Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 59: Luận Công Ban Thưởng



Mong các bạn tiếp tục ủng hộ mình- Phạm Vũ Huy (KeoChuoi)

Luận công ban thưởng

Mấy viên đại thần đều ngước đầu nghiêm trang trở về vị trí, trong điện vọng lại tiếng chuông trầm đặc, một viên thái giám theo lệnh Trịnh Cán trong điện đi ra cao giọng tuyên đọc: “Giờ lành đã tới. thăng đại triều!”

Trên sân rồng hàng trăm quan viên lập tức dàn thành 2 đội. triều hội của thời này chia làm tiểu triều, trung triều và đại triều. Tiểu triều chù yếu là triều hội lâm thời có việc mới triệu tập, giống như cuộc họp bất thường ngày nay vậy. đây là do quan viên trên tam phẩm tham gia. thảo luận quân quốc đại sự.

Còn trung triều thường là chỉ triều hội mỗi sáng, quan chức trên ngũ phẩm cũng đều phải tham gia. Đây là triều hội thường xuyên

Còn Đại triều là hàng tháng có một buổi các cơ quan ngoại giao của các nước. kinh quan cừu phẩm trở lên., nhất loạt tham gia, cảnh tượng vô cùng long trọng. Viên thái giám tiến ra trước sân rồng, vung vẩy tịnh tiên trong tay rồi tuyên đọc

“Bá quan tiến điện!”

Đám quan lại chia làm hai hàng, lần này các quan lớn đều đã ở trong trước cả cho nên hàng bên trái do một vị quan văn hàm tam phẩm dẫn đầu bên phải do Định Quốc công Lê Duy Hiến dẫn đầu, xếp hàng theo phẩm cấp, , nối đuôi nhau đi về phía đại điện . Quần thần tiến vào điện, đều xếp hàng theo thử tự tam tinh lục bộ cửu khanh ngữ tự và tản quan. Trong đại điện xì xầm to nhỏ, nghị luận nội dung tảo triều hôm nay, tất nhiên ai cũng biết tỏng tảo triều hôm nay chỉ có một nghị đề. Đó chính là thăng thưởng cho đám người tham gia chiến dịch đánh Hải Vân quan, cái họ bàn luận ở đây chính là Vương thượng định ban thưởng thế nào.

Trịnh Cán ngồi nghiên người, một tay tì lên long ỷ, nhắm mắt dường thần, nhưng đuôi mắt chốc chốc lại nhìn về phía một viên hổ tướng đứng phía dưới. Viên hổ tướng này chính là Bình Nam đại tướng quân, Phụng Thiên hầu, Hữu đô đốc trung thắng phủ Nguyễn Hữu Chỉnh. Đồng thời Trịnh Cán âm thầm nhớ lại những gì đã được đọc về vị tướng này,. Nguyên bản trong lịch sử phe người con lớn của Trịnh Sâm là Trịnh Tông làm binh biến lật đổ Trịnh Cán, giết quận Huy Hoàng Đình Bảo. Nguyễn Hữu Chỉnh có người tâm phúc là Hoàng Viết Tuyển dũng cảm, có mưu lược, từng được Nguyễn Hữu Chỉnh tiến cử với quận Việp và được quận Việp cho coi trung đội của đạo Hậu kiên đóng ở trấn Sơn Nam. Sau khi đảo chính của Trịnh Tông và cái chết của Hoàng Đình Bảo, Hoàng Viết Tuyển vượt biển vào Nghệ An đem tin này báo cho Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh sợ liên lụy, bèn thuyết phục trấn thủ Nghệ An là Dao Trung hầu Vũ Tá Dao (em rể Hoàng Đình Bảo) chiếm giữ trấn Nghệ An, đặt quân đội riêng, liên kết với các tướng Thuận Hóa ly khai khỏi triều đình:

Vũ Tá Dao không nghe theo, muốn bỏ trấn mà đi cho an toàn, nhưng vẫn dùng dằng chưa biết đi đâu. Nguyễn Hữu Chỉnh bèn về nhà, cùng tướng tâm phúc là Hoàng Viết Tuyểndẫn gia quyến vào Nam theo Tây Sơn. Lúc này Tây Sơn đã diệt Nguyễn và Nguyễn Nhạc xưng làm Thiên vương, đặt niên hiệu Thái Đức. Triều đình Lê-Trịnh biết chuyện này nhưng cũng không hỏi tới. Nguyễn Nhạc đang muốn thôn tính Thuận Hóa, nên thấy Nguyễn Hữu Chỉnh thì rất mừng, đối đãi ông như thượng khách. Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Chỉnh thấy Nguyễn Nhạc chưa tin mình lắm, bèn tình nguyện gửi vợ con làm con tin, nương tựa vào Tây Sơn. Ông còn bày kế cho Nguyễn Nhạc chinh phạt Chiêm Thành, Xiêm La và Bồn Man. Trong các chiến dịch này, ông đều hăng hái dẫn quân đi tiên phong, xông xáo ở những trận địa nguy hiểm, lần lượt đánh bại các nước địch. Do đó Nguyễn Nhạc ngày càng tin tưởng ông hơn. Có thể nói rằng nhà Lê Trịnh sụp đổ cũng là do Nguyễn Hữu Chỉnh hiến kế.

Nhưng đó là lịch sử, giờ đây, Trịnh Cán hắn đã ngồi ở đây Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ có thể cúc cung tận tụy với hắn, không dám hai lòng, Trịnh Cán hắn đã vượt qua an toàn chính biến năm Canh Tý, trở thành người cầm quyền cao nhất của Đại Việt, uy quyền của hắn đã được xác lập. Trịnh Cán tin rằng dưới bàn tay hắn, Nguyễn Hữu Chỉnh nhất định sẽ trở thành một mũi nhọn, tiêu diệt Tây Sơn, thậm chí là nhà Nguyễn. dòng suy nghĩ của Trịnh Cán bị cắt ngang bởi tiếng hô của viên thái giám. Hắn liền ngồi thẳng dậy, đón chờ các quan làm lễ

Hôm nay là đại triều, Trịnh Cán cũng không mặc thường phục . hắn khoác lên người bộ áo bào màu tía, đầu đội vương miện, phía sau hắn cung nữ và thái giám cung kính đứng chầu

Bá quan trong điện quỳ xuống đồng loạt hô lớn

- Chúng thần tham kiến Vương thượng, vương thượng thiên tuế, thiên tuế, thiên thiên tuế.

Tiếng nói đồng loạt âm vang trong đại điện , Trịnh Cán gật đầu, giơ bàn tay non nớt lên vẫy nhẹ: “Chúng ái khanh bình thân!”

Ngay lập tức, viên thái giám bên cạnh hắn lại hô

“Vương thượng có chỉ. bá quan bình thân!”

“Tạ vương thượng!”

Bá quan lần lượt trở về đội ngữ chỗ đứng của mình, Trịnh Cán gật đầu với Tiểu Thuận Tử, nói :

- Bắt đầu đi

Tiểu Thuận Tử cúi người nói: .”Vâng”

Hắn phất tịnh tiên trong tay hô lớn:

- Vương thượng có chỉ, bá quan ai có chuyên sớm tấu, vô sự sẽ bắt đầu nghị đề.

Đám bá quan không ái nói gì, một lát sau, Lê Quý Đôn đi ra trước nói:

- Hồi bẩm Vương thượng, xin được bắt đầu nghị đề.

Trịnh Cán gật đầu, từ từ nói với chúng thần: “Nghị đề của hôm nay, chắc là các vị ái khanh đã biết rồi. quân bản bộ kinh thành, cùng với quân dân Thuận Hóa tấn công chiếm lĩnh Hải Vân Quan, uy trấn Đàng trong. chấn hung lại uy danh của Đại Việt ta với phiên bang. công trạng này quan trọng với xã tắc. Không thể không thưởng. Quả nhân chính thức quyết định, Thăng Hoàng Đình Thể làm Trấn thủ hai trấn Thuận Hóa, Quảng Nam, đồng thời gia phong làm Hồng lư tự khanh(1), ngự sử trung thừa(2), Nguyễn Hữu Chỉnh thăng từ Phụng thiên hầu thành Nhất đẳng Phụng thiên Công, Phiêu kỵ tướng quân, gia phong thái tử thái phó, quân dân tham chiến thưởng tiền hai trăm vạn lạng bạc, gạo một vạn năm ngàn thạch.”

Nói đến đây,Trịnh Cán dừng lại thở, Tiểu Thuận Tử cao giọng hô lớn: “Hoàng Đình Thể thăng làm Trấn thủ hai trấn Thuận Hóa, Quảng Nam, đồng thời gia phong Hồng lư tự khanh, ngự sử trung thừa, Nguyễn Hữu Chỉnh thăng từ Phụng thiên hầu thành Nhất đẳng Phụng thiên Công, Phiêu kỵ tướng quân, gia phong thái tử thái phó quân dân tham chiến thường hai trăm vạn lạng bạc, một vạn năm ngàn thạch lương.”

Trịnh Cán lại nói: “Quân Đại Việt có thể trải qua bao gian nan. giành được thắng lợi chiến dịch Hải Vân, đều xuất phát từ sự dũng cảm hăng hái giết giặc của tướng sĩ tam quân, Quả nhân đặc biết cho phép 18 viên tướng sĩ có công, vào điện!”

“Tuyên tướng sĩ có đại công vào điện!

Lệnh chỉ của Trịnh Cán truyền xuống dưới, chốc lát một hàng người tiến vào trong điện. Họ có người mặc quan phục, có người mặc áo lính đây chính là mười tám vị công thần trong trận chiến thành Hải Vân.

Nguyễn Hữu Du hiên ngang đi trước tiến vào Điện, sau đó là Bùi Mân. xếp thứ ba là Tiết Long Thành kế đến nữa là Bùi Thế Cơ. Trịnh Tự Thành, Đoàn Đại Bảo, Nguyễn Khiên, hai người đi sau cùng nhất là Hoàng Lộc và Tạ Yên.

nhìn thấy đám người bước vào ai cũng vai hùm lưng gấu, văn võ ba quan không ngớt lòi khen ngợi

“Đại Việt ta có những nhân vật như vậy, lo gì không lấy được thiên hạ!”

“Người ở trước nhất chính là con trai của Nguyễn tướng quân Nguyễn Hữu Du, người đứng sau lưng hắn, nghe nói là Bùi Mân, cháu họ xa của đại tướng Bùi Thế Đạt, đao pháp trên lưng ngựa không phải tầm thường” kẻ biết rõ nội tình liền giới thiệu.

Trịnh Cán ánh mắt sáng quắc, , nhìn lướt qua khuôn mặt của từng người họ. cuối cùng ánh mắt của hắn dừng lại trên người Nguyễn Hữu DU. Trong tay hắn có những hổ tướng này. Lo gì không lấy được thiên hạ. xuất chúng, quả thật xuất chúng. Hắn cuối đầu nhìn tờ biểu thỉnh công do Nguyễn Hữu Chỉnh dâng lên quân công của đám người này quả thật không có từ nào miêu ta được, họ xứng đáng được vinh danh còn hơn cả những gì mà họ mơ tưởng.

“Chúng thần tham kiến Vương thượng. chúc Vương thượng thiên tuế

Một hàng người thi hành quân lễ hô lớn

Trịnh Cán vẫy tay cười nói: “Các vị bình thân”

“Tạ Vương thượng!”

lúc này Thượng bảo tự mở thánh chỉ ra. cao giọng tuyên đọc: “Tướng sĩ tham gia chiến dịch đánh Hải Vân. dũng mãnh giết địch, có công với nước, phải luận công ban thưởng, nay Quả nhân thay mặt triều đình trên đại điện biểu dương mười tám người, lấy sự tích anh hùng của họ chiếu cáo thiên hạ. Năm Cảnh Hưng bốn mươi mốt, Bình nam đại tướng quân lĩnh binh…..

Thượng bảo tự khanh trong điện đọc đến cả gần nửa canh giờ. cuối cùng mới đến chỗ phong quan, luận công ban thưởng, Hắn nhìn thánh chỉ một lát rồi mới đọc:

Hiệu úy Hoàng Long, xả thân giết địch, đoạt Hải Vân quan lập công lớn, giết địch dẫn đầu. anh dũng hy sinh vì nước, Truy phong, Kim Ngô vệ trung lang tướng. trung vũ tướng quân, thưởng ba ngàn lượng bạc, gia quyến sẽ do triều đình chu cấp, con trai được tập ấm hiệu úy Cẩm y vệ, đặc ban Thư sắt bút son, lệnh bài miễn chết, chỉ cần không phải tội mưu phản, thì không phải chịu tội.

Nguyễn Hữu Du, quỳ xuống rưng rưng nước mắt khấu đầu:

- Thần thay mặt Hoàng tướng quân, Tạ ơn Vương thượng.

Bá quan trong điện xì xào một trận, Thư sắt bút son, lệnh bài miễn chết, đây tuyệt đối là một vinh dự lớn vô cùng. Không phải cứ có công là được thưởng.

Trịnh Cán gật đầu.

- Chỉ cần trung thành với Đại Việt, quả nhân sẽ không bạc đãi

ánh mắt hắn lại chuyển về phía Nguyễn Hữu Du. Tên này khá, sau này tất làm nên sự nghiệp

Thượng bảo tự khanh trong điện tiếp tục cao giọng nói: “Nguyễn Hữu Du. tiên phong mở đường. huyết chiến Thành Hải Vân, dũng cảm đoạt lấy Ủng thành, chém chết phó tướng quân địch. Lại có công tiêu diệt quân cứu viện của Tây Sơn, bảo đảm cho quân Đại Việt giữ đất Quảng Nam, công trạng to lớn. đặc phong Hưng Quốc vệ trung lang tướng. Trung vũ tướng quân, ban cho Tử kim ngư(3), cho phép cưỡi ngựa trong cấm thành, tùy ý xuất nhập cung cấm. thưởng bạc 3 ngàn lạng, lụa 300 khúc

- Mạt tướng Nguyễn Hữu Du, đa tạ Vương thượng phong thưởng.

Viên tuyên chỉ lại tiếp tục đọc

Bùi thế cơ có công………

……………….

18 tướng sỹ thụ phong ở Điện Cần Chánh, nhất thời kinh động cả Thăng Long. Trà quán tửu lâu khắp nơi đều bàn luận việc này, bàn luận công tích của họ, nhất là tên của Hoàng Long và Nguyễn Hữu Du loan truyền khắp cả thành. Họ một người anh dũng hy sinh, một người chiến công hiển hách, một vài kẻ nhanh trí, còn nhanh chóng soạn kịch, viết sách về họ

Quân sĩ khải hoàn trở về, mọi người đều có phong tặng, ngay cả Dân phu đi theo phục dịch, cũng có mấy kẻ có công được phong hiệu úy, một số kẻ áo gấm về làng, thực khiến cho thiên hạ lác cả mắt.

Nhưng hôm nay mọi người tụ tập lại, không phải để đi uống rượu, hay đi kỹ viện, mà đến nhà của Hoàng Long, bây giờ đã là nhà của Kim Ngô vệ Trung Lang tướng

Đứng trước linh sàng, Nguyễn Hữu Du nói

“huynh đệ, ly rượu này ta kính ngươi, nếu không có ngươi, ta và mọi người chắc hẳn đã chết ở Hải Vân, làm sao có được hôm nay.”

Mọi người cầm một ly rượu, kính về phía Bài vị của Hoàng Long, ai nấy đều kính ngưỡng từ tâm khảm, tử chiến, không phải là ai cũng làm được

Bên cạnh linh đường vợ của Hoàng Long ôm con quỳ lạy: “Tiên phu không may qua đời. lại được các vị tướng quân tưởng nhớ, dân phụ xin cảm tạ

Nguyễn Hữu Du vội đỡ nàng dậy rồi nói:

- Phu nhân xin bớt đau lòng, từ nay phu nhân chính là đại tẩu của Hứu Du này, kẻ nào dám thất lễ với phu nhân, ta sẽ không tha cho kẻ đó,

- chúng ta cũng vậy, không có Hoàng huynh đệ sao có chúng ta.

Nguyễn Hữu Du lại nói:

- Đại tẩu, vương thượng đã nói, sẽ xây dựng một tượng đài, chiến công ở kinh thành, bức tượng lớn nhất sẽ tạc Hoàng huynh đệ, để bách tính cả nước biết đến sự hy sinh của Hoàng huynh, đại tẩu không nên nghĩ nhiều, Vương thượng là người nhân nghĩa, ngài đã nói sẽ chu cấp cho Hoàng gia tát không nói chơi.

…………

(1)Hồng Lư tự khanh: là chức quan đừng đấu hồng lư tự một trong 6 tự trong quan chế Lục tự. Hồng lô tự là cơ quan phụ trách việc tiếp đón và thể thức lễ nghi với những sứ đoàn từ các triều hoặc nước khác đến. Hồng lô tự gồm có 2 thự (quan nha) là:

Điển khách thự - cơ quan phụ trách việc tiếp đón và lo cho các sứ đoàn đến từ các nước

Ti nghi thự - cơ quan phụ trách việc an táng dành cho các vị đại thần trong triều đình

(2)Ngự Sử trung thừa: là một chức quan trong Ngự sử đài theo quan chế thời Trần, đặt Ngự sử đài có các chức Thị ngự sử, Ngự sử trung thừa, Phó trung thừa, Giám sát ngư sử, Chủ bạ; sau đặt Đô ngự Sử, Phó đô ngự sử, Thiêm đô ngự sử cùng trưởng quan là Ngự sử đại phu. Đô ngư sử giữ phong hóa pháp độ, chức rất trọng. Thời Nguyễn chức quan đứng đầu Đô sát viện trật chánh nhị phẩm văn ban. Được phong Ngự sử trung thừa, đủ thấy Trịnh Cán rất coi trọng Hoàng Đình Thể, vì có hàm ngự sử về lý thuyết là có cơ hội nhập các bái tướng, trở thành quyền thần dưới một người trên vạn người.

(3)Tử kim ngư: là một loại lệnh bài kiểm tra khi ra vào cung điện,. ngư là một cái túi bên ngoài trang trí vàng bạc bên trong là ngư Phủ. đây là một loại vinh dự rất lớn
Chương trước Chương tiếp
W88

SAO WIN

NEW88

NEW88

Tele: @erictran21
Loading...