Không đúng, lẽ ra năm nay đã có người bán đồ ăn rồi.
Bà Ôn liếc nhìn đứa cháu gái nhỏ: “Sao vậy? Con thèm ăn thịt gà à?”
Nhớ lại vào mùa hè năm nay, gà nhà bị dọa chết, bà không nỡ vứt đi, mang gà đi luộc ăn, hương vị khiến Ôn Oanh nhớ mãi đến tận bây giờ. Cô bé ngoan ngoãn gật đầu như một chú chó nhỏ đang âm thầm lắc lắc cái đuôi.
Ôn Oanh dựa vào ý chí mà mạnh mẽ lắc đầu: “Bà ơi, chúng ta nuôi gà để lấy trứng, ấp nhiều gà con, sau đó bán trứng ra ngoài. Con có thể ăn ít cơm hơn một chút, để gà ăn no hơn.”
Bà Ôn nghĩ đến việc cháu gái ăn ít đi một chút cũng không đủ cho hai con gà ăn.
Ngoài miệng bà nói: “Bán trứng gà thì được mấy đồng chứ?”
“Bà ơi, vậy con có thể tự nuôi gà rồi đi bán trứng được không ạ?” Ôn Oanh sợ bà nội sẽ từ chối mình, vội vàng hứa hẹn: “Con sẽ không chậm trễ việc học đâu ạ.”
Bà Ôn phầy tay: “Thôi được rồi, mau đi đọc sách đi. Ngày mai tuyết ngừng rơi, các con phải đi học lại rồi. Đừng để đến lúc thi được điểm thấp nhất trường rồi lại khóc lóc.”
“Sẽ không đâu ạ.
Ôn Oanh nói chuyện rất nhẹ nhàng, giọng nói cũng ngọt ngào, mềm mại, rất dễ thương.
Mặc dù nhìn không được lanh lợi, nhưng lại rất dễ mến.
Bà Ôn nhìn trời còn sớm, lấy ra số tiền con gái lớn gửi cho. Tháng này con gái lớn gửi về mười đồng.
Nghe nói con rể thăng chức, lương tăng nhiều. Bản thân cô ấy vì cơ thể có tật, cấp trên cũng rất quan tâm, sắp xếp cho cô ấy một công việc rất nhẹ nhàng, cơ bản không mệt mỏi, chỉ cần luôn có người ở đó giám sát là được.
Bây giờ tiền lương nhiều rồi nên cô ấy lập tức gửi về nhà mười đồng.
Bà Ôn cầm mười lăm đồng, bỏ vào túi áo, rồi vào nhà nói với Ôn Oanh: “Oanh Oanh, bà sang nhà bà hai chơi, con ở nhà không được mở cửa cho ai đó.”
“Con biết rồi ạ!”
Ôn Oanh trả lời lớn tiếng.
Bà Ôn yên tâm đi ra ngoài.
Bà cũng có những người bạn tốt trong thôn, đặc biệt là vợ lão Nghiêm, hai người rất hợp nhau và thường xuyên qua lại. Khi không phải ra đồng, bà ấy thường đến nhà chơi.
Bà Ôn thì ít khi đến nhà lão Nghiêm.
Cửa nhà góa phụ thường có nhiều thị phi.
Bà tuyệt đối không bao giờ giao tiếp với người ngoài nếu như không cần thiết.
Bà Ôn đi bộ năm phút rồi đến nhà lão Nghiêm.
“Ngọn gió nào đưa bà đến đây vậy?” Bà cụ Nghiêm ngạc nhiên khi nhìn thấy bà Ôn.
Tuy bà Ôn vẫn cau có nhưng sắc mặt đã dịu đi: “Có chuyện muốn nói với bà.”
“Vậy thì mau vào nhà đi.”
Nhà họ Nghiêm đông người, cũng không chia ra ở riêng.
Ba người con trai đều sống chung. Người con trai cả của bọn họ có có tiền đồ, tham gia quân ngũ, thường xuyên ở ngoài, lập gia đình ở nơi xa, một năm mới về nhà một lần. Người con trai thứ hai và thứ ba đều ở gần ba mẹ.
Hai gia đình đều có hai con và cùng chen chúc trong một cái sân.
Nói chuyện bình thường cũng không dám nói lớn tiếng, dù chỉ là nói một câu bâng quơ, cũng có thể bị người khác nghe thấy.
“Tôi rót cho bà chút nước uống nhé.” Bà cụ Nghiêm cầm cái cốc, rót cho bà một ít trà.
Bà Ôn không muốn uống nên nói: “Không cần đâu, tôi đã uống ở nhà rồi. Hơn nữa, tôi chỉ nói chuyện với bà vài câu thôi, không cần rót nước đâu.”
“Vậy tôi rót cho bà cốc nước”
Bà cụ Nghiêm rất lịch sự, nói cái gì cũng phải bưng một cốc nước lên.
Đợi đến khi bà ấy ngồi xuống, bà Ôn mới nói: “Tôi muốn nhờ bà hỏi giúp, trong thôn mình có nhà ai có trứng gà ngon không. Tôi tính mùa xuân sang năm ấp một đàn gà con.”
“Sao bà lại nghĩ đến chuyện nuôi gà?” Bà cụ Nghiêm có chút tò mò.
Thập Niên 80: Em Gái Của Nam Chủ Trong Niên Đại Văn Đã Trở Lại
Chương 105
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương