Trâm Cài Tóc Mỹ Nhân
Chương 1
Ta quỳ ba ngày trước cửa phòng cha, cầu xin ông đừng vứt bỏ mẹ vì chút mới mẻ ngay trước mắt.
Trước đây cha ta muốn thi đậu công danh, mẹ ta đến từng nhà làm thợ chải đầu giúp mọi người, dùng lược thưa chải ra từng đồng tiền lộ phí và quà nhập học cho ông. Bây giờ ông lấy được một chức quan cửu phẩm tép riu thì bắt đầu diễu võ dương oai khắp huyện, lòng dạ cũng không còn ngay thẳng nữa rồi.
Ông coi trọng con gái thứ ba nhà họ Lưu. Hai người họ vô tình gặp nhau lúc đi hội chùa, ông thấy sắc nảy lòng tham nên vác bộ mặt dày đi cầu hôn.
Khi đó mẹ ta cũng từng ngăn cản ông: “Tam tiểu thư nhà họ Lưu chỉ lớn hơn con gái chúng ta một tuổi thôi, sao chàng có thể hại đời con gái nhà người ta như vậy!”
Cha ta tát lệch mặt mẹ, bày ra uy phong người làm chủ gia đình ở trong phòng: “Hạng đàn bà đanh đá như nàng thì biết gì mà nói! Bây giờ ai làm quan mà không ba vợ bốn nàng hầu? Nàng bớt quản ta lại đi!”
Trong lòng Lưu lão gia cũng thầm chê cha ta mặt mũi không đàng hoàng, ông ta bèn đặt điều kiện là: Muốn ông gả con gái qua cũng được thôi, nhưng con gái ông chỉ có thể làm vợ cả nhà người.
Cách một cánh cửa, mẹ đang giúp ta chải tóc thì nghe thấy cha thuật lại những lời ấy.
Con trai nhỏ nhà Lâm Huyện thừa (!) và ta có quen biết nhau từ nhỏ, mẹ còn đang định dẫn ta theo làm mai.
“Ta cho nàng nửa rương tiền, nàng ra ngoài ở đi. Tuy ta bỏ nàng, nhưng ta nhất định lo chuyện ăn uống cho nàng đến chết mới thôi, nàng đừng có đòi hỏi gì thêm nữa.”
Cha ta tính toán ở bên ngoài, nghe âm thanh thì có lẽ ông đang ngậm tẩu thuốc, vì bực tức trong người nên hút mãi không ngừng.
Còn mẹ ta thì sao, bàn tay chải tóc cho ta càng lúc càng chậm, không tài nào nhìn rõ gương mặt bà trong gương đồng mờ tối.
“Mẹ à...” Ta quay đầu nhìn bà thì bị đè lại.
“Tuệ Nhi đừng nhúc nhích, còn chưa cài trâm xong mà.” Giọng mẹ ta rất nhỏ nhẹ, nhưng ta vẫn nghe ra bà đang khóc nức nở.
Cha ta thấy trong phòng có động tĩnh thì cao giọng la lên: “Gì? Nàng nói gì đấy?”
Hàng xóm láng giềng ở quê nhà đều nói mẹ ta đanh đá.
Năm đó cha ta vượt trăm dặm đường đi học, để lại mình mẹ đèo bồng thêm đứa con là ta. Cô dâu mới trẻ măng ôm theo đứa con hôi sữa, trong nhà thì không còn ai khác, thành ra lúc nào cũng có mấy tên háo sắc đến tận cửa thăm hỏi.
Mẹ ta để kéo bên cạnh gối nằm, ngày ngày mài lưỡi cho thật sắc bén. Sau đó bà thật sự chọc mù một tên khốn nửa đêm trèo tường vào nhà.
Sáng sớm hôm sau, bà ôm ta đứng ngoài cửa chính nhà tên đó chửi ầm lên: “Đồ chóa má táng tận lương tâm, ngay cả cô nhi quả phụ cũng không tha! Ta thấy nhà ngươi có già có trẻ đủ cả, vậy mà không chịu chút tích đức để đời!”
Nhiều người vây xem, mẹ ta nhẹ nhàng tìm một tảng đá lớn để ngồi: “Hôm nay ngươi dám bước ra cửa thì bà đây cắt tận gốc phía dưới của ngươi luôn!”
Mẹ rút cây kéo kia ra, một cái tròng mắt xâu bên trên mũi nhọn còn đang nhễu máu tong tỏng. Khi đó ta bé quá, thấy mẹ giương oai khắp nơi thì không biết sợ là gì.
Ngày hè nắng chói chang, mẹ ôm ta canh giữ từ sáng đến tối. Bánh bao vào nước bà mang theo đều đút vào bụng ta. Có bác gái đến làm người hòa giải, bảo mẹ ta coi chừng con gái phơi nắng lâu không chịu nổi, nên quay về nhà mình thì hơn.
Mẹ cúi đầu hỏi ta: “Tuệ Tuệ, có nắng không con?”
Ta lắc đầu, giơ hai tay che trên lông mày bà: “Tuệ Tuệ không thấy nắng, mẹ cũng không thấy nắng.”
Cứ thế, mẹ ôm ta chặn trước cửa nhà kẻ gian một ngày một đêm. Từ đó về sau không còn bất kỳ ai dám hà hiếp hai mẹ con chúng ta nữa. Nhờ vậy mà chúng ta mới phòng thủ vững vàng đến ngày cha quay về.
Ấy vậy mà khi ông quay về, mẹ ta lại bắt đầu thở dài.
Thức khuya dậy sớm làm thợ chải tóc chưa từng khiến mẹ nhăn mày lấy một lần. Ngược lại, người chung chăn gối đã nhiều năm lại làm bà ngày càng trầm lặng ít lời.
...
Cuối cùng cha ta cũng chịu nói chuyện với ta.
Ông đi ngang qua ta, vung ống tay áo đầy phiền chán lên mắng: “Mẹ con mà sinh được một đứa con trai thì đâu cần đi đến bước đường này!”
Ta không nhịn nổi, bàn tay siết chặt lại.
Khi mẹ mang thai ta thì ông đi một lần tận mấy năm, vừa nhận thư nhà nói mẹ sinh con gái thì chưa từng quay về liếc mắt nhìn ta được lần nào. Chờ đến khi ông trở lại thì mẹ ta tuổi lớn, cơ thể bà cũng hư hao đi nhiều, không có khả năng sinh thêm con cho ông nữa.
Có lẽ cha ta đã bắt đầu mưu đồ mọi chuyện từ lúc lang trung khám ra mẹ ta không thể tiếp tục mang thai. Sớm muộn gì ông cũng sẽ tìm vợ lẽ, không chỉ một mà có khi tận hai, ba người, cho đến khi nào họ sinh được con trai mới chịu ngừng.
Tình huống tệ nhất chính là như bây giờ: Cha ta muốn đổi luôn cả vợ.
Cho nên mẹ ta nói đúng, ông ta muốn hại đời tam tiểu thư nhà họ Lưu.
Ta chịu đựng hai đầu gối tê cứng vì quỳ lâu, giãy giụa ngẩng đầu nhìn ông. Tuy đây là cha ruột của ta, nhưng ta luôn thấy ông vô cùng xa lạ. Từ lúc sinh ra hiểu được việc đời, rất nhiều năm ta không hề biết cha ta trông như thế nào.
Sau khi ông đỗ đạt, quang vinh quay về quê cũ nhưng ta chẳng thấy được nở mày nở mặt một chút nào. Dọn từ sân nhỏ đến tòa nhà lớn còn làm ta cảm giác bản thân đang ăn nhờ ở đậu.
Bởi vì chi phí ăn mặc của mẹ con ta không còn dựa vào đôi tay của chính chúng ta nữa, toàn bộ đều nhờ cậy vào tiền lương của cha mới duy trì được. Cho nên dù ông có muốn gì đi chăng nữa thì chúng ta đều không có quyền lựa chọn.
Còn bây giờ ta đã đến tuổi gả chồng. Mấy thiếu niên trong huyện chỉ cần có điều kiện tàm tạm thì ai mà không coi trọng gia thế, phụ huynh của đối tượng kết thân chứ? Ông hiểu rõ điều đó, vậy mà vẫn muốn đuổi mẹ ta đi.
Cho nên ông đâu chỉ bội bạc ân đỡ đần của mẹ, ông còn không màng đến tình nghĩa cha con với ta.
Ta nghĩ thông suốt, không hề tỏ ra ý muốn cầu xin sự thương hại. Cho dù ta có quỳ nát hai chân cũng không làm ông nhường bước được đâu.
Ta chỉ hỏi cha một câu: “Cha, cha khăng khăng muốn bỏ vợ, sau đó cưới tam tiểu thư nhà họ Lưu về nhà đúng không?”
Ông đánh vào đầu ta, dữ tợn nói: “Đừng có cãi lời nữa, ta đuổi con đi theo mẹ luôn bây giờ! Không làm nha hoàn cũng làm kỹ nữ, để xem con sống nổi không!”
À, không nha hoàn cũng làm kỹ nữ, để xem ta sống như thế nào.
Cha vốn đã bước vào nhà, làm như chưa hả giận nên lại bước ra, đạp một chân lên bắp đùi đã quỳ đến đau đớn của ta.
“Chờ đến khi Lưu tiểu thư vào cửa, con phải hầu hạ nàng cho tốt. Nếu con mà giống mẹ con, dám nói nửa lời mê sảng với nàng thì cha sẽ bán con đi ngay đấy”
Cửa phòng bị cha ta đóng “rầm” một tiếng thật mạnh.
Mẹ ta ra ngoài mua đồ ăn quay về, chắc là nghe được lời cuối cùng ông nói nên vừa khóc chạy ra đỡ ta, vừa hô vào trong nhà: “Chàng đuổi ta đi rồi còn chưa được sao? Tuệ Nhi là con ruột của chàng mà, chàng đừng làm chuyện hồ đồ hại con như thế!”
Không ngờ cha ta cách một cánh cửa nói ra một câu: “Chân trước ta vừa bước ra khỏi nhà thì nàng lập tức sinh con, ai mà biết được có phải con ruột ta hay không!”
“Chàng!” Mẹ ta tức giận đến mức ngất xỉu ngay tại chỗ.
Ta đỡ mẹ về phòng nằm, mắt thấy ngoài trời mưa như trút nước thì trong lòng nóng cháy bốc lửa, không kịp lấy dù đã lao đi tìm lang trung.
Đó là con đường tối tăm nhất mà ta từng đi qua, nước mưa dội sạch toàn bộ hy vọng của ta về một gia đình đầy đủ.
Ta gõ cửa hiệu thuốc, nhưng lang trung thấy ta không có xe ngựa chở ông đi nên nói là mưa to quá, hòm thuốc sẽ bị xối hư, không đi được.
Ta ngã xụi xuống đất, khóc lóc bám vào khung cửa hiệu thuốc không chịu buông, nước mắt nước mũi giàn giụa, một câu nói hoàn chỉnh cũng không thể thốt thành lời.
Trong lúc giằng co, một đợt sấm sét đánh xuống, bỗng dưng ta nghe được một giọng nói quen thuộc ở một nơi không xa: “Là Thanh Tuệ đấy sao?”
Ta run rẩy quay đầu, thấy con trai nhà Lâm huyện thừa đang ngồi trong xe ngựa nhìn qua chỗ ta thăm dò.
“Phải, là ta! Lâm tam lang đợi ta với!”
Ta vội vàng lôi kéo ống tay áo lang trung: “Có xe! Có xe rồi...”
Ta kéo cả người lầy lội chen vào trong xe ngựa, không dám nhìn cả gương mặt tuấn tú, nhã nhặn lẫn thân mình đầy khí thế của Lâm Hoài Tín.
Hắn hỏi ta: “Thanh Tuệ, nàng có ổn không?”
Ta cắn răng nuốt nước mắt vào trong, móng tay đâm vào da thịt bên dưới ống tay áo: “Ta không sao...”
Hắn nhìn thấu ta đang khốn cùng nên ra lệnh cho người đánh xe: “Chạy nhanh chút, trong nhà nàng có việc gấp.”
Đáng lẽ mấy ngày nay ta nên trang điểm xinh đẹp đàng hoàng để gặp hắn bàn chuyện mai mối.
Ý trời trêu ngươi khi chúng ta chỉ kém một bước nữa là thành, hắn lại nhìn thấy vẻ mặt ta nhếch nhác chẳng ra làm sao.
Cũng nhờ có cha, những tháng ngày khổ sở của ta chỉ vừa mới bắt đầu.
Đêm đó ta chăm sóc cho mẹ, Lâm Hoài Tín vẫn luôn theo cạnh giúp đỡ ta. Từ nhỏ đến lớn hắn luôn lương thiện như thế này, con người hắn vô cùng hiền hòa.
Bận đến nửa đêm, mẹ ta chỉ tỉnh lại được một lúc. Bà thấy Lâm Hoài Tín đứng sau lưng ta thì nháy mắt rơi lệ nhạt nhòa, tỏ ra áy náy với ta lắm.
Giọng nói bà khàn đi, mặt mũi thì nhăn nheo: “Tuệ Tuệ, mẹ liên lụy con rồi...”
Một câu ngắn ngủi làm hốc mắt khô khốc của ta lập tức ướt át.
Ta ngồi xổm trước giường, đôi tay ôm lấy đầu vai bà, nghẹn ngào lắc đầu nói: “Mẹ không được nói như vậy, không được...”
Có lẽ Lâm Hoài Tín nghe được vài lời đồn đãi, hắn cũng ngồi xổm xuống theo ta.
“Nguyên phu nhân, Thanh Tuệ, hai người không cần lo lắng đâu.” Hắn tháo túi thơm treo bên hông xuống cho mẹ ta xem, đó là đồ ta từng thêu tặng hắn.
Lâm Hoài Tín cười đầy dịu dàng: “Từ nhỏ ta đã yêu mến một người, nhất định không dễ dàng buông tay từ bỏ.”
Mẹ ta nghe vậy mới chịu nhắm mắt, không bao lâu sau thì ngủ thiếp đi.
Trước lúc bình minh trong đêm mưa mờ mịt, ta tiễn Lâm Hoài Tín rời khỏi phủ. Hắn đẩy dù lên đỉnh đầu ta, bản thân hắn thì bị mưa tạt ướt hết nửa người.
Hắn cười nói với ta: “Trận mưa này đúng lúc thật, mấy mẫu ruộng lúa mạch tốt nhất ở điền trang của ta được cứu rồi.”
Ta nghe hắn nói, suy nghĩ một lát rồi hỏi: “Điền trang của ngươi có cần tìm thêm hộ nhà nông nữa không?”
Lâm Hoài Tín nghe hiểu ý ta, khẽ nhíu mày nói: “Cha nàng nhẫn tâm vậy sao? Ngay cả con gái mình cũng muốn vứt bỏ?”
Tay ta khẽ siết chặt cán dù, liếc nhìn qua chỗ cha ta ở. Ông nhất định biết rõ mẹ ta hôn mê. Lúc mời lang trung ta làm ồn lớn tiếng như vậy, thế mà từ đầu đến cuối ông không hề hỏi thăm hay liếc nhìn mẹ ta lấy một lần. Bước chân ông còn không vượt qua nổi ngưỡng cửa phòng ngủ nữa mà.
Ta cắn mạnh môi dưới: “Cha có thể bỏ vợ chứ ta tuyệt đối ko thể bỏ mẹ. Chỉ cần ông đuổi mẹ ra khỏi nhà thì ta nhất định sẽ đi theo mẹ, nên bây giờ ta cần tìm đường để sống.”
Lâm Hoài Tín kề sát vào người ta, hơi thở ấm áp của hắn làm đêm mưa ướt lạnh thoáng chốc ấm hơn vài phần.
Ta luôn cảm thấy trong mắt hắn có hào quang. Từ ngày xưa đã thế, mỗi lần hắn chăm chú nhìn ta thì ta luôn cảm thấy sao trời đang xoay vần ở khắp nơi.
Dường như hắn đang do dự điều gì, mắt phượng xinh đẹp chớp động hồi lâu. Hắn thấy ta đứng nơi đầu gió chịu đựng cơn lạnh thì vội vàng đứng chắn một bên.
Hắn nghiêm túc nói: “Gả cho ta đi, Thanh Tuệ. Ta sẽ dẫn theo nàng và mẹ nàng, chúng ta sống cùng một viện, ta nhất định sẽ chăm sóc cho bà đến tận cuối đời.”
Ta ngẩng đầu nhìn hắn, khắp cõi lòng đều mềm mại đi trong khoảnh khắc ấy. Ta vốn muốn gả cho hắn, nhưng nhiều khi ý muốn này đối với ta chẳng khác gì ước vọng xa vời.
Từ khi còn bé, một ánh nhìn thoáng qua nơi cạnh cửa trường tư thục đã làm ta khắc ghi gương mặt tuấn tú này.
Khi đó ta tò mò lắm, từng hỏi phu tử là vì sao đám con trai kia có thể đọc sách còn ta thì không.
Phu tử lựa lời an ủi: “Con không có quà nhập học, tất nhiên không thể đọc sách.”
Ta không phục, về nhà trộm một miếng thịt khô, quay đầu chạy đi tìm phu tử xin được đi học.
Phu tử cầm thịt khô, không nhịn được mà bật cười.
Một thiếu gia nhỏ tuổi gào lên nói với ta: “Ngươi keo kiệt thật đấy! Hơn nữa trên đời này làm gì có đứa con gái nào đến học đường! Ngươi biết chữ cũng có làm được gì đâu? Giúp mẹ ngươi ghi chép đã chải đầu cho mấy người rồi hả?”
Phu tử ngăn hắn lại, nhưng cả học đường đã cười nghiêng cười ngửa một đám. Phu tử trả thịt khô lại cho ta, khó xử mời ta rời khỏi đó.
Ta gục đầu, thất tha thất thểu quay về giữa những tiếng cười vang vọng.
Lúc đó có một chuỗi tiếng bước chân đuổi theo ta. Hắn đứng sau lưng ta, không hề chạm vào ta mà ngoan ngoãn chắp tay thi lễ: “Cô nương xin dừng bước.”
Chúng ta khi ấy đều còn quá nhỏ, cho nên lời hắn nói nghe có vẻ giống như ông cụ non.
Ta nhút nhát, sợ sệt ngoái đầu nhìn lại. Thiếu niên thả lỏng mặt mày, lộ ra nụ cười hiền lành dễ mến: “Học trò là con trai thứ ba của nhà họ Lâm ở trong thành, tên gọi Lâm Hoài Tín.”
Sau này ta thích gọi hắn là “Lâm tam lang” cũng bởi vì câu chào hỏi đầu tiên này.
Khi đó hắn hỏi ta: “Nếu cô nương chịu tin, về sau muốn học viết chữ có thể đến học đường này, đợi lúc học trò tan trường sẽ dạy lại cho cô nương.”
Ta quan sát thật kỹ đôi mắt tựa sao trời trước mặt, sau đó gật đầu thật mạnh.
Lâm Hoài Tín tuyệt nhiên không hỏi ta tại sao muốn học viết chữ. Hắn cũng không hỏi ta học viết chữ xong cũng không có lợi ích gì, vậy thì học để làm gì?
Hắn chưa từng cảm thấy con gái học chữ nghĩa là vi phạm lệ thường, càng không thấy con gái nhà bình dân nghèo hèn như ta không đáng được học tập.
Ta nhanh nhẹn nhét khối thịt khô kia vào ngực hắn. Hắn lập tức cười rộ lên.
Lâm Hoài Tín rất tinh tế, tuổi còn trẻ đã có thể liếc mắt nhìn thấu nỗi lòng của người khác. Hắn biết ta không dễ gì mới có được khối thịt khô đó, cho nên hắn trả nó lại cho ta.
Hắn chọn một việc đơn giản hơn để ta làm quà nhập học: “Cô nương biết thêu túi tiền không? Hay là thắt dây đeo?”
Thiếu niên gãi đầu, làm như đang nghiêm túc suy nghĩ: “Mấy loại đồ vật nhỏ dễ làm ấy, cô nương biết cái gì thì cứ làm cho học trò. Học trò nhất định sẽ dốc hết lòng dạy cô nương viết chữ.”
Ta tặng hắn một cái túi thơm tự tay làm, hắn đeo nó trên người suốt mười mấy năm trời.
Vào một khắc quá khứ đó, Lâm Hoài Tín giống hệt tia nắng ban mai quét sạch mọi suy sụp vì bị nhục nhã ở trong ta.
Ta ngẩng đầu nói với hắn: “Nguyên Thanh Tuệ. Lâm tam lang gọi ta là Thanh Tuệ đi.”
Nghe vậy hắn mới ngạc nhiên mở to hai mắt: “Cô nương là con gái của thợ chải đầu ở phía Nam thành này à?”
Ta chậm chạp gật đầu. Trong huyện này, hễ nhắc ta mẹ thì đa số mọi người sẽ buông lời chế nhạo, không có ý tốt lành gì.
Không ngờ là Lâm Hoài Tín tỏ ra kinh ngạc thế thôi, chứ trong mắt hắn toàn là ý khen ngợi: “Nghe nói Nguyên phu nhân không kiêu ngạo không tự ti, là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khó trách cô nương lại muốn đến trường tư thục học tập.”
Biểu cảm hắn chân thành tha thiết quá, ngay cả áng mây che chắn mặt trời sau lưng hắn cũng trở thành khung cảnh khó quên, lưu lại trong đầu ta qua bao nhiêu năm tháng.
Lâm Hoài Tín tốt lắm, tốt đến độ mỗi lần gặp mặt ta đều thấy hy vọng của ta thật thấp hèn. Cho nên vào lúc này đây, khi hắn cầu hôn ta thì dù trái tim đã xao động cũng cảm thấy chua xót không thôi.
Một kẻ ăn nhờ ở đậu, đổi qua chỗ khác vẫn là ăn nhờ ở đậu, vậy thì mẹ và ta cũng chỉ như đâm đầu vào một ngõ cụt mới mà thôi.
Cha ta cũng thế mà, ngay từ đầu cũng là một thư sinh rạng rỡ như Lâm Hoài Tín. Ông cũng từng yêu thương và cưng chìu mẹ ta đấy thôi.
Thế nên ta vẫn mãi cúi đầu, lùi lại giữ khoảng cách thật lễ phép.
“Tam lang, đã khuya rồi, ngươi quay về đi.” Ta đưa dù cho hắn, nó vốn là dù của hắn.
Ta thấy mặt mày hắn tỏ vẻ lo lắng nên nhẹ nhàng cười: “Chờ trời tạnh ta sẽ đi tìm ngươi. Mấy ngày gần đây ta đọc sách thấy nhiều chỗ hiểu không thông, còn phải nhờ ngươi chỉ bảo thêm.”
Rốt cuộc hắn cũng yên tâm, ngồi lên xe ngựa rời đi trước ánh mắt chăm chú của ta.
Gió đêm thổi quét, rất nhanh ta đã không thấy hắn đâu nữa, chỉ nghe được tiếng vó ngựa lộc cộc, cùng với âm thanh bánh xe lăn qua vũng bước. Cho đến khi không nghe ra nổi một tiếng vang nào ta mới đánh mất nụ cười trên môi.
Chớp mắt, xung quanh ta lạnh đi nhanh chóng. Rõ ràng là đêm đầu hè, không hiểu sao lại rét đậm dữ dội.
Ta vừa mới xoay người, đột nhiên nhìn thấy một bóng người làm ta hoảng hồn nhảy dựng. Nhìn kỹ lại mới nhận ra đó là cha ta.
…………
(!) Huyện thừa: (Cửu Phẩm): lo việc văn thư sổ sách của huyện, giúp việc cho Tri huyện. - Xã trưởng: là người đứng đầu một xã, giúp quan cai quản việc sưu thuế của dân, giữ gìn an ninh trật tự, tuyển chọn binh lính đi lính hoặc tuyển chọn người đi thi cử
Trước đây cha ta muốn thi đậu công danh, mẹ ta đến từng nhà làm thợ chải đầu giúp mọi người, dùng lược thưa chải ra từng đồng tiền lộ phí và quà nhập học cho ông. Bây giờ ông lấy được một chức quan cửu phẩm tép riu thì bắt đầu diễu võ dương oai khắp huyện, lòng dạ cũng không còn ngay thẳng nữa rồi.
Ông coi trọng con gái thứ ba nhà họ Lưu. Hai người họ vô tình gặp nhau lúc đi hội chùa, ông thấy sắc nảy lòng tham nên vác bộ mặt dày đi cầu hôn.
Khi đó mẹ ta cũng từng ngăn cản ông: “Tam tiểu thư nhà họ Lưu chỉ lớn hơn con gái chúng ta một tuổi thôi, sao chàng có thể hại đời con gái nhà người ta như vậy!”
Cha ta tát lệch mặt mẹ, bày ra uy phong người làm chủ gia đình ở trong phòng: “Hạng đàn bà đanh đá như nàng thì biết gì mà nói! Bây giờ ai làm quan mà không ba vợ bốn nàng hầu? Nàng bớt quản ta lại đi!”
Trong lòng Lưu lão gia cũng thầm chê cha ta mặt mũi không đàng hoàng, ông ta bèn đặt điều kiện là: Muốn ông gả con gái qua cũng được thôi, nhưng con gái ông chỉ có thể làm vợ cả nhà người.
Cách một cánh cửa, mẹ đang giúp ta chải tóc thì nghe thấy cha thuật lại những lời ấy.
Con trai nhỏ nhà Lâm Huyện thừa (!) và ta có quen biết nhau từ nhỏ, mẹ còn đang định dẫn ta theo làm mai.
“Ta cho nàng nửa rương tiền, nàng ra ngoài ở đi. Tuy ta bỏ nàng, nhưng ta nhất định lo chuyện ăn uống cho nàng đến chết mới thôi, nàng đừng có đòi hỏi gì thêm nữa.”
Cha ta tính toán ở bên ngoài, nghe âm thanh thì có lẽ ông đang ngậm tẩu thuốc, vì bực tức trong người nên hút mãi không ngừng.
Còn mẹ ta thì sao, bàn tay chải tóc cho ta càng lúc càng chậm, không tài nào nhìn rõ gương mặt bà trong gương đồng mờ tối.
“Mẹ à...” Ta quay đầu nhìn bà thì bị đè lại.
“Tuệ Nhi đừng nhúc nhích, còn chưa cài trâm xong mà.” Giọng mẹ ta rất nhỏ nhẹ, nhưng ta vẫn nghe ra bà đang khóc nức nở.
Cha ta thấy trong phòng có động tĩnh thì cao giọng la lên: “Gì? Nàng nói gì đấy?”
Hàng xóm láng giềng ở quê nhà đều nói mẹ ta đanh đá.
Năm đó cha ta vượt trăm dặm đường đi học, để lại mình mẹ đèo bồng thêm đứa con là ta. Cô dâu mới trẻ măng ôm theo đứa con hôi sữa, trong nhà thì không còn ai khác, thành ra lúc nào cũng có mấy tên háo sắc đến tận cửa thăm hỏi.
Mẹ ta để kéo bên cạnh gối nằm, ngày ngày mài lưỡi cho thật sắc bén. Sau đó bà thật sự chọc mù một tên khốn nửa đêm trèo tường vào nhà.
Sáng sớm hôm sau, bà ôm ta đứng ngoài cửa chính nhà tên đó chửi ầm lên: “Đồ chóa má táng tận lương tâm, ngay cả cô nhi quả phụ cũng không tha! Ta thấy nhà ngươi có già có trẻ đủ cả, vậy mà không chịu chút tích đức để đời!”
Nhiều người vây xem, mẹ ta nhẹ nhàng tìm một tảng đá lớn để ngồi: “Hôm nay ngươi dám bước ra cửa thì bà đây cắt tận gốc phía dưới của ngươi luôn!”
Mẹ rút cây kéo kia ra, một cái tròng mắt xâu bên trên mũi nhọn còn đang nhễu máu tong tỏng. Khi đó ta bé quá, thấy mẹ giương oai khắp nơi thì không biết sợ là gì.
Ngày hè nắng chói chang, mẹ ôm ta canh giữ từ sáng đến tối. Bánh bao vào nước bà mang theo đều đút vào bụng ta. Có bác gái đến làm người hòa giải, bảo mẹ ta coi chừng con gái phơi nắng lâu không chịu nổi, nên quay về nhà mình thì hơn.
Mẹ cúi đầu hỏi ta: “Tuệ Tuệ, có nắng không con?”
Ta lắc đầu, giơ hai tay che trên lông mày bà: “Tuệ Tuệ không thấy nắng, mẹ cũng không thấy nắng.”
Cứ thế, mẹ ôm ta chặn trước cửa nhà kẻ gian một ngày một đêm. Từ đó về sau không còn bất kỳ ai dám hà hiếp hai mẹ con chúng ta nữa. Nhờ vậy mà chúng ta mới phòng thủ vững vàng đến ngày cha quay về.
Ấy vậy mà khi ông quay về, mẹ ta lại bắt đầu thở dài.
Thức khuya dậy sớm làm thợ chải tóc chưa từng khiến mẹ nhăn mày lấy một lần. Ngược lại, người chung chăn gối đã nhiều năm lại làm bà ngày càng trầm lặng ít lời.
...
Cuối cùng cha ta cũng chịu nói chuyện với ta.
Ông đi ngang qua ta, vung ống tay áo đầy phiền chán lên mắng: “Mẹ con mà sinh được một đứa con trai thì đâu cần đi đến bước đường này!”
Ta không nhịn nổi, bàn tay siết chặt lại.
Khi mẹ mang thai ta thì ông đi một lần tận mấy năm, vừa nhận thư nhà nói mẹ sinh con gái thì chưa từng quay về liếc mắt nhìn ta được lần nào. Chờ đến khi ông trở lại thì mẹ ta tuổi lớn, cơ thể bà cũng hư hao đi nhiều, không có khả năng sinh thêm con cho ông nữa.
Có lẽ cha ta đã bắt đầu mưu đồ mọi chuyện từ lúc lang trung khám ra mẹ ta không thể tiếp tục mang thai. Sớm muộn gì ông cũng sẽ tìm vợ lẽ, không chỉ một mà có khi tận hai, ba người, cho đến khi nào họ sinh được con trai mới chịu ngừng.
Tình huống tệ nhất chính là như bây giờ: Cha ta muốn đổi luôn cả vợ.
Cho nên mẹ ta nói đúng, ông ta muốn hại đời tam tiểu thư nhà họ Lưu.
Ta chịu đựng hai đầu gối tê cứng vì quỳ lâu, giãy giụa ngẩng đầu nhìn ông. Tuy đây là cha ruột của ta, nhưng ta luôn thấy ông vô cùng xa lạ. Từ lúc sinh ra hiểu được việc đời, rất nhiều năm ta không hề biết cha ta trông như thế nào.
Sau khi ông đỗ đạt, quang vinh quay về quê cũ nhưng ta chẳng thấy được nở mày nở mặt một chút nào. Dọn từ sân nhỏ đến tòa nhà lớn còn làm ta cảm giác bản thân đang ăn nhờ ở đậu.
Bởi vì chi phí ăn mặc của mẹ con ta không còn dựa vào đôi tay của chính chúng ta nữa, toàn bộ đều nhờ cậy vào tiền lương của cha mới duy trì được. Cho nên dù ông có muốn gì đi chăng nữa thì chúng ta đều không có quyền lựa chọn.
Còn bây giờ ta đã đến tuổi gả chồng. Mấy thiếu niên trong huyện chỉ cần có điều kiện tàm tạm thì ai mà không coi trọng gia thế, phụ huynh của đối tượng kết thân chứ? Ông hiểu rõ điều đó, vậy mà vẫn muốn đuổi mẹ ta đi.
Cho nên ông đâu chỉ bội bạc ân đỡ đần của mẹ, ông còn không màng đến tình nghĩa cha con với ta.
Ta nghĩ thông suốt, không hề tỏ ra ý muốn cầu xin sự thương hại. Cho dù ta có quỳ nát hai chân cũng không làm ông nhường bước được đâu.
Ta chỉ hỏi cha một câu: “Cha, cha khăng khăng muốn bỏ vợ, sau đó cưới tam tiểu thư nhà họ Lưu về nhà đúng không?”
Ông đánh vào đầu ta, dữ tợn nói: “Đừng có cãi lời nữa, ta đuổi con đi theo mẹ luôn bây giờ! Không làm nha hoàn cũng làm kỹ nữ, để xem con sống nổi không!”
À, không nha hoàn cũng làm kỹ nữ, để xem ta sống như thế nào.
Cha vốn đã bước vào nhà, làm như chưa hả giận nên lại bước ra, đạp một chân lên bắp đùi đã quỳ đến đau đớn của ta.
“Chờ đến khi Lưu tiểu thư vào cửa, con phải hầu hạ nàng cho tốt. Nếu con mà giống mẹ con, dám nói nửa lời mê sảng với nàng thì cha sẽ bán con đi ngay đấy”
Cửa phòng bị cha ta đóng “rầm” một tiếng thật mạnh.
Mẹ ta ra ngoài mua đồ ăn quay về, chắc là nghe được lời cuối cùng ông nói nên vừa khóc chạy ra đỡ ta, vừa hô vào trong nhà: “Chàng đuổi ta đi rồi còn chưa được sao? Tuệ Nhi là con ruột của chàng mà, chàng đừng làm chuyện hồ đồ hại con như thế!”
Không ngờ cha ta cách một cánh cửa nói ra một câu: “Chân trước ta vừa bước ra khỏi nhà thì nàng lập tức sinh con, ai mà biết được có phải con ruột ta hay không!”
“Chàng!” Mẹ ta tức giận đến mức ngất xỉu ngay tại chỗ.
Ta đỡ mẹ về phòng nằm, mắt thấy ngoài trời mưa như trút nước thì trong lòng nóng cháy bốc lửa, không kịp lấy dù đã lao đi tìm lang trung.
Đó là con đường tối tăm nhất mà ta từng đi qua, nước mưa dội sạch toàn bộ hy vọng của ta về một gia đình đầy đủ.
Ta gõ cửa hiệu thuốc, nhưng lang trung thấy ta không có xe ngựa chở ông đi nên nói là mưa to quá, hòm thuốc sẽ bị xối hư, không đi được.
Ta ngã xụi xuống đất, khóc lóc bám vào khung cửa hiệu thuốc không chịu buông, nước mắt nước mũi giàn giụa, một câu nói hoàn chỉnh cũng không thể thốt thành lời.
Trong lúc giằng co, một đợt sấm sét đánh xuống, bỗng dưng ta nghe được một giọng nói quen thuộc ở một nơi không xa: “Là Thanh Tuệ đấy sao?”
Ta run rẩy quay đầu, thấy con trai nhà Lâm huyện thừa đang ngồi trong xe ngựa nhìn qua chỗ ta thăm dò.
“Phải, là ta! Lâm tam lang đợi ta với!”
Ta vội vàng lôi kéo ống tay áo lang trung: “Có xe! Có xe rồi...”
Ta kéo cả người lầy lội chen vào trong xe ngựa, không dám nhìn cả gương mặt tuấn tú, nhã nhặn lẫn thân mình đầy khí thế của Lâm Hoài Tín.
Hắn hỏi ta: “Thanh Tuệ, nàng có ổn không?”
Ta cắn răng nuốt nước mắt vào trong, móng tay đâm vào da thịt bên dưới ống tay áo: “Ta không sao...”
Hắn nhìn thấu ta đang khốn cùng nên ra lệnh cho người đánh xe: “Chạy nhanh chút, trong nhà nàng có việc gấp.”
Đáng lẽ mấy ngày nay ta nên trang điểm xinh đẹp đàng hoàng để gặp hắn bàn chuyện mai mối.
Ý trời trêu ngươi khi chúng ta chỉ kém một bước nữa là thành, hắn lại nhìn thấy vẻ mặt ta nhếch nhác chẳng ra làm sao.
Cũng nhờ có cha, những tháng ngày khổ sở của ta chỉ vừa mới bắt đầu.
Đêm đó ta chăm sóc cho mẹ, Lâm Hoài Tín vẫn luôn theo cạnh giúp đỡ ta. Từ nhỏ đến lớn hắn luôn lương thiện như thế này, con người hắn vô cùng hiền hòa.
Bận đến nửa đêm, mẹ ta chỉ tỉnh lại được một lúc. Bà thấy Lâm Hoài Tín đứng sau lưng ta thì nháy mắt rơi lệ nhạt nhòa, tỏ ra áy náy với ta lắm.
Giọng nói bà khàn đi, mặt mũi thì nhăn nheo: “Tuệ Tuệ, mẹ liên lụy con rồi...”
Một câu ngắn ngủi làm hốc mắt khô khốc của ta lập tức ướt át.
Ta ngồi xổm trước giường, đôi tay ôm lấy đầu vai bà, nghẹn ngào lắc đầu nói: “Mẹ không được nói như vậy, không được...”
Có lẽ Lâm Hoài Tín nghe được vài lời đồn đãi, hắn cũng ngồi xổm xuống theo ta.
“Nguyên phu nhân, Thanh Tuệ, hai người không cần lo lắng đâu.” Hắn tháo túi thơm treo bên hông xuống cho mẹ ta xem, đó là đồ ta từng thêu tặng hắn.
Lâm Hoài Tín cười đầy dịu dàng: “Từ nhỏ ta đã yêu mến một người, nhất định không dễ dàng buông tay từ bỏ.”
Mẹ ta nghe vậy mới chịu nhắm mắt, không bao lâu sau thì ngủ thiếp đi.
Trước lúc bình minh trong đêm mưa mờ mịt, ta tiễn Lâm Hoài Tín rời khỏi phủ. Hắn đẩy dù lên đỉnh đầu ta, bản thân hắn thì bị mưa tạt ướt hết nửa người.
Hắn cười nói với ta: “Trận mưa này đúng lúc thật, mấy mẫu ruộng lúa mạch tốt nhất ở điền trang của ta được cứu rồi.”
Ta nghe hắn nói, suy nghĩ một lát rồi hỏi: “Điền trang của ngươi có cần tìm thêm hộ nhà nông nữa không?”
Lâm Hoài Tín nghe hiểu ý ta, khẽ nhíu mày nói: “Cha nàng nhẫn tâm vậy sao? Ngay cả con gái mình cũng muốn vứt bỏ?”
Tay ta khẽ siết chặt cán dù, liếc nhìn qua chỗ cha ta ở. Ông nhất định biết rõ mẹ ta hôn mê. Lúc mời lang trung ta làm ồn lớn tiếng như vậy, thế mà từ đầu đến cuối ông không hề hỏi thăm hay liếc nhìn mẹ ta lấy một lần. Bước chân ông còn không vượt qua nổi ngưỡng cửa phòng ngủ nữa mà.
Ta cắn mạnh môi dưới: “Cha có thể bỏ vợ chứ ta tuyệt đối ko thể bỏ mẹ. Chỉ cần ông đuổi mẹ ra khỏi nhà thì ta nhất định sẽ đi theo mẹ, nên bây giờ ta cần tìm đường để sống.”
Lâm Hoài Tín kề sát vào người ta, hơi thở ấm áp của hắn làm đêm mưa ướt lạnh thoáng chốc ấm hơn vài phần.
Ta luôn cảm thấy trong mắt hắn có hào quang. Từ ngày xưa đã thế, mỗi lần hắn chăm chú nhìn ta thì ta luôn cảm thấy sao trời đang xoay vần ở khắp nơi.
Dường như hắn đang do dự điều gì, mắt phượng xinh đẹp chớp động hồi lâu. Hắn thấy ta đứng nơi đầu gió chịu đựng cơn lạnh thì vội vàng đứng chắn một bên.
Hắn nghiêm túc nói: “Gả cho ta đi, Thanh Tuệ. Ta sẽ dẫn theo nàng và mẹ nàng, chúng ta sống cùng một viện, ta nhất định sẽ chăm sóc cho bà đến tận cuối đời.”
Ta ngẩng đầu nhìn hắn, khắp cõi lòng đều mềm mại đi trong khoảnh khắc ấy. Ta vốn muốn gả cho hắn, nhưng nhiều khi ý muốn này đối với ta chẳng khác gì ước vọng xa vời.
Từ khi còn bé, một ánh nhìn thoáng qua nơi cạnh cửa trường tư thục đã làm ta khắc ghi gương mặt tuấn tú này.
Khi đó ta tò mò lắm, từng hỏi phu tử là vì sao đám con trai kia có thể đọc sách còn ta thì không.
Phu tử lựa lời an ủi: “Con không có quà nhập học, tất nhiên không thể đọc sách.”
Ta không phục, về nhà trộm một miếng thịt khô, quay đầu chạy đi tìm phu tử xin được đi học.
Phu tử cầm thịt khô, không nhịn được mà bật cười.
Một thiếu gia nhỏ tuổi gào lên nói với ta: “Ngươi keo kiệt thật đấy! Hơn nữa trên đời này làm gì có đứa con gái nào đến học đường! Ngươi biết chữ cũng có làm được gì đâu? Giúp mẹ ngươi ghi chép đã chải đầu cho mấy người rồi hả?”
Phu tử ngăn hắn lại, nhưng cả học đường đã cười nghiêng cười ngửa một đám. Phu tử trả thịt khô lại cho ta, khó xử mời ta rời khỏi đó.
Ta gục đầu, thất tha thất thểu quay về giữa những tiếng cười vang vọng.
Lúc đó có một chuỗi tiếng bước chân đuổi theo ta. Hắn đứng sau lưng ta, không hề chạm vào ta mà ngoan ngoãn chắp tay thi lễ: “Cô nương xin dừng bước.”
Chúng ta khi ấy đều còn quá nhỏ, cho nên lời hắn nói nghe có vẻ giống như ông cụ non.
Ta nhút nhát, sợ sệt ngoái đầu nhìn lại. Thiếu niên thả lỏng mặt mày, lộ ra nụ cười hiền lành dễ mến: “Học trò là con trai thứ ba của nhà họ Lâm ở trong thành, tên gọi Lâm Hoài Tín.”
Sau này ta thích gọi hắn là “Lâm tam lang” cũng bởi vì câu chào hỏi đầu tiên này.
Khi đó hắn hỏi ta: “Nếu cô nương chịu tin, về sau muốn học viết chữ có thể đến học đường này, đợi lúc học trò tan trường sẽ dạy lại cho cô nương.”
Ta quan sát thật kỹ đôi mắt tựa sao trời trước mặt, sau đó gật đầu thật mạnh.
Lâm Hoài Tín tuyệt nhiên không hỏi ta tại sao muốn học viết chữ. Hắn cũng không hỏi ta học viết chữ xong cũng không có lợi ích gì, vậy thì học để làm gì?
Hắn chưa từng cảm thấy con gái học chữ nghĩa là vi phạm lệ thường, càng không thấy con gái nhà bình dân nghèo hèn như ta không đáng được học tập.
Ta nhanh nhẹn nhét khối thịt khô kia vào ngực hắn. Hắn lập tức cười rộ lên.
Lâm Hoài Tín rất tinh tế, tuổi còn trẻ đã có thể liếc mắt nhìn thấu nỗi lòng của người khác. Hắn biết ta không dễ gì mới có được khối thịt khô đó, cho nên hắn trả nó lại cho ta.
Hắn chọn một việc đơn giản hơn để ta làm quà nhập học: “Cô nương biết thêu túi tiền không? Hay là thắt dây đeo?”
Thiếu niên gãi đầu, làm như đang nghiêm túc suy nghĩ: “Mấy loại đồ vật nhỏ dễ làm ấy, cô nương biết cái gì thì cứ làm cho học trò. Học trò nhất định sẽ dốc hết lòng dạy cô nương viết chữ.”
Ta tặng hắn một cái túi thơm tự tay làm, hắn đeo nó trên người suốt mười mấy năm trời.
Vào một khắc quá khứ đó, Lâm Hoài Tín giống hệt tia nắng ban mai quét sạch mọi suy sụp vì bị nhục nhã ở trong ta.
Ta ngẩng đầu nói với hắn: “Nguyên Thanh Tuệ. Lâm tam lang gọi ta là Thanh Tuệ đi.”
Nghe vậy hắn mới ngạc nhiên mở to hai mắt: “Cô nương là con gái của thợ chải đầu ở phía Nam thành này à?”
Ta chậm chạp gật đầu. Trong huyện này, hễ nhắc ta mẹ thì đa số mọi người sẽ buông lời chế nhạo, không có ý tốt lành gì.
Không ngờ là Lâm Hoài Tín tỏ ra kinh ngạc thế thôi, chứ trong mắt hắn toàn là ý khen ngợi: “Nghe nói Nguyên phu nhân không kiêu ngạo không tự ti, là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khó trách cô nương lại muốn đến trường tư thục học tập.”
Biểu cảm hắn chân thành tha thiết quá, ngay cả áng mây che chắn mặt trời sau lưng hắn cũng trở thành khung cảnh khó quên, lưu lại trong đầu ta qua bao nhiêu năm tháng.
Lâm Hoài Tín tốt lắm, tốt đến độ mỗi lần gặp mặt ta đều thấy hy vọng của ta thật thấp hèn. Cho nên vào lúc này đây, khi hắn cầu hôn ta thì dù trái tim đã xao động cũng cảm thấy chua xót không thôi.
Một kẻ ăn nhờ ở đậu, đổi qua chỗ khác vẫn là ăn nhờ ở đậu, vậy thì mẹ và ta cũng chỉ như đâm đầu vào một ngõ cụt mới mà thôi.
Cha ta cũng thế mà, ngay từ đầu cũng là một thư sinh rạng rỡ như Lâm Hoài Tín. Ông cũng từng yêu thương và cưng chìu mẹ ta đấy thôi.
Thế nên ta vẫn mãi cúi đầu, lùi lại giữ khoảng cách thật lễ phép.
“Tam lang, đã khuya rồi, ngươi quay về đi.” Ta đưa dù cho hắn, nó vốn là dù của hắn.
Ta thấy mặt mày hắn tỏ vẻ lo lắng nên nhẹ nhàng cười: “Chờ trời tạnh ta sẽ đi tìm ngươi. Mấy ngày gần đây ta đọc sách thấy nhiều chỗ hiểu không thông, còn phải nhờ ngươi chỉ bảo thêm.”
Rốt cuộc hắn cũng yên tâm, ngồi lên xe ngựa rời đi trước ánh mắt chăm chú của ta.
Gió đêm thổi quét, rất nhanh ta đã không thấy hắn đâu nữa, chỉ nghe được tiếng vó ngựa lộc cộc, cùng với âm thanh bánh xe lăn qua vũng bước. Cho đến khi không nghe ra nổi một tiếng vang nào ta mới đánh mất nụ cười trên môi.
Chớp mắt, xung quanh ta lạnh đi nhanh chóng. Rõ ràng là đêm đầu hè, không hiểu sao lại rét đậm dữ dội.
Ta vừa mới xoay người, đột nhiên nhìn thấy một bóng người làm ta hoảng hồn nhảy dựng. Nhìn kỹ lại mới nhận ra đó là cha ta.
…………
(!) Huyện thừa: (Cửu Phẩm): lo việc văn thư sổ sách của huyện, giúp việc cho Tri huyện. - Xã trưởng: là người đứng đầu một xã, giúp quan cai quản việc sưu thuế của dân, giữ gìn an ninh trật tự, tuyển chọn binh lính đi lính hoặc tuyển chọn người đi thi cử
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương