Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 5: Di Họa Giang Đông



Đám lính gác trước lầu Ngũ Phượng, nhìn thấy Trịnh Cán đều trợn mắt há mồm, Vương tử đến đây làm gì, đâu có ththấy Đức Chính phi gọi đến, ngạc nhiên thì ngạc nhiên nhưng chúng vẫn vội vã quỳ xuống thỉnh an:

Chúng thuộc hạ kính lạy Nhị Vương tử

Trịnh Cán hắn hắng giọng chắp tay sau lưng rồi ừ một cái, từ giọng điệu cho đến cử chỉ đều toát ra vẻ chứng chạc khác xa so với số tuổi của hắn:

Đứng dậy đi. Đức chính phi có trong đó không.

Hắn liếc một tên thị vệ đứng gần nhất rồi hỏi, thấy vương tử hỏi đến tên này vội vàng nở nụ cười cầu tại rồi cúi người thật thấp :

Kính bẩm Nhị Vương tử Đức Bề trên vừa mới đến, dạ,, Đức chính phi cũng cùng ở bên trong

Cha hắn cũng đến đây ư, qua sách lịch ssử mà hắn đọc hắn đã thấy được sự sủng ái mà Trịnh Sâm dành cho Đặng Thị Huệ, hắn còn nhớ rất rõ, chỉ vì muốn làm cho người mẹ hiện giờ của hắn vui mà Trịnh Sâm đã cho may hàng vạn cái đèn lồng treo ở Long trì quả thật xa xỉ hết mức. Nhưng lúc này Trịnh Sâm tuy sủng ái Đặng Thị Huệ nhưng vẫn chưa đến mức bỏ bê việc nước, Vẫn còn biết cân nhắc lợi hại, Chưa yêu chiều Đặng Thị Huệ quá đáng

Hắn vẫy tay ra hiệu cho bọn lính gác tránh sang một bên rồi nghênh ngang đi vào, ngay sau lưng hắn là Tiểu Thuận Tử khom lưng chay theo. Đám còn lại thì phải đợi ở ngoài cửa.

Một tên lính gác hỏi:

Các ngươi có nhận thấy không, vương tử Cán quả thật là khí độ hơn người, tuổi mới có bao nhiêu mà đã trong ngoài chững chạc, đối đáp đắc thể,

Một tên ngươi hầu theo Trịnh Cán đến cũng lên tiếng:

Chúa ta sinh được một người con như vậy quả thật là điềm lành. Vương tử cán sau này tất thành đại nghiệp/

Cả đám thị vệ và đám hạ nhnhân đều gật đầu cho là phải tuy nhiên trong đám thị vệ lại có một tên vẻ mặt thoáng hiện sự không hài lòng. Hắn vội nói:

Triệu huynh, đệ đi nhà xí một lát. Tên đội trưởng thị vệ họ Triệu gật đầu

Đi nhanh lên đấy nhé, không biết Đức bề trên sẽ ra lúc nào đâu.

Được mà huynh yên tâm.

Chưa nói dứt lời tên thị vệ đã nhạy nhanh như một làn khói, vừa chạy vừa ôm bụng.

Vị đội trưởng họ Triệu kia cười ha hả:

Các ngươi xem, tetên khốn Trần Giá kia ăn phải thứ gì mà chạy còn hơn Tào Tháo đuổi.

Trong khi cả đám còn đang cười nhạo thì tên thị vệ Trần Giá kia đã nhanh chân chạy một mạch ra cửa Tuyên Vũ. Hắn chạy thẳng sang một quán trà ven đường nhanh chóng ghé vào ttai tên chủ quán nói nhỏ mấy câu rồi lại nhanh chóng chạy vào phủ chúa. Tên chủ quán này nghe xong liền nhanh chóng viết một phong thư rồi đưa cho một tên tiểu nhị căn dặn:

Nhanh, chạy đến phủ Hân quận công Nguyễn Đĩnh giao tận tay cho Vương tử Tông.

Tên tiểu nhị vừa đi, tên chủ quán đã thở dài,

Thế sự quả là khó lường, quân tâm đã có phần bị lệch về Trịnh Cán rồi sao

………….

Khuôn viên của Ngũ Phượng lầu rộng có đến mấy mẫu có vô số hoa viên, trồng đủ mọi thứ, trtrân cầm dị thú, thổ mộc quái thạch đều có cả, Trịnh Cán nhìn mà hoa hết cả mắt, không ngừng tự nhủ, vua chúa ngày xưa quả thật là xa hoa, ăn chơi đến bực này cho dù tỷ phú thời hiện đại cũng không làm nổi. hắn đi đến một con đường lát đá xanh vô cùng tinh xảo, phía trước hắn một tên thị vệ đang đi trước dẫn đường,hành lang dài có đến gần một trăm mét có điểm hậu mã quân túc trực, bao lơn lượn vòng kiểu cách tuyệt đẹp. dát bạc khảm trai hết sức trân quý, hắn đưa tay vỗ vỗ vào bao lơn rồi hỏi Tiểu Thuận Tử:

Này TiểuThuận Tử, ngươi đến đây bao giờ chưa.

Tên này dạ một tiếng rồi mới nói:

Năm xưa, nô tài làm việc ở nhà Thái Miếu phía sau nội cung này, chưa bao giờ được bước chân vào đây. Không ngờ trong này lại đẹp như vậy.

Thế nếu ngươi muốn đi từ Thái Miếu ra chính môn chả lẽ ngươi phải đi vòng.

ĐÚng thế thưa nhị vương tử, trong Chính phủ (1) đâu phải muốn đi chỗ nào cũng được. phải tuân theo chế độ

Trịnh Cán gật gật đầu, ‘ mẹ nó thật đúng là lắm loại quy tắc’.

Đi đến gần ttẩm điện thì hắn nghe thấy tiếng của mẹ hắn từ trong đó vọng ra:

Đức bề trên, thiếp thích chai nước hoa của bọn Tây dương này, mau mua cho thiếp đi.

Tiếng của Chúa Trịnh Sâm lại vang lên:

Nhưng Ái phi à, chỉ một chai nước con con, sao có thể đáng giá mười xe ngọc quý, nàng, nàng rõ ràng là bị chúng lừa.

Lại nghe giọng giận dỗi của Tuyên phi:

Đức bề trên mà không mua cho thiếp, thần thiếp sẽ nhịn không ăn,

Đang lúc Trịnh Sâm không biết làm thế nào thì một giọng nói non nớt từ ngoài vang lên:

Mẫu thân, sao người lại có thể vì một chai nước hoa mà làm cho phụ vương phải nhọc lòng.

Cả Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ đều nhìn ra cửa, kẻ vừa lên tiếng chính là Trịnh Cán, hắn cũng không ngờ, mình vừa mới đến ĐẠi Việt không bao lâu thì đã gặp một sự kiện được ghi trong sử sách. Đó chính là cha hắn vì muốn mẹ hắn đẹp lòng nên đã dùng mười xe ngọc quý chỉ đổi lấy một lọ nước hoa của đám người tây dương đến truyền đạo, ở thời hậu thế khi đọc đến đoạn này, hắn không tiếc lời thóa mạ Trịnh Sâm là phá của, còn Đặng Thị Huệ là đồ tham lam hư vinh, bà là một phần làm cơ nghiệp hơn hai trăm năm của họ Trịnh tan thành mây khói.

Cán nhi ra mắt Phụ Vương, Mẫu hậu

Trịnh Sâm cười ha hả, đến gần bế thốc hắn lên :

Nào nào Vương nhi, chỉ là một chút giẫn dỗi của mẫu thân con, đâu đến nỗi khiến cho ta phải nhọc lòng.

Rồi Trịnh Sâm lại nói:

Con ta tuổi mới bao lớn, mà đã có thể nghĩ được như vậy, tiền đồ sau này tất bất khả hạn lượng.

Đặng Thị Huệ ở bên cạnh thấy Trịnh Sâm khen con minh thì cũng thôi không làm mình làm mẩy nữa mà tiến đến bám vào tay Trịnh Sâm nũng nịu:

Đức bề trên thấy không, con do thiếp sinh ra mà lại không hề hướng về mẫu thân nó chút nào.

Quả thật nhìn qua cảnh này thật là một gia đình hạnh phúc, Trịnh Sâm đã lâu không vui vẻ như vậy, ông một tay dìu Đặng Thị Huệ, một tay ôm Trịnh Cán, ngồi xuống ghế vui vẻ nói:

Ái phi nói thật lạ, đây cũng là con của ta. Cái gì mà hướng về với không hướng về, nàng yên tâm. Món đồ kỳ lạ kia ta sẽ mua cho nàng,

Nghe vậy. Đặng Thị Huệ vui vẻ quỳ xuống lậy tạ:

Thần thiếp cảm tạ đức bề trên.

Lúc này Trịnh Sâm mới uống xong một chén Sâm thang do cung nữ mang vào. Ông mới quay ssang véo vào má Trịnh Cán rồi hỏi:

Nào nào Vương nhi, cho phụ thân biết, con đến đây là gì.

Hắn đang định trả lời là đến thăm mẫu thân, thì đột nhiên linh cơ máy động, liên làm ra vẻ một bộ dáng nghi ngờ sâu sắc sâu đó mới dùng cái giọng trẻ con của mình bảo với Trịnh Sâm:

Phụ vương, vừa rồi con có chỗ không hiểu định chạy đến hỏi mẫu thân, không ngờ phụ vương cũng ở đây cho nên..

Trịnh Sâm ngắt lời:

Không sao. Con có nghi vấn gì, hãy nói ta đệ phụ vương giải đđáp

Trịnh Cán biết cơ hội đầu tiên của mình đã đến, hắn giãy ra khỏi Trịnh Sâm rồi đứng đằng trước ông:

Khải tấuphụ vương cùng mẫu thân

Hắn lấy tay trỏ về hướng đông rồi nói tiếp

Vừa rồi nhi thần có cùng mấy vị a bảo đọc sách tại Dao Quang Các, vừa hay đến câu nói “ Quân muốn thần chết, thần không thể không chết”/

Hắn nói tới đây thì Trịnh Sâm gật đầu: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu’ (2) Đây chính là nền tảng của nho gia, cũng là nền tảng trị quốc mấy trăm năm truyền lại từ các triều đại trước, chẳng hay vương nhi có chỗ nào chưa rõ?

Trịnh cán lại nói:

-Thưa phụ vương, câu này nhi thần hiểu. Nhưng khi Các vị a bảo giảng thêm về tích Hán Cao Tổ tiêu diêdiệt Tề Vương Hàn Tín thì huynh trưởng…..

Hắn nói đến đây rồi cố tình không nói nữa, lại còn làm bộ nghiên đầu như thể đang cố gắng nhớ lại, đưa tay đấm châm như thể đã mỏi lắm. điệu bộ giống y như người lớn của hắn khiến Trịnh Sâm hết sức tức cười.

Trịnh Sâm vội nói:

-Người đâu, mau ban cho vương tử ngồi.

Tức thì một tên thái giam bê một chiếc ghế ra đặt trước mặt Trịnh Sâm, một tên thái giám khác đi đến, lạy Trịnh Cán một lạy rồi ôm lấy hắn đặt trên ghế.

Trịnh Sâm nghe nhắc đến Trịnh Tông là đã thấy không vui, bình thường ông đã cấm ngặt nếu không có chuyện quan trọng gì thì không được vào Chính phủ vậy mà nó còn dám đến, lại còn đến tận chỗ Cán nhi. Ông lại hỏi hắn;

-Con nói xem, Trịnh Tông nó đến làm gì

Huynh ấy đến đúng lúc một vị a bảo đang nói rằng Hàn Tín chính là trung thần lương đống số một, cho dù lúc đó biết rằng Lưu Bang sau này sẽ tru diệt công thần nhưng vẫn không chịu làm phản mà chấp nhận giao nộp binh quyền rồi bị giết. vừa nghe đến đó, huynh trưởng liền không đồng ý./

Đặng Thị Huệ ngồi bên cạnh thấy nhắc đến kẻ uy hiếp đến địa vị con bà thì cũng đang dỏng tai lắng nghe, nhưng nghe đến chỗ này thì bà cảm thấy có điều không ổn, một đứa trẻ dù có khôn trước tuổi nhưng sao lại có thể ăn nói kín kẽ, biết dừng đúng chỗ như thế,. Cứ như Trịnh Cán con bà đang dào hố cho mẹ con Trịnh Tông nhảy xuống vậy, bà lén nhìn con mình và chợt nhận ra Trịnh Cán đã khác xưa rất nhiều từ sau khi bị ngất, phải chăng thật sự đây là con thánh, một mặt bà vui khi con mình nhanh chóng trưởng thành, nhưng một mặt bà cũng thấy buồn, làm người hoàng tộc thật khó, còn nhỏ như vậy đã phải tranh đấu rồi, thật là khắc ngiệt. bà cảm thấy như vậy nhưng Trịnh Sâm vốn đã ghét đứa con cả của mình, nên khi Trịnh Cán nói đến ông chỉ cho là hắn nhớ đén thì kể mà thôi, không nhận ra ý đồ cố tính gợi chuchuyện của hắn, lúc này nghe thấy Trịnh Sâm hỏi. hắn im lặng một chút rồi mới dùng giọng bán tín bán nghi trả lời:

Phụ vương,. Lúc ấy vương huynh nói:

Hàn Tín chẳng qua chỉ là một tên ngu trung cái gì mà Quân muốn thần chết, thần không thể không chết Khổng tử nói : Vua lấy lễ mà đãi bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua. Mạnh Tử lại nói Vua xem bề tôi như tay chân, thì bề tôi xem vua như bụng như lòng. Vua xem bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi xem vua như người lạ trong nước. Vua xem bề tôi như đất như cỏ thì bề tôi xem vua như giặc như thù, Lưu Bang đã nảy lòng gian không hề hữu lễ , vậy mà Hàn Tín trong tay cầm binh nước Tề lại u mê không chịu tự lập. thật là ngu trung không còn gì để nói. Tự cổ chí kim có thịnh, có suy, Hang sâu, núi cả cũng có khi đổi dời. không biết chớp cơ hội, thật đáng trách

Trịnh Sâm nghe đến đây thì trán đã nổi lên gân xanh, cực kỳ tức giận. Thằng nghịch tử, cái gì mà nhân cơ hội tự lập, cái gì mà vua không lấy lễ đối đãi không cần phải thờ,

-Khốn kiếp

Lời này nếu đồn ra ngoài người ta sẽ nghĩ họ Trịnh hắn có âm mưu soán quyền đoạt vị. Năm xưa Thái Vương Trịnh Kiểm chính là có ý nghĩ thay nhà Lê khắc thùthừa đại thống Vua Lê Trung Tông mất mà không có người nối dõi, Thái Vương Trịnh Kiểm định soán ngôi nhà Lê, nhưng chưa dám quyết nên đã sai người tới hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không nói năng gì, mà dẫn sứ giả ra chùa thắp hương, rồi bảo: “Mấy năm nay mất mùa, nên tìm giống cũ mà gieo”. Rồi Trạng lại sai chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ và nói: “Giữ chùa thờ phật thì ăn oản”, ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn. Thái Vương nghe theo liền sai người đi tìm tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh cua Thái Tổ Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh của ông mượn tiếng nhà Lê nhưng thực chất nắm quyền điều hành chính sự, hai bên cùng tồn tại. từ việc này cho nên, các đời hoàng đế, tuy kính sợ uy quyền của Họ trịnh nhưng cũng đề phòng ngấm ngầm, mấy năm gần đây lại có ý tranh hoàng đoạt vị, Chính là lúc mà vua lê lập Thái Tử Duy Vĩ mà không thông qua cha Trịnh Sâm là TTrịnh Doanh, khó khăn lắm năm đó TRịnh Sâm mới khép được Duy VĨ vào tội chết, việc này khiến Hiển Tông và Trịnh Sâm bằng mặt mmà không bằng lòng. Nay nếu để mấy câu nói của Trịnh Tông truyền ra ngoài, e rằng trong kinh thành lại có đại loạn, Trịnh Sâm càng nghĩ càng thấy bực mình. Liền cầm lấy chén trà đập mạnh xuống đất:

-Thứ đồ nghịch tử. lại dám ăn nói càn rỡ.

-------------------

-(1): Chính phủ: danh xưng chính thức của phủ chúa trịnh thời Lê trung hưng, hay còn gọi là Soái phủ, hoặc nội phủ, không phải nghĩa chính phủ như hiện tại bao gồm lục phiên nắm hết quyền hành của Lục bộ bên triều đình nhà Lê

(2) Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu: một câu nói của tư tưởng nho giáo : Vua khiến bề tôi chết mà bề tôi không chết là bất trung; Cha khiến con chết mà con không chết là bất hiếu
Chương trước Chương tiếp
W88

SAO WIN

NEW88

Tele: @erictran21
Loading...