Thế Giới Ngày Mai

Chương 19: Sao đổi ngôi



Lão tổ Trịnh Tấn Khánh chưa kịp cho ý kiến thì Hào Nam đã đứng lên nói:

"Không biết Lý gia định lấy gì ra đánh cược và bằng biện pháp nào đây?"

"Lý gia sẽ dùng hai thành vừa nhận được từ đại hội để đánh cược, bên thắng sẽ nhận được hai thành của đối phương. Mỗi nhà sẽ cử ra một người, dùng thực lực để định đoạt thắng bại." Lão tổ Lý ra đưa ra phương thức đổ ước.

Lão tổ Trịnh Tấn Khánh và gia chủ Trịnh Tấn Khang cùng nhìn sang thấy Hào Nam gật đầu nên cũng đồng loạt gật đầu. Hào Nam tiếp tục nói: "Tốt, Trịnh gia ta nhất trí. Người nào đại biểu cho Lý gia chiến đấu đây?"

"Đại biểu cho Lý gia là ta. Không biết đại diện cho Trịnh gia là ai?" Lão tổ Lý gia quả quyết nói.

Lão tổ Trịnh gia và gia chủ đã biết Hào Nam đã có chủ trương từ trước nên lại gật đầu không đưa ra ý kiến gì. Cùng lắm nếu thua thì vẫn còn ba thành khu vực quản lý và khai thác mỏ nên không có gì phải sợ cả.

"Trịnh gia là ta ứng chiến. Xin mời!" Hào Nam ứng chiến và đưa tay chỉ lôi đài mời lão tổ Lý gia.

"Ha! Ha! Anh hùng xuất thiếu niên! Mời." Lão tổ Lý gia cười sảng khoái như đã đem hai thành đánh cược bỏ vào túi rồi ấy.

Hào Nam chiến ý dâng trào, từ trước đến giờ chưa lần nào chiến ý của hắn lại mãnh liệt như vậy. Đối thủ đủ mạnh mới kích phát chiến ý của hắn tới mức này và mới tạo cho hắn sức bật vượt lên chính mình được. Hắn đã chuẩn bị cho trận chiến này từ sớm vì hắn biết muốn là chủ nhân thực sự của Hạ Lâm này không thể tránh né trận chiến này. Hiện tại Lão tổ của Lý gia đang là đệ nhất nhân của thôn trấn này. Nếu không có trận chiến "sao đổi ngôi" này thì đừng hòng áp đặt mọi thứ ở cái đất Hạ Lâm này.

Hai người vừa làm lễ chào hỏi xong, Lão tổ lý gia xuất chiêu ngay lập tức. Ông ta dùng binh khí là một cây thương dài chừng tám thước, mũi thương dài tám tấc. Ông xuất chiêu rất sớm nhưng không hề nóng vội, chiêu thức lại rất vững trãi, nghiêm thủ, tấn công bất kỳ bất ý. Ông sử dụng bộ pháp lướt trên mặt lôi đài, có lúc lại dùng sức bật di chuyển nhanh đủ bốn hướng: Trước-sau-trái-phải. Điểm chính là phía trước, còn phía sau và phải, trái chỉ là phụ nhưng đôi khi lại đảo phụ thành chính. Tiến thoái theo thế liên hoàn.

Hào Nam rất mừng vì vừa bắt đầu chiến đấu đối phương đã chủ động rút ngắn khoảng cách, dùng chiến thuật cận chiến. Hắn có thể dùng chiến thuật "dĩ đoản khắc trường" bởi vì đối thủ dùng thương dài nên không lợi thế bằng kiếm ngắn khi cận chiến. Mặt khác cảnh giới tu vi của ông ta là trúc cơ tam trọng đỉnh phong còn hắn mới chỉ là luyện khí cửu trọng nên khi cận chiến hắn có thể "dĩ nhu chế cương". Ngược lại nếu đối phương không dùng chiến thuật cận chiến hắn sẽ không có hai mặt lợi thế này.

Hào Nam không giám khinh địch nên đã vận khởi cả thân pháp "bách lộ hành" và công pháp thiên giai đỉnh cấp "tứ thức quy nhất". Hắn vừa sử dụng thân pháp uyển chuyển tránh né, vừa sử dụng quy tắc phá thương pháp nên mọi đòn tấn công của đối phương đều vô hiệu. Đồng thời hắn cũng chủ động công kích vào những điểm yếu của thương pháp do đối phương thi triển làm lão tổ Lý gia liên tục phải chật vật chống đỡ.

Cuộc chiến càng ngày càng hăng, tốc độ được đẩy lên tới đỉnh điểm. Một bên thương pháp công thủ liên hoàn, các đường thương liên miên: Chấn- gạt- đỡ- bổ- quét- tóm- triệt- đâm.. Một bên kiếm pháp biến hóa bất tận: Đâm, chém, vuốt, gọt, nâng, dìm, lật..

Trận chiến trôi qua gần trăm hiệp đã có xu hướng nghiêng về một bên. Hào Nam do tứ thức liên hợp cộng hưởng nên rất linh mẫn với các nguy hiểm, cộng với phản ứng tự vệ đã đạt tới phản xạ bản năng nên trên người hắn không có dính vết thương nào nhưng lão tổ Lý gia không được như vậy, trên người khá nhiều vết thương không nhẹ. Mặt khác Hào Nam càng đánh chiến ý càng tăng cao, bản thân kỹ xảo cận chiến của hắn đã là cấp bậc võ sư rồi. Còn lão tổ Lý gia càng chiến càng bất ngờ về thực lực của Hào Nam nên càng nóng lòng, chiến ý giảm sút và bản thân ông ta kỹ xảo cận chiến mới chỉ ở cấp bậc chuẩn võ sư thôi, kém Hào Nam nửa bậc. Chính vì vậy cuộc chiến đang nghiêng dần về phía Hào Nam.

Lão tổ Lý gia đã nhận ra vấn đề bất lợi của mình. Ông đã chủ động dùng một chiêu tấn công để tranh thủ thoát ra khỏi vòng cận chiến của Hào Nam và đã thành công.

Hào Nam đã chuẩn bị cho phương án nếu không thể áp sát để cận chiến ngay từ khi trận chiến chưa bắt đầu. Thời điểm này hắn sử dụng kế sách tương kế tựu kế thì khác nào đối phương chủ động hợp tác diễn trò với hắn. Trận đấu không được mấy hồi lại nghiêng về phía Hào Nam. Lại đến lúc hắn chiếm ưu thế cả về nội lực lẫn chiêu thức nên hắn cường công để cưỡng bức áp sát đối thủ.

Đại thế đã mất, lão tổ Lý gia xin thua thì mất hết mặt mũi mà đánh tiếp thì lại càng mất hết thể diện. Cực chẳng đã, ông lấy hết những gì còn lại dốc lực vào chiêu cuối cùng. Chiêu thương pháp này do ông tự ngộ ra, không biết đặt tên là gì ông liền gán luôn cho nó một cái tên: "Hồi mã thương". Chiêu này cũng có chút giống với chiêu "thần long bãi vĩ" - chiêu thứ hai trong bộ "hàng long thập bát chưởng". Về bản chất của chiêu này là dùng chiêu đầu đã thất thủ, lỡ thế làm bình phong cho sát chiêu ở đằng sau. Chiêu tất sát này do đã lỡ thế nên hoàn cảnh xuất chiêu rất khó khăn, tạo cảm giác không nguy hiểm gì nhưng chỉ khi tiếp xúc mới biết sự nguy hiểm của nó.

Hào Nam cũng đoán được tình huống đối phương muốn xuất thủ một chiêu cuối cùng để phân thắng bại. Tìm một đường sinh cơ trong tử lộ. Hắn hoàn toàn không e ngại gì nhưng hắn cũng không để cho đối thủ thực hiện được. Thân pháp "bách lộ hành" được vận dụng tối đa, hắn đột nhiên biến mất, chớp mắt đã có mặt ở sau lưng ông ta. Trong khi đó Lý lão tổ đã xuất chiêu làm bình phong nửa hư nửa thực nhưng lại gặp biến hóa này làm cho ông ta biến ứng chiêu công sang thủ không bắt kịp tốc độ xuất chiêu của Hào Nam nên đã bị một trảm, một chưởng của hắn đánh bay ra khỏi lôi đài.

Lý lão tổ cũng biết khả năng thành công của chiêu "hồi mã thương" này không cao bởi vì khi ở thế cục thượng phong thì khả năng đắc thủ của chiêu thức này cũng chỉ được năm thành chứ nói gì ở hoàn cảnh như bây giờ. Ông ta rõ ràng hơn ai hết: Đại thế đã hỏng, tinh khí thần hư thoát, chiến ý tụt giảm như vậy còn chiến đấu gì nữa. Lý lão tổ trở lại lôi đài hiên ngang nhận thua, giữ lại chút thể diện cũng là tài sản cuối cùng của Lý gia.

Trận chiến này ngoài ý nghĩa là một trận thư hùng đẳng cấp thượng đẳng của khu vực Mộc Liên Sơn này, còn là một ý nghĩa lịch sử quan trọng của thôn trấn Hạ Lâm này. Đó chính là sự kiện "sao đổi ngôi" của đệ nhất nhân tiền nhiệm Lý lão tổ - Lý Công Thành với đệ nhất nhân tân nhiệm Hào Nam - thiếu chủ Trịnh gia.
Chương trước
W88

SAO WIN

NEW88

Tele: @erictran21
Loading...