Thiên Mệnh Khả Biến
Chương 73: Bi kịch, luôn kéo theo bi kịch
Nhà hàng hôm nay cực kì đông khách, không còn là quân của Thanh Hải tới ủng hộ nữa. Thậm chí đám quân của Thanh Hải muốn tới ăn cũng không còn chỗ. Chị Thanh bận túi bụi. Khi thấy Văn về, nghe con mình khoe đã được thủ khoa môn Văn, chị luống cuống suýt đánh rơi cả cái bát.Vương Minh Quang ồ lên kinh ngạc.- Cái gì? 9 điểm Văn? Chị Thanh, thằng này có đúng là con của chị không? Chị có chắc là không bị đánh tráo không? Nó có đúng họ Vương không...- Họ Vương, thì sao hả anh?- Á...Chị Thanh trừng mắt lườm Quang, hắn biết mình đã nói hớ.- À, không, họ Vương thì họ Vương thôi, không có sao hết.Chị Thanh nhìn Linh, cô bé mỉm cười gật đầu.- Anh Quang, anh lắm bằng Thạc sĩ như thế, chắc anh cũng giỏi Văn lắm?- Há? Văn? Văn là cái gì? Có ăn được không? - Quang giả bộ trợn mắt - Nói cho chú mày biết, môn Văn ngày xưa anh chưa bao giờ quá được 2 điểm!Văn lè lưỡi.- Vậy là anh giống hệt em ngày trước. Nhưng anh yên tâm, chỉ cần anh nỗ lực, nhất định sẽ có ngày anh được 9 điểm Văn như em!Đến lượt Quang lè lưỡi. Người của Vương tộc, môn Văn chưa bao giờ quá 5 điểm. Đến cả Chí Tôn Cường giả Vương Vũ Hoành, cũng là dùng uy thế của Vương tộc để bỏ qua môn Văn, mà học thẳng lên Tâm Lý học. Chuyện này, ai cũng biết. Vương tộc bao đời nay cũng không thèm giấu.Không học Văn, cũng không ảnh hưởng tới việc trở thành Cường giả. Vương tộc hùng mạnh 3000 năm qua, đâu có phải nhờ Văn học.Thằng nhãi này, còn dám khuyên mình nên nỗ lực học Văn, mày biết anh mày có bao nhiêu bằng Thạc sĩ rồi chứ?- Cô à, bạn Văn còn được tuyển vào đội tuyển Văn của trường đấy!- Đội tuyển Văn?! Thật hay đùa? - Giọng của Quang.- Hì hì, con của mẹ chỉ cần nỗ lực, không gì là không được. - Giọng chị Thanh.- Được lắm cậu nhóc, Itou ta lúc ở Phú Sơn Đảo cũng được giáo dục đàng hoàng. Bác sẽ dạy cháu làm thơ Haiku, dạy cháu phân tích truyện Genji nữa. - Giọng của Takezawa.- Truyện Genji, không dạy cho trẻ con! - Giọng của chị Thanh.- Không được! - Quang hét lên - Thằng bé phải được học Tự nhiên, phải dạy nó Toán, dạy nó Lý, dạy nó Hoá! Vùi dập tài năng của nó là một tội ác!- Anh Quang nhầm rồi, em chả có tài năng gì đâu, đều là do nỗ lực mà có đấy.- Chú mày im miệng! Trẻ con, đi chỗ khác chơi.…- Ông chủ! Đồ ăn sao lâu thế?Khách hàng bắt đầu la ó. Trên phố công chức có rất nhiều quán trà đá, để dân công chức có thể ra làm một chén trà, chém gió về công việc, về cuộc sống, về thế sự.Có một quán trà như vậy, do bà Phương, mẹ của Trần Thiên Anh mở. Một quán trà này, bà nuôi được một ông chồng nghiện ngập, nuôi cho một đứa con ăn học lên đến Cao trung. Trong phố này, ai cũng khen bà tảo tần.Bà Phương ngày đó, cũng là một con gái nhà gia giáo, không quá giàu, nhưng cũng không quá thiếu thốn. Bà phải lòng ông Trần Thái, vì ngày đó, Trần Thái đẹp trai, tài giỏi, có chí tiến thủ, hoài bão cao xa, tiền đồ vô lượng. Bà rất hài lòng vì ông.Nhưng ông ta lại không hài lòng vì bà. Đó là ngọn nguồn của mọi bi kịch. Đôi lúc, bà thường trách cứ bản thân. Bà không xinh đẹp, không tài giỏi, càng không xuất thân từ Tam Đại gia tộc như Phạm Tố Uyên, vợ của Trần Thịnh, em chồng bà.Trần Thái luôn ghen tị với Trần Thịnh. Chỉ vì Trần Thịnh lấy được Phạm Tố Uyên. Hay đúng hơn, là Phạm Tố Uyên chịu lấy Trần Thịnh.Cưới được con gái của Phạm Viết Phương, vốn không nên là điều mơ ước, ảo tưởng, càng không phải là thứ để tiếc nuối. Nhưng, oái oăm thay, điều này lại xảy ra trong gia đình nhà họ Trần, vốn chỉ còn 2 anh em nương tựa vào nhau.Giá mà họ Trần này là Trần gia hoành tráng kia, giá như Trần Thái lấy được Phạm Tố Uyên, giá như... Quá nhiều câu ước giá như khiến Trần Thái rơi vào sa đoạ. Lão ta không còn sống với thực tại nữa. Rượu chè bài bạc, để lão quên đi cái cuộc sống mà lão vẫn gọi là như cứt chó này. Là lỗi của bà, là lỗi của thằng Thiên Anh, là lỗi của cả thế giới.Bà Phương vẫn không bỏ rơi lão, không bỏ rơi con trai bà. Bà mở hàng nước, ngày ngày kiếm đồng tiền nuôi sống cả gia đình. Bà vẫn còn trẻ, nhưng sự khắc khổ khiến bà như một bà già.Lão Trần Thái đã không còn thuốc chữa rồi, nhưng thằng Thiên Anh, là niềm hi vọng của bà. Nó không như cha nó, nó rất thương mẹ. Nó học rất giỏi, cũng kể rằng đã đi làm thêm. Mấy năm nay, tiền nó mang về bà đều không tiêu đến, mà cất giữ cùng một chỗ với số tiền bà để dành.Nhiều năm bán hàng, bà đã để dành được kha khá. Bà giấu rất kĩ, không cho chồng mình biết được mảy may. Đây là số tiền để thằng Thiên Anh được đi học Đại học. Nó không xin được học bổng, nó rất buồn, nó không nói cho bà, nhưng bà biết. Số tiền này, chính là để chắp cánh cho nó, để nó vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tương lai của nó, cũng chính là tương lai của bà, tương lai của cả gia đình.Mấy ngày nay nó không về nhà, vì cãi nhau với bố, càng tốt. Bà không muốn nó phải chịu đựng một ông bố khốn nạn như vậy. Chỉ mình bà chịu là được rồi. Thiên Anh nói nó ở nhà bạn.Hôm nay, như mọi ngày, bà Phương lại mở hàng nước bên đường.Một tên khách quen lại tới uống nước.- Chị Phương này, em nói thật, chị tham gia hệ thống bán hàng của Hắc Long, lợi nhuận có thể gấp 4, gấp 5 lần. Chị góp vốn cho em 500 hào thôi, một năm sau chị có 2000, 3000 hào!- Chú cứ làm như chị nhiều tiền tới vậy! Chị chỉ bán hàng nước, làm sao biết được mấy thứ kinh doanh của các chú.Tên khách này đã tới đây hơn chục lần rồi. Lần nào cũng liến thoắng về việc góp vốn bán hàng gì đó.Bỗng nhiên, một ông khách ngồi cạnh, đang uống nước, bỗng nói.- Hệ thống của Hắc Long ấy hả? Gần đây tôi cũng nghe nói. Chị bạn tôi, tham gia bán hàng đã hơn 2 năm rồi, cũng đã lên tới cấp Bạch kim. Lãi lắm! Đầu tư 2000 hào, 2 tháng sau thu về đến 20 000 hào! Phát tài vô cùng nhanh.Một ông khách khác thấy vậy, cũng tham gia câu chuyện.- Ông bạn này, đấy là ông kể những cấp Bạch kim. Những cấp này, nhiều tiền mới leo lên được. Nhưng tôi biết, dù chỉ là đầu tư nho nhỏ, như chú em nhà tôi, bỏ khoảng vài chục hào thôi, sau một năm thu về đến hơn trăm hào!Tên khách đầu tiên lại nói.- Các anh nhạy bén thật đấy. Thời buổi này, kiếm tiền dễ vô cùng, nhưng cái thiếu thốn chính là thông tin mà thôi! Không có thông tin, không biết đầu tư vào đâu, thì làm gì có tiền, tôi nói có phải không? Tiền mà cứ cất trong tủ, sau vài năm, nó mất giá đi. Nói ví dụ như cốc nước chè này, mười năm trước, chị bán bao nhiêu? 2 xu phải không? Đến giờ, đã thành 20 xu rồi! Mười năm trước, chị tích luỹ được bao nhiêu, coi như là 50 hào đi, giờ chỉ còn đáng giá 5 hào! Nếu chị dùng 50 hào ngày đó, đầu tư kiếm lợi, vừa bằng 500 hào bây giờ, lại còn thêm lợi nhuận, tiền không ngừng tăng lên, thì đến giờ chị đã có bao nhiêu? 5000 hào là ít, các ông thấy tôi nói có phải không?Hai ông khách kia gật đầu lia lịa. Một ông nói.- Ông nói tôi mới thấy, tôi thật sự ngu quá. Tiền cứ cất trong tủ, không biết đem ra đầu tư, đến giờ nó mất giá, chả còn lại bao nhiêu! Giá mà tôi gặp được ông sớm hơn!- Ông ạ! Tôi nói thật! Đầu tư không bao giờ là muộn hết. Anh em mình gặp nhau ở đây, cũng là Thần Phật trao cho duyên số, nên tôi mới khuyên các anh. Đầu tư vào hệ thống của Hắc Long, không cần phải hiểu quá nhiều về kinh doanh, chuyện buôn bán, Hắc Long sẽ lo liệu hộ. Các anh cũng biết Hắc Long buôn bán giỏi thế nào rồi đấy, lại còn có Phạm thị chống lưng. Là Phạm thị đấy nhé! Không bao giờ có chuyện đổ bể. Đầu tư vào đó, là vô cùng khôn ngoan!- Ôi! Gặp được anh ở đây thật tốt quá. Hiện giờ tôi còn 200 hào, tôi gửi anh đầu tư được không? Nhưng mà lấy gì đảm bảo?- Ông anh đừng lo, chúng tôi có giấy tờ chứng nhận đàng hoàng! Đây! Tôi có mang theo đây! Anh giao tiền, tôi điền thông tin cho anh, anh kí vào! Tôi cũng kí vào! Còn có con dấu của Hắc Long đây! Cộp một cái! In làm 2 bản! Đó, giờ anh đã là thành viên của hệ thống chúng tôi! Chúc mừng! Anh đọc thấy dòng cam kết này không? Chậm trả lãi, hoàn lại gấp 5 lần tiền! Có cả Pháp luật làm chứng!- Ôi! Thế thì yên tâm quá rồi! Tôi kí! Tôi kí!- Anh ơi! Cho tôi tham gia nữa! Nhưng hôm nay tôi không mang theo tiền.- Không được rồi ông anh. Hết hôm nay là không kịp rồi, hôm nay là hạn cuối chốt sổ tháng này. Ông anh sẽ phải chờ sang tận tháng sau. Chậm 1 tháng, là mất hàng trăm hào như chơi đấy!- Vậy anh chờ ở đây, tôi chạy về nhà lấy tiền.Rồi hắn lại quay sang bà Phương.- Sao? Chị Phương, chị cũng tham gia luôn nhé? Ít cũng được, nhiều cũng được! Chị cũng đã già yếu rồi, đâu thể ngày nào cũng bán hàng nước thế này được. Chị tham gia, sau này không cần phải làm gì cũng có tiền. Chị còn cần tiền cho thằng Thiên Anh còn đi học Đại học nữa chứ. Chị có muốn nó học những trường top đầu cả nước không? Học top đầu, tương lai mới sáng sủa, tiền đồ vô lượng, rồi mới lấy được con gái những nhà danh tiếng, đời chị cũng được sung sướng. Khổ tận cam lai! Thật quá mừng cho chị!Tương lai của Thiên Anh. Tương lai của bà. Đây là điểm chí tử đối với một người mẹ.- Để... để chị suy nghĩ đã.- Ôi, còn gì mà phải suy nghĩ nữa chị. Chị xem, hôm nay cũng đã là hạn cuối rồi, chị nhanh chân lên còn kịp. Chậm 1 tháng, là mất hàng trăm, hàng ngàn hào! Sự lựa chọn của chị bây giờ, chính là bước ngoặt cuộc đời. Sau này, thằng Thiên Anh khôn lớn, tương lai sáng sủa, đều sẽ phải biết ơn sự lựa chọn của chị ngày hôm nay.-...- Chị, chị có tiết kiệm được hơn một trăm hào, để... để chị...- Chị cứ để em trông hàng cho. Chị về lấy nhanh lên, kẻo em còn phải đi có việc.- Được... được rồi, để chị về lấy. Lão Trần Thái đã lại say sưa rồi, nằm lăn ra nói lảm nhảm. Lão lài đòi rượu, đòi thuốc.Thiên Anh vẫn chưa về. Chắc nó đang học nhóm với bạn.Gia đình này, chỉ còn bà Phương là có thể gánh vác. Bà muốn cho Thiên Anh một tương lai tươi sáng.Bà mở khoá tủ. Trong hộc tủ, toàn là quần áo. Bà rút hộc tủ ấy ra. Bên dưới, mới là một chiếc hộp được cất rất kĩ. Bà cất hộc tủ lại như cũ, đem chiếc hộp đến một góc thật kín đáo, lấy chìa khoá mở ra.120 hào. Là tích cóp cả đời của bà, thêm cả ít tiền mà Thiên Anh gửi. Số tiền này vốn có thể giúp Thiên Anh vào học trường Đại học tại Hải Thành.Học Đại học Hải Thành, cũng có thể làm được một công việc đủ ăn.Nhưng học Đại học lớn trên Long Thành, mới có thể trở thành ông nọ bà kia, mới có được tương lai tươi sáng.Bà cắn răng, cầm lấy số tiền này, chạy ra khỏi cửa.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương