặt lộ vẻ kinh ngạc, vì y thấy Vân Nhạc oai võ phi phàm, mặt vuông tai lớn, lông mày kiếm, mắt hổ, đôi ngươi chính trực chứ không có vẻ tà quái, Vân Nhạc bước lên một bước giơ tay chỉ Linh Phi và nói:

- Vừa rồi bạn của tại hạ có hành động vô lễ như vậy là có ý muốn dụ các hạ vào trong này để khỏi bị vạ lây, vì chúng tôi thấy bạn là người rất chính trực, nên không muốn bạn liên lụy, mong bạn lượng thứ cho.

Người nọ lại càng thắc mắc không hiểu gì liền lên tiếng hỏi:

- Chẳng hay ngài nói như vậy là có ý gì? Vân Nhạc vừa cười vừa hỏi tiếp:

- Bạn nhận thấy Thiên Sinh là người như thế nào? Người nọ im lặng nhưng chỉ trong giây lát y đã sực nghĩ ra điều gì, vội hỏi lại:

- Có phải ngài là Tạ… Vân Nhạc trầm giọng đáp:

- Phải, chính tại hạ đây. Thiên Sinh đã lấy oán báo đức đã là bất nhân bất nghĩa rồi, lại còn mượn danh của tại hạ đi ăn cắp, ăn trộm, giết người để gây tai biến trong võ lâm. Muốn rửa cái tội oan ức ấy, tại hạ bắt buộc phải điểm huyệt cho y không cử động được rồi đưa lên núi Thanh Thành.

Người nọ có vẻ luyến tiếc thở dài và nói:

- Nghe tiếng hào hiệp của ngài đã oai trấn thiên hạ, võ học của ngài lại hơn cả người cổ lẫn kim, là xuất thần nhập hóa, khiến tại hạ hâm mộ vô cùng. Tại hạ là Triệu Mậu Công, xuất thân ở Xích Thành, vốn là bạn thế giao của Hình Thiên Sinh. Tại hạ thấy tính nết của y hơi quái đản và còn ích kỷ nữa nên đã khuyên bảo luôn luôn mà y vẫn không nghe, thì biết làm sao được.

Vân Nhạc vừa cười vừa nói:

- Chắc Triệu lão sư tưởng tại hạ là đồ đệ của phái Xích Thành tứ hữu phải không? Trước đây tại hạ đi về phía Tây, tới Tứ Xuyên giữa đường tình cờ gặp gỡ tứ hữu. Tại hạ với họ tụ họp hai ngày, thấy tứ hữu là người rất khoáng đạt, tại hạ cũng thấy an ủi vô cùng.

Triệu Mậu Công vái chào một cái, rồi đáp:

- Bây giờ tại hạ trở về Xích Thành ngay. Việc đêm nay, tại hạ coi như đứng ngoài, suốt đời không thổ lộ cho ai hay, để báo ơn đức của ngài trong muôn một.

Nói xong, y liền quay lại chắp tay chào Linh Phi và giở khinh công lướt ra ngoài địa miếu đi luôn.

Vân Nhạc nhìn Linh Phi rồi nói:

- Tư Mã Trọng Minh Khương Trung Lượng, chỉ nội trong hai ngày nữa là tới Thành Đô. Tại hạ sẽ sai đệ tử của Cái Bang giúp chúng ta điều tra. Trong một thời gian ngắn, bắt chúng phải điều tra cho ra tên đầu sỏ nhóm trộm cướp đó là ai? Tại hạ đi Thanh Thành ngay, còn Linh lão sư cứ ở đây quán xuyến mọi việc.

Linh Phi gật đầu nhận lời, hai người liền rão chân ra khỏi Võ Hầu miếu.

-oOo-

Núi Thanh Thành ở phía Tây Nam huyện Quan, cách xa chừng ba mươi dặm, là một danh sơn của đạo giáo, nổi tiếng ngang với Phật môn thánh địa của núi Nga Mi.

Ở Tứ Xuyên có sáu đại danh sơn, mà Thanh Thành và Nga Mi đứng đầu. Hình thể của núi Thanh Thành tựa như một thành quách, xung quanh trồng đầy những trúc, xa xa trông thấy xanh rì, nên mới có cái tên Thanh Thành. Trên núi, có ba mươi sáu ngọn và bảy mươi hai động.

Vân Nhạc lưng đeo một cái túi gai, từ trong huyện Quan đi thẳng lên núi Thanh Thành, nhanh nhẹn vô cùng. Người qua đường thấy chàng vác một cái bị to tướng đều ngạc nhiên, trố mắt nhìn. Nhưng chàng vẫn ung dung bước đi, không hề để ý đến những người đó. Chàng đi rất lẹ, không đầy nữa tiếng đồng hồ đã đến trước Trường Sinh Cung, dưới chân núi Thanh Thành. Chàng chưa bước chân vào cửa cung thì từ bên trong có bóng người thấp thoáng và một đạo sĩ râu dài, mắt phượng lóng lánh như điện, tay cầm một phất trần. Y ngắm nhìn Vân Nhạc một hồi rồi hỏi:

- Thí chủ ở đâu tới? Nói xong, y cứ đưa mắt nhìn cái bị gai, Vân Nhạc liền mỉm cười đáp: hộ?

- Tại hạ định lên trên Ngọc Hoàng đỉnh, xin đạo trưởng làm ơn chỉ đường Đạo sĩ có vẻ ngạc nhiên, sau bỗng nổi giận nói:

- Xin thí chủ chớ có nói bông nói đùa. Tuy bổn sơ không cẩm người ngoài lên núi du ngoại thưởng lãm, nhưng hơn trăm năm nay không dai dám bước chân lên tới Ngọc Hoàng đỉnh cả.

Vân Nhạc lại hỏi:

- Đạo trưởng nói vậy khiến tại hạ thắc mắc vô cùng. Có phải Ngọc Hoàng đỉnh là nơi rất nguy hiểm, nên không ai dám tới đó phải không? Hay là quý phái ra lệnh cấm người lên trên đó vì trên ấy là nơi mà quý phái đã cho là cấm địa chăng? Đạo nhân nọ lại trầm giọng đáp:

- Thí chủ đã biết rõ như vậy bần đạo khỏi cần phải múa mép nói thêm nữa lời Vân Nhạc lại mỉm cười, tiếp:

- Nếu trên đó nguy hiểm khó đi thì tại hạ không ngại chút nào. Còn đạo trưởng bảo trên đó là nơi cấm địa thì ngày hôm nay tại hạ đang có việc cần phải lên tận trên đó mới được, dù có vi phạm luật cấm của quý phái cũng đành vậy chứ biết làm sao.

Đạo nhân nghe nói cười khỉnh, đáp:

- Bần đạo đã nói rõ, nếu thí chủ nhất định đòi lên trên Ngọc Hoàng đỉnh thì tùy ở thí chủ. Nhưng hàng ngàn đệ tử của bổn phái không khi nào lại để yên cho thí chủ lên tới trên ấy đâu? Và chưa biết chừng thí chủ không toàn vẹn tính mạng để xuống núi.

- Tại hạ rất cảm ơn hảo ý của đạo trưởng nhưng tại hạ đã trót cưỡi lưng hổ rồi thì không lên đó cũng không được.

Nói xong, Vân Nhạc ha hả cười lớn, thủng thẳng đi liền. Chàng bỗng nghe phía sau có tiếng quát lớn:

- Đứng lại Đồng thời, chàng cảm thấy có gió lạnh thổi tới biết là có người đuổi theo và đánh lén, nên chàng vội giở khinh công ra, chỉ thoáng cái đã lướt ra xa ba trượng, rồi mới quay người lại thì thấy đạo nĩ nọ cùng bốn tên đạo sĩ nữa tay cầm trường kiếm đang đứng ở phía xa hơn hai trượng, vẻ mặt ngơ ngác.

Chàng liền lên tiếng hỏi:

- Chẳng hay đạo trưởng đuổi theo tại hạ có việc gì muốn hỏi thế? Đạo nhân nọ cười nhạt đáp:

- Chẳng hay thí chủ vác bị gì ở trên vai thế?

- Vật trong bị này là một vật báu mà quý phái lúc nào cũng mong chiếm được nên tại hạ mới đem tới để nộp cho Tốt Hiểu Lam của quý phái đấy.

Đạo nhân nọ bỗng biến sắc mặt, quát lớn:

- Nhưng thí chủ phải mở ra cho bần đạo xem coi là vật gì đã?

- Đạo trưởng chưa xứng được xem bảo vật ở trong bị này.

Thấy Vân Nhạc khinh bỉ mình như vậy, đạo nhân nọ sầm nét mặt lại, hai mắt lộ sát khí, giơ phất trần lên phẩy một cái. Bồn tên đạo nhân theo sau vội đứng ra bốn phía, rút kiếm ra khỏi bao, rồi cùng giơ khí giới lên, nhằm các yếu huyệt của Vân Nhạc đâm tới.

Tuy thế công của bốn tên đạo nhân kia rất lợi hại. Vân Nhạc vẻ mặt vẫn lầm lì, hai tay vẫn để yên, chờ mũi kiếm của địch sắp tới, mới xoay người một cái, giơ một cánh tay của mình lên múa một vòng, chỉ nghe kêu loong coong mấy tiếng là bốn đạo nhân đã kinh hãi nhảy ra ngoài xa, miệng la lớn, và tay Vân Nhạc đã cầm bốn thanh kiếm của chúng.

Đạo nhân râu dài đứng chỉ huy, thấy vậy cũng phải kinh hãi vì y chưa hề thấy võ công tuyệt luân như thế bao giờ. Y ngẫn người giây lát, rồi miệng niệm câu “vô lượng thọ phật “ bụng nghĩ thầm: “ Y tài ba như thế nên mới dám đường đột một mình lên trên Ngọc Hoàng đỉnh. Nhưng để cho y lên, bổn phái sẽ có phước hay họa thì bây giờ ta vẫn không sao đoán trước được.” Y vừa chắp tay suy tính vừa ngẫn người giây lát, rồi bước lên một bước chắp tay vái chào và ôn hòa nói:

- Võ công của thí chủ thực là trác tuyệt. Bần đạo đã thất lễ như vậy, thực áy náy vô cùng. Nhưng phen này thí chủ tới đây với tính cách là bạn hay là địch của bổn phái, mong thí chủ cho hay trước? Vân Nhạc mỉm cười đáp:

- Nếu tại hạ là kẻ địch của quý phái thì bốn người bên kia làm gì còn toàn mạng? Quả thực tại hạ có một việc rất bí ẩn không thể nói cho đạo trưởng biết được. Cũng vì e quý phái hiểu lầm rồi dùng khí giới đối xử với nhau, nên tại hạ phải lên gặp Tốt Hiểu Lam lão sư trước là thế.

Đạo nhân nọ ngẫm nghĩ giây lát rồi nói tiếp:

- Thí chủ đã nói vậy, bần đạo cũng không tiện hỏi thêm làm gì. Xin thí chủ đi theo con đường nhỏ ở cạnh cung điện này, tới phía sau cùng thì qua cầu Dan Thắng, là lên thẳng được trên đỉnh núi ngay. Nhưng suốt dọc đường có rất nhiều trở ngại, vì gần đây bổn sơn thường gặp biến cố luôn mới phải canh phòng nghiêm mật. Mong thí chủ chớ có hiểu lầm, mà đột nhiên hạ độc thủ thì may cho bổn phải lắm.

Vân Nhạc lại vừa cười vừa nói tiếp:

- Đa tạ đạo trưởng đã chỉ giáo, tại hạ đâu dám không tuân theo.

Nói xong chàng từ từ đi về phía đường nhỏ ở cạnh Trường Sinh Cung.

Đạo nhân nọ chờ Vân Nhạc đi khỏi, liền dẫn bốn bộ hạ vào trong Trường Sinh Cung. Lát sau, từ trong cung có mấy chục con chim bồ câu trắng bay ra, lượn vòng ở dưới thềm cung điện rồi vỗ cánh bay thẳng lên trên không mất dạng.

Vân Nhạc nhanh chân đi qua cầu Dần Thắng thì gặp một cái đỉnh Xích Thành xây ở ngay bên cạnh cầu, trông rất cổ nhã, cảnh núi rất đẹp. Chàng vừa đi vừa mãi xem và nghe những loài chim hót, trong lòng vui thích vô cùng.

Chàng bỗng thấy có ba con chim bồ câu trắng đang bay lên trên núi, tiếng sáo buộc dưới chân nó kêu véo von. Chàng biết ngay những con chim đó từ Trường Sinh Cung thả ra để báo tin cho bên trên. Chàng chỉ mỉm cười, chớ không thèm đếm xỉa tới và vẫn tiếp tục nhanh chân lên trên núi. Trong khi chàng đang đi bỗng nghe trong rừng sâu có tiếng chuông vọng ra. Tuy hơi ngạc nhiên, nhưng chân vẫn không ngừng. Không bao lâu chàng thấy trước mặt hiện ra một tòa đạo quan đồ sộ. Cái bảng treo trên cửa quan đề ba chữ Trượng Nhân U Quan rất lớn. Đạo quan này có ba gian, gian nào cũng đồ sộ và sạch sẽ vô cùng. Trượng Nhân Quan còn một cái tên nữa là Kiến Phúc Cung.

Đạo quan này xây từ đời Bắc Tống, do Ninh Phong chân nhân chủ trương, ở dưới sườn núi Xích Thành, bốn bên đều có trồng thông và trúc, rậm rạp, mát mẻ vô cùng. Đứng ở đấy, nhìn phía Đông thấy Trượng chân quan ngay. Cảnh sắc trông rất đẹp.

Ngoài cửa đạo quan không có một bóng người. Vân Nhạc ngạc nhiên vô cùng. Đột nhiên từ hai bụi trúc ở hai bên có mười mấy đạo sĩ nhảy ra. Lão đạo sĩ đi đầu, vẻ mặt nghiêm nghị, lên tiếng hỏi:

- Xin hỏi thí chủ định gặp Tốt trưởng lão của tệ phái có chuyện gì? Vân Nhạc đáp:

- Vừa rồi, tại hạ ở dưới Trường Sinh Cung đã nói cho chủ trì rõ rồi. Tại hạ tới đây không có ý gì cả, nhưng tại hạ phải gặp Tốt lão sư mới có thể nói ra được. Chẳng hay đạo trưởng cản trở tại hạ làm gì? Đạo nhân nọ trù trừ giây lát rồi tiếp:

- Chẳng hay thí chủ có quen biết Tốt trưởng lão của tệ phái không? Vân Nhạc cười nhạt một tiếng, đáp:

- Theo lời nói của đạo trưởng, muốn cầu kiến với Tốt lão sư thì phải quen biết trước mới được sao? Đạo nhân nọ cau mày lại, nói:

- Việc này… Vân Nhạc lại cười nhạt rồi tiếp:

- Tại hạ còn có việc cần phải làm gấp, nên muốn gặp Tốt lão sư để rồi đi ngay, nên không có thời gian dây dưa với quan chủ… Chàng nói xong, bỗng đạo sĩ bên trái giơ kiếm ra đâm thẳng vào cái bị gai trên lưng chàng. Vân Nhạc hừ một tiếng, trợn trừng mắt lên nhìn, giơ năm ngón tay trái ra nhanh như điện chớp, nhằm thanh kiếm của đạo sĩ chộp luôn. Đạo sĩ nọ kinh hãi vô cùng, vội thâu kiếm lại nhưng được chừng nữa thước, hổ khẩu đã bị tê tái và máu tươm ra, thanh kiếm rời khỏi tay, bay nhanh vào trong khóm trúc.

Rồi Vân Nhạc xoay cổ tay, dùng Di Lạc thần công, chỉ dùng ba thành chỉ lực đẩy vào đối phương một cái, đạo sĩ nọ đã kêu hự một tiếng, người bị bắn ra đằng xa. Tiếp theo đó, có tiếng kêu lách tách một hồi, thì ra sức dư của Vân Nhạc đã đánh gãy luôn mười mấy cây trúc ở phía sau đạo nhân nọ, lá và cành trúc bay tứ tung.

Trượng nhân quan chủ thấy vậy lùi lại một bước, hai mắt tỏ vẻ kinh hãi, Vân Nhạc cười nhạt rồi tiếp:

- Không ngờ phái Thanh Thành là một chính phái mà lại có những môn đồ đi đánh lén và hại ngầm, thật là vô sĩ hết sức.

Trượng nhân quan chủ nghe nói tức giận vô cùng, liền lớn tiếng đáp:

- Bất cứ thí chủ tới đây với ý định gì, bần đạo Thanh Ninh may mắn được trông rõ võ công tuyệt luân của thí chủ, nên cũng cảm thấy ngứa ngáy. Vậy xin thí chủ để cái bị xuống cho khỏi vướng víu rồi cho bần đạo kiến thức kiếm pháp của thí chủ.

Vân Nhạc kiêu ngạo vừa cười vừa đáp:

- Không cần phải để cái bị gai này xuống, tại hạ chỉ dùng một chưởng cũng đủ đối phó với quan chủ rồi.

Thanh Ninh đạo nhân lại càng tức giận thêm, trầm giọng đáp:

- Như vậy, xin thí chủ ra tay Âm.

Nói xong, y giơ song chưởng lên và chắp lại giữ thế Đồng Tử Bái Quan Vân Nhạc cũng nhận thấy Thanh Ninh đạo nhân tuy tức giận quá mức mà còn giữ đủ lễ phép. Thế Đồng Tử Bái Quan Âm là một thế rất cung kính, dùng để đối địch những người bề trên, nên chàng phải đổi ngay vẻ mặt tươi cười, nói:

- Tại hạ với đạo trưởng không có thù oán gì với nhau, hà tất phải ra tay đối địch để mất hòa khí như thế. Vừa rồi tại hạ đã thất lễ, trót đánh quí thủ hạ, vậy tại hạ xin lỗi quan chủ lượng thứ cho sự lỡ tay của tại hạ.

Thanh Ninh đạo nhân nghe Vân Nhạc ăn nói lễ phép, nét mặt bớt giận, rồi khẳng khái đáp:

- Nếu thí chủ cương quyết đòi gặp trưởng lão, tất nhiên là có việc cần và quan trọng lắm. Bần đạo sẽ lập tức cho chim bồ câu đem thơ mời ngay Tốt trưởng lão tới đây, như vậy thí chủ khỏi phải leo núi mệt nhọc. Nhưng bần đạo vẫn mong được thí chủ chỉ giáo cho vài miếng võ.

Vân Nhạc liền nghĩ thầm:

- Thanh Ninh đạo nhân vẫn chưa thoát được lòng hiếu thắng và sự ham muốn tranh danh đoạt vị. Thảo nào phật gia thường nói:” Thất tình lục dục khó mà tận diệt.” Đoạn, chàng thở dài một tiếng rồi nói:

- Nếu quan chủ nhứt định thì tại hạ đâu dám chối từ.

Thanh Ninh liền giơ tay lên vẫy một cái, đã thấy một thanh niên trẻ tuổi nhảy tới trước mặt, liền dặn thanh niên đó vài câu.

Thanh niên đó bèn chạy thẳng vào trong Trương nhân quan.

Vân Nhạc thấy Thanh Ninh đạo nhân vẫn giữa thế Đồng Tử Bái Quan Âm như trước, trong lòng khó nghĩ vô cùng. Chàng tự biết võ công của chàng rất lợi hại, khi ra tay thì phải thắng. Nếu chàng nhường cho đối phương, thì tin này sẽ đồn ra bên ngoài, có khác gì chàng gián tiếp giúp Thanh Ninh đạo nhân được nổi danh không? Nhưng Thanh Ninh đạo nhân là người hiếu thắng, nếu giúp y được nổi danh tức là làm hại y. Sau này, y sẽ mất mạng bởi sự hiểu thắng đó. Chàng suy tính một hồi mới quyết định làm cho đối phương biết khó khăn mà rút lui, nên chàng không do dự, giơ chưởng bên phải lên, lẹ làng nhảy đến tấn công vào giữa người Thanh Ninh. Thanh Ninh đạo nhân thấy một luồng gió rất nhu, tấn công vào người y mà không có sức mạnh gì cả.

Y lại tưởng đó là chưởng rất âm độc của đối phương, trong lòng kinh hãi vô cùng, vội giở song chưởng vận hết sức vào hai cánh tay, định đẩy lui chưởng lực của đổi phương. Nhưng,Vân Nhạc chỉ khẽ vung chưởng ra bên ngoài một cái y liền cảm thấy chưởng lực của y bị đối phương kéo luôn theo đồng thời thân mình cũng không tự chủ được, đâm bổ về phía trước hai bước. Rồi nghe một tiếng bùng thật lớn, cổ thụ cao hơn mười trượng ở cạnh đó đã bị gãy làm đôi, nữa thân cây trên đổ ụp xuống khóm trúc vàng, mặt đất cũng bị chấn động rất mạnh, cát bụi bay tứ tung. Thanh Ninh trợn tròn đôi mắt, mồm há hốc, mặt thất sắc và nghĩ thầm:

- Võ công gì mà quái dị thế? Nhưng y vẫn chưa chịu nhượng bộ, liến lớn tiếng nói:

- Thí chủ, hãy tiếp bần đạo một thế Giáng Ma chưởng lực thử xem? Y bèn giơ song chưởng, nhằm trên dưới tấn công, lẹ như điện chớp, đồng thời y tiến tới mấy bước. Vân Nhạc cười nhạt và lẩm bẩm:

- Có lẽ y muốn nếm mùi chết ngộp Chàng nghĩ xong, rồi lẹ làng như mũi tên bắn vọt lên. Hai bóng người vừa va chạm nhau, Thanh Ninh kêu hự một tiếng, thân mình y như con diều đứt dây, bắn ra ngoài xa, lộn mấy vòng mới rơi xuống đất.

Tuy Thanh Ninh không bị thương chút nào, nhưng mặt đã lợt lạt và hổ thẹn, muốn chết ngay cho khỏi xấu.

Thì ra Vân Nhạc ngấm ngầm dùng bí quyết chữ Xá trong Di Lặc thần công làm tản mác hết kình lực của đối phương, đồng thời chàng lẹ tay, nắm lấy cổ tay của quan chủ, hất mạnh một cái.

Lúc ấy trên không, bỗng có mấy tiếng rú thanh thoát vọng tới, và rất nhanh. Tiếng rú vừa dứt, đã thấy trên sườn núi Xích Thành có bấy tám cái bóng người lẹ như chớp nhảy xuống.

Vân Nhạc nhận ra người đi sau là Vô Ảnh Thần Quyền Tốt Hiểu Lam, còn tám người đi trước, có bảy người là đạo sĩ còn một người là lão tăng râu bạc phơ, người gầy như que củi.

Thanh Ninh đạo nhân thấy chín người tới, mừng rỡ vô cùng, liền chạy đến vái chào và khẽ nói riêng mấy lời.

Vân Nhạc thấy Tốt Hiểu Lam tỏ vẻ kinh ngạc, rồi lại chăm chú nhìn mình. Bỗng lão đạo sĩ râu tóc bạc phơ, hai mắt rất có thần, tay cầm phất trần, lớn bước đi tới. Vân Nhạc đang suy tính, làm thế nào để cho đối phương đừng hiểu lầm mình vì chàng đã thấy người của phái Thanh Thành coi mình như là kẻ địch. Đạo nhân nọ, thoáng cái đã đến trước mặt Vân Nhạc, trầm giọng hỏi:

- Thí chủ có thể cho bần đạo biết tên họ và ý định chăng? Giọng nói của y rất dõng dạc và có vẻ như ép buộc, Vân Nhạc tức giận lắm nhưng cố nén, liền mỉm cưới đáp:

- Phái Thanh Thành tuy là danh môn chính phái, đời đời có kì nhân xuất hiện, khiến võ lâm phải kính nể, nhưng bây giờ càng lúc càng suy. Cứ xem khí tượng hẹp hòi của đạo trưởng đây, đủ thấy không phải là đại trượng phu, khó mà thành đại sự được, chỉ có làm cho môn phái càng suy đồi thêm thôi, thật đáng tiếc.

Lão đạo sĩ nghe Vân Nhạc nhạo báng như vậy, mặt đỏ tai tía, hai mắt đổ lửa nhưng không dám phản ứng gì. Đột nhiên, có một đạo sĩ râu đen nhánh, mặt rất kì cổ, phi bước tới và nói:

- Hàn Trúc sư đệ không được dùng lời lẽ nghiêm khắc mà nói với vị thí chủ này Nói xong y nhìn Vân Nhạc, mỉm cười tiếp:

- Thí chủ ở xa tới hoang sơn, chẳng hay có việc gì để chỉ giáo. Bần đạo là Thiên Diệp, phụ trách trưởng môn của phái Thanh Thành xin thí chủ cứ việc nói rõ.

Vân Nhạc đáp:

- Tại hạ tới đây muốn giải thích một việc. Thiên Diệp đạo nhân hơi ngạc nhiên, hỏi tiếp:

- Chẳng hay việc gì?

- Trước đây không bao lâu, có người mạo danh tại hạ, lên quí sơn lấy trộm một cuốn bí kiếp và dùng chưởng đánh năm đại đệ tử… Chàng nói chưa dứt, Hàn Trúc đạo nhân đã cướp lời, quát lớn:

- Xin trưởng môn chớ nghe y ngụy biện, chính ý đã hành động ngày hôm đó… Nói xong, y phất mạnh phất trần một cái những lông ở phất trần dựng đứng như vận cây kim đâm tới.

Vân Nhạc cười nhạt một tiếng, lướt mình sang bên trái giơ chưởng phải ra nhằm cổ tay Hàn Trúc đạo nhân chém xuống. Hàn Trúc đạo nhân chỉ thấy bóng tay của đối phương, thoáng cái là cổ tay của mình như bị trúng phải búa rìu sắc bén, đau điếng bèn thất thanh kêu la, còn phất trần thì rời khỏi tay và ngã ra chết giấc tức thì.

Vân Nhạc chỉ giở một thế võ rất giản dị, các người của phái Thanh Thành đã kinh hãi đến biến sắc và cũng nhận thấy thân thủ của quái thiếu niên này rất tuyệt luân. Lão tăng nọ liền niệm câu A Di Đà Phật, đôi lông mày trắng như tuyết cau ngay lại.

Tốt Hiểu Lam đã một lần ở Thiên Tòng Nhai. suýt bị Khấu Kỳ đánh cho một trận nhục nhã chí chết bây giờ y hãi còn hãi sợ, nay thấy một thiếu niên mặt quái dị, có võ công xuất thần nhập hóa như thế, y càng kinh hãi. Y cảm thấy mình đã già, không còn tương lai gì nữa, liền thở dài một tiếng, rồi tới gần Vân Nhạc hỏi:

- Các hạ cố tâm đối địch với tệ phái, hà tất phải cứ đòi gặp lão mà chi. Không bao lâu, trước đây các hạ xông lên núi giở độc thủ, đánh giết bừa bãi, ngông cuồng khôn tả. Nếu các hạ có thù oán gì thì cứ nói ra.

Y vừa nói vừa liếc nhìn Hàn Trúc đạo nhân đang nằm dưới đất thấy cánh tay phải của đạo nhân tím bầm và sưn vù, trên mặt mồ hôi toát ra như mưa, nên y cũng hãi sợ thầm. Vân Nhạc đáp:

- Quả thực Tốt lão sư vẫn tin người phá núi lần trước là tại hạ sao? Tốt Hiểu Lam chỉ Hàn Trúc đạo nhân đang nằm dưới đất, trầm giọng trả lời:

- Hàn Trúc sư đệ tuy nóng tính nhưng xưa nay không hề biết nói dối bao giờ. Các hạ đừng tưởng võ nghệ tuyệt luân như thế là bổn phái sợ đâu. Bổn phái tuy địch không lại các hạ nhưng cũng dám đấu với các hạ đến cùng.
Chương trước Chương tiếp
W88

SAO WIN

NEW88

NEW88

Tele: @erictran21
Loading...