Thích Em Thích Em Nhiều
Chương 31: Kí ức (1)
Ngày trước.
Khi còn là một cô bé năm tuổi, tối hôm ấy, dù cái nắng của mặt trời đã biến mất nhưng có cảm giác như bầu không khí nóng bức vẫn không hề xoa dịu đi được một chút nào cả.
Nắng ban ngày phả lên những bức tường bằng gạch rồi chờ cho đến khi đêm xuống, nhiệt độ từ trong những khối gạch xi măng ấy lại tỏa ngược ra bên ngoài.
Trời không gió, chỉ có những ánh sao trên trời lấp loáng mờ nhạt.
Cô bé Nhiếp Mạch Khanh ngồi ở ngoài cửa nhà chờ, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng vặn tay nắm cửa vang lên những tiếng lạch cạch.
“Bố! Mẹ!”
Cô mừng quýnh hết cả lên, từ trạng thái ủ rũ đã hoá thành những tiếng cười giòn vang, vội vàng chạy tới rồi bổ nhào vào trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm ôm vào lòng.
“Sáng nay ở trường, con đã vẽ cảnh gia đình của mình và được cô khen hết lời đấy!”
“Đâu, để cho mẹ xem nào? Oa! Tiểu Khanh nhà mình vẽ đẹp quá đi.”
Bố cô cũng đứng ở cạnh đó, ông mỉm cười rồi rút một hộp quà từ trong chiếc cặp mà thường ngày ông vẫn dùng để mang đến công ty.
“Quà cho con đấy.”
Thời gian lại trôi đi thêm một lúc nữa.
Cũng là một tối khác khi bố mẹ đi về muộn, Nhiếp Mạch Khanh vẫn ngồi chờ ở ngoài cửa, một lần nữa, cô lại thấy cả hai bố mẹ về cùng với nhau.
“Bố ơi! Mẹ ơi!”
Cô nhanh chóng chạy đến rồi ôm ngang eo mẹ, nắm lấy tay bố rồi vẫy vẫy, đôi mắt non nớt ngước lên nhìn hai người.
Thật kì lạ là mặc dù họ vẫn mỉm cười với cô như trước, nhưng bầu không khí xung quanh lại không sinh động như thường ngày nữa. Cô để ý rằng suốt từ khi bước từ bên ngoài cửa cho tới khi vào hẳn trong nhà, ăn bữa tối rồi lên phòng đi ngủ, hai bố mẹ không hề nhìn nhau lấy một lần, hoặc nếu có, thì cũng chỉ là lướt thoáng qua rồi làm như không hề thấy gì cả.
Cô gái nhỏ cầm trên tay một bức tranh mới vẽ rất đẹp mắt, bước tới gần mẹ rồi vươn lên cánh tay nhỏ nhắn, kéo kéo lấy vạt váy của bà.
“Mẹ ơi, con mới vẽ mẹ này.”
“Ồ, Tiểu Khanh vẽ mẹ sao? Đẹp lắm. Bây giờ mẹ đang bận nên con ra ngoài kia chơi đi nhé.”
Bà mỉm cười nhưng không hề nhìn xuống bức tranh cô đang cầm trên tay, cứ thế mà ngoảnh đầu bỏ đi mất.
Nhiếp Mạch Khanh tuy còn nhỏ tuổi nhưng cô đã cảm nhận được một điều gì đó không đúng, nhưng cô không thể nghĩ xa được, chỉ có thể khe khẽ nói vọng theo sau bóng lưng nhạt nhoà của bà.
“Vậy con sẽ để nó ở trên bàn làm việc của mẹ nhé.”
Thời gian lại tiếp tục trôi đi, hiện tại đã là những ngày trước Tết Nguyên Đán, bố cô hôm nay không đi làm mà chỉ gác chân lên bàn ngồi đọc báo, còn mẹ cô, suốt cả ngày hôm qua đã không về rồi.
“Bố ơi, mẹ đâu ạ?”
Bố cô vẫn không dừng lại động tác lật tờ báo, chỉ hờ hững nói không biết. Giọng điệu bình thản ấy của ông gióng như chỉ đang bàn luận rằng thời tiết ngày hôm nay thế nào thôi vậy, một chút để tâm tới mẹ cô cũng không có.
Nhiếp Mạch Khanh thì ngược lại, cô lo quýnh cả lên, hấp tấp kéo tay ông để đi tìm mẹ nhưng đổi lại chỉ là một cái chau mày đầy khó chịu của ông.
Cái chau mày ấy quả nhiên đã khiến cho một đứa trẻ như cô bị sốc, đầu óc rối tinh lên, sợ hãi không dám nói thêm gì nữa.
Nhưng cô cũng không cần phải chờ đợi lâu hơn nữa khi cánh cửa nhà bất chợt được một người từ bên ngoài mở ra.
“Mẹ! Mẹ ơi!”
Nhiếp Mạch Khanh vui mừng ngoảnh đầu ra đằng sau, cô chạy về phía mẹ, nhưng bà lại giống như chẳng hề nhìn thấy cô, cứ thế lướt qua người cô như không khí.
Đến khi cô hoàn hồn mà giật mình tỉnh táo lại, đã thấy bà xách từ trong phòng ngủ ra một chiếc va li rất lớn.
Bố cô ngồi ở trên ghế sô pha không khỏi nhăn mày, giọng nói lạnh lùng đến tuyệt tình.
“Đi đi, đừng bao giờ để tôi thấy lại mặt của cô một lần nào nữa.”
Mẹ của cô dường như đã khóc hết nước mắt, đôi gò má nhợt nhạt không còn những màu sắc hồng hào đầu xinh đẹp như những ngày trước nữa.
Bà gật đầu một cái với ông coi như lời chào tạm biệt rồi kéo va li rời đi. Nhiếp Mạch Khanh đờ đẫn, nhìn đôi tay đang siết chặt lấy tờ báo của ông run rẩy rồi đưa mắt nhìn theo bóng dáng mẹ đang dần biến mất giữa những trận tuyết rơi, gấp gáp chạy nhào ra khỏi cửa nhà, đuổi theo sau mẹ.
“Mẹ ơi?! Mẹ đi đâu vậy? Sao mẹ lại xách va li đi? Cho con đi theo với! Mẹ ơi…”
Bước chân đang bước của mẹ chợt dừng lại, rồi sau đó quay người lại về phía cô.
“Tiểu Khanh.”
Bà quỳ một chân xuống rồi vuốt lên khuôn mặt non nớt của cô.
“Về đi con, từ nay ở với bố, con nhớ nghe lời bố nghe con.”
“Vậy thì mẹ đi đâu? Con muốn ở với mẹ nữa!”
“Tiểu Khanh, đừng đi theo mẹ. Lớn lên rồi con sẽ biết hết tất cả thôi.”
Nói rồi bà đứng lên, bước lên chuyến xe buýt cuối cùng rồi hoàn toàn biến mất trước đôi mắt của cô. Một cái ngoảnh đầu nhìn lại cũng không còn.
Khi thất thiểu quay về nhà, bước vào trong căn phòng mà mẹ đã bỏ trống, cô nhìn thấy bức tranh mà cô vẽ mẹ, vẽ cả gia đình mình bà vẫn để ở chỗ cũ, không hề mang đi.
Lúc đó, cô đã nằm ở trong chăn rồi khóc lên rất lớn, bao nhiêu uất ức cứ thế theo những tiếng khóc nấc nghẹn ở trong cổ họng mà trào ra.
Từ ngày hôm ấy trở đi, cô chẳng còn gặp lại bà bao giờ nữa.
Khi còn là một cô bé năm tuổi, tối hôm ấy, dù cái nắng của mặt trời đã biến mất nhưng có cảm giác như bầu không khí nóng bức vẫn không hề xoa dịu đi được một chút nào cả.
Nắng ban ngày phả lên những bức tường bằng gạch rồi chờ cho đến khi đêm xuống, nhiệt độ từ trong những khối gạch xi măng ấy lại tỏa ngược ra bên ngoài.
Trời không gió, chỉ có những ánh sao trên trời lấp loáng mờ nhạt.
Cô bé Nhiếp Mạch Khanh ngồi ở ngoài cửa nhà chờ, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng vặn tay nắm cửa vang lên những tiếng lạch cạch.
“Bố! Mẹ!”
Cô mừng quýnh hết cả lên, từ trạng thái ủ rũ đã hoá thành những tiếng cười giòn vang, vội vàng chạy tới rồi bổ nhào vào trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm ôm vào lòng.
“Sáng nay ở trường, con đã vẽ cảnh gia đình của mình và được cô khen hết lời đấy!”
“Đâu, để cho mẹ xem nào? Oa! Tiểu Khanh nhà mình vẽ đẹp quá đi.”
Bố cô cũng đứng ở cạnh đó, ông mỉm cười rồi rút một hộp quà từ trong chiếc cặp mà thường ngày ông vẫn dùng để mang đến công ty.
“Quà cho con đấy.”
Thời gian lại trôi đi thêm một lúc nữa.
Cũng là một tối khác khi bố mẹ đi về muộn, Nhiếp Mạch Khanh vẫn ngồi chờ ở ngoài cửa, một lần nữa, cô lại thấy cả hai bố mẹ về cùng với nhau.
“Bố ơi! Mẹ ơi!”
Cô nhanh chóng chạy đến rồi ôm ngang eo mẹ, nắm lấy tay bố rồi vẫy vẫy, đôi mắt non nớt ngước lên nhìn hai người.
Thật kì lạ là mặc dù họ vẫn mỉm cười với cô như trước, nhưng bầu không khí xung quanh lại không sinh động như thường ngày nữa. Cô để ý rằng suốt từ khi bước từ bên ngoài cửa cho tới khi vào hẳn trong nhà, ăn bữa tối rồi lên phòng đi ngủ, hai bố mẹ không hề nhìn nhau lấy một lần, hoặc nếu có, thì cũng chỉ là lướt thoáng qua rồi làm như không hề thấy gì cả.
Cô gái nhỏ cầm trên tay một bức tranh mới vẽ rất đẹp mắt, bước tới gần mẹ rồi vươn lên cánh tay nhỏ nhắn, kéo kéo lấy vạt váy của bà.
“Mẹ ơi, con mới vẽ mẹ này.”
“Ồ, Tiểu Khanh vẽ mẹ sao? Đẹp lắm. Bây giờ mẹ đang bận nên con ra ngoài kia chơi đi nhé.”
Bà mỉm cười nhưng không hề nhìn xuống bức tranh cô đang cầm trên tay, cứ thế mà ngoảnh đầu bỏ đi mất.
Nhiếp Mạch Khanh tuy còn nhỏ tuổi nhưng cô đã cảm nhận được một điều gì đó không đúng, nhưng cô không thể nghĩ xa được, chỉ có thể khe khẽ nói vọng theo sau bóng lưng nhạt nhoà của bà.
“Vậy con sẽ để nó ở trên bàn làm việc của mẹ nhé.”
Thời gian lại tiếp tục trôi đi, hiện tại đã là những ngày trước Tết Nguyên Đán, bố cô hôm nay không đi làm mà chỉ gác chân lên bàn ngồi đọc báo, còn mẹ cô, suốt cả ngày hôm qua đã không về rồi.
“Bố ơi, mẹ đâu ạ?”
Bố cô vẫn không dừng lại động tác lật tờ báo, chỉ hờ hững nói không biết. Giọng điệu bình thản ấy của ông gióng như chỉ đang bàn luận rằng thời tiết ngày hôm nay thế nào thôi vậy, một chút để tâm tới mẹ cô cũng không có.
Nhiếp Mạch Khanh thì ngược lại, cô lo quýnh cả lên, hấp tấp kéo tay ông để đi tìm mẹ nhưng đổi lại chỉ là một cái chau mày đầy khó chịu của ông.
Cái chau mày ấy quả nhiên đã khiến cho một đứa trẻ như cô bị sốc, đầu óc rối tinh lên, sợ hãi không dám nói thêm gì nữa.
Nhưng cô cũng không cần phải chờ đợi lâu hơn nữa khi cánh cửa nhà bất chợt được một người từ bên ngoài mở ra.
“Mẹ! Mẹ ơi!”
Nhiếp Mạch Khanh vui mừng ngoảnh đầu ra đằng sau, cô chạy về phía mẹ, nhưng bà lại giống như chẳng hề nhìn thấy cô, cứ thế lướt qua người cô như không khí.
Đến khi cô hoàn hồn mà giật mình tỉnh táo lại, đã thấy bà xách từ trong phòng ngủ ra một chiếc va li rất lớn.
Bố cô ngồi ở trên ghế sô pha không khỏi nhăn mày, giọng nói lạnh lùng đến tuyệt tình.
“Đi đi, đừng bao giờ để tôi thấy lại mặt của cô một lần nào nữa.”
Mẹ của cô dường như đã khóc hết nước mắt, đôi gò má nhợt nhạt không còn những màu sắc hồng hào đầu xinh đẹp như những ngày trước nữa.
Bà gật đầu một cái với ông coi như lời chào tạm biệt rồi kéo va li rời đi. Nhiếp Mạch Khanh đờ đẫn, nhìn đôi tay đang siết chặt lấy tờ báo của ông run rẩy rồi đưa mắt nhìn theo bóng dáng mẹ đang dần biến mất giữa những trận tuyết rơi, gấp gáp chạy nhào ra khỏi cửa nhà, đuổi theo sau mẹ.
“Mẹ ơi?! Mẹ đi đâu vậy? Sao mẹ lại xách va li đi? Cho con đi theo với! Mẹ ơi…”
Bước chân đang bước của mẹ chợt dừng lại, rồi sau đó quay người lại về phía cô.
“Tiểu Khanh.”
Bà quỳ một chân xuống rồi vuốt lên khuôn mặt non nớt của cô.
“Về đi con, từ nay ở với bố, con nhớ nghe lời bố nghe con.”
“Vậy thì mẹ đi đâu? Con muốn ở với mẹ nữa!”
“Tiểu Khanh, đừng đi theo mẹ. Lớn lên rồi con sẽ biết hết tất cả thôi.”
Nói rồi bà đứng lên, bước lên chuyến xe buýt cuối cùng rồi hoàn toàn biến mất trước đôi mắt của cô. Một cái ngoảnh đầu nhìn lại cũng không còn.
Khi thất thiểu quay về nhà, bước vào trong căn phòng mà mẹ đã bỏ trống, cô nhìn thấy bức tranh mà cô vẽ mẹ, vẽ cả gia đình mình bà vẫn để ở chỗ cũ, không hề mang đi.
Lúc đó, cô đã nằm ở trong chăn rồi khóc lên rất lớn, bao nhiêu uất ức cứ thế theo những tiếng khóc nấc nghẹn ở trong cổ họng mà trào ra.
Từ ngày hôm ấy trở đi, cô chẳng còn gặp lại bà bao giờ nữa.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương